Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau Nghiên cứu phân biệt hoài sơn chế biến từ các loài dioscorea khác nhau
Trang 1BỘYTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC • • Dược • HÀ NỘI •
NGUYỄN DANH HIỆU
NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT "HOÀI SƠN" CHẾBtẾN
TỪ CÁC LOÀI DIOSCOREA KHÁC NHAU
Người hướng dẫn : DS Hồ Trung ChiênN-i—
Nơi thực hiện : Bộ môn dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : Từ 02/2007 - 05/2007
Ha IVỘi -0S/S007
m
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khoá luận này được thực hiện tại bộ môn Dược Liệu trường đại học Dược Hà Nội Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm
0fn thầy: H ồ T r u n g C h iế n đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ Em trong suốt quá
trình học tập và thực hiện khoá luận
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo và anh chị kỹ thuật viên bộ môn Dược Liệu Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Em hoàn thành khoá luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã khuyên khích, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Danh Hiệu
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT 3
ĐẶT VẨN Đ Ể 4
Phần 1 Tổng qu an 5
1.1 Đặc điểm về hình thái cơ bản của họ Củ Nâu (Dioscoreaceae) 5 1.2 Đặc điểm về hình thái của một số cây thuộc chi Dioscorea L 7
1.2.2 Cây Củ md 9
1 2 3 Cây Củ Cọc 10
1.2.4 Cây Củ mài thân sùi 11
1.2.5 Cây Củ Dại 12
Phần 2 Thực nghiệm và kết quả nghiên cứu 13
2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứ u 13
2.1.1 Nguyên liệ u 13
2.1.2 phương pháp nghiên cứ u 13
2.2 Thực nghiệm và kết quả 16
2.2.1 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và đặcđiểm vỉ học: 16
2.2.2 Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học 18
2.2.3 Nghiên cứu một số mẫu Hoài sơn trên thị trường 36
Phần 3 Kết luận và đề xu ất 37
1 Kết luận 37
2 Đề xuất 37
TÀI LIÊU THAM KHẢO 38
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỂ
Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đói và cận
nhiệt đới thuộc Đông và Đông Nam châu Á ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi
Dioscorea có hình thái thực vật tương đối giống nhau, nên dễ gây nhầm lẫn
Thân rễ một số loài sau khi chế biến thành vị thuốc có hình dáng, thể chất rất giống nhau, nên khó phân biệt
Dược điển Việt Nam n i qui định: củ mài (Rhizoma Dioscoreae
persimỉlis) là thân rễ đã chế biến khô của cây c ủ mài còn gọi là Hoài sơn (Rhizoma D persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae) Lâu nay,
trên thị trường người ta sử dụng các vị thuốc mang tên Hoài som chế biến từ
nhiều loại củ khác nhau thuộc chi Dioscorea L như c ủ mài, Củ cọc, Củ mỡ
.v.v tác dụng của những vị thuốc này so vái Hoài sơn chưa có tài liệu nào công bố một cách đầy đủ
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu phân biệt “Hoài sơn” chế biến từ các loài Dioscorea khác nhau, với mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm nghiệm vị thuốc Hoài sơn
Đề tài gồm các nội dung sau:
• Nghiên cứu hình thái thực vật các loài thuộc chi Dioscorea dùng
chế biến Hoài scfn trên thị trường
• Nghiên cứu thành phần hoá học trong các vị thuốc, Tìm ra đặc điểm để phân biệt các vị thuốc mang tên Hoài sơn trên thị trường
Trang 6PHẦN 1 TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm về hình thái cơ bản của họ củ Nâu (Dioscoreaceae)
Theo hệ thống phân loại Takhajan 1987, họ củ Nâu (Dioscoreaceae) thuộc bộ củ Nâu (Dioscoreales), Phân lớp Hành (Liliidae), Lớp Hành
{Liliopsidae), Ngành Ngọc Lan {Magnoliophyta)[\%\[2QĨ\
Các cây họ củ Nâu là cây có củ hay thân rễ, thuộc dạng thảo, mọc leo,
có khi mọc đứng hay toả ra Lá thưòfng mọc so le, hay mọc đối, thường đơn,
có hình dạng thay đổi, dạng tim hay có góc Cụm hoa thành chùm hay bông ở nách lá hoa nhỏ màu lục, trắng trắng hay vàng vàng, đều, đơn tính; hoa đực hình chuông, hình bánh xe hay hình ống; hoa cái có bao hoa tồn tại Quả nang, có 3 cạnh, 3 cánh; hạt có nhiều hay ít Một số loài tạo ra hành con [21]
Họ củ Nâu trên thế giới có 9 chi và trên 650 loài, phân bố ở vùng Nhiệt đới và
Á Nhiệt đói, nhiều chi sống ở vùng trung sinh, một vài chi trong họ như chi Stenomesis (2 loài) phân bố ở Đông Nam Châu Á [23]
ở nước ta, họ củ Nâu chỉ có 1 chi với 51 loài (Ploregenéralede 1- Indochine tập VI) Chi Dioscorea L gồm các loài cây phân bố rất rộng rãi ở nước ta, từ Bắc vào Nam, đa số là cây mọc dại trong rừng thứ sinh ẩm ướt, từ vùng đồi thấp đến vùng núi đá vôi Nhiều loài cho củ ăn được và làm thuốc nên được gây trồng rất phổ biến ở nông thôn Có loài củ lấy Tanin rất tốt hoặc dùng lấy chất Diosgenin để bán tổng hợp hormone Steroid [23] Củ Mài là cây quen th u ộ c, ngoài ra còn nhiều cây đã và đang được dùng rộng rãi trong nhân dân như:
+ D io sco rea cirrh o sa Lour (Cây Củ N âu).
+ D io sco rea ala ta L (Củ Cái, Khoai vác).
Trang 7+ D io sco rea to ko ro M akico ( Tỳ g iải).
+ D io sc o re a b u lb ife ra L.( Củ D ại, Củ Mỡ).
+ D io sco rea escu len ta Burk ( Củ từ).
+ D io sco rea kra tica P rain et Burk (khoai Mỡ).
+ D io sco rea p e n ta p h y lla L (Cây Sú vằn, Củ trâu, Từ năm lá) + D io sco rea b re v ip e tio la ta Prain et B urkill (khoai m ài)
+ D ioscorea glabra R ox B (K hoai rạng, Củ cọc).
+ D ioscorea c o lle ttỉi H ook F (N ần nghệ, Ty g iải).
+ D io sco rea h em sleyi P rain et Burk (Chiêm sơn dược).
+ D io sco rea p o ila n e i P rain et Burk ( Củ từ P oilane).
+ D io sco rea ch in g ii P rain et Burk (Sơn cát thự, Từ chinh) + D io sco rea d elto iea w all ex K unth ( c ủ nêm , Từ tam giác)
+ D ioscorea h ispida D ennest (D ioscorea trip h ylỉa
var re tic u la te P raỉn et B u rk )ị Củ nần,C ủ n ê )
+ D io sco rea zin g ib e re n sis C.H W rig h t ( Củ M ài g ừ n g ) [7]
Trên thực tế có m ột số loài thuộc chi D ioscorea L
được dùng thay củ M ài làm H oài sơn như:
+ D io sco rea a la ta L.
+ D io sco rea glabra R oxb.
+ D io sco rea h em sleyỉ P rain et Burk.
+ D io sco rea b u lb ifera L [7]
Có một số loài khác cho củ ăn được như củ Mài song không chế biến thành Hoài sơn nhưng về hình thái dễ nhầm lẫn:
+ D io sco rea p y rifo lia K unth
+ D io sco rea d ecip ien s H ook.
+ D io sco rea in tem p etiva var ch e v a lierỉi Prain et B urkill.
+ D io sco rea in tem p etiva Prain et B urkill.
Trang 8+ D io sco rea h a m ilto n i H ook.
+ D io sco rea b re v ip e tio la ta Prain et B urkill.
+ D io sco rea kra tica Prain et B urkill [7].
Trong phần tổng quan chúng tôi chỉ trìn h bày đặc điểm về hình
thái của một số cây thuộc chi Dioscorea L mà theo chúng tôi đó là những
dược liệu thường chế biến thành vị thuốc “Hoài sơn” trên thị trường hiện nay
1.2 Đặc điểm về hình thái của một sô cây thuộc chi Dioscorea L.
1.2.1 Cây Củ mài
Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk, thuộc
họ Củ nâu (Dioscoreaceae) Thân rễ cây Củ mài cạo vỏ, sơ bộ chế biến rồi sấy
khô ta được vị thuốc Hoài sơn hay còn gọi là Sơn dược.[5],[6],[7],[19] Cây
Củ mài có đặc điểm hình thái là dây leo, có 1- 2 rễ củ mập hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài 30 - 50 cm có thể đến 1 m, ăn sâu xuống đất [7], vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng [21] Thân
nhẵn, hơi có cạnh, đôi khi có màu đỏ, thường mang những củ ngắn, nhỏ ở kẽ
lá gọi là dái mài ( thiên hoài) Lá mọc so le hay moc đối, hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8 - 1 0 cm, rộng 6 - 8 cm, gân lá 5 - 7, toả ra từ gốc, cuống lá dài 1,5 - 3,5 cm Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc; bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau; nhị 6; cụm hoa đực dài 40 cm, cum hoa cái cong, dài 20 cm Quả nang có 3 cánh; khi quả khô, cây không còn lá; hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn [24],[7],[9] Cây Củ mài ra hoa vào tháng 6 - 7 ; mùa quả: tháng 8 - 10 [7].Cây Củ mài Phân bố ở Trung Quốc , Việt Nam, Lào, Campuchia ở nước ta gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc vào tới Thừa Thiên - Huế [18] Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Ninh Hiện nay, nhiều nơi bắt đầu trồng củ Mài để chế biến Hoài Sơn [9]
Trang 9Thân rễ cây Củ mài ( Rhizoma Dioscoreae persỉmilis) sau khi thu hái,
rửa sạch, cạo sạch vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong khoảng 2 ngày 2 đêm hoặc đến khi thật mềm, lấy ra phơi, sấy khô ta được vị thuốc Hoài sơn [9]
- Đặc điểm bột Hoài sơn là màu trắng, mịn, vị hơi chua, Soi bột trên kính hiển vi thấy có nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình thận, rốn hạt dài,
có vân đồng tâm Kích thước dài trung bình 0,03 mm đến 0,06 mm rộng 0,02
mn đến 0,04 mm Tinh thể calci oxalat hình kim Mảnh mô mềm gồm các tế
bào thành mỏng, chứa tinh bột Mảnh mạch mạng [1],[17],[16] (Ảnh 1)
- Vị thuốc Hoài sơn đã được Dược điển Việt Nam III tiêu chuẩn hoá bằng phương pháp định tính
* Dưới ánh sáng tử ngoại bột dược liệu phát quang màu trắng
* Phương pháp sắc ký lófp mỏng
+ Bản mỏng Silicagen G
+ Dung môi khai triển: Cloroform - Methanol ( 9 : 1 )
+ Dung dịch thử: Lấy 5 gam bột dược liệu thêm 5 ml hỗn hợp
Cloroform - Methanol ( 4 : 1 ) đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu khoảng 10
phút, Lọc, cô còn khoảng 1 ml
+ Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 15 Microlit - 30 Microlit dung
dịch thử, sau khi triển khai sắc ký, phun dung dịch Vanilin 1% trong hỗn hợp
Acid Photphoric đậm đặc xuất hiện các vết màu tím Rf khoảng 0,84; 0,56;
0,38; 0,20; 0,13; 0,08; 0,04 [5],[6],
- Thành phần hoá học vị thuốc Hoài sơn chủ yếu chứa tinh bột Ngoài
ra, Củ mài còn có mucin là loại protein nhớt, allantonin, các acid amin
arginin, cholin và men maltase, saponin nhân sterol.[7], Diosgenin, ß-
sitosterol và dioscin.[19] v ề tỷ lệ các chất trong c ủ mài Theo tài liệu “ Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Củ mài chứa 63,25% tinh bột,
0,45% chất béo, 6,75% chất đạm, Theo tài liệu Trung quốc, Hoài sơn có chất
bột 16%, chất nhầy, cholin, 16 acid amin, các men oxy hoá, vitaminC, trong
Trang 10chất nhầy có acid phytic Trong củ, chứa nhiều nguyên tố vi lượng mà số
lượng tuỳ theo địa điểm mọc khác nhau Ngoài ra, còn có d - abscicin và
dopamin [7],[9]
- Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát [9] Trong y học cổ
truyền hoài sơn được coi là vị thuốc bổ, chữa tỳ, vị hư nhược, ăn uống kém
tiêu, chóng mặt hoa mắt, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi,
phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh, di niệu, bạch đới, ra mồ hôi trộm
Hoài sơn phối hợp với Ý dĩ chữa trẻ em cam sài, gầy yếu, bụng ỏng đít beo
kém ăn nôn trớ [6][7] Giải độc, trị bệnh sưng vú đau đófn; có thể dùng củ Mài
tươi giã nát đắp lên chỗ sưng đau [3] Hoài sơn được dùng dưới dạng thuốc
bột hoặc dạng thuốc sắc với liều uống từ 10 gam - 20 gam Thường phối hợp
vói các vị thuốc khác.[6][7] [9]
Trung Quốc, Nhật Bản, Sơn dược tức Hoài sơn được chế biến từ
D oposita Thunb và vị Dã sơn dược chế biến từ D japónica Thunb
cũng được dùng như Sơn dược [1],[9]
1.2.2 Cây Củ mỡ.
Cây Củ mỡ có một số tên khác như: Khoai vạc, Củ cái, Củ cẩm, Củ đỏ,
Củ tía, Khoai tía, ỈQioai ngà, Khoai long, Khoai mỡ, Khoai trút, Khoai ngọt
Củ mỡ có tên khoa học là Dioscorea alataL thuộc họ Củ Nâu
(Dioscoreaceae) [19],[21],[23],[24].
Cây Củ mỡ có đặc điểm hình thái là thân thảo leo dài, củ to, thường
đơn độc, có khi xếp 2 - 4 củ tuỳ thứ, hình dạng củ rất thay đổi, hoặc hình
tròn, hoặc hình trụ, dạng con thoi, gần hình cầu nguyên hay xẻ ngón, mọc sâu
hay lộ thiên, có vỏ tím hay nâu xám, có lông; ruột màu trắng, màu ngà, hay
có khi màu tía; chất bột hơi dính Thân nhẵn, có hình bốn cạnh, có cánh ở các
cạnh Lá đơn, hình tim to, mọc đối, nhẵn, dài tới 15 cm, rộng 14 cm, có 5
Trang 11gân; phiến lá mềm, nguyên Hoa mọc khác gốc, thành bông, trục khúc khuỷu; cụm hoa cái thõng xuống Hoa đực có 6 mảnh bao hoa, nhị 6 Quả nang có 3 cánh; hạt có cánh màu nâu đỏ Cây đôi khi có củ đeo như dái [19],[21] Cây
Củ mỡ có nhiều ở các nước Đông Nam Á; ở nước ta cây Củ mỡ đã được trồng khắp các vùng nông thôn để lấy củ.[19] Thân rễ Cầy Củ mỡ ( Rhizoma
Dioscorea alata) sau khi thu hái cũng được chế biến tương tự như Củ mài ta
được vị thuốc dùng thay vị thuốc Hoài sơn Bột Củ mỡ có đặc điểm, màu trắng, mịn, vị nhạt, soi trên kính hiển vi thấy: tinh bột đa số hình trứng, một số ít hình chuông, dài 0.044 mm - 0,053 mm, rộng 0,03 - 0,044 mm, có vân đồng tâm, rốn là một chấm, Bó tinh thể calcioxalat hình kim, Mảnh mạch điểm[17],[16], (Ảnh2)
Củ mỡ tươi có vị chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ Tỳ, Thận Ngưòi ta dùng để ăn như khoai vừa lành vừa bổ dưỡng,
nhất là đối vói nguời bị bệnh lao hoặc các bệnh về phổi, ở ấh Độ được dùng
trị bệnh phong, trĩ, và lậu [9]
1.2.3 Cây Củ Cọc.
Cây củ Cọc có một số tên khác như: Khoai rạng, Củ chuỳ, Củ rạng Cây
Củ cọc có tên khoa học là Dioscorea glabra Roxb, thuộc họ Củ Nâu
{Dioscoreaceae).[\9}\23] Cây củ Cọc có một hay nhiều củ, hình chuỳ, ăn
sâu vào trong đất trên những cuống dài tới 50 cm, màu xanh nâu, có thịt củ màu trắng Thân nhẵn, tròn, có gai ở gốc Lá mỏng, nhẵn, mọc đối, các lá ở phía dưới hình tim, các lá ở cụm hoa hình bầu dục, trái xoan, nhọn mũi, dài tới 20 cm, rộng tới 12 cm Cụm hoa đực không có lá, dài đến 70 cm Bao hoa
6, hình bầu dục, nhị 6 Cụm hoa cái là bông cong, dài tới 40 cm Cum quả nang hướng về phía trước, có cuống thẳng, có cánh Hạt cũng có cánh.[19],[21] Cây củ Cọc phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan
Trang 12và các nước Đông Dưcmg ở nước ta cây mọc tại các vùng rừng núi ở cả hai
miền Nam Bắc [19],[21]
Thân rễ Cây Củ cọc ( Rhizoma Dioscorea glabra Roxb) sau khi thu hái
cũng được chế biến tương tự như củ Mài ta được vị thuốc dùng thay vị thuốc Hoài som Bột Củ cọc màu trắng, mịn, vị nhạt Soi trên kính hiển vi thấy: tinh bột đa số hình trứng, một số ít hình chuông, dài 0.041 mm - 0,052 mm, rộng0,03 - 0,041 mm, có vân đồng tâm, rốn là một chấm., Bó tinh thể calcioxalat hình kim, Mảnh mạch điểm [12].[16].(Ảnh 3)
Trong củ Cọc thành phẩn chính là tinh bột Ngoài ra, củ Cọc còn chứa diosrenin, ị3- sitosterol và dioscin.[19] Cây Củ cọc được trồng làm thuốc thay
Củ mài, nhưng không làm tá dược trong bào chế thuốc viên được vì chất bột không dính Củ cọc cũng được dùng làm thuốc chữa ăn uống kém, gầy gò, hay đái đục, đái tháo và di mộng tinh [19],[24]
1.2.4 Cây Củ mài thân sùi
Cây Củ mài thân sùi có tên khoa học là Dioscorea brevipetiolata Prain
et Burk, thuộc họ Củ Nâu {Dioscoreaceae){2?)]{2A\[Vl\
Cây Củ mài thân sùi có củ thường đơn độc, ăn sâu vào trong đất, thịt củ màu trắng Thân nhẵn, có nhiều nốt mụn sùi, có khi hơi có khía, quấn vòng sang bên phải Lá đơn, hình trứng có mũi nhọn, mọc đối ở ngọn, nhẵn, dài khoảng 12 cm, rộng khoảng 4 cm; gân 5 Hoa mọc thành nhóm bông, không
có lá; trục bông khúc khuỷu Bao hoa có bản vòng trong bé hơn bản vòng ngoài nhiều và dày hơn, nhị 6 Hoa cái xếp thành bong cong hình cung, rủ xuống, đơn độc hay nhóm từng đôi một Quả nang có cuống hơi cong, cánh quả cong lên phía trên, hạt có cánh xung quanh [12] [23] Cây Củ mài thân sùi phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan ở nước ta cây gặp ở các rừng Trung bộ và Nam bộ Cây mọc ở tầng thấp trong rừng, leo lên các cây bụi Củ ăn được như củ Mài [9],[12]
Trang 13cm mọc so le, nhẵn, hình tim, có mũi nhọn, ở kẽ lá có những củ con hình tròn,
vị đắng như củ dưới đất Hoa mọc thành bông thõng xuống Bao hoa 6 Nhị 6, chỉ nhị đứng Hoa cái nhìn xuống hoa đực Cây ra hoa vào mùa hạ - thu Quả
nang mọc thõng xuống, có cánh.[12],[9] Cây Củ dại phân bố ở Ẩ i Độ,
Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Đông Dương đến Ôxtrâylia sang đến châu Phi ở nước ta cây gặp khá phổ biến ở cả hai miền Nam và miền Bắc Cây mọc ở vùng rừng núi và cũng thường được trồng làm cảnh [23][12]
Củ dại (Rhizoma Dioscorea bulbifera Linn ) dùng làm thuốc trị bướu
giáp, lao hạch bạch huyết, loét dạ dày và ruột nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung, ở lách lá có nhiều truyền thể tròn, to dùng luộc
ăn như khoai tây và dùng làm thuốc chữa ho gà, mài uống để giải độc thuốc ( chú ý trước khi luộc ăn cần rửa nhiều lần và phải luộc kỹ để loại chất độc, ăn nhiều có thể bị say)[21],[23]
Trang 14PHẦN 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
4 M ột số m ẫu H oài sơn trên th ị trường
2.12 phương pháp nghiên cứu
Quan sát đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi học các mẫu cây, mẫu dược liệu thu được từ đó xác định tên khoa học vị thuốc
Nghiên cứu thành phần hoá học của từng vỊ thuốc, tìm ra sự khác biệt các vỊ thuốc mang tên “ Hoài Sơn”
Với mỗi dược liệu tiến hành theo các bước sau:
2.1.2.1 Thu mẫu và bảo quản:
* Mẫu dược liệu tươi thu hái về rửa sạch, cạo sạch vỏ, xông diêm sinh đến khi mềm, phơi sấy khô, cho vào túi PE đóng kín, để nơi khô ráo
* Mẫu dược liệu khô, cho vào túi PE đóng kín, để nơi khô ráo
2.1.22 Quan sát các đặc điểm hình thái:
* Quan sát cây trước khi đào củ các đặc điểm như: Thân, lá (do các dược liệu trồng một năm đã thu hoạch nên không có hoa rất khó khăn cho việc xác định tên khoa học)
Trang 15* Quan sát dược liệu trước khi chế biến sơ bộ về hình dạng, kích thước, trọng lượng, màu sắc
* Quan sát dược liệu khô bằng mắt thường về hình dạng, kích thước, màu sắc và thể chất
2.12.3 Nghiên cứu đặc điểm vi học bột dược liệu.
Dược liệu được tán thành bột mịn, soi trên kính hiển vi tìm những đặc điểm đặc trưng của từng dược liệu
2.1.2.4 Nghiên cứu thành phần hoá học
*Mục đích: Nghiên cứu thành phần hoá học có trong một số vị thuốc
mang tên Hoài sơn, tạo dữ liệu làm cơ sở cho quá trình kiểm nghiệm, tìm ra sự khác biệt của các vị thuốc này
* Tiến hành
- Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong từng dược liệu được thực
hiện theo các tài liệu [1],[2]
- Sử dụng Sắc ký lớp mỏng kết hợp với các phần mềm chuyên dụng, tìm những điểm khác biệt giữa các sắc đồ của dịch chiết dược liệu ở các bước sóng khác nhau
Các bước tiến hành :
• Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Cân khoảng 5g dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml, thêm 50 ml Methanol Đun cách thủy 10 phút, lọc nóng Dịch lọc đem cô cách thủy thu được khoảng 1 ml dịch chiết đậm đặc để chấm sắc ký
• Bán mỏng: Silicagel Gp254 (Merck) tráng sẵn đã hoạt hóa ở 110°c/lh
để bảo quản trong bình hút ẩm
• Hệ dung môi khai triển:
Tiến hành thăm dò trên các hệ dung môi
Hệ I: Ethylacetat: Acidíormic: H2O ( 4 : 1 : 1 )
Trang 16Hệ II; Ethyl acetat: Chloroform: Acidformic (3:3:1)
Hệ III: Toluen: Ethylacetat: Acidformic ( 5: 6 : 1,5)
Hệ IV: Toluen: Ethylacetat: Acidformic ( 5: 4 : 1)
Hệ V: Toluen: Ethylacetat: Acidformic: nước ( 6: 5: 1,5 : 1)
Hệ VI: Toluen; Ethylacetat: Acidformic (5: 6: 1)
Hệ VII; Chloroform: Methanol (8,5:1,5)
Hệ VIII: Chloroform: Methanol (9:1)Quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy Hệ V cho sắc ký tách tốt, chỉ số
Rf các vết trên sắc ký đồ ổn định và áp dụng được cho cả ba loại Dược liệu
• Thuốc thử hiện màu: Vanilin bão hoà trong cồn/ Acid Sulphuric đậm đặc
• Chấm sắc ký : Sử dụng máy chấm sắc ký CAMAG-Linomat 5.0 với phần mềm điều khiển WINCATS Cụ thể :
Kẹp bản mỏng vào đúng vị trí trên máy chấm Linomat 5.0
Lấy vào xilanh chuẩn một thể tích mẫu chấm thích hợp và đặt lên máy.Điều khiển quá trình chấm bằng máy vi tính : Dữ liệu cho mỗi lần chấm được khai báo và lưu trong một file Đánh dấu các lựa chọn và nhập các thông số cần thiết: sử dụng dạng vết dài 0 6 cm, 18 vết trong một lần chấm, dùng không khí nén thổi khô vết chấm, thể tích mẫu chấm cho 1 vết là 6
microlit (có thể điều khiển các thể tích khác nhau của các vết trong một lần chấm để khảo sát) Sau khi nhập dữ liệu, quá trình chấm vết được tự động tiến hành, xylanh di chuyển đều theo chiều ngang vết để phun mẫu, đồng thòd có
sự thổi khí nén làm khô vết chấm
• Pha hệ dung môi khai triển :
Chọn hệ V: Toluen: Ethylacetat: a formic: nước( 6 :5 :1 ,5 :1) Lấy chính xác các dung môi trên theo tỷ lệ (1 2 :1 0 : 3: 2) cho vào bình gạn, lắc kỹ
5 phút, để yên 1 0 phút, gạn bỏ phần dịch dưới, cho vào bình chạy sắc ký kích thước dài 12cm, rộng 3 cm, cao 12 cm Bão hoà trong 30 phút
Trang 17• Triển khai sắc ký:
Quá trình triển khai được tiến hành trong bình sắc ký tiêu chuẩn, đặt trên mặt phẳng, tránh chấn động, dung môi bão hoà tốt Đặt bản sắc ký vào bình đúng kỹ thuật, trong quá trình chạy, dung môi phải lên đều (vết dung môi phẳng) Sau khi triển khai, bản mỏng được lấy ra khỏi bình, sấy nhẹ cho bay hơi hết dung môi
• Quan sát và chụp ảnh: Quan sát và chụp ảnh trong buồng quan sát của
hệ thống CAMAG Reprosta 3 vói sự hỗ trợ của phần mềm WINCATS ở Uv
254 nm, 366 nm và ở ánh sáng trắng sau khi phun thuốc thử hiện màu.
• Xử lý kết quả: Sử dụng phần mềm Videoscan ta được đồ thị và bảng kết
quảR í
2.2 Thực nghiệm và kết quả.
2.2.1 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và đặcdỉểm vỉ học:
• Nhóm Cây mẫu số 1 : Cây có đặc điểm hình thái là dây leo, Thân nhẩn,
hơi có cạnh, trên thân có mang những củ nhỏ ở kẽ lá Lá mọc so le, hình tim
dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 9 - 11 cm, rộmg 7 -9 cm, gân lá 5, toả ra từ gốc,
cuống lá dài khoảng 2,5 cm Sau khi đào lấy củ ( thân rễ) chúng tôi thấy mỗi cây có 1 củ mập hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu dài khoảng 40 cm, vỏ
củ màu xám, bẻ ra thấy nhớt, thịt củ màu trắng
- Thân rễ nhóm cây mẫu số 1 được chế biến, tán thành bột mịn, quan sát thấy bột dược liệu màu trắng hơi ngà, mịn, vị hơi chua, soi dưới vật kính
40 thấy những đặc điểm sau; Có nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình thận,
rốn hạt dài, có vân đồng tâm Kích thước dài trung bình 0,04 mm đến 0,06
mn rộng 0,02 mm đến 0,04 mm Tinh thể calci oxalat hình kim Mảnh mô
mềm gồm các tế bào thành mỏng, chứa tinh bột Mảnh mạch mạng
Nhận xét: Kết quả cho thấy, đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của
mẫu nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của cây Củ mài (Dioscorea persimilis
Prain et Burk)
Trang 18* Nhóm Cây mẫu số 2: Cây có đặc điểm h ìn h thái là dây leo, Thân nhẵn,
có hình bốn cạnh,có cánh ở các cạnh Lá đơn, hình tim to, mọc đối, nhẵn, dài tới 16 cm, rộng 14 cm, có 5 gân; phiến lá mềm, nguyên.Sau khi đào củ ta thấy, củ to, đơn độc, hình tròn, hoặc hình trụ, có vỏ tím, có lông, bẻ củ ra thấy ruột màu trắng, có khi màu tía
- Thân rễ nhóm củ mẫu số 2 được chế biến, tán thành bột mịn, quan sát thấy bột dược liệu ta thấy bột màu trắng, mịn, vị nhạt Soi trên kính hiển vi dưới vậy kính 40 thấy: tinh bột đa số hình trứng, một số ít hình chuông, dài 0.040 mm - 0,050 mm, rộng 0,030 - 0,040 mm, có vân đồng tâm, rốn là một chấm., Bó tinh thể calcioxalat hình kim, Mảnh mạch điểm
Nhận xét: Kết quả cho thấy, đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của
mẫu nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của cây Củ mỡ (Dioscorea alata L).
* Nhóm Cây mẫu số 3; Cây có đặc điểm hình thái là dây leo, Thân nhẩn, tròn, có gai ở gốc Lá mọc đối, hình tim, gân 5 mọc từ gốc, lá có cuống dài khoảng 3 cm, phiến lá nhẵn, mỏng, dài khoảng 20 cm.Sau khi đào lấy củ quan sát thấy mỗi cây có một củ, hình chuỳ dài khoảng 60 cm, vỏ củ màu xám, bẻ ra thấy có nhiều nhớt, thịt củ màu trắng
- Thân rễ nhóm củ mẫu số 3 được chế biến, tán thành bột mịn, quan sát thấy bột dược liệu ta thấy bột màu trắng, mịn, vị nhạt Soi trên kính hiển vi dưới vậy kính 40 thấy: tinh bột đa số hình trứng, một số ít hình chuông, dài0.040 mm - 0,050 mm, rộng 0,030 - 0,040 mm, có vân đồng tâm, rốn là một chấm., Bó tinh thể calcioxalat hình kim, Mảnh mạch điểm
Nhận xét: Kết quả cho thấy, đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của
mẫu nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của cây Củ cọc (Dioscorea glabra Roxb).
Kết luận:
- Căn cứ vào đặc điểm hình thái thực vật chúng ta có thể dễ dàng phân
biệt Củ mài với Củ cọc và Củ mỡ Trên thực tế, các dược liệu được trồng và thu hái trong 1 năm, cây không thể có hoa, quả được nên khó xác định lên khoa học
Trang 19- Căn cứ vào đặc điểm vi học chúng ta có thể phân biệt Củ mài vói Củ cọc và Củ mỡ nhưng độ chính xác chưa cao.
- Chúng tôi nghiên cứu thành phần hoá học của dược liệu để đưa thêm
dữ liệu phân biệt các dược liệu này
2.2.2 Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học.
2.22.1 định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu.
Định tính Alcaloid.
Tiến hành vói tất cả các bột Củ mài, Củ cọc, củ mỡ Mỗi loại bột dược liệu cân khoảng 3g cho vào bình nón dung tích 100 ml, thấm ẩm bằng dd.Amoniac đặc đậy kùi trong 30 phút Cho 15ml Chloroform lắc đều, ngâm 12 giờ Lọc lấy dịnh chiết cho vào bình gạn Sau đó lắc kỹ vói 10 ml dd.íỈ2S0 4 IN Gạn lấy dịch chiết acid Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết
Trang 20- Phản ứng với Aicụ 3% trong cồn:
Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết, thêm 2-3 giọt dd A IQ3 3% trong cồn, Quan sát các phản ứng
Kết quả: Các dược liệu cho phản ứng dương túih với một số thuốc thử
của Plavoinoid Mức độ nhạy của các phản ứng rất khác nhau được thể hiện ở bảng sau:
Dd Hồng +
2 Phản ứng vói NH3 Vết mờ màu
vàng +++
Vết mờ màu vàng +
Vết mờ màu vàng +
3 Phản ứng vói NaOH Tủa vàng cam
+++
Tủa vàng ++
fT1 7 V
Tủa vàng ++
Tủa vàng xanh +++
5 Phản ứng với
AlCl, 3%/cỒn
Nhận xét :Trong Củ mài, Củ cọc, Củ mỡ có Flavonoid Các Dược liệu
có sự khác biệt ở phản ứng Cyanidin, phản ứng vói kiềm và phản ứng với FeCl3 5%