1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƠ CA CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC TÀY QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ

10 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 159,01 KB

Nội dung

THƠ CA CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC TÀY QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ Lâm Tiến Dân tộc Tày vốn có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Ngay từ thế kỉ thứ III trước công nguyên, dân tộc Tày đã góp phần quan trọng đánh bại quân Tần xâm lược, dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương Thục Phán. Vào những năm 40 đầu công nguyên họ đã tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên một vương triều độc lập. Thế kỉ VI họ tham gia cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn lật đổ ách thống trị của nhà Lương, lập ra nước Vạn Xuân. Vào thế kỉ VIII, họ đã góp sức mình cho cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng chống ách thống trị của nhà Đường. Thế kỉ IX họ tham gia cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống do Lí Thường Kiệt lãnh đạo. Dưới triều Trần, thế kỉ XIII, họ tham gia chống giặc Nguyên Mông. Thế kỉ XV, họ tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi Từ khi Pháp xâm lược nước ta, dân tộc Tày lại cùng với các dân tộc anh em khác nhiều lần nổi dậy chống lại ách thống trị của thực dân. Nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo, dân tộc Tày đã cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp và phát xít Nhật, làm cách mạng tháng 8 thành công, đưa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Mặc dù dân tộc Tày đã phải trải qua hơn hai chục thế kỉ chống ngoại xâm nhưng chưa có thời kì nào họ thể hiện tinh thần đó vừa bằng vũ khí vừa bằng ngòi bút như ở thế kỉ XX. Đặc biệt là khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. Cùng với nhân dân cả nước,dân tộc Tày đã tích cực tham gia cách mạng, họ đã có những người con ưu tú của mình như: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Lương Văn Chi, Lê Quảng Ba, Dương Công Hoạt, Hoàng Đức Thạc, Nông Quốc Chấn Họ không chỉ tham gia cách mạng mà còn sáng tác thơ ca để tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng giác ngộ cách mạng tiến tới nổi dậy cướp chinh quyền. Với những sáng tác của họ, thơ ca cách mạng dân tộc Tày nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu cho thơ ca cách mạng các dân tộc thiểu số. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số nói chung đối với cách mạng. Dưới chế độ thực dân và phong kiến, dân tộc Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác là những người bị khinh rẻ, bị áp bức, bóc lột nhiều nhất. Đế quốc Pháp không những không chú ý đến việc mở mang kinh tế, phát triển văn hoá vùng dân tộc mà còn tìm cách kìm hãm sự phát triển của xã hội miền núi, duy trì chế độ tù trưởng, thổ ti, lang đạo, phìa tạo đã lỗi thời để dễ dàng áp bức, bóc lột các dân tộc thiểu số hơn: Pỉ noọng ơi! Ngâm nghị tỉnh Cao Bằng Dân boong rà Thật lầm than Khỏ khát hơn tỉ đai dịch: Anh chị em ơi! Ngẫm nghĩ tỉnh Cao Bằng Dân chúng mình Rất lầm than Khổ sở hơn mọi nơi (1942- Khuyết danh – nguyên văn tiếng Tày) Chúng coi khinh người các dân tộc thiểu số như là loại người man di mọi rợ, ăn lông, ở lỗ, là loại người rừng: Đại bản, Tiểu bản liệt người rừng Coóc Mùn, Coóc Ngáng đều gọi Mán Fàn Slình, Nùng Inh gộp làm một Cao Lan, người Mèo gọi người rừng Tất cả đều bị áp bức “A-lê-cu-soong” cay đắng không (1941 - Một chí một lòng - Khuyết danh) Âm mưu thâm độc của chúng là gây chia rẽ, thù hằn dân tộc để dễ bề cai trị. Chúng không từ một thủ đoạn nào để thực hiện âm mưu đó, từ những câu nói thâm độc: “Slưa kin mèo, Keo kin Tày, Tày kin Slám Pản, Slám Pản kin đâu, kin tôm” (Hổ ăn Mèo, Kinh ăn Tày, Tày ăn Mán, Mán ăn đất, ăn củ nâu) cho đến dùng người của dân tộc này để đàn áp dân tộc khác, lập ra xứ Nùng tự trị, xứ Thái tự trị Quỷ Pháp mắt to và mũi lõ Chia rẽ dân tộc Kinh và Nùng Đeo tiền, Mán đỏ, chúng tách biệt (Khuyết danh) Do đó hơn 90% người dân tộc thiểu số không biết chữ và không biết tiếng phổ thông. Cách mạng như ánh đèn pha soi đường cho nhân dân các dân tộc thiểu số phá tan màn đêm đen tối đè nặng lên họ từ hàng ngàn năm nay.Tháng 9/1940 nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, phản ánh yêu cầu giải phóng của nhân dân các dân tộc nước ta. Họ không thể sống nổi dưới ách thống trị tàn khốc của đế quốc Pháp được nữa. Ở Cao Bằng, được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương, phong trào cách mạng lên rất mạnh. Chỉ tính đến tháng 4/1941, nghĩa là trước Hội nghị Trung ương lần thứ 8 một tháng, ở các huyện Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình được chọn làm thí điểm. Các cán bộ ở đây đã tổ chức được hơn 2000 hội viên cứu quốc. Rồi các tổ chức Việt Minh lan từ những xã “hoàn toàn Việt Minh” đến các tổng huyện “hoàn toàn Việt Minh”. Từ ba trung tâm Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình “hoàn toàn Việt Minh” phong trào lan ra các huyện khác trong tỉnh, lan sang Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Trong công tác tuyen truyền vận động cách mạng ở vùng đồng bào thiểu số, báo Việt Nam độc lập (thường gọi là Việt lập) do Hồ Chủ Tịch sáng lập giữ một vai trò rất quan trọng. Nhiều bài thơ của các tác giả dân tộc Tày được đăng trên số báo này. Thơ ca cách mạng dân tộc Tày nhất là những bài sáng tác bằng tiếng dân tộc có tác dụng tích cực trong việc tuyền truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh. Thơ ca có nhiệm vụ cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kì. Vì vậy, mỗi cán bộ vừa phải sáng tác những bài thơ kịp thời, vừa phải thuộc những bài thơ cách mạng của người khác để phổ biến cho nhân dân. Đó thường là những bài thơ có vần, có điệu, dễ thuộc, dễ nhớ. Bất kì già trẻ ai cũng đọc được. Nó lại dễ ngẫm nghĩ làm cho người ta cảm động Thơ ca cách mạng của dân tộc Tày ra đời còn do yêu cầu của nhân dân. Sau những năm dài bị kìm hãm trong vòng ngu dốt, tăm tối nhân dân các dân tộc khát khao được hát những bài hát mới. Cho nên có người lúc đầu thích vào hội để được đi học hát, nghe hát, nghe lượn. Được nghe và được hát nhiều lần họ hiểu hơn chủ trương, đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh, họ càng hăng hái tham gia cho đoàn thể. Một phong trào dạy và học hát các bài ca cách mạng được phát triển rộng rãi chưa từng có: đi họp cũng hát, ở nhà cũng hát, ra ngoài đồng cũng hát lên nương, lên rẫy cũng hát Trước hết thơ ca cách mạng dân tộc Tày mang tính chiến đấu rõ rệt, nó đả kích trực diện vào bọn đế quốc, phong kiến: Bởi hành động dã man đế quốc chẳng từ gì Bóc lột dân mình mấy chục năm đói rách Chiếm hết núi sông, ruộng nương nghĩ mà oán trách Mấy thằng địa chủ gây bao cảnh đau thương Ta làm kiệt sức để chúng sướng thân béo ụ (1940 – Cái ách ở Đông Dương – Hoàng Văn Thụ) Nói về nỗi khổ của người đi lính cho Pháp Hoàng Văn Thụ viết: -Bỏ xác nơi đất khách quê người Con lớn không biết mộ cha -Ta truyền đời con, đời cháu Kiếp đi lính thuê thật khổ đau Chết vứt xuống biển nuôi cá voi Bỏ lại vợ con ai trông coi (Không đi lính thuê) Thơ ca còn kêu gọi lòng yêu Tổ Quốc Việt Nam - một đất nước giàu đẹp có nhiều dân tộc cùng chung sống: Đầu từ Nam Quan, nơi biên giới Kéo dài tới tận mũi Cà Mau Người Kinh, người Hoa và người Tày Ruộng nương, hoa trái đầy đồi núi Mỏ vàng, mỏ sắt xếp từng hàng (1938 - Đất nước – Hoàng Văn Thụ) Kêu gọi mọi người đoàn kết, một lòng, một chí tham gia đoàn thể Việt Minh để lật đổ Nhật, Pháp và bè lũ tay sai: Mài gươm sắc đem về cứu nước Mọi người đều kiên quyết ra công Giúp đoàn thể tiền nong, ngô lúa Theo tự vệ chiến đấu cho đông Đêm ngày hãy ra công luyện tập Việc sửa soạn phải thật đầy đủ Nhất định đánh thắng Tây, thắng Nhật (1943 - Xắn tay áo khởi nghĩa vũ trang – Hoàng Đức Thạc) Ca ngợi tình đoàn kết và kêu gọi ý chí đấu tranh trong các dân tộc anh em của Tổ quốc Việt Nam: Từ Mục Nam Quan đến Cà Mau Sli, ca nhiều tiếng, áo nhiều màu Muôn triệu trái tim cùng nhịp đập Muốn phá xiềng gông, muốn ngẩng đầu (Sli cách mạng – Hoàng Văn Thụ) Thơ ca cách mạng dân tộc Tày còn nói lên cuộc đời đau khổ, ê chề của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột. Trong nỗi khổ nhục đó thì người phụ nữ phải chịu nhiều bất công hơn cả: Thân đàn bà ta Ở trong nước nhà Không bằng trâu ngựa Hoa đào mới rụng Ép bán cho người Nước nhà mất rồi Cực nhục lắm lắm (1942 – Thân chị em ta – Lê Quảng Ba) Đi làm cách mạng là sẵn sàng chịu mọi khó khăn, gian khổ có khi phải tổn thất, hi sinh. Nhưng tổn thất, hi sinh không làm nhụt ý chí những người đang sống, trái lại càng nung nấu thêm ý chí đấu tranh chống lại kẻ thù. Bài “Khóc đồng chí” của Nông Quốc Chấn nói lên nỗi “đau xót” và “hận trào sôi” trước cảnh “giặc cắt lấy đầu bêu khắp chợ” của đồng chí mình: Đoàn thể từ nay vắng tiếng anh Nhưng bao đồng chí vẫn tung hoành Mối thù bằng máu đòi trả máu Vùi chúng rồi ra cách mạng thành (1944) Người cách mạng là người rất trung thành với đồng chí, trung thành với cách mạng, sẵn sàng hi sinh quyền lợi chung, cũng là những người giàu tình cảm với gia đình, với bố mẹ, vợ con: Trăng sáng trong Dưới bóng cây lặng lờ Nhìn lên trăng Nhớ đến cha và mẹ Cha ơi, cha và mẹ, ơi mẹ! Vì sao phải lìa xa Con không được bưng nước Và dọn cơm Những sớm chiều Vợ chồng không được Ăn cùng mâm Ở cùng nhà Bố không được đi tới Thăm con Cho kẹo ngon (1942 – Trăng sáng trong – Lê Quảng Ba) Nhờ xác định được lí tưởng đẹp đẽ và xu thế tất thắng của cuộc cách mạng nên lúc nào họ cũng lạc quan, tin tưởng vào mục đích phấn đấu của mình: Người ta ăn tết ở nhà Mình đây ăn tết tận xa ngoài rừng Tết người kể đã vui mừng Tết mình tết ở trong rừng cũng vui Tết người có bánh thịt xôi Tết mình đơn độc một nồi thịt kho Tết người tết với vợ con Tết mình tết với tinh thần Việt Minh Đánh tan phát xít quân rồi Dựng nền dân chủ người người hưởng chung Bấy giờ tết sẽ tưng bừng Toàn dân cùng tết vui mừng hát ca (1945 - Tết bí mật – sáng tác bằng tiếng Việt – Dương Công Hoạt) Ngay ở trong xà lim, bốn bức tường giá lạnh vẫn không thể nào giam hãm được những tâm hồn bất khuất, lạc quan của các chiến sĩ cách mạng: Năm nay ăn tết Sơn La Tết nhộn, tết vui chẳng kém mà Riêng cảnh, riêng tình, xuân xẻ mối Chung người, chung phận, tết chung nhà Phòng giam ngày nọ thành phòng khách Cổng sắt hiện nay hoá cổng hoa Tuy bảo tết tù nhưng “oách” lắm Cut-xô còn đến chúc quân ta (1941 - Tết trong tù – Dương Công Hoạt) Thơ ca cách mạng còn mở rộng tầm hiểu cho nhân dân các dân tộc, giúp họ hiểu rõ tình hình thế giới nhất là đất nước và con người Liên Xô. Với Cách mạng Tháng mười (1917) vĩ đại, nhân dân Liên Xô đã mở ra cho nhân loại một trang sử mới. Đó là lật đổ giai cấp phong kiến, tư sản giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng một cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Liên Xô trở thành niềm tự hào, niềm hi vọng của mọi người: Lại kể chuyện Liên Xô đại quốc Xa xưa cũng là nước đế quân Vua chúa áp bức dân tột độ Năm mười bẩy mới cướp chính quyền Người vô sản trở nên người chủ Tịch thu của tư bản phú hào Tịch kí ruộng đất bao địa chủ Đem chia cho tầng lớp công nông Cả mọi người cháu ông được hưởng Dân ta mai kia cũng sẽ được Như Liên Xô ngày nay đang sống Cốt sao một bụng như nhau Đời sung sướng thế nào cũng thấy (1936 - Kể chuyện Liên Xô – Hoàng Đình Giong) Nổi bật trong thơ ca cách mạng Tày là bài “Nhắn bạn” của Hoàng Văn Thụ. Đây là một bài thơ viết bằng tiếng Việt theo thể đường luật (Thất ngôn, bát cú). Bài thơ thể hiện khí tiết, ý chí đấu tranh kiên cường của người cộng sản. Dù có bị tra tấn có bị lao tù, hi sinh cũng không hề nhụt chí, sờn lòng. Trước sau vẫn trung thành với cách mạng: Việc nước xưa nay có bại thành Miễn sao giữ trọn được thanh danh Phục thù chí lớn không hề nản Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm Chí còn theo dõi buổi tung hoành Bạn hỡi gân xa hăng chiến đấu Trước sau xin giữ tấm lòng thanh! Thơ ca cách mạng của dân tộc Tày mang tính chất dân tộc và đại chúng. Phần lớn các bài thơ được lồng vào các điệu dân ca quen thuộc. Trước hết và chiếm phần lớn là Sli, lượn của dân tộc Tày Nùng. Tiếp đó là những bài sáng tác theo thể thơ đường luật như: “Nhắn bạn” của Hoàng Văn Thụ, “Tết trong tù” của Dương Công Hoạt, “Xem trăng nhắn bạn” của Hoàng Đức Thạc, “Mưa gió” của Nông Quốc Chấn Có bài viết theo thể lục bát như “Tết bí mật” của Dương Công Hoạt; thể song thất lục bát như “Gửi cha mẹ”, “Chồng ơi” của Hoàng Đức Thạc; thể thơ bốn chư như “Thân chị em ta” của Lê Quảng Ba; có bài sáng tác theo thể tự do , có bài sáng tác theo điệu Xuân nữ như “Người ở đời”, điệu Bình bán như “Kêu gọi nông dân” của Lê Quảng Ba. Như vậy các cán bộ cách mạng của dân tộc Tày đã biết tận dụng mọi thể loại thơ ca để sáng tác và tuyên truyền trong nhân dân. Do đó số lượng thơ ca hơi ít nhưng không rơi vào đơn điệu. Với nhiều đề tài, thể loại và những biện pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng thơ ca cách mạng dân tộc Tày đã tự nâng mình lên để hoà nhập với thơ ca cách mạng trong cả nước. Tuy nhiên vì sáng tác còn vội vàng để phục vụ kịp thời nên thơ ca cách mạng của dân tộc Tày có nhiều câu còn gượng ép, ngôn ngữ chưa thật chọn lọc, nhiều ý còn trùng lặp. Tháng 8 năm 2004 . dạng thơ ca cách mạng dân tộc Tày đã tự nâng mình lên để hoà nhập với thơ ca cách mạng trong cả nước. Tuy nhiên vì sáng tác còn vội vàng để phục vụ kịp thời nên thơ ca cách mạng của dân tộc Tày. THƠ CA CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC TÀY QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ Lâm Tiến Dân tộc Tày vốn có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Ngay từ thế kỉ thứ III trước công nguyên, dân tộc Tày đã. Thơ ca cách mạng của dân tộc Tày mang tính chất dân tộc và đại chúng. Phần lớn các bài thơ được lồng vào các điệu dân ca quen thuộc. Trước hết và chiếm phần lớn là Sli, lượn của dân tộc Tày

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w