Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
283,48 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN BÁCH NHẠC HỢP XƯỚNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975 Chuyên ngành: Âm nhạc học Mã số : 62 21 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC Hà N ội, 2015 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN THẾ BẢO Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia, 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội vào hồi giờ , ngày tháng năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Th ư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Bách (2012), “Hợp xướng có lợi gì?”, Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn số 45, tháng 8/2012 2. Nguyễn Bách (2013), “Phát triển một số loại hình hợp xướng mới tại Tp. Hồ Chí Minh”, Thông báo khoa học số 40, tháng 9- 12/2013, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 3. Nguyễn Bách (2014), “Một số kiểu hòa âm tạo nét riêng cho hợp xướng Việt”, Thông báo khoa học số 42, tháng 5-8/2014, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Hy Lạp Cổ đại đã biết dùng hợp xướng để hát đệm cho những động tác trên sân khấu. Đến thời kỳ Phục hưng, loại thánh ca đa âm, chiếm lĩnh hầu hết hoạt động sáng tác cho hợp xướng. Thời kỳ Baroque được coi là thời hoàng kim nhạc hợp xướng. Nhưng các nhà soạn nhạc thời Cổ điển phát triển khí nhạc và phần đông đã quay lưng lại với nhạc hợp xướng. Sang thế kỷ XIX, trên các sân khấu thế tục phương Tây lại xuất hiện nhiều tác phẩm hợp xướng tôn giáo lớn, có kết hợp với dàn nhạc. Bước vào thế kỷ XX, nhạc hợp xướng tiếp tục thoái trào. Cùng với sự ra đời của nền Tân nhạc Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ này, các hình thức hợp xướng đơn giản như: tốp ca, đồng ca, hợp ca,… đã có mặt. Tuy nhiên phải đến những thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của Việt Nam đi nước ngoài du học, nhạc hợp xướng mới thực sự được hình thành. Hiện nay, nhạc hợp xướng có dấu hiệu hồi phục. Nhạc hợp xướng tạo nên nét văn hóa tiêu biểu cho một xã hội văn minh, hiện đại. Vì thế, chúng ta cần nghiên cứu quá trình phát triển hợp xướng một cách khoa học. Đó là một lý do để chúng tôi chọn đề tài luận án liên quan đến nhạc hợp xướng Việt Nam. Trong quá trình phát triển hợp xướng trên thế giới luôn tồn tại hai nền âm nhạc: tôn giáo và thế tục. Nhạc hợp xướng ở Sài Gòn nói riêng cũng có đặc điểm đó. Vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển về văn hóa, nghệ thuật cũng như âm nhạc nên chúng tôi tập trung đề tài của luận án vào hoạt động hợp xướng tại đây. Ngoài ra, với kinh nghiệm chỉ huy hợp xướng nhiều năm tại thành phố, chúng tôi quyết định thực hiện luận án với đề tài: “Nhạc hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh trước và sau năm 1975”. 2. Lịch sử đề tài Nếu xét cả âm nhạc tôn giáo, thì chúng ta có thể coi nhạc hợp xướng Việt Nam có điểm xuất phát vào khoảng năm 1911 với bản thánh 2 ca hợp xướng Giáng Sinh “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của Linh mục Đoàn Quang Đạt. Đã có một số công trình nghiên cứu về tân nhạc Việt Nam từ những buổi đầu nhưng chỉ đề cập nhiều đến ca khúc. Cho đến nay, các công trình khoa học, sách và tài liệu nghiên cứu về hợp xướng Việt Nam không có nhiều. Trong đó, khối lượng tài liệu riêng về nhạc hợp xướng ở miền Nam nói chung, và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, lại càng ít ỏi. Do mục đích nghiên cứu của luận án nên chúng tôi chia việc tìm hiểu các công trình, bài viết liên quan thành hai nhóm tương ứng với hai giai đoạn lịch sử có mốc thời điểm là năm 1975: * Trước năm 1975, Tiến Dũng đã cho xuất bản cuốn sách“Tôi viết ca khúc tiếng Việt”. Trong đó, có 2 chương bàn về việc dùng hòa âm, đối âm để thích ứng bản văn tiếng Việt với bài ca nhiều bè. Tài liệu này được dùng để giảng dạy tại trường Suối Nhạc và Đại học Minh Đức ở Sài Gòn từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Đề cập gần đến một số vấn đề âm nhạc học trong sáng tác hợp xướng tại thành phố trước năm 1975 có một nghiên cứu mang tên: “Hải Linh và âm nhạc của ông” của tác giả Nguyễn Xuân Thảo được công bố trên mạng internet. Năm 1974, Tiến Dũng cùng kết hợp với Trần Văn Tín cho ra đời cuốn sách “Nghệ thuật chỉ huy”. Cũng trong năm đó, trong giới hợp xướng Công giáo có phổ biến một tài liệu mang tên “Điều khiển ca đoàn” của tác giả Phạm Hoàng Anh. Tính cho tới thời điểm trước năm 1975 chỉ có hai tài liệu này bàn có hệ thống về kỹ thuật hơn là kỹ thuật biểu diễn hợp xướng. Mặc dù hai tài liệu là sách giáo khoa chuyên ngành nhưng có đề cập chút ít đến nhạc hợp xướng Sài Gòn trong giai đoạn này. Năm 1999, Paul Văn Chi bảo vệ luận văn Thạc sĩ ngành Nghệ thuật âm nhạc tại Hoa kỳ với đề tài “Thánh nhạc hợp ca Công giáo Việt Nam 1945 - 1975”. Luận văn này mang tính biên niên sử nhiều hơn là âm nhạc học và chỉ đề cập đến ca khúc hợp xướng tôn giáo qua sự phát triển trước năm 1975. Ngoài những cuốn sách và công trình nghiên cứu 3 trên đây, chúng tôi không ghi nhận được những tài liệu hay bài báo nào khác nói về nhạc hợp xướng của Sài Gòn trước năm 1975. Sau ngày đất nước thống nhất thành phố Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp nhận nhiều thành quả mới về văn hóa nghệ thuật từ miền Bắc, trong đó có nhạc hợp xướng. Tuy vậy, vẫn gần như không có cuốn sách, công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về nhạc hợp xướng của thành phố giai đoạn sau năm 1975 đến nay. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: tìm ra các nội dung của kỹ thuật biểu diễn hợp xướng cần được khai thác, tổng kết về đặc điểm âm nhạc, tạo tiền đề cho việc sử dụng ngôn ngữ âm nhạc trong tác phẩm hợp xướng cho phù hợp với đời sống âm nhạc ở thành phố, hệ thống hóa những cách thức đã được áp dụng để tạo nên nét riêng cho hợp xướng Việt, góp phần hình thành cơ sở tài liệu tham khảo về nghệ thuật hợp xướng của miền Nam, đưa ra những giải pháp để phát triển nghệ thuật này hiệu quả hơn ở thành phố. Mục tiêu của luận án: khảo sát về kỹ thuật biểu diễn được dùng trong các ban hợp xướng tại thành phố trước và sau năm 1975, phân tích một số tác phẩm hợp xướng được chọn trước và sau năm 1975 để tìm ra và so sánh ngôn ngữ âm nhạc trong các tác phẩm này, tìm hiểu việc phổ cập hợp xướng ở một số quốc gia để rút ra những việc cần làm, đưa ra những kiến nghị về phát triển giáo dục hợp xướng cũng như đề xuất những giải pháp để phát triển nghệ thuật này một cách xứng hợp cho thành phố Hồ Chí Minh tương lai. 4. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu: nhạc hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh trước và sau 1975; kỹ thuật biểu diễn của các ban hợp xướng tại thành phố và giải quyết một số vấn đề về âm nhạc học đối với những sáng tác hợp xướng được chọn; tìm ra những ưu điểm và những tồn đọng về mặt kỹ thuật làm cản trở việc phát triển âm nhạc hợp xướng tại thành phố để 4 đề nghị những biện pháp giải quyết cần thiết, góp phần vào việc đưa hợp xướng trở thành một phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục nhân bản. Đối tượng khảo sát: “các tác phẩm được sáng tác hoặc biểu diễn tại thành phố” theo một số tiêu chí cụ thể như. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: các tác giả đã sống và sáng tác hoặc có các tác phẩm đã được công diễn tại thành phố. Phạm vi thời gian nghiên cứu: trước và sau năm 1975. Quy mô phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trong 51 tác phẩm hợp xướng được chọn, trong đó có 2 tác phẩm kinh điển nước ngoài và 49 tác phẩm hợp xướng Việt Nam được chọn theo các tiêu chí về đối tượng khảo sát được nói trong mục trên đây. Việc chọn lựa các tác phẩm còn sao cho bao gồm được nhiều thể loại hợp xướng nhất đã được sáng tác và biểu diễn tại thành phố. 6. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp tiếp cận lịch sử để xem xét các dữ liệu hợp xướng (văn bản, phim, hình ảnh, âm thanh) có trong hai giai đoạn trước và sau năm 1975 tại thành phố Hồ Chí Minh. Riêng chương 2 có sử dụng phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp để rút từ kinh nghiệm thực tế biểu diễn mà xác lập những thành tố của kỹ thuật biểu diễn làm cơ sở đánh giá về kỹ thuật biểu diễn của các ban hợp xướng ở thành phố trước và sau năm 1975. Quá trình nghiên cứu tài liệu được áp dụng các phương pháp: phân tích và so sánh các loại tài liệu âm nhạc học nhằm tìm ra những ngôn ngữ âm nhạc đặc trưng. Quá trình này được đúc kết bằng phương pháp thống kê và tổng hợp các phương tiện diễn tả. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận án này góp phần tạo nên một cái nhìn toàn cảnh về nhạc hợp xướng ở Tp. Hồ Chí Minh từ lúc hình thành trước năm 1975 đến nay, đặc biệt trong lãnh vực biểu diễn và sáng tác, qua đó góp phần khiêm tốn vào những công trình đã và đang được nghiên cứu về lịch sử 5 âm nhạc Việt Nam. Ngoài ra luận án này còn làm nổi bật nét riêng của hoạt động hợp xướng ở thành phố, đó là sự phát triển song hành giữa nhạc hợp xướng tôn giáo và thế tục. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra những dẫn chứng về nhu cầu cần phải phát triển việc giáo dục và tổ chức hoạt động hợp xướng thành một hệ thống trong đời sống xã hội tại thành phố. Với luận án này, lần đầu tiên vấn đề sáng tác và hoạt động biểu diễn hợp xướng được phân tích dưới góc độ âm nhạc học để tìm ra những hướng phát triển phù hợp với điều kiện của người Việt Nam. Đây là một đóng góp mới mà chưa có công trình nào được thực hiện trước đây. 8. Bố cục luận án Luận án này dài 150 trang gồm Mở đầu, Nội dung và Kết luận với 3 chương: Sự hình thành và phát triển hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh; Nội dung, đề tài, hình thức và Phối bè; và Ngôn ngữ âm nhạc. Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHẠC HỢP XƯỚNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 1.1. NGUỒN GỐC VÀ SƯ PHÁT TRIỂN NHẠC HỢP XƯỚNG TRONG NỀN ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY 1.2. NHẠC HỢP XƯỚNG Ở SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975 1.2.1. Giai đoạn hình thành (trước năm 1954) Trong nghi thức ở những thánh lễ của đạo Công giáo từ đầu thế kỷ XVI, âm nhạc và đặc biệt thanh nhạc đóng một vai trò trọng yếu. Đây cũng là nguồn gốc ra đời của biểu diễn hợp xướng tại Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng. Hoạt động này được bắt đầu hình thành và phát triển từ trong nhà thờ ra một số trường học. 1.2.2. Quá trình phổ cập nhạc hợp xướng (1954 – 1975) Sau 1954 hợp xướng miền Nam bắt đầu được phổ cập nhiều hơn trước tuy còn phôi thai, đơn giản cả về cấu trúc lẫn trình diễn. Trong giai đoạn này, xét về thủ pháp, trình độ, nghệ thuật biểu diễn hợp xướng 6 thế tục của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng không được đa dạng, phong phú như nghệ thuật hợp xướng ở miền Bắc. Song song với sự phát triển nhạc phụng vụ Công giáo là sự phát triển về sinh hoạt và biểu diễn hợp xướng của các ca đoàn. Các ca đoàn này chỉ biểu diễn các sáng tác hợp xướng phụng vụ, ít tham gia những hoạt động âm nhạc thế tục ngoại trừ những buổi biểu diễn văn nghệ nhân hai dịp lễ quan trọng hàng năm: Giáng sinh và Phục sinh. Cũng như Công giáo, Tin Lành có sử dụng nhiều hợp xướng trong các nghi lễ tôn giáo của mình. Ở giai đoạn này các ca đoàn Tin Lành không hoạt động nhiều về nhạc tôn giáo ngoài phụng vụ và chỉ có ít ca đoàn nổi bật như: ca đoàn Cơ Đốc Phục Lâm, ca đoàn Mennonite. Về phía Phật giáo, như đã nói ở trên, hợp xướng chưa được dùng vào âm nhạc tôn giáo. Trong nhạc hợp xướng thế tục, các ban hợp xướng Tin Lành gần như không có dấu ấn gì đáng kể. Khoảng năm 1963, trong âm nhạc Phật giáo có nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với sự ra đời Ban hợp xướng Phật giáo duy nhất, hoạt động tại Đại học Vạn Hạnh. Phía âm nhạc Công giáo, hoạt động trong lãnh vực nhạc thế tục có Ban hợp ca (hay ca đoàn) Hồn Nước biểu diễn nhiều tác phẩm hợp xướng không mang đề tài tôn giáo. Trong hoạt động nhạc thế tục thuần túy, vào năm 1967, nhạc sĩ Hoàng Trọng thành lập một ban hợp ca và dàn nhạc thường trực của đài truyền hình Sài Gòn mang tên Tiếng Tơ đồng. Năm 1968, nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã cùng với các nhạc sĩ sinh viên khác thực hiện phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe.” Trong hàng trăm ca khúc của phong trào có những ca khúc được soạn thành hợp ca để biểu diễn. 1.3. NHẠC HỢP XƯỚNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY 1.3.1. Các giai đoạn phát triển Sau năm 1975 là khoảng thời gian “nghỉ dưỡng” của âm nhạc hợp xướng tại thành phố. Vào giai đoạn này, đời sống kinh tế của thành phố 7 cũng như trên cả nước ngày càng khó khăn tất yếu, ảnh hưởng không ít đến hoạt động biểu diễn hợp xướng, một thể loại đòi hỏi phải tập trung số người hát đông, phải mất nhiều đầu tư về thời gian, công sức. Cuối giai đoạn này có sự kiện ảnh hưởng đến sự phát triển hợp xướng tại thành phố, đó là: sự ra đời của Nhạc viện Tp. HCM vào năm 1981. Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) là sự kiện chính trị, lịch sử thứ hai ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hợp xướng tại thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động hợp xướng dần dần khởi sắc hơn, nhiều sáng tác hợp xướng tôn giáo và thế tục ra đời cùng với những hoạt động biểu diễn hợp xướng nổi bật như: liên hoan Nụ cười hồng, Liên hoan hợp xướng Tp.HCM đã góp phần đưa loại hình hợp xướng đến với đông đảo quần chúng. Sự có mặt của các ca đoàn Công giáo trong các cuộc biểu diễn hợp xướng này là một nhân tố đáng kể. Sau một thời gian dài được phát triển phong phú, hoạt động hợp xướng tại thành phố mờ nhạt dần. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các loại nhạc thị trường, kết quả của sự du nhập nhiều loại âm nhạc thời thượng, dễ dãi từ nước ngoài một cách thiếu định hướng và chọn lọc. Đánh dấu cho sự suy thoái về hoạt động biểu diễn hợp xướng của giai đoạn này là sự kiện Liên hoan hợp xướng Thành phố vốn được tổ chức rất thành công trước đây, đã phải tạm ngừng sau lần tổ chức vào năm 2006. Ở cuối giai đoạn này, hoạt động hợp xướng tại thành phố lại đi vào một vùng trũng mới. Đây là sự kiện thứ 3 có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhạc hợp xướng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, từ năm 1987 đến nay đã có nhiều kết quả tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội trên cả nước cũng như ở thành phố. Cuộc sống ngày càng ổn định đưa đến hoạt động văn hóa nghệ thuật dần dần phong phú. Trong những năm gần đây tình hình biểu diễn hợp xướng trên cả nước cũng như tại thành phố đang từng bước khởi sắc trở lại. [...]... đa số đến mức gần như tạo thành một nét riêng cho hợp xướng Việt Nam nói chung và cho thành phố nói riêng Về thể loại Nhạc hợp xướng tôn giáo ở thành phố trước và sau 1975 đa phần là ca khúc hợp xướng Nhạc hợp xướng thế tục trước 1975 cũng chủ yếu là ca khúc hợp xướng, một số rất ít là liên ca khúc hợp xướng và trường ca hợp xướng đúng nghĩa Sau năm 1975, các tác giả hợp xướng thế tục sử dụng thêm... kiểu phối bè này, các giọng thay nhau diễn giai điệu chính Thủ pháp này thường gặp trong nhạc hợp xướng đa âm và hợp xướng thời kỳ Baroque 3.1.4 Tính diễn cảm của quãng nhạc 3.2 HÒA ÂM 3.2.1 Sử dụng hợp âm và liên kết hòa âm trong hệ thống chức năng 3.2.1.1 Hợp âm năm, hợp âm bảy và hợp âm chín a) Hợp âm năm: Khi sử dụng các hợp âm năm, các tác giả tại Sài Gòn trước năm 1975 sử dụng nhiều hợp âm chính... Nam 2.1.3 Đề tài lấy từ nội dung văn học và dân ca 2.2 THỂ LOẠI Qua phân tích các tác phẩm được chọn, chúng tôi tạm chia thành các nhóm thường gặp như sau: Ca khúc hợp xướng, Liên ca khúc hợp xướng, Trường ca hợp xướng, Tổ khúc hợp xướng, Hợp xướng không nhạc đệm, Hợp xướng với dàn nhạc đệm, Giao hưởng hợp xướng, Hợp xướng trích từ giao hưởng, Hợp xướng trích từ nhạc kịch 2.3 HÌNH THỨC 2.3.1 Hình thức... tác hợp xướng có dàn nhạc đệm: - Hợp xướng có thể đảm nhiệm hòa âm, còn dàn nhạc đi một nét nhạc riêng - Hợp xướng diễn phức điệu, dàn nhạc góp thêm bè độc lập theo kiểu đối vị - Hợp xướng đối đáp với dàn nhạc - Hợp xướng đi hợp âm thiếu, dàn nhạc bổ sung cho đủ Tiểu kết chương 3 Giai điệu, Hòa âm, Phức điệu và Phần đệm (hay phối nhạc) là những phương pháp diễn tả cơ bản tạo nên đặc điểm ngôn ngữ âm nhạc. .. của hợp xướng Tiểu kết chương 2 Trong ba phần đầu của chương này: nội dung đề tài, thể loại và hình thức, chúng tôi đã tổng kết và so sánh riêng từng khía cạnh, xem 14 chúng thể hiện như thế nào trong các tác phẩm hợp xướng được sáng tác hoặc biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh trong hai giai đoạn trước và sau năm 1975 Chương 3: NGÔN NGỮ ÂM NHẠC 3.1 GIAI ĐIỆU 3.1.1 Một số đặc điểm của giai điệu hợp xướng. .. này có một bè lặp lại giai điệu chính của hợp xướng Nó có thể trở thành một tác phẩm biểu diễn riêng 3.4.4 Dàn nhạc đệm cho hợp xướng 3.4.4.1 Dàn nhạc và hợp xướng cùng diễn chung hoặc bổ sung giai điệu Đây là trường hợp các tác giả dùng các bè nhạc cụ trong bộ dây, bộ gỗ hay bộ đồng của dàn nhạc đi đồng âm hoặc cách quãng 8 với 4 bè hợp xướng 3.4.4.2 Hợp xướng và dàn nhạc phát triển riêng nhưng vẫn... sáng tác và chỉ huy hợp xướng Vai trò của người chỉ huy hết sức quan trọng cho sự sống còn của một ban hợp xướng Tại thành phố hiện nay, đang thiếu trầm trọng các chỉ huy hợp xướng 2.6 Tổ chức các liên hoan hợp xướng và những cơ hội biểu diễn khác Đây là bước tiếp theo không thể thiếu được sau khi đã tính đến việc giáo dục hợp xướng cho cộng đồng 2.7 Thành lập hiệp hội và các tổ chức hợp xướng Cần... hợp xướng thế tục ở cả hai thời kỳ dùng nhiều kiểu phối bè khác nhau để tạo thêm hiệu quả diễn tả ca từ Chương 3: Về giai điệu Trong các tác phẩm trước 1975 cũng như trong các hợp xướng tôn giáo sau 1975, âm vực thường hẹp hơn so với các hợp xướng thế tục sau 1975 Giai điệu dễ hát, dễ nhớ là đặc điểm chung của hợp xướng trước 1975; trong khi đó trong các tác phẩm sau 1975, giai điệu được hình thành. .. nghị để phát triển hợp xướng tại thành phố: 2.1 Cần có biện pháp cụ thể để duy trì và phát triển hợp xướng như một phương tiện giáo dục chứ không tổ chức thành một phong trào như đã từng được làm trước đây Ở thành phố chúng ta, trong khi hợp xướng (tôn giáo) tại các nhà thờ có truyền thống từ lâu và vẫn được duy trì, phát triển (tuy còn rất nhiều hạn chế về mặt chuyên môn) thì hợp xướng (thế tục) trong... lên nét riêng của nhạc hợp xướng ở đây là sự phát triển song hành, bổ túc lẫn nhau của hai loại hình: tôn giáo và thế tục Trong mối quan hệ hỗ tương đó, các ca đoàn Công giáo đã trở thành nguồn gốc cho hoạt động hợp xướng của Sài Gòn trước năm 1975 và tiếp tục là động lực phát triển loại hình trong những ngày tháng khó khăn của quá trình xây dựng xã hội mới ở thành phố Hồ Chí Minh sau 1975 Một yếu tố . hình thành và phát triển hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh; Nội dung, đề tài, hình thức và Phối bè; và Ngôn ngữ âm nhạc. Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHẠC HỢP XƯỚNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH. được dùng trong các ban hợp xướng tại thành phố trước và sau năm 1975, phân tích một số tác phẩm hợp xướng được chọn trước và sau năm 1975 để tìm ra và so sánh ngôn ngữ âm nhạc trong các tác phẩm. huy hợp xướng nhiều năm tại thành phố, chúng tôi quyết định thực hiện luận án với đề tài: Nhạc hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh trước và sau năm 1975 . 2. Lịch sử đề tài Nếu xét cả âm nhạc