Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
358,5 KB
Nội dung
Trang 1/25 MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM Module: 1 Nhóm: tcdn1005ueh34 STT Họ và tên SV STT Họ và tên SV 1 Trần Thị Ái Tiên 7 Nguyễn Tường Vi 2 Nguyễn Gia Tòan 8 Nguyễn Thanh Vũ 3 Vương Nguyễn Bích Trâm 9 Đòan Thúy Vy 4 Trần Thanh Tùng 5 Trần Kim Un 6 Bùi Thị Ngọc Vân Điểm Nhận xét của giảng viên: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Mơn: NLTHBH Module 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN BẢO HIỂM Đòa chỉ: 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Tp. HCM, Điện thoại: 8575623; Website: http://www.baohiem.pro.vn; Chữ ký giảng viên Bằng số Bằng chữ MỤC LỤC Trang 2/25 MỤC LỤC 1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 4 1.1 Giai đọan trước 1993: 4 1.2 Giai đọan từ 1994 đến 2007: 4 1.3Việt Nam sau gia nhập WTO: 6 2.PHÂN TÍCH SWOT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 8 1.4Tổng quan về phân tích SWOT: 8 1.5Phân tích SWOT: 8 1.5.1Phân tích môi trường vĩ mô_Mô hình PEST-N: 9 1.5.1.1 Môi trường chính trị (P): 9 1.5.1.2Môi trường kinh tế (E): 9 Tăng trưởng kinh tế: 9 Cơ cấu kinh tế: 10 Tác động của lạm phát và các biến động kinh tế: 10 1.5.1.3Môi trường xã hội (S): 12 1.5.1.4Môi trường công nghệ (T): 12 1.5.1.5Môi trường tự nhiên (N): 12 1.5.2Phân tích môi trường vi mô_Mô hình 5 Forces của Michael Porter: 13 1.5.2.1Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: 13 1.5.2.2Năng lực thương lượng của khách hàng: 14 1.5.2.3Đe dọa của các sản phẩm thay thế: 14 1.5.2.4Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: 15 1.5.2.5Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: 16 1.5.3Sử dụng mô hình SWOT đánh giá thị trường bảo hiểm Việt Nam: 17 Cơ hội 17 Thách thức 17 1.Môi trường pháp lý ngày càng hòan thiện 17 1Bất ổn kinh tế 17 2.Kinh tế tăng trưởng 17 2Nhận thức chưa cao và không đồng đều 17 3.Quy mô dân số lớn 17 3 Áp dụng công nghệ mới tốn kém và khó khăn 17 4.Khí hậu nhiệt đới gió mùa 17 Điểm mạnh 17 Điểm yếu 17 1.Thị trường ngày càng lớn mạnh 17 1)Việc giải quyết bôi thường còn nhiều hạn chế 17 2.Khó có sản phẩm thay thế hòan toàn 17 2)Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với nhà cung cấp 17 3.Sản phẩm đa dạng, nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp 17 4.Chiến lược Marketing phát triển 18 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 19 Cơ hội 19 1.Môi trường pháp lý ngày càng hòan thiện 19 2.Kinh tế tăng trưởng 19 Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 MỤC LỤC Trang 3/25 3.Quy mô dân số lớn 19 4.Khí hậu nhiệt đới gió mùa 19 5.Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá cao 19 Thách thức 19 1.Bất ổn kinh tế 19 2.Nhận thức chưa cao và không đồng đều 19 3.Áp dụng công nghệ mới tốn kém và khó khăn 19 Điểm mạnh 19 1.Thị trường ngày càng lớn mạnh 19 2.Khó có sản phẩm thay thế hòan toàn 19 3.Sản phẩm đa dạng, nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp 19 4.Chiến lược Marketing phát triển 19 Điểm yếu 21 1.Việc giải quyết bôi thường còn nhiều hạn chế 21 2.Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với nhà cung cấp 21 Những giải pháp khác : 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 24 Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 TỔNG QUAN Trang 4/25 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 1.1 Giai đọan trước 1993: Hoạt động bảo hiểm nước ta đã có những bước phát triển ngay từ thời thực dân Pháp. Ở miền Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm khá phát triển, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động Ở miền Bắc, hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra đời của công ty Bảo hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo Việt vào ngày 17/12/1964 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 15/01/1965. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hóa. Công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA) được thành lập. Năm 1976, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, công ty được chuyển thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán toàn ngành và trực thuộc Bộ Tài chính. Có thể nói trong giai đoạn này, hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển, các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm chưa đa dạng, chủ yếu là các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. 1.2 Giai đọan từ 1994 đến 2007: Ngày 18/12/1993, nghị định 100-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền của ngành bảo hiểm, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế : Bảo Minh, VINARE, PJICO các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài như: UIC, VIA Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 TỔNG QUAN Trang 5/25 Năm 1996, Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đầu tiên, đánh dấu sự phát triển không ngừng của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời. Sau đó, các Nghị định số 42/2001/NĐ-CP và Nghị định số 43/2001/NĐ-CP, thông tư số 71/2001/TT-BTC và số 72/2001/TT-BTC lần lượt được Chính phủ và Bộ tài chính ban hành. Đặc biệt, năm 2003, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg phê duyệt “chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”, đặc biệt khi chúng ta tham gia quan hệ thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khối ASEAN, EU, Hoa kì và sắp đến là gia nhập WTO thì việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra cơ hội và thách thức đòi hỏi thị trường bảo hiểm phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Tính đến hết năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 30 DNBH trong đó có 21 DNBH phi nhân thọ, 7 DNBH nhân thọ, 8 DN môi giới BH, 1 DN tái BH. Mạng lưới phân phối sản phẩm như các chi nhánh, đại lý, môi giới phát triển rộng khắp : 75.000 đại lý BHNT chuyên nghiệp, 30.000 đại lý BHPNT bán chuyên nghiệp, và 8 DN môi giới BH. Năng lực hoạt động của các DNBH ngày càng được nâng cao, sản phẩm bảo hiểm phong phú đa dạng với hơn 700 sản phẩm BHPNT và hơn 100 sản phẩm BHNT, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã hội. Nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm. Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm từ 1993 đến 2004 là 38%/năm, nhưng tỉ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP của Việt Nam lại khá nhỏ từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam phân chia không đồng đều: 95% thị phần là của các DNBH trong nước ở lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chiếm đến 62,5% thị phần bảo hiểm nhân họ. Qui mô vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng bị hạn chế. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là giảm phí và khai thác thị trường thông qua các mối quan hệ. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trở lại nền kinh tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Đến cuối năm 2006, tổng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm là 34.400 tỉ đồng, chiếm 4,07% GDP, chủ yếu vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng. Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 TỔNG QUAN Trang 6/25 1.3 Việt Nam sau gia nhập WTO: Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới - WTO. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, đầu tư diễn ra ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, trong đó ngành bảo hiểm là một trong những lĩnh vực đi đầu trong việc hội nhập kinh tế thế giới. Điều này đã kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều nhà bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới như AIG, ACE, Marsh, Aon… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tăng vốn với quy mô lớn, một số còn liên doanh với các tập đoàn bảo hiểm, tài chính hàng đầu quốc tế như Bảo Việt với HSBC, Bảo Minh với AXA… giúp các doanh nghiệp trong nước vừa có được nguồn vốn thặng dư lớn, vừa tạo điều kiện trao đổi kỹ năng chuyên ngành, công nghệ quản lý góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Năng lực tài chính của thị trường nhờ đó mà ngày càng nâng cao đáp ứng nhu cầu dự phòng tài chính, đảm bảo rủi ro, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội. Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện thông qua việc ban hành Nghị Định 45 và 46, thông tư 155, 156 hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46, thông tư liên tịch Bộ Công an, Bộ Tài chính số 41 và QĐ 28 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, thông tư liên tịch Bộ Công An, Bộ Tài Chính số 16 và QĐ 23 về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới…. Có thể nói, khung pháp lý chuyên ngành bảo hiểm đã được xây dựng và hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và làm cơ sở cho sự phát triển lâu dài của thị trường trong tương lai. Đội ngũ cán bộ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng. Phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư vào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm. Đặc biệt trong giai đoạn này, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng việc đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu trở lại nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực đầu tư an toàn và có hiệu quả kinh tế cao như góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng Các doanh nghiệp bảo hiểm đã trở thành các định chế trung gian tài chính huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 TỔNG QUAN Trang 7/25 Doanh thu thị trường bảo hiểm tăng trưởng đều đặn, với tốc độ khá cao ngay cả trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng (2008: 15,4%, 2009: 14,1%), quy mô thị trường ngày càng mở rộng. Bảo hiểm thương mại chiếm giữ vị trí ngày càng quan trọng hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 17.362 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 10.123 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 7.239 tỷ đồng, tăng 15,93% so với cùng kỳ năm 2010. Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 PHÂN TÍCH SWOT Trang 8/25 2. PHÂN TÍCH SWOT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 1.4 Tổng quan về phân tích SWOT: Phân tích SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp, SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ Phân tích SWOT giúp bạn vạch ra biện pháp giảm những ảnh hưởng tiêu cực từ những điểm yếu của mình tới kết quả kinh doanh trong khi phát huy tối đa các điểm mạnh của bạn. Bảng phân tích SWOT cũng có thể giúp công ty chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực và khả năng với mưu đồ cạnh tranh của đối thủ. Tuy nhiên, chất lượng phân tích SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. 1.5 Phân tích SWOT: Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 PHÂN TÍCH SWOT Trang 9/25 1.5.1 Phân tích môi trường vĩ mô_Mô hình PEST-N: 1.5.1.1 Môi trường chính trị (P): Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo chuẩn cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm. Sự ra đời của một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo hiểm cháy, nổ … tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm. Việc Chính phủ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Chính sách mở cửa tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu làm tăng cầu bảo hiểm 1 . 1.5.1.2 Môi trường kinh tế (E): • Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hàng hóa của Việt Nam sẽ có một thị trường rộng lớn hơn, đó là các thành viên WTO; đồng thời hàng hóa nước họ sẽ được xâm nhập vào thị trường Việt Nam làm cho kinh tế phát triển, tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất nhập khẩu làm tiền đề cho bảo hiểm phát triển. GDP (năm 2010) vượt mốc 100 tỉ USD tăng trưởng trên 6,7%, bình quân đầu người 1.160 USD, tăng trưởng nông nghiệp 2,6%; công nghiệp và xây dựng 7,6%; dịch vụ 7,5%; xuất khẩu trên 70 tỉ USD chiếm 70% GDP, Việt Nam đã giảm hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ bé, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Hạn chế này thể hiện khá rõ ở tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trong GDP có tăng song vẫn còn rất 1 : http://webbaohiem.net/b%E1%BA%A3o-hi%E1%BA%BBm-v%E1%BB%9Bi-wto/1232-cac-cam- kt-wto-nh-hng-th-nao-n-bo-him html Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 PHÂN TÍCH SWOT Trang 10/25 thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế (Singapo là 6,00%; Đài loan 6,9%; Thái Lan 4,7%; mức trung bình trên thế giới là 7,8%). Những thuận lợi trên là tiền đề cho ngành bảo hiểm tăng trưởng. Người dân đã bắt đầu có tích luỹ và yên tâm sử dụng tiền tích luỹ này để đầu tư trở lại nền kinh tế, trong đó bảo hiểm nhân thọ là một trong những kênh đầu tư vốn được người dân lựa chọn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng. Đây cũng là cơ sở để ngành bảo hiểm phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi ngành bảo hiểm phải có sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài và trong nước, nhất là những cơ sở đầu tư ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kĩ thuật, bảo hiểm trách nhiệm phát triển. • Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành tính theo GDP của nền kinh tế có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp đã giảm, trong khi đó tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nguồn: Gso.gov.vn • Tác động của lạm phát và các biến động kinh tế: Đặc trưng của bảo hiểm là nhận phí trước và chi trả, bồi thường sau. Lạm phát là kẻ thù của các nhà bảo hiểm. Lạm phát vừa ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cải của Nhóm: tcdn1005ueh34 Lớp Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 [...]... theo con số thống kê thì khoảng 20-40% dân số mua bảo hiểm Chi phí cho bảo hiểm từ GDP ở các quốc gia phát triển là khoảng 10-15% thì ở Việt Nam chi phí cho bảo hiểm mới chiếm khoảng 2% từ GDP3 Nhu cầu mua bảo hiểm đang gia tăng nhanh ở mọi đối tượng, thành phần và độ tuổi cư dân Do đó, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng Với đại đa số người dân Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ vẫn còn là một lĩnh... %C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-Vi%E1%BB%87t -Nam- t %E1%BB%AB-n%C4%83m-1993-%C4%91%E1%BA%BFn-n%C4%83m-2009 Nhóm: tcdn1005ueh34 Môn: NLTHBH Lớp Tc10 Module 1 PHÂN TÍCH SWOT Trang 18/25 4 Chiến lược Marketing phát triển Nhóm: tcdn1005ueh34 Môn: NLTHBH Lớp Tc10 Module 1 GIẢI PHÁP Trang 19/25 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: Phân tích SWOT đưa ra các giải pháp Cơ hội Thách thức 1.Bất ổn kinh tế 1.Môi trường pháp lý... phẩm bảo hiểm vào Việt Nam Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử dụng là loại gì không được biết rõ: đơn bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm như thế nào? Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh thu từ Việt Nam, mà... doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu Trong khi đó, thị trường chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước ngoài Mặc dù thực tế cho thấy, mua bảo hiểm hàng hóa từ các nhà bảo hiểm Việt Nam có nhiều cái lợi cho các doanh nghiệp hơn Thứ nhất, các doanh nghiệp được giao dịch với người Việt Nam, tránh... Trang 17/25 đã làm thu hẹp thị phần của Bảo Minh Và con số lợi nhuận của các công ty bảo hiểm vừa gia nhập ngành năm 2009, công ty bảo hiểm than khoáng sản lãi 32,4 tỷ đồng, bảo hiểm hàng không lãi 66,2 tỷ đồng chứng tỏ cho sự dễ dãi trong việc tạo ra các sản phẩm bảo hiểm đã có trên thị trường đã làm khuyếch đại bối cảnh cạnh tranh trong ngành bảo hiểm8 Do đó, ngành bảo hiểm vốn đã cạnh tranh gay... bảo hiểm và có đóng góp vào sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài Các doanh nghiệp tạo nền tảng... bảo năng cho ngành + Thông tin một cách đồng hiểm làm ảnh hưởng đến đều đến các khu vực dân cư quyền và lợi ích chính đáng của để đảm bảo mọi người đều người tham gia bảo hiểm nhận được nguồn tin hữu ích 2.Về phía Hiệp hội Bảo hiểm và tin cậy Việt Nam: - xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường 3.Về phía các doanh nghiệp bảo. .. nghiệp bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm qua biên giới (vào Việt Nam) Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) Trước hết, họ không thể biết được thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ (Doanh nghiệp bảo hiểm. .. SWOT Trang 12/25 hiểm nhân thọ cũng gặp khó khăn trong khai thác, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, một số ít khách hàng tham gia bảo hiểm không còn đủ khả năng đóng phí bảo hiểm 1.5.1.3 Môi trường xã hội (S): Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới (xấp xỉ 87 triệu người ) và cũng là nước có dân số trẻ (65 - 68% số người ở độ tuổi dưới 35) nhưng mới có khoảng 5% dân số mua bảo hiểm Nếu so sánh... nghiệp bảo hiểm mới cũng là điều đáng lo ngại 1.5.3 Sử dụng mô hình SWOT đánh giá thị trường bảo hiểm Việt Nam: Cơ hội Thách thức 1 Môi trường pháp lý ngày càng 1 Bất ổn kinh tế hòan thiện 2 Nhận thức chưa cao và không đồng 2 Kinh tế tăng trưởng đều 3 Quy mô dân số lớn 3 Áp dụng công nghệ mới tốn kém và khó khăn 4 Khí hậu nhiệt đới gió mùa Điểm mạnh Điểm yếu 1 Thị trường ngày càng lớn mạnh 1) Việc giải . Tc10 Môn: NLTHBH Module 1 GIẢI PHÁP Trang 19/25 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: Phân tích SWOT đưa ra các giải pháp Cơ hội 1.Môi trường pháp lý ngày càng hòan thiện. 2.Kinh. 4/25 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 1.1 Giai đọan trước 1993: Hoạt động bảo hiểm nước ta đã có những bước. chuyên nghiệp 17 4.Chiến lược Marketing phát triển 18 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM: 19 Cơ hội 19 1.Môi trường pháp lý ngày càng hòan thiện 19 2.Kinh tế tăng trưởng