Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao lại là 23? Câu chuyện Nhan Uyên và Khổng Tử sẽ cho bạn biết tại sao như vậy… Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải. Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?” Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”. Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!” Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?” Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?” Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Ba nhân tám là 23”, Nhan Uyên lòng không phục. Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói: “Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!” Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi. Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục. Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học… Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý. Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”. Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi. Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa. Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”… Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng. Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia. Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?” Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ. Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?” Khổng Tử có đúng là có thể nhìn trước được tương lai? Hãy cùng xem tiếp… Nhan Uyên cảm thấy kính phục sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!” Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!” Mạng người quan trọng hay địa vị quan trọng? Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?” Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa:“Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!” Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ. Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới ca từ trong một bài hát tuyệt vời của Khắc Lý Lâm: “Nếu như mất đi bạn, được cả thế giới cũng để làm gì?” Cũng như vậy, Đôi khi bạn tranh đấu giành được điều bạn cho là lẽ phải, Nhưng điều mất đi có lẽ còn quan trọng hơn; Luôn luôn phân rõ sự tình nặng nhẹ”. Đừng gắng sức tranh giành, rồi sau hối hận không kịp! Rất nhiều chuyện không cần tranh giành, Lùi một bước biển rộng trời cao. Hơn thua với khách hàng, thắng ấy cũng là thua (khi sản phẩm mới cần đổi mẫu, bạn sẽ biết) Hơn thua với ông chủ, thắng ấy cũng là thua (cuối năm lúc đánh giá thành tích, bạn sẽ biết) Hơn thua với người già, thắng ấy cũng là thua (người ta không để ý tới bạn đâu, bạn vẫn phải tự mình làm thôi) Hơn thua với bằng hữu, thắng ấy cũng là thua (làm không tốt sẽ mất đi một người bạn) Lá trà nhờ nước sôi mới có thể tỏa ra mùi hương thơm ngát, Sinh mệnh vượt qua bao trắc trở, mới để lại tiếng thơm cho đời… Hiểu được điều đó sẽ luôn luôn cảm ơn cuộc đời… vậy là hạnh phúc nhất đấy. Giáo dục là một vấn đề vô cùng trọng yếu! Bất luận điều gì chưa rõ, hãy cùng nhau bàn bạc giải quyết. Nếu không, sai một niệm có thể sẽ hỏng một đời… Thật là những suy nghĩ sâu sắc! Theo cmoney.tw Nam Quân biên dịch Bạn có muốn trở thành người cha mẫu mực như lời dạy của Khổng Tử? Thế giới hiện đại của chúng ta đang thách thức vai trò làm cha. Tỷ lệ 50% các gia đình ly hôn, công việc tối mắt tối mũi nơi công sở, những áp lực của xã hội hiện đại khiến vai trò làm cha thật sự khó khăn và cơ hội để sống đúng với thiên chức này trở nên ít ỏi. Và xã hội dường như tặng cho các bà mẹ phần tình yêu lớn hơn: Kể từ năm 2004, doanh số bán hàng Ngày của Cha liên tục giảm và thấp hơn khoảng 2 lần so với chi tiêu cho Ngày của Mẹ, theo thống kê từ Hiệp hội bán lẻ Mỹ. Người cha thời cổ đại Trung Hoa đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Người xưa vinh danh cha của họ với sự tôn kính ngang với vua hoặc thậm chí với các vị thần. Xưa kia, chữ “vương” chứa chữ “cha” bên trong. Mặc dù với tư tưởng hiện đại điều này nghe có vẻ cực đoan, song văn hóa Trung Hoa truyền thống lại mang tới cho những người làm cha ngày nay nhiều bài học lớn. Người cha trong văn hóa Trung Hoa truyền thống Là người đứng đầu của xã hội nhỏ nhất – gia đình – người cha không chỉ có trách nhiệm đối với gia đình về phương diện vật chất, ông còn là người khắc sâu trong lòng con trẻ quan niệm đạo đức và thái độ ứng xử phù hợp để đảm nhận các vai trò trong gia đình mà chính chúng sẽ kế thừa. Khổng Tử – một nhà hiền triết nổi tiếng, người đã sống cách đây hơn 2.500 năm, đã dạy rằng lòng hiếu thảo là nền tảng của mỗi gia đình. Điều này dựa trên nền tảng vốn có là mối quan hệ tương hỗ “tam cương ngũ thường” giữa bạn bè, anh chị em, cha con, chồng vợ, vua tôi. Bằng cách thừa nhận và ý thức được các mối liên hệ này, con người có thể sống và lớn lên bên nhau một cách hòa hợp. Khổng Tử cho rằng tình yêu của người cha khác tình cảm của mẹ; trên tất cả, một người cha phải đóng vai trò chỉ huy trong gia đình và nhận được sự kính trọng. Khổng Tử. (Họa sĩ vô danh/ Ảnh: Commons Wikimedia) Khoảng cách phù hợp Trong khi vẫn đối xử tốt bụng và yêu thương con cái, người cha vẫn phải giữ một khoảng cách nhất định. Phụ thân trong văn hóa cổ đại của Trung Hoa không phải thể hiện là muốn làm bạn với con cái của họ theo nghĩa thông thường. Người phụ huynh không biến mình thành thế giới trẻ nhỏ, mà ngược lại, cung cấp cho chúng những phương tiện để phát triển cá tính và tiến nhập vào thế giới người trưởng thành. Cho dù trong công tác ngoài xã hội hay trong quan hệ gia đình, hành vi của người cha là tấm gương cho trẻ dõi theo, và người cha cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng trong hoàn cảnh thích hợp. Một người cha không thể bỏ những rào cản phân định vai trò của mình. Mặc dù tiếp xúc của người cha với con cái bị hạn chế, cũng như bây giờ những tiếp xúc giữa cha con bị hạn chế do sự bận rộn trong công việc, người cha cần phải để lại những dấu ấn tốt nhất có thể lên thế hệ con cháu của mình. Đừng trở thành người độc đoán Điều này không có ý nói rằng người cha Trung Hoa cổ đại là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi trường hợp. Nhà tư tưởng Trung Hoa ở thế kỷ I cho rằng: “Tất cả con người đều là con của Thượng đế và chỉ đơn thuần là thấm tinh thần của cha mẹ mình trong thể xác. Do đó, người cha không có quyền lực tuyệt đối với con trai của họ”. Kể từ khi các con coi cha mình như một hình mẫu chuẩn mực đạo đức, người cha được kỳ vọng sẽ giữ mình theo các nguyên tắc đạo đức cao. Đó không phải là sự tuân thủ mù quáng – thứ mà Khổng Tử khinh sợ. Khi một trong các môn đệ tự hào về việc đã chịu đựng đòn đánh tàn bạo từ người cha của mình, Khổng Tử đã khiển trách ngay: Bằng cách chịu đựng đòn roi tàn ác, ngươi đã cho phép cha mình làm việc xấu? Là một người con, Khổng Tử dạy, không phải để tuân theo cha mẹ một cách mù quáng, mà là để học hỏi từ họ những bài học về đạo đức để hình thành nhân cách và hỗ trợ họ trong những thời điểm quan điểm đạo đức của họ yếu kém. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò làm gương của người cha, chỉ khi người cha cho thấy tính cách mạnh mẽ, chính trực thì con trai của ông sẽ noi gương trở thành người mạnh mẽ, chính trực. Thực tế hiện đại Đối với người cha hiện đại, cố gắng dành thời gian cho con trẻ có thể làm bạn nản chí, thậm chí dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Trong khi phụ nữ đi làm được nghỉ thai sản và các doanh nghiệp cũng phát triển chính sách ưu ái đối với người mẹ, giúp họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và con cái, chỉ có rất ít không gian cho sự nghiệp làm cha. Trong xã hội ngày nay, nơi mà vai trò trụ cột của người cha giảm đi đáng kể, thời gian bạn dành cho trẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để mọi khoảnh khắc dành cho con trở nên đáng giá, người cha phải hy sinh các sở thích của bản thân, thay vào đó sử dụng sức mạnh đích thực của tâm tính và trở thành hình mẫu đáng giá cho hậu thế của mình. Quế Trà biên dịch Điển tích: Nồi cơm của Khổng Tử Một lần, Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò cưng của Khổng Tử. Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ… Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm. Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất. Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau. Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp. Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ… Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh… rồi từ từ đưa cơm lên miệng ăn. Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò cưng nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!” Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ. Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước… Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy… cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng? Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?” Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch”. Khổng Tử hỏi: “Tại sao?” Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín, con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi… nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em… Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và… thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ! Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng:“Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!” Quả cảm, hùng ngôn, hay đức hạnh? Sự lựa chọn của Khổng Tử Một ngày nọ, Khổng Tử cùng ba đồ đệ thân tín là Tử Lộ, Tử Cống và Nhan Hồi du ngoạn đến núi Nông Sơn. Đứng trên đỉnh núi, tĩnh nhìn mênh mông, Khổng Tử hỏi các học trò: “Đứng trên cao mà nhìn xa trông rộng. Đại trượng phu nuôi chí hướng trùng trùng, các con hãy thật lòng nói ta nghe?” Tử Lộ liền bước lên và nói: “Con mong muốn được dùng những mũi tên có lông vũ màu trắng, với cờ đỏ phập phồng. Khi kèn róng, chuông ngân và trống giục, con sẽ tiến quân đánh tan kẻ thù bằng sức mạnh vô địch, giành lại hàng ngàn dặm đất bị mất. Tử Cống và Nhan Hồi có thể làm quân sư cho con.” Khổng Tử tán dương: “Quả là dũng cảm!” Tử Cống bước lên và nói: “Đến một ngày, khi Tề – Sở giao tranh. Trong thời khắc sắp xảy ra trận chiến, con sẽ xuất hiện với áo choàng trắng và nón trắng, con khuyên giải cả hai nước về giá đắt mà giang sơn xã tắc sắp gánh chịu. Không cần một tốt lính, con sẽ kết thúc cuộc giao tranh. Tử Lộ và Nhan Hồi có thể giúp con.” Khổng Tử nói: “Quả là hùng ngôn!” Nhan Hồi vẫn lặng thinh không nói. Khổng Tử hỏi học trò: “Nhan Hồi, lẽ nào con không có đạo lý để nói ra? Nhan Hồi trả lời: “Văn – võ, cả hai phương diện họ đều đã nói cả rồi. Con còn có gì để nói đây?” Khổng Tử nói: “Dù vậy, quân tử đều có chí lớn. Hãy nói ta nghe đạo lý của con.” Nhan Hồi thưa: “Con nguyện lòng phò trợ một vị minh vương, lấy lễ nhạc mà giáo hóa lòng dân. Khiến vua lấy Đạo trị thiên hạ. Khiến quan lại sống đức độ. Bách tính ôn hòa, hiền lành và sống an cư lạc nghiệp. Binh khí nung thành nông cụ, khắp nơi là đất canh tác. Con người thân thiện với xóm giềng bằng hữu. Những quốc gia lân cận nhìn hưng thịnh và công lý chân chính của nước ta mà giải tán quân đội, ngừng giao tranh. Nếu khắp thiên hạ đều như vậy, sẽ không phải lo binh đao loạn lạc. Nếu ngày ấy đến, sẽ không cần Tử Lộ và Tử Cống lao thân khổ não.” Khổng Tử hết lời ngợi khen cậu học trò: “Mỹ hảo, quả là đức hạnh!” Tử lộ hỏi: “Thưa Thầy, Thầy chọn cách nào?” Khổng Tử nói: “Bởi vì không tổn hại ngân khố quốc gia, không nguy hại bách tính, lại không cần lời lẽ khoa trương, ta chọn kẻ đại đức.” Niềm tin rằng Đạo sẽ cứu vớt nhân loại và giúp con người sống hòa bình và an lạc là tâm niệm chân thành của Khổng Tử. . Sự lựa chọn của Khổng Tử Một ngày nọ, Khổng Tử cùng ba đồ đệ thân tín là Tử Lộ, Tử Cống và Nhan Hồi du ngoạn đến núi Nông Sơn. Đứng trên đỉnh núi, tĩnh nhìn mênh mông, Khổng Tử hỏi các học. chuyện sẽ xảy ra vậy?” Khổng Tử có đúng là có thể nhìn trước được tương lai? Hãy cùng xem tiếp… Nhan Uyên cảm thấy kính phục sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy. mẫu mực như lời dạy của Khổng Tử? Thế giới hiện đại của chúng ta đang thách thức vai trò làm cha. Tỷ lệ 50% các gia đình ly hôn, công việc tối mắt tối mũi nơi công sở, những áp lực của xã hội