Học mãi không còn xa lạ gĩ với học sinh Việt Nam và trong bài viết này mình xin gửi tới các bạn học sinh trọn bộ tài liệu ôn tập lớp 12 và ôn thi Đại Học năm 2015 của Học mãi. Tài liệu được tổng hợp cẩn thận hy vọng sẽ giúp được phần nào các bạn trong quá trình ôn thi thpt quốc gia
Trang 1Khóa học Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Hồ Chí Minh -
1 Hoàn cảnh sáng tác
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi
- Âm mưu tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp
- Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng
trường Ba Đình
- Đối tượng và mục đích hướng tới của bản Tuyên ngôn Độc lập
2 Nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập
- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
- Lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương
- Khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam để giữ vững quyền tự do độc lập
3 Giá trị lịch sử và giá trị văn học của Tuyên ngôn Độc lập
3.1 Giá trị lịch sử:
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về
quyền độc lập tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta để có thể
có được quyền thiêng liêng và chính đáng ấy
- Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam, khẳng
định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng cho dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước
3.2 Giá trị văn học
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương yêu nước lớn của thời đại cách mạng, nêu cao truyền
thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (TIẾT 1)
- HỒ CHÍ MINH –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tuyên ngôn Độc lập (Tiết 1) thuộc khóa học
Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm
vững kiến thức văn bản Tuyên ngôn Độc lập, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
(Tài liệu dùng chung cho Tiết 1 và Tiết 2 của bài Tuyên ngôn Độc lập)
Trang 2Khóa học Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2-
4 Nghệ thuật văn chính luận: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, kết hợp tư duy logic và tư duy
hình tượng
4.1 Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập
4.1.1.Trình tự lập luận: trích dẫn những lời bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập
1776 của Mĩ để từ cơ sở đó, tác giả suy rộng ra quyền dân tộc Tiếp theo là lời trích dẫn từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791 để chốt lại bằng một khẳng định: "đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được"
4.1.2 Hiệu quả lập luận của những lời trích dẫn
- Tạo một vị thế ngang hàng
- Làm sáng tỏ tính chất hợp qui luật của cách mạng Việt Nam
- Tạo cơ sở pháp lí vững vàng, mang tầm vóc quốc tế cho lời tuyên bố độc lập của Việt Nam trong
Tuyên ngôn Độc lập
- Việc trích dẫn cũng thể hiện một nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa sắc sảo, kiên quyết của người viết
4.1.3 Hiệu quả của những lời luận bàn, mở rộng, nâng cao
- Đóng góp lớn về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt lí luận đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, một trong ba dòng thác cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ
XX
4.2 Phân tích nghệ thuật lập luận sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh trong phần 2 của bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập tự do của dân
tộc Việt Nam
1 Luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp
2 Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập có thể coi như một cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ
hoàn toàn luận điệu xảo trá của thực dân Pháp
- Phủ định thực dân ở Việt Nam
- Phủ định công khai hóa Việt Nam của thực dân Pháp
- Phủ định công bảo hộ Việt Nam của thực dân Pháp
- Phủ định luận điệu kẻ cướp cho rằng Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp
- Phủ định vai trò Đồng Minh của thực dân Pháp
- Bản Tuyên ngôn cũng lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp
=> Tất cả những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn trên đã bác bỏ luận điệu kẻ cướp của
thực dân Pháp và đưa đến một kết luận không ai có thể phủ nhận được: "nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do, độc lập, và thực sự đã thành một nước tự do, độc lập"
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 3Khóa học Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Hồ Chí Minh -
1 Hoàn cảnh sáng tác
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi
- Âm mưu tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp
- Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng
trường Ba Đình
- Đối tượng và mục đích hướng tới của bản Tuyên ngôn Độc lập
2 Nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập
- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
- Lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương
- Khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam để giữ vững quyền tự do độc lập
3 Giá trị lịch sử và giá trị văn học của Tuyên ngôn Độc lập
3.1 Giá trị lịch sử:
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về
quyền độc lập tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta để có thể
có được quyền thiêng liêng và chính đáng ấy
- Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam, khẳng
định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng cho dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước
3.2 Giá trị văn học
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương yêu nước lớn của thời đại cách mạng, nêu cao truyền
thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (TIẾT 2)
- HỒ CHÍ MINH –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tuyên ngôn Độc lập (Tiết 2) thuộc khóa học
Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm
vững kiến thức văn bản Tuyên ngôn Độc lập, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
(Tài liệu dùng chung cho Tiết 1 và Tiết 2 của bài Tuyên ngôn Độc lập)
Trang 4Khóa học Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2-
4 Nghệ thuật văn chính luận: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, kết hợp tư duy logic và tư duy
hình tượng
4.1 Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập
4.1.1.Trình tự lập luận: trích dẫn những lời bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập
1776 của Mĩ để từ cơ sở đó, tác giả suy rộng ra quyền dân tộc Tiếp theo là lời trích dẫn từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791 để chốt lại bằng một khẳng định: "đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được"
4.1.2 Hiệu quả lập luận của những lời trích dẫn
- Tạo một vị thế ngang hàng
- Làm sáng tỏ tính chất hợp qui luật của cách mạng Việt Nam
- Tạo cơ sở pháp lí vững vàng, mang tầm vóc quốc tế cho lời tuyên bố độc lập của Việt Nam trong
Tuyên ngôn Độc lập
- Việc trích dẫn cũng thể hiện một nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa sắc sảo, kiên quyết của người viết
4.1.3 Hiệu quả của những lời luận bàn, mở rộng, nâng cao
- Đóng góp lớn về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt lí luận đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, một trong ba dòng thác cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ
XX
4.2 Phân tích nghệ thuật lập luận sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh trong phần 2 của bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập tự do của dân
tộc Việt Nam
1 Luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp
2 Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập có thể coi như một cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ
hoàn toàn luận điệu xảo trá của thực dân Pháp
- Phủ định thực dân ở Việt Nam
- Phủ định công khai hóa Việt Nam của thực dân Pháp
- Phủ định công bảo hộ Việt Nam của thực dân Pháp
- Phủ định luận điệu kẻ cướp cho rằng Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp
- Phủ định vai trò Đồng Minh của thực dân Pháp
- Bản Tuyên ngôn cũng lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp
=> Tất cả những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn trên đã bác bỏ luận điệu kẻ cướp của
thực dân Pháp và đưa đến một kết luận không ai có thể phủ nhận được: "nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do, độc lập, và thực sự đã thành một nước tự do, độc lập"
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 5Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
A.Khái quát
1 Tác giả: Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết
văn nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn
2 Tác phẩm:
2.1.Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong
cách nghệ thuật của nhà thơ Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của
thơ ca kháng chiến chống Pháp
2.2.Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam Địa bàn đóng quân và hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi rộng lớn và hiểm trở của biên giới Việt Lào, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân TâyTiến trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội nên tâm hồn mang đậm nét hào hoa, lãng mạn Bài thơ được viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đời sống bộ đội gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm với tinh
thần “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”
- Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trong trung đoàn Tây Tiến, tới cuối 1948, ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác Một thời gian sau, khi đang ở Phù Lưu Chanh, một làng thuộc tỉnh Hà
Đông, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến Năm 1957, khi in lại trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi nhan đề bài thơ thành Tây Tiến
Hoàn cảnh sáng tác ấy cho thấy rõ hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đơn vị cũ và mảnh đất miền Tây đầy kỉ niệm Nỗi nhớ trở thành cảm xúc trữ tình xuyên suốt bài thơ Hoàn cảnh sáng tác cũng đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến, hiểu được nguyên
TÂY TIẾN (PHẦN 1)
- QUANG DŨNG –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tây Tiến (Phần 1) thuộc khóa học Luyện thi
Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm vững kiến
thức bài thơ Tây Tiến, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
Trang 6Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2-
nhân của bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, những yếu tố làm nên chất bi tráng rất đặc biệt cho bài thơ
B Tìm hiểu tác phẩm
Đề 1: Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I.Mở bài
- Nhận xét chung về tác giả và tác phẩm: Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ,
vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết,
tinh tế và lãng mạn Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người
lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng hướng về những kí niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ ấy chủ yếu hướng về những kỉ niệm với thiên nhiên và con người trên chặng đường hành quân gian nan vất vả của đoàn quân Tây Tiến qua vùng rừng núi miền Tây Thông qua đó, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến
II.Thân bài
1 Hai câu thơ đầu: cảm hứng chủ đạo- khúc dạo đầu của nỗi nhớ nhung
Hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của cả bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh Tây Tiến hướng về miền Tây, trung đoàn Tây Tiến và những năm
tháng quá khứ không thể nào quên
2 12 câu tiếp:
2.1 Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây: Thông qua những nét vẽ tài hoa vừa chân thực vừa thấm
đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở nhưng cũng hùng vĩ thơ mộng và xiết bao kì thú
a Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức Quang Dũng chính là màn sương rừng
mờ ảo
b Nhớ đến miền Tây, không thể nào quên sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của dốc núi
Trong 3 câu thơ đặc biệt giàu chất tạo hình và biểu cảm, dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú
c Sau những câu thơ hun hút, nhọc nhằn miêu tả dốc núi, câu thơ tiếp theo miêu tả rừng núi miền
Tây trong biển mưa
Trang 7Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
d Núi rừng miền Tây được miêu tả trong những nét vẽ đầy ấn tượng:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Thông qua bức tranh thiên nhiên đặt trong sự trải nghiệm của chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân, có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn những người lính Tây Tiến: họ lạc quan, mạnh mẽ coi thường mọi gian truân vất vả, những thử thách của thiên nhiên chỉ càng làm rõ hơn ý chí, sức mạnh, tâm hồn trẻ trung và
tư chất nghệ sĩ của họ
2.2.Kí ức về người lính Tây Tiếntrên đường hành quân
- Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiếntrên đường hành quân:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- Con đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến không chỉ có gian truân vất vả mà còn có cả những
kỉ niệm ngọt ngào, thắm thiết ân tình Miền Tây không chỉ có núi cao, rừng sâu , miền Tây còn có những bản làng nên thơ với khói lam chiều ấm áp quyện bên sườn núi, có hương thơm quyến rũ của xôi nếp nương, nhất là có những sơn nữ tình tứ và xinh đẹp:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
III.Kết luận
Với sự kết hợp uyển chuyển giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, giữa chất họa và chất
nhạc, 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng
đất miền Tây hiểm trở, khắc nghiệt mà thơ mộng kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã khắc họa chân thực bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 8Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1-
A.Khái quát
1 Tác giả: Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết
văn nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn
2 Tác phẩm:
2.1.Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong
cách nghệ thuật của nhà thơ Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của
thơ ca kháng chiến chống Pháp
2.2.Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam Địa bàn đóng quân và hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi rộng lớn và hiểm trở của biên giới Việt Lào, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân TâyTiến trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội nên tâm hồn mang đậm nét hào hoa, lãng mạn Bài thơ được viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đời sống bộ đội gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm với tinh
thần “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”
- Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trong trung đoàn Tây Tiến, tới cuối 1948, ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác Một thời gian sau, khi đang ở Phù Lưu Chanh, một làng thuộc tỉnh Hà
Đông, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến Năm 1957, khi in lại trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi nhan đề bài thơ thành Tây Tiến
Hoàn cảnh sáng tác ấy cho thấy rõ hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đơn vị cũ và mảnh đất miền Tây đầy kỉ niệm Nỗi nhớ trở thành cảm xúc trữ tình xuyên suốt bài thơ Hoàn cảnh sáng tác cũng
TÂY TIẾN (PHẦN 2)
- QUANG DŨNG –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tây Tiến (Phần 2) thuộc khóa học Luyện thi
Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm vững kiến
thức bài thơ Tây Tiến, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
(Tài liệu dùng chung cho phần 1 và phần 2 bài Tây Tiến)
Trang 9Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến, hiểu được nguyên nhân của bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, những yếu tố làm nên chất bi tráng rất đặc biệt cho bài thơ
B Tìm hiểu tác phẩm
Đề 1: Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I.Mở bài
- Nhận xét chung về tác giả và tác phẩm: Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ,
vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết,
tinh tế và lãng mạn Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người
lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng hướng về những kí niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ ấy chủ yếu hướng về những kỉ niệm với thiên nhiên và con người trên chặng đường hành quân gian nan vất vả của đoàn quân Tây Tiến qua vùng rừng núi miền Tây Thông qua đó, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến
II.Thân bài
1 Hai câu thơ đầu: cảm hứng chủ đạo- khúc dạo đầu của nỗi nhớ nhung
Hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của cả bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh Tây Tiến hướng về miền Tây, trung đoàn Tây Tiến và những năm
tháng quá khứ không thể nào quên
2 12 câu tiếp:
2.1 Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây: Thông qua những nét vẽ tài hoa vừa chân thực vừa thấm
đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở nhưng cũng hùng vĩ thơ mộng và xiết bao kì thú
a Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức Quang Dũng chính là màn sương rừng
mờ ảo
b Nhớ đến miền Tây, không thể nào quên sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của dốc núi
Trong 3 câu thơ đặc biệt giàu chất tạo hình và biểu cảm, dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú
c Sau những câu thơ hun hút, nhọc nhằn miêu tả dốc núi, câu thơ tiếp theo miêu tả rừng núi miền
Tây trong biển mưa
Trang 10Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3-
d Núi rừng miền Tây được miêu tả trong những nét vẽ đầy ấn tượng:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Thông qua bức tranh thiên nhiên đặt trong sự trải nghiệm của chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân, có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn những người lính Tây Tiến: họ lạc quan, mạnh mẽ coi thường mọi gian truân vất vả, những thử thách của thiên nhiên chỉ càng làm rõ hơn ý chí, sức mạnh, tâm hồn trẻ trung và
tư chất nghệ sĩ của họ
2.2.Kí ức về người lính Tây Tiếntrên đường hành quân
- Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiếntrên đường hành quân:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- Con đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến không chỉ có gian truân vất vả mà còn có cả những
kỉ niệm ngọt ngào, thắm thiết ân tình Miền Tây không chỉ có núi cao, rừng sâu , miền Tây còn có những bản làng nên thơ với khói lam chiều ấm áp quyện bên sườn núi, có hương thơm quyến rũ của xôi nếp nương, nhất là có những sơn nữ tình tứ và xinh đẹp:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
III.Kết luận
Với sự kết hợp uyển chuyển giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, giữa chất họa và chất
nhạc, 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng
đất miền Tây hiểm trở, khắc nghiệt mà thơ mộng kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã khắc họa chân thực bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 11Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
Đề 2:Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
I Mở bài
- Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc
kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, tinh tế và lãng mạn Tây Tiến là bài
thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ
Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống
Pháp
- Cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng hướng về những kí niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến.Tám câu thơ được bình giảng nằm trong đoạn thứ hai của bài thơ Đây
là đoạn thơ tái hiện những ấn tượng sâu sắc về một đêm lửa trại và sau đó là nỗi nhớ của nhà thơ về cảnh
và người miền Tây Thông qua những kỉ niệm và nỗi nhớ ấy, Quang Dũng đã khắc họa sinh động vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của chiến sĩ Tây Tiến
TÂY TIẾN (PHẦN 3)
- QUANG DŨNG –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Tây Tiến (Phần 3) thuộc khóa học Luyện thi
Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm vững kiến
thức bài thơ Tây Tiến, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
Trang 12Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Tây Tiến – Quang Dũng
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2-
II Thân bài
Nếu 14 câu đầu chủ yếu thể hiện sức mạnh hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến trong cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hiểm trở thì tới đoạn hai, qua những kỉ niệm ngọt ngào, tươi sáng, nhà thơ
đã tập trung miêu tả nét hào hoa, nghệ sĩ trong tâm hồn những chàng trai Hà Thành lãng mạn, mộng mơ
1 Bốn câu đầu: miêu tả những ấn tượng sâu sắc, những cảm nhận tinh tế của chiến sĩ Tây Tiến
về một đêm lửa trại nơi trú quân giữa một bản làng nào đó ởmiền Tây
trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 13Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tây Tiến - Quang Dũng
TÂY TIẾN
- Quang Dũng
Đề 3 Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
I Mở bài
- Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, tinh tế và lãng mạn Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng,
thể hiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tây Tiến cũng là một trong những bài thơ hay nhất
về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng hướng về những kỉ niệm không thể nào quên với miền Tây và
trung đoàn Tây Tiến 12 câu thơ được bình giảng nằm trong đoạn cuối của bài thơ Thông qua nỗi nhớ về cuộc sống chiến đấu gian khổ và hi sinh anh dũng của những chiến binh Tây Tiến, đoạn thơ đã trở thành một bức tượng đài về hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng của lí tưởng cao cả, của ý chí kiên cường, của sự hi sinh dũng cảm cùng vẻ đẹp hào hoa lãng mạn của những tâm hồn đằm thắm mộng mơ
II Thân bài
1 4 câu đầu: Nhà thơ đã tái hiện chân thực cuộc sống chiến đấu gian khổ, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến trong những năm tháng kháng chiến
- Trong kí ức của Quang Dũng, chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong hững nét vẽ ngoại hình đầy ấn tượng
Trang 14Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tây Tiến - Quang Dũng
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Bức tượng đài chiến sĩ Tây Tiến không chỉ có nét ngang tàng oai phong trong dáng vẻ dữ dội, uy nghi mà còn được thể hiện ở chiều sâu đẹp đẽ trong tâm hồn
b Đoạn thơ sau trực tiếp miêu tả sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ Tây Tiến
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
c Đoạn kết: khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến
- Trở về với hiện tại, miền Tây và Tây Tiến đã lùi xa trong kí ức, trong nỗi nhớ nhung:
Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi
- Những năm tháng ngắn ngủi sống trong đoàn binh Tây Tiến đã để lại trong lòng nhà thơ những hoài niệm không thể phai mờ Bài thơ kết lại bằng lời nhắn nhủ thiết tha:
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
III Kết luận
Đoạn thơ đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng, đó là bút pháp tương phản đầy ấn tượng của cảm hứng lãng mạn, là chất họa và chất nhạc đậm nét với giá trị biểu cảm mạnh mẽ, là chất bi tráng đưa đến những xúc động sâu sắc trong lòng người Qua đó, Quang Dũng đã khắc họa sâu đậm hình ảnh người chiến binh Tây Tiến trong cả cuộc sống chiến đấu gian khổ và sự hi sinh anh dũng, làm hiện lên vẻ đẹp toàn vẹn trong tâm hồn các anh, những người lính kiêu dũng, ngang tàng và lãng mạn, hào hoa Hình ảnh các anh càng làm rõ thêm cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh Tây Tiến hướng về miền Tây, trung đoàn Tây Tiến và những năm tháng oanh liệt, hào hùng không thể nào quên
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 15Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
VIỆT BẮC
- Tố Hữu
A Khái quát:
1 Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như
song hành với các giai đoạn đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình - chính trị đậm nét
2 Tác phẩm:
2.1 Vị trí: Với sự thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, Việt Bắc không
chỉ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu mà còn là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
2.2 Hoàn cảnh sáng tác:
- Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 tới khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp Nơi đây, người dân Việt Bắc đã từng che chở, đùm bọc và đã sát cánh bên bộ đội, cán bộ kháng chiến để giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 10/1954 các
cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa cách mạng Việt Bắc trở về Hà Nội Một loạt những vấn đề đặt ra trong đời sống tình cảm của dân tộc: liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng thủy chung với đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng? có nhớ những tháng ngày gian khổ hào hùng và sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến? Việt Bắc sẽ có vị trí như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới?
- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy của dân tộc, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc Bài thơ gồm có hai phần:
phần đầu tái hiện những kỉ niệm của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc; phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc
- Hoàn cảnh sáng tác: cho thấy rõ hơn cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đó là nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã trở thành kỉ niệm khiến niềm vui trong hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở tương lai Bài thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bề sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lí thủy chung của dân tộc
2.3 Cấu tứ chung của bài thơ:
- Bài thơ được đặt vào hoàn cảnh đặc biệt của một cuộc chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa những con người từng gắn bó lâu dài, từng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi, nay trong giờ phút chia tay, cùng nhau gợi lại những
kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ, bày tỏ sự lưu luyến nhớ thương trong hiện tại, khẳng định nghĩa tình bền chặt, sự thuỷ chung và hẹn ước về tương lai
Trang 16Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Nhưng đây là một cuộc chia tay rất đặc biệt vì người ra đi thực chất lại là người trở về, cuối chặng đường của
người ra đi không phải chân trời góc bể xa xôi mà là tổ ấm gia đình, là Thủ đô hoa lệ, và vì thế, trong lòng người ở lại ngoài nỗi nhớ nhung sẽ còn thêm một niềm trăn trở về sự thủy chung của người đi
- Hoàn cảnh chia tay thường dành diễn tả những tình cảm riêng tư như tình bạn, tình yêu , nay được Tố Hữu thể hiện những nghĩa tình thiêng liêng, lớn lao của cách mạng Cách cấu tứ đặc biệt này khiến chuyện nghĩa tình cách mạng, kháng chiến được diễn tả bằng những ngôn từ và giọng điệu ngọt ngào của tình yêu, đưa người đọc vào không khí xúc động của ân tình và lưu luyến, của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin yêu Đây cũng là nét riêng đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu
- Với nhân vật trữ tình là người đi - kẻ ở, bài thơ được kết cấu theo hình thức đối đáp tựa những câu hát giao duyên trong ca dao xưa Nhưng thực ra, bên trong lớp đối thoại của kết cấu là lời độc thoại của tâm trạng: kẻ ở - người đi, câu hỏi - lời đáp cũng chỉ là sự phân thân của chủ thể trữ tình, là thủ pháp để nhà thơ bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng, tạo ra sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân Để thể hiện sự phân thân ấy, nhà thơ đã sử dụng sáng tạo và tinh tế hai đại từ mình và ta Trong bài thơ Việt Bắc, mình chủ yếu được dùng ở ngôi thứ hai khiến bài thơ phảng phất phong
vị những bài ca dao về tinh yêu đôi lứa, cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa hai nhân vật trữ tình- mình khi là người ra
đi trong câu hỏi đầy trăn trở của người ở lại Mình về mình có nhớ ta?, khi là người ở lại trong sự đồng vọng xao xuyến của người ra đi: ta về, mình có nhớ ta?; tuy nhiên, mình cũng có lúc chuyển hóa đa nghĩa, vừa là người đi, vừa
là kẻ ở trong sự hòa nhập gắn kết: mình đi, mình có nhớ mình? Mình đi, mình lại nhớ mình Đại từ ta cũng được sử
dụng rất linh hoạt, độc đáo, chủ yếu là ngôi thứ nhất, người phát ngôn, nhưng nhiều khi lại chỉ chung cả người đi và
kẻ ở với nghĩa chúng ta như: rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
B Tìm hiểu bài thơ
Đề 1: Phân tích 24 câu đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
I Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành
với các giai đoạn của cuộc đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ
tình- chính trị đậm nét Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ phân tích là 24 câu đầu của bài thơ Việt Bắc, chủ yếu thể hiện nỗi niềm tâm trạng người ở lại
trong sự thấu hiểu, đồng cảm, đồng vọng của người ra đi, qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người dân VB với kháng chiến cũng như sự thủy chung của những người kháng chiến với quê hương cách mạng
II Thân bài
1 Bốn câu thơ đầu: là khúc dạo đầu ân tình chung thủy và niềm trăn trở nhớ thương của người ở lại với người ra đi
Trang 17Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Với những câu hỏi tu từ da diết, những hình thức điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, những cách vận dụng tinh tế và sáng tạo ca dao, tục ngữ dân gian , đoạn thơ đầu đã thể hiện ân tình sâu nặng của đồng bào Việt Bắc với
bộ đội, cán bộ kháng chiến trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến
2 Bốn câu tiếp: cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung của người đi kẻ ở
Đoạn thơ đã miêu tả cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với những người kháng chiến từ nỗi bâng khuâng trong tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi bước chân đi, cử chỉ “cầm tay nhau” thân thương, trìu mến cho đến cả
sự im lặng không lời đầy xúc động Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về xuôi với người ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa tình trong ngày chiến thắng
3 12 câu tiếp:
Nếu hai câu hỏi ở phần đầu mới chỉ gợi ra hình ảnh khái quát của quá khứ mười lăm năm ấy với những gắn
bó thiết tha, của chiến khu Việt Bắc với núi với nguồn thân thuộc thì những câu hỏi trong đoạn thơ sau đã hướng tới
những kỉ niệm thật cụ thể, xúc động Đoạn thơ gồm 6 câu hỏi của người ở lại với người ra đi, những câu hỏi dồn dập, gấp gáp bởi nỗi nhớ trào dâng khi giờ phút chia tay đang đến gần
4 4 câu cuối:
Có thể nhận ra ngôn ngữ giao đối trong đoạn thơ đầu, khi sau những câu hỏi trăn trở của người ở lại là những
đồng vọng xao xuyến của người ra đi Và bây giờ, sau rất nhiều những câu hỏi băn khoăn, nhớ nhung của người Việt Bắc, 4 câu cuối của đoạn thơ tiếp tục khẳng định nỗi nhớ, sự thủy chung son sắt của người ra đi khi từ biệt quê hương cách mạng về xuôi
III Kết luận: Đoạn thơ lục bát mang âm hưởng ngọt ngào của ca dao đã ghi lại những lời giao đối, những câu
hỏi da diết, những tiếng vọng thủy chung của người đi, kẻ ở trong một cuộc chia tay đầy lưu luyến Đoạn thơ thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trong cả nội dung cảm hứng và hình thức nghệ thuật: từ lẽ sống và tình cảm lớn lao đến giọng điệu tâm tình ngọt ngào, từ những bút pháp nghệ thuật đậm đà tính dân tộc cho đến những thi liệu, thi tứ phảng phất âm hưởng ca dao, dân ca Qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người dân Việt Bắc với cách mạng cũng như tình cảm thủy chung của người kháng chiến với mảnh đất và con người Việt Bắc, với những năm tháng quá khứ hào hùng, oanh liệt và sâu nặng nghĩa tình
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 18Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
VIỆT BẮC
- Tố Hữu
A Khái quát:
1 Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như
song hành với các giai đoạn đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình - chính trị đậm nét
2 Tác phẩm:
2.1 Vị trí: Với sự thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, Việt Bắc không
chỉ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu mà còn là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
2.2 Hoàn cảnh sáng tác:
- Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam từ đầu những năm 40 tới khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp Nơi đây, người dân Việt Bắc đã từng che chở, đùm bọc và đã sát cánh bên bộ đội, cán bộ kháng chiến để giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 10/1954 các
cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa cách mạng Việt Bắc trở về Hà Nội Một loạt những vấn đề đặt ra trong đời sống tình cảm của dân tộc: liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng thủy chung với đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng? có nhớ những tháng ngày gian khổ hào hùng và sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến? Việt Bắc sẽ có vị trí như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới?
- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy của dân tộc, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc Bài thơ gồm có hai phần:
phần đầu tái hiện những kỉ niệm của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc; phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc
- Hoàn cảnh sáng tác: cho thấy rõ hơn cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đó là nỗi nhớ thương lưu luyến trong giờ phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã trở thành kỉ niệm khiến niềm vui trong hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở tương lai Bài thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bề sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lí thủy chung của dân tộc
2.3 Cấu tứ chung của bài thơ:
- Bài thơ được đặt vào hoàn cảnh đặc biệt của một cuộc chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa những con người từng gắn bó lâu dài, từng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi, nay trong giờ phút chia tay, cùng nhau gợi lại những
kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ, bày tỏ sự lưu luyến nhớ thương trong hiện tại, khẳng định nghĩa tình bền chặt, sự thuỷ chung và hẹn ước về tương lai
Trang 19Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
- Nhưng đây là một cuộc chia tay rất đặc biệt vì người ra đi thực chất lại là người trở về, cuối chặng đường của
người ra đi không phải chân trời góc bể xa xôi mà là tổ ấm gia đình, là Thủ đô hoa lệ, và vì thế, trong lòng người ở lại ngoài nỗi nhớ nhung sẽ còn thêm một niềm trăn trở về sự thủy chung của người đi
- Hoàn cảnh chia tay thường dành diễn tả những tình cảm riêng tư như tình bạn, tình yêu , nay được Tố Hữu thể hiện những nghĩa tình thiêng liêng, lớn lao của cách mạng Cách cấu tứ đặc biệt này khiến chuyện nghĩa tình cách mạng, kháng chiến được diễn tả bằng những ngôn từ và giọng điệu ngọt ngào của tình yêu, đưa người đọc vào không khí xúc động của ân tình và lưu luyến, của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin yêu Đây cũng là nét riêng đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu
- Với nhân vật trữ tình là người đi - kẻ ở, bài thơ được kết cấu theo hình thức đối đáp tựa những câu hát giao duyên trong ca dao xưa Nhưng thực ra, bên trong lớp đối thoại của kết cấu là lời độc thoại của tâm trạng: kẻ ở - người đi, câu hỏi - lời đáp cũng chỉ là sự phân thân của chủ thể trữ tình, là thủ pháp để nhà thơ bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng, tạo ra sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân Để thể hiện sự phân thân ấy, nhà thơ đã sử dụng sáng tạo và tinh tế hai đại từ mình và ta Trong bài thơ Việt Bắc, mình chủ yếu được dùng ở ngôi thứ hai khiến bài thơ phảng phất phong
vị những bài ca dao về tinh yêu đôi lứa, cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa hai nhân vật trữ tình- mình khi là người ra
đi trong câu hỏi đầy trăn trở của người ở lại Mình về mình có nhớ ta?, khi là người ở lại trong sự đồng vọng xao xuyến của người ra đi: ta về, mình có nhớ ta?; tuy nhiên, mình cũng có lúc chuyển hóa đa nghĩa, vừa là người đi, vừa
là kẻ ở trong sự hòa nhập gắn kết: mình đi, mình có nhớ mình? Mình đi, mình lại nhớ mình Đại từ ta cũng được sử
dụng rất linh hoạt, độc đáo, chủ yếu là ngôi thứ nhất, người phát ngôn, nhưng nhiều khi lại chỉ chung cả người đi và
kẻ ở với nghĩa chúng ta như: rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
B Tìm hiểu bài thơ
Đề 1: Phân tích 24 câu đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
I Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành
với các giai đoạn của cuộc đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ
tình- chính trị đậm nét Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ phân tích là 24 câu đầu của bài thơ Việt Bắc, chủ yếu thể hiện nỗi niềm tâm trạng người ở lại
trong sự thấu hiểu, đồng cảm, đồng vọng của người ra đi, qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người dân VB với kháng chiến cũng như sự thủy chung của những người kháng chiến với quê hương cách mạng
II Thân bài
1 Bốn câu thơ đầu: là khúc dạo đầu ân tình chung thủy và niềm trăn trở nhớ thương của người ở lại với người ra đi
Trang 20Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
Với những câu hỏi tu từ da diết, những hình thức điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, những cách vận dụng tinh tế và sáng tạo ca dao, tục ngữ dân gian , đoạn thơ đầu đã thể hiện ân tình sâu nặng của đồng bào Việt Bắc với
bộ đội, cán bộ kháng chiến trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến
2 Bốn câu tiếp: cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung của người đi kẻ ở
Đoạn thơ đã miêu tả cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với những người kháng chiến từ nỗi bâng khuâng trong tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi bước chân đi, cử chỉ “cầm tay nhau” thân thương, trìu mến cho đến cả
sự im lặng không lời đầy xúc động Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về xuôi với người ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa tình trong ngày chiến thắng
3 12 câu tiếp:
Nếu hai câu hỏi ở phần đầu mới chỉ gợi ra hình ảnh khái quát của quá khứ mười lăm năm ấy với những gắn
bó thiết tha, của chiến khu Việt Bắc với núi với nguồn thân thuộc thì những câu hỏi trong đoạn thơ sau đã hướng tới
những kỉ niệm thật cụ thể, xúc động Đoạn thơ gồm 6 câu hỏi của người ở lại với người ra đi, những câu hỏi dồn dập, gấp gáp bởi nỗi nhớ trào dâng khi giờ phút chia tay đang đến gần
4 4 câu cuối:
Có thể nhận ra ngôn ngữ giao đối trong đoạn thơ đầu, khi sau những câu hỏi trăn trở của người ở lại là những
đồng vọng xao xuyến của người ra đi Và bây giờ, sau rất nhiều những câu hỏi băn khoăn, nhớ nhung của người Việt Bắc, 4 câu cuối của đoạn thơ tiếp tục khẳng định nỗi nhớ, sự thủy chung son sắt của người ra đi khi từ biệt quê hương cách mạng về xuôi
III Kết luận: Đoạn thơ lục bát mang âm hưởng ngọt ngào của ca dao đã ghi lại những lời giao đối, những câu
hỏi da diết, những tiếng vọng thủy chung của người đi, kẻ ở trong một cuộc chia tay đầy lưu luyến Đoạn thơ thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trong cả nội dung cảm hứng và hình thức nghệ thuật: từ lẽ sống và tình cảm lớn lao đến giọng điệu tâm tình ngọt ngào, từ những bút pháp nghệ thuật đậm đà tính dân tộc cho đến những thi liệu, thi tứ phảng phất âm hưởng ca dao, dân ca Qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt của người dân Việt Bắc với cách mạng cũng như tình cảm thủy chung của người kháng chiến với mảnh đất và con người Việt Bắc, với những năm tháng quá khứ hào hùng, oanh liệt và sâu nặng nghĩa tình
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 21Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Đề 2: Phân tích đoạn thơ từ câu 25 đến câu 42 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành với các giai đoạn đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình-
chính trị đậm nét Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca thời
kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và
con người kháng chiến Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ phân tích thuộc phần đầu của bài thơ Việt Bắc, từ câu 25 đến câu 42, trong đó nhà thơ đã thể hiện
nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến
II Thân bài
1 Trong 6 câu thơ đầu (câu 25- 30): nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với những vẻ đẹp
thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc
2 12 câu tiếp (Câu 31- 42 ): Thấp thoáng hiện ra trong bức tranh rừng núi ở đoạn trên, đến đoạn thơ sau,
người Việt Bắc đã trực tiếp xuất hiện qua những hoài niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến
III Kết luận
Đây là đoạn thơ mang giọng điệu trữ tình đằm thắm, vừa như những lời ru êm ái của ca dao, vừa mang âm
điệu ngọt ngào của những bản tình ca Cả đoạn thơ là nỗi nhớ về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp thơ mộng, về những sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống kháng chiến, sự gắn bó thân thiết, tinh thần đồng cam cộng khổ giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ, bộ đội cách mạng Cuộc sống kháng chiến hiện lên trong những kỉ niệm sâu sắc của những con người đã cùng nhau chia sẻ vui buồn, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ chung, cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách, vì vậy mà khi chia xa, tình nghĩa càng sâu nặng, nỗi nhớ càng tha thiết Đoạn thơ đã góp phần thể hiện cảm hứng chung của bài thơ, cũng khắc họa sâu đậm hơn những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 22Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Việt Bắc – Tố Hữu
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1-
Bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách sáng tác độc đá Tô Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc Vì vậy thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại
“Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, được sáng tác sau chiến thắng Điện Biên Phủ , miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Những cơ quan Chính phủ rời Việt Bắc về thủ đô Hà nội Tố Hữu đã viết bài thơ để ôn lại một thời kì kháng chiến gian khổ và hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những con người kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, đối với quê hương của mình Đoạn trích trong SGK Ngữ Văn lớp 12 nằm ở phần I của bài thơ Việt Bắc Trong bề bộn của những kí ức và hoài niệm, bức tranh sáng, đẹp về Việt Bắc hiện ra trong nỗi nhớ của người về xuôi như một dấu son tươi nguyên của kỉ niệm:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh rao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Câu đầu đoạn thơ như là lời ướm hỏi đầy lưu luyến của người ra đi đối với người ở lại “Ta về mình có nhớ ta” Câu trên là câu hỏi không cần câu trả lời, nó được nếu ra như một cái cớ cho sự giãi bày tâm tình
ở câu dưới : “Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc,
mà cái đẹp của Việt Bắc lại không thể tách rời cái đẹp của con người Việt Bắc Vì vậy, như một cặp song hành đối xứng, hễ nhớ đến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoa thì hiện lên dáng người
VIỆT BẮC (PHẦN 4)
- TỐ HỮU –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Việt Bắc (Phần 4) thuộc khóa học Luyện thi Đại
học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm vững kiến thức bài
thơ Việt Bắc, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
Trang 23Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Việt Bắc – Tố Hữu
Tám câu thơ tiếp theo vẽ ra bức tranh tứ bình về bốn mùa ở Việt Bắc Trong nền thơ ca và văn học Việt Nam, bức tranh tứ bình xuất hiện không ít , như khung cảnh “trông bốn bề” trong “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm) , đoạn “buồn trông” trong “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du ), hay ở dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng của con hổ trong “Nhớ rừng” (Thế Lữ) Thế nhưng, trong Việt Bắc, bức tranh bốn mùa hiện lên với vẻ đẹp và sắc thái thiên nhiên rất riêng theo trình tự : Đông – Xuân – Hạ – Thu
Bước vào khung cảnh mùa đông Việt Bắc, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng
Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa
mơ Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
“Ôi sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về …Im lặng, con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”
( -Theo chân Bác- Tố Hữu ) Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị
Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve” Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của Tố Hữu Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng Việt Bắc Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ
Hè đến, hình ảnh con người cũng xuất hiện với dáng vẻ hoàn toàn khác Nếu như hai mùa trước, bóng dáng con người chỉ xuất hiện một cách gián tiếp và thấp thoáng thì lần này , con người Việt Bắc hiện ra rõ nét và sinh động hơn rất nhiều, dưới hình ảnh một người thiếu nữ đang chăm chỉ hái măng một mình
Từ ” cô em gái” mà tác giả sử dụng cất lên như lời gọi tình tứ, thân quen, thể hiện tình cảm chân thành , tha thiết
Trang 24Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Việt Bắc – Tố Hữu
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3-
Ta chợt nhận ra dù bất cứ mùa nào, con người Việt Bắc cũng hiện lên trong dáng vẻ lao động cần mẫn Như vậy, trong đôi mắt tác giả , vẻ đẹp của co người chân chính gắn liền với vẻ đẹp lao động, chuyên cần
Tạm biệt mùa hè với những gam màu rực rõ, mùa thu đến mang một cảm giác nhẹ nhàng, bình yên Mùa thu với ánh trăng huyền ảo , trải dài khắp núi rừng làm ta liên tưởng đến câu thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
(-Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) Trong thơ của Bác của Bác có tiếng hát của thiên nhiên thì trong thơ của Tố Hữu cũng có tiếng hát: tiếng hát của con người, tiếng hát giữa người ở và người đi Có thể nói đây là bản hòa âm của hai tâm hồn đồng điệu Tiếng hát ân tình ấy vượt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông biển cả của thời gian mà vướng vít bước chân người đi, nó vấn vương trong lòng người đi kẻ ở, vấn vương trong cả tâm hồn người đọc Đặc biệt điệp từ “nhớ được lặp lại nhiều lần khiến cả đoạn thơ bao trùm một tình cảm nhớ thương da diết
Bức tranh có buối trưa đầy ánh nắng, có bầu trời đêm mát dịu ánh trăng Mùa nào cũng có nét đẹp, nét đáng yêu và mỗi mùa là một bức tranh thơ mộng Nhờ đó mà bức tranh theo kiểu bộ tứ bình của nghệ thuật truyền thống Đông phương đã đạt đến độ hài hòa , cân xứng theo hai mảng xa và gần : mảng
xa là thiên nhiên, mảng gần là con người, thiên nhiên và con người quấn quýt nhau Thiên nhiên làm nền cho con người, con người thổi hồn mình vào cảnh thiên nhiên khiến thiên nhiên trở nên sống động và đẹp hơn Tất cả hòa quyện vào nhau trong nỗi nhớ về Việt Bắc của người ra đi Cùng với giọng điệu tâm tình ngọt ngào, ngôn ngữ trữ tình, chính trị đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng Qua đó ta thấy được tình cảm sâu sắc, tha thiết của Tố Hữu dành cho thiên nhiên và con người nơi Việt Bắc, quê hương cách mạng
Nguồn: Hocmai.vn sưu tầm
Trang 25Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Đề 3: Phân tích đoạn tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
chiến và con người kháng chiến Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu
- Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất thể hiện sinh động và thấm thía nỗi nhớ nhung tha thiết của người ra đi với cảnh
và người Việt Bắc Trong đoạn thơ, thiên nhiên và con người Việt Bắc đã hiện lên với những sắc màu, dáng vẻ thân thuộc, đẹp đẽ và bình dị, thấm đượm tình thương nỗi nhớ của người đi
II Thân bài
1 Mở đầu đoạn tứ bình là hai câu chủ đề
2 8 câu sau là bức tranh thiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi
2.1 Bức tranh Việt Bắc giữa mùa đông
2.2 Bức tranh Việt Bắc khi mùa xuân
2.3 Bức tranh Việt Bắc mùa hè
2.4 Bức tranh Việt Bắc mùa thu
III Kết luận
Tựa như một bộ tứ bình trong hội họa truyền thống, đoạn thơ của Tố Hữu đã làm hiện lên những bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp thơ mộng trong sự hòa quyện quấn quít với con người, thấm đượm tình cảm con người Gần
như cặp câu lục bát nào cũng có ít nhất một chữ "nhớ", phép điệp quen thuộc trong ca dao đã giúp nhà thơ hiện đại
thể hiện nỗi nhớ miên man, da diết và tình cảm thuỷ chung son sắt của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc Những sắc điệu miên man của nỗi nhớ đã đem lại cho đoạn tứ bình chất tình ca ngọt ngào say đắm, cũng làm tăng thêm cảm hứng lãng mạn cho cả khúc ca ân tình Việt Bắc
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 26Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Đề bài: Phân tích đoạn cuối (từ câu 53 đến câu 90) trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
chiến và con người kháng chiến Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ phân tích thuộc khoảng giữa bài thơ Việt Bắc, từ câu 53 đến câu 90, khi nỗi nhớ nhung đã dâng trào
mãnh liệt trong lòng người ra đi Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đoạn thơ dẫn vào khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những hoạt động sôi nổi, những chiến thắng hào hùng Đoạn thơ đã chuyển từ nhịp ru dìu dặt, ngọt ngào, tha thiết của bản tình ca ân nghĩa đậm chất trữ tình sang nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của khúc anh hùng ca hào tráng đậm chất sử thi khi thể hiện nỗi nhớ về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng
II Thân bài
1 Mở đầu bằng chữ “nhớ”, kỉ niệm về cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng đã được nhà thơ tái hiện qua những bức tranh rộng lớn và kì vĩ của những ngày VB cùng rừng núi và đất trời đánh giặc: (Câu 53 đến câu 62)
2 Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến còn được nhà thơ tập trung miêu tả qua dòng hoài niệm về hình ảnh những con đường VB ban đêm.( Câu 63 đến câu 74)
- Hình ảnh những con đường được nhắc đến trong niềm tự hào sâu sắc:
Những đường Việt Bắc của ta
- Trong dòng hoài niệm của người đi, những con đường ấy là không gian lớn lao cho con người xuất hiện, trước hết, kí ức hướng về những đoàn quân ra trận với khí thế:
Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng
- Trong hoài niệm của người đi, Việt Bắc không chỉ hiện ra trong sức mạnh hào tráng, đông đảo của những đoàn quân ra trận mà còn là nơi lưu giữ những ấn tượng khó quên về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến Vẻ đẹp vừa chân thực, vừa lãng mạn ấy được thể hiện qua hình ảnh người chiến sĩ đi giữa hàng quân trên những con đường Việt Bắc với:
- Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc, con đường ra trận không chỉ có những đoàn quân vệ quốc mà còn có:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Trang 27Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Việt Bắc - Tố Hữu
- Kết quả của những đêm dài gian truân, vất vả ấy là:
Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
3 Đoạn cuối
- Hoài niệm giản dị mà trang trọng về cuộc họp của Chính phủ trong hang núi:
Ai về ai có nhớ không Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang Nắng trưa rực rỡ sao vàng Trung ương Chính phủ luận bàn việc công
- Tính chất diễn ca lịch sử lại xuất hiện rất đậm trong đoạn thơ sau đó nhằm thể hiện những nhiệm vụ vừa lớn
lao, thiêng liêng, vừa cụ thể, thiết thực của cách mạng, từ "điều quân chiến dịch" cho tới phòng hạn, giữ đê
- Kết thúc đoạn thơ lại là hình ảnh Việt Bắc, Thủ đô kháng chiến, nơi có Đảng và Bác Hồ, nơi qui tụ niềm tin
và hi vọng của người VN từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù"
III Kết luận
- Đoạn thơ thể hiện sinh động phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu cũng như đặc điểm chung của văn học
1945-1975, đó là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét trong cấu tứ, giọng điệu, ngôn từ, bút pháp nghệ thụât và hình tượng thơ: từ tính chất diễn ca lịch sử đến giọng điệu trang trọng, ngợi ca, từ bút pháp ước lệ, thậm xưng đến sự trùng điệp của ngôn từ, sự tạo dựng đầy ấn tượng những hình ảnh tráng lệ, hào hùng
- Qua đó, cuộc kháng chiến gian nan, oanh liệt, hào hùng của quân dân ta ở chiến khu Việt Bắc đã được tái
hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ như một bức tranh sử thi hoành tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi sức mạnh chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của quân dân ta
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 28Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
TIẾNG HÁT CON TÀU
A Khái quát chung
1 Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam Thơ Chế Lan Viên có
phong cách riêng độc đáo và sắc nét, đó là chất trí tuệ và sự tài hoa trong những suy tưởng, triết luận sâu sắc cùng thế giới hình ảnh đa dạng, tinh tế và gợi cảm
2.2 Bài thơ Tiếng hát con tàu được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc những
năm 1958-1960 Đó là phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc Theo tiếng gọi của Đảng, nhiều văn nghệ sĩ cũng đi thâm nhập thực tế công cuộc lao động xây dựng đất nước ở nhiều vùng trong đó lên Tây Bắc có Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng v.v Kết
quả của những chuyến đi ấy là những tác phẩm nóng hổi hơi thở của cuộc sống như tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải.v.v Chưa tới được với Tây Bắc thời gian này, Chế Lan Viên đã thể hiện nỗi lòng mình qua bài thơ Tiếng hát con tàu, trong đó, sự kiện thời sự chỉ là
điểm xuất phát cho cảm hứng sáng tác để nhà thơ bày tỏ những khát vọng được trở về với nhân dân, đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, và trong tâm thế của một nhà thơ, đó cũng
là sự trở về với hiện thực cuộc sống, ngọn nguồn sáng tạo của thi ca
2.3 Nhan đề bài thơ, lời đề từ và cảm hứng chủ đạo
a Biểu tượng cơ bản trong cả bài thơ là con tàu và Tây Bắc
b Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu
c Lời đề từ là thành phần nằm ngoài văn bản của tác phẩm, nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ
thuật của tác giả hoặc cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
Cùng với nhan đề, bốn câu thơ đề từ đã thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhà thơ được đến với với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, với mảnh đất và con người Tây Bắc, khát
Trang 29Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
vọng đến với nhân dân, đất nước, đó cũng là sự trở về với hiện thực vĩ đại của cuộc sống- ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thi ca
-
B Tìm hiểu bài thơ
Đề1: Bình giảng 5 khổ thơ đầu bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
I Mở bài
- Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam Thơ Chế Lan Viên có phong cách riêng độc đáo và sắc nét, đó là chất trí tuệ và sự tài hoa trong những suy tưởng, triết luận sâu sắc cùng thế giới hình ảnh đa dạng, độc đáo
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng Cũng như cả tập thơ, bài thơ Tiếng hát con tàu đã
thể hiện sự gặp gỡ kì diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ, đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời, nhân dân, đất nước
- Đoạn thơ phân tích là 5 khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng hát con tàu, trong đó, Chế Lan Viên đã
thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước, cũng là niềm khao khát được đến với cuộc đời rộng lớn, cội nguồn sáng tạo của thi ca Khát vọng ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình và
sự vận động của hình tượng thơ
II Thân bài
1 Hai khổ thơ đầu: là một cuộc tự chất vấn của nhà thơ với chính lòng mình, cũng là sự trăn trở, hối thúc, tự giục giã lên đường
Cả đoạn thơ là nỗi trăn trở day dứt của một tâm hồn khao khát mãnh liệt được hòa nhập với cuộc đời, với nhân dân, đất nước, khao khát những chuyến đi xa tới những chân trời mới lạ để được trở lại với chính mình, để tìm cảm hứng sáng tạo cho thi ca
2 Hai khổ 3 & 4: Niềm thành kính, biết ơn hướng về Tây Bắc và cuộc kháng chiến
Đoạn thơ đã bộc lộ niềm thành kính và lòng biết ơn sâu nặng của Chế Lan Viên với miền đất thiêng Tây Bắc và những năm tháng kháng chiến hào hùng, oanh liệt Đó là mảnh đất, là năm tháng có ý nghĩa sâu sắc với cả dân tộc và đặc biệt là với riêng nhà thơ trong hành trình nghệ thuật của mình Trưởng thành từ đó, nay thi nhân lại khao khát hướng về nguồn cội, cũng là cách để nhà thơ thể hiện tâm nguyện tha thiết đưa nghệ thuật trở về với cuộc đời, về với nhân dân, đất nước
Trang 30Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
3 Khổ 5: Lòng biết ơn sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở về với nhân
dân - khát vọng hướng về nhân dân
Tất cả những so sánh trong khổ 5 còn cho thấy sự trở về của nhà thơ với nhân dân không chỉ là nhu cầu, là hạnh phúc, niềm vui mà còn là lẽ tự nhiên, tất yếu, hợp qui luật: nai chỉ bình yên nơi suối cũ, cỏ cây chỉ xanh tươi trong mùa xuân và nhà thơ chỉ thật sự là mình, hồn thơ chỉ được nuôi dưỡng, bồi đắp, tiếp sức trong hiện thực lớn lao, vĩ đại của cuộc sống nhân dân
III Kết luận
Với những hình ảnh mang đậm chất trí tuệ, với việc tạo ra một chuỗi so sánh trùng điệp giàu tính tượng trưng, cách sử dụng những đại từ nhân xưng tinh tế, sâu sắc , đoạn thơ đã khẳng định vai trò lớn lao của nhân dân với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cùng sự biết ơn, niềm hạnh phúc của nhà thơ khi được trở về với nhân dân Đưa thi ca về với nhân dân, nhà thơ như được hồi sinh, được tự do bay bổng sáng tạo trong bầu trời nghệ thuật trong sáng, phóng khoáng, được thanh thản, bình yên trong chốn cũ an lành Nhân dân thực sự là Ánh sáng và phù sa, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, là nơi nuôi dưỡng chở che, là
sự tiếp sức khi chồn chân mỏi gối Đoạn thơ đã thể hiện sinh động và sâu sắc khát vọng hướng về nhân dân, khẳng định mối quan hệ thiêng liêng giữa cá nhân và cộng đồng, giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng Cũng như cả tập thơ, bài thơ Tiếng hát con tàu đã
thể hiện sự gặp gỡ kì diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ, đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời, nhân dân, đất nước
Trang 31Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- Đoạn thơ phân tích là 5 khổ giữa của bài thơ, trong đó, Chế Lan Viên đã thể hiện cảm xúc và suy ngẫm của mình về Tây Bắc và nhân dân Tây Bắc qua những hoài niệm ân tình, từ đó góp phần lí giải cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ
II Thân bài:
1 Các khổ thơ 6,7,8: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ hướng về những kỉ niệm ân tình với nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến
Bằng việc tạo ra những hình ảnh chân thực, xúc động, sử dụng phép đối lập gây ấn tượng mạnh
mẽ, cách xưng hô thân thiết, ruột thịt, , đoạn thơ đã tái hiện những kỉ niệm sâu nặng ân tình giữa nhà thơ với nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến, qua đó mà khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân, góp phần lí giải cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát vọng hướng về nhân dân
2 Khổ 9,10: Tình yêu và suy ngẫm hướng về Tây Bắc, về nhân dân
Sau những hoài niệm ân tình, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm nhớ thương đằm thắm với cảnh và người Tây Bắc để từ đó, khái quát những qui luật muôn đời trong tình cảm, đúc kết triết lí về sự chuyển hóa kì diệu trong đời sống nội tâm của con người, lí giải thấm thía và thuyết phục khát vọng hướng về nhân dân
III Kết luận
Cũng như cả bài thơ Tiếng hát con tàu, đoạn thơ tiếp tục sử dụng thành công thủ pháp trùng điệp trong các điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp và đặc biệt một hệ thống các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc Những hình ảnh giàu sức biểu cảm cùng phép suy tưởng sáng tạo của một ngòi bút tài hoa và trí tuệ đã giúp Chế Lan Viên bộc lộ nỗi nhớ, tình yêu với cảnh và người Tây Bắc, nơi lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, nơi nhà thơ đã tìm thấy con đường đi chân chính của thi ca, qua đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng hướng về nhân dân, đất nước, hướng về hiện thực vĩ đại
của cuộc sống nhân dân, cội nguồn của sáng tạo thi ca
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 32Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
TIẾNG HÁT CON TÀU
A Khái quát chung
1 Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam Thơ Chế Lan Viên có
phong cách riêng độc đáo và sắc nét, đó là chất trí tuệ và sự tài hoa trong những suy tưởng, triết luận sâu sắc cùng thế giới hình ảnh đa dạng, tinh tế và gợi cảm
2.2 Bài thơ Tiếng hát con tàu được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc những
năm 1958-1960 Đó là phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc Theo tiếng gọi của Đảng, nhiều văn nghệ sĩ cũng đi thâm nhập thực tế công cuộc lao động xây dựng đất nước ở nhiều vùng trong đó lên Tây Bắc có Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng v.v Kết
quả của những chuyến đi ấy là những tác phẩm nóng hổi hơi thở của cuộc sống như tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải.v.v Chưa tới được với Tây Bắc thời gian này, Chế Lan Viên đã thể hiện nỗi lòng mình qua bài thơ Tiếng hát con tàu, trong đó, sự kiện thời sự chỉ là
điểm xuất phát cho cảm hứng sáng tác để nhà thơ bày tỏ những khát vọng được trở về với nhân dân, đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, và trong tâm thế của một nhà thơ, đó cũng
là sự trở về với hiện thực cuộc sống, ngọn nguồn sáng tạo của thi ca
2.3 Nhan đề bài thơ, lời đề từ và cảm hứng chủ đạo
a Biểu tượng cơ bản trong cả bài thơ là con tàu và Tây Bắc
b Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu
c Lời đề từ là thành phần nằm ngoài văn bản của tác phẩm, nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ
thuật của tác giả hoặc cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
Cùng với nhan đề, bốn câu thơ đề từ đã thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhà thơ được đến với với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, với mảnh đất và con người Tây Bắc, khát
Trang 33Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
vọng đến với nhân dân, đất nước, đó cũng là sự trở về với hiện thực vĩ đại của cuộc sống- ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thi ca
-
B Tìm hiểu bài thơ
Đề1: Bình giảng 5 khổ thơ đầu bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
I Mở bài
- Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam Thơ Chế Lan Viên có phong cách riêng độc đáo và sắc nét, đó là chất trí tuệ và sự tài hoa trong những suy tưởng, triết luận sâu sắc cùng thế giới hình ảnh đa dạng, độc đáo
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng Cũng như cả tập thơ, bài thơ Tiếng hát con tàu đã
thể hiện sự gặp gỡ kì diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ, đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời, nhân dân, đất nước
- Đoạn thơ phân tích là 5 khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng hát con tàu, trong đó, Chế Lan Viên đã
thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước, cũng là niềm khao khát được đến với cuộc đời rộng lớn, cội nguồn sáng tạo của thi ca Khát vọng ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình và
sự vận động của hình tượng thơ
II Thân bài
1 Hai khổ thơ đầu: là một cuộc tự chất vấn của nhà thơ với chính lòng mình, cũng là sự trăn trở, hối thúc, tự giục giã lên đường
Cả đoạn thơ là nỗi trăn trở day dứt của một tâm hồn khao khát mãnh liệt được hòa nhập với cuộc đời, với nhân dân, đất nước, khao khát những chuyến đi xa tới những chân trời mới lạ để được trở lại với chính mình, để tìm cảm hứng sáng tạo cho thi ca
2 Hai khổ 3 & 4: Niềm thành kính, biết ơn hướng về Tây Bắc và cuộc kháng chiến
Đoạn thơ đã bộc lộ niềm thành kính và lòng biết ơn sâu nặng của Chế Lan Viên với miền đất thiêng Tây Bắc và những năm tháng kháng chiến hào hùng, oanh liệt Đó là mảnh đất, là năm tháng có ý nghĩa sâu sắc với cả dân tộc và đặc biệt là với riêng nhà thơ trong hành trình nghệ thuật của mình Trưởng thành từ đó, nay thi nhân lại khao khát hướng về nguồn cội, cũng là cách để nhà thơ thể hiện tâm nguyện tha thiết đưa nghệ thuật trở về với cuộc đời, về với nhân dân, đất nước
Trang 34Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
3 Khổ 5: Lòng biết ơn sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở về với nhân
dân - khát vọng hướng về nhân dân
Tất cả những so sánh trong khổ 5 còn cho thấy sự trở về của nhà thơ với nhân dân không chỉ là nhu cầu, là hạnh phúc, niềm vui mà còn là lẽ tự nhiên, tất yếu, hợp qui luật: nai chỉ bình yên nơi suối cũ, cỏ cây chỉ xanh tươi trong mùa xuân và nhà thơ chỉ thật sự là mình, hồn thơ chỉ được nuôi dưỡng, bồi đắp, tiếp sức trong hiện thực lớn lao, vĩ đại của cuộc sống nhân dân
III Kết luận
Với những hình ảnh mang đậm chất trí tuệ, với việc tạo ra một chuỗi so sánh trùng điệp giàu tính tượng trưng, cách sử dụng những đại từ nhân xưng tinh tế, sâu sắc , đoạn thơ đã khẳng định vai trò lớn lao của nhân dân với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cùng sự biết ơn, niềm hạnh phúc của nhà thơ khi được trở về với nhân dân Đưa thi ca về với nhân dân, nhà thơ như được hồi sinh, được tự do bay bổng sáng tạo trong bầu trời nghệ thuật trong sáng, phóng khoáng, được thanh thản, bình yên trong chốn cũ an lành Nhân dân thực sự là Ánh sáng và phù sa, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, là nơi nuôi dưỡng chở che, là
sự tiếp sức khi chồn chân mỏi gối Đoạn thơ đã thể hiện sinh động và sâu sắc khát vọng hướng về nhân dân, khẳng định mối quan hệ thiêng liêng giữa cá nhân và cộng đồng, giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng Cũng như cả tập thơ, bài thơ Tiếng hát con tàu đã
thể hiện sự gặp gỡ kì diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ, đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời, nhân dân, đất nước
Trang 35Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- Đoạn thơ phân tích là 5 khổ giữa của bài thơ, trong đó, Chế Lan Viên đã thể hiện cảm xúc và suy ngẫm của mình về Tây Bắc và nhân dân Tây Bắc qua những hoài niệm ân tình, từ đó góp phần lí giải cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ
II Thân bài:
1 Các khổ thơ 6,7,8: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ hướng về những kỉ niệm ân tình với nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến
Bằng việc tạo ra những hình ảnh chân thực, xúc động, sử dụng phép đối lập gây ấn tượng mạnh
mẽ, cách xưng hô thân thiết, ruột thịt, , đoạn thơ đã tái hiện những kỉ niệm sâu nặng ân tình giữa nhà thơ với nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến, qua đó mà khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân, góp phần lí giải cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát vọng hướng về nhân dân
2 Khổ 9,10: Tình yêu và suy ngẫm hướng về Tây Bắc, về nhân dân
Sau những hoài niệm ân tình, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm nhớ thương đằm thắm với cảnh và người Tây Bắc để từ đó, khái quát những qui luật muôn đời trong tình cảm, đúc kết triết lí về sự chuyển hóa kì diệu trong đời sống nội tâm của con người, lí giải thấm thía và thuyết phục khát vọng hướng về nhân dân
III Kết luận
Cũng như cả bài thơ Tiếng hát con tàu, đoạn thơ tiếp tục sử dụng thành công thủ pháp trùng điệp trong các điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp và đặc biệt một hệ thống các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc Những hình ảnh giàu sức biểu cảm cùng phép suy tưởng sáng tạo của một ngòi bút tài hoa và trí tuệ đã giúp Chế Lan Viên bộc lộ nỗi nhớ, tình yêu với cảnh và người Tây Bắc, nơi lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, nơi nhà thơ đã tìm thấy con đường đi chân chính của thi ca, qua đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng hướng về nhân dân, đất nước, hướng về hiện thực vĩ đại
của cuộc sống nhân dân, cội nguồn của sáng tạo thi ca
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 36Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
TIẾNG HÁT CON TÀU
A Khái quát chung
1 Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam Thơ Chế Lan Viên có
phong cách riêng độc đáo và sắc nét, đó là chất trí tuệ và sự tài hoa trong những suy tưởng, triết luận sâu sắc cùng thế giới hình ảnh đa dạng, tinh tế và gợi cảm
2.2 Bài thơ Tiếng hát con tàu được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc những
năm 1958-1960 Đó là phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc Theo tiếng gọi của Đảng, nhiều văn nghệ sĩ cũng đi thâm nhập thực tế công cuộc lao động xây dựng đất nước ở nhiều vùng trong đó lên Tây Bắc có Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng v.v Kết
quả của những chuyến đi ấy là những tác phẩm nóng hổi hơi thở của cuộc sống như tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải.v.v Chưa tới được với Tây Bắc thời gian này, Chế Lan Viên đã thể hiện nỗi lòng mình qua bài thơ Tiếng hát con tàu, trong đó, sự kiện thời sự chỉ là
điểm xuất phát cho cảm hứng sáng tác để nhà thơ bày tỏ những khát vọng được trở về với nhân dân, đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, và trong tâm thế của một nhà thơ, đó cũng
là sự trở về với hiện thực cuộc sống, ngọn nguồn sáng tạo của thi ca
2.3 Nhan đề bài thơ, lời đề từ và cảm hứng chủ đạo
a Biểu tượng cơ bản trong cả bài thơ là con tàu và Tây Bắc
b Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu
c Lời đề từ là thành phần nằm ngoài văn bản của tác phẩm, nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ
thuật của tác giả hoặc cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
Cùng với nhan đề, bốn câu thơ đề từ đã thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhà thơ được đến với với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, với mảnh đất và con người Tây Bắc, khát
Trang 37Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
vọng đến với nhân dân, đất nước, đó cũng là sự trở về với hiện thực vĩ đại của cuộc sống- ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thi ca
-
B Tìm hiểu bài thơ
Đề1: Bình giảng 5 khổ thơ đầu bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
I Mở bài
- Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của thi ca hiện đại Việt Nam Thơ Chế Lan Viên có phong cách riêng độc đáo và sắc nét, đó là chất trí tuệ và sự tài hoa trong những suy tưởng, triết luận sâu sắc cùng thế giới hình ảnh đa dạng, độc đáo
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng Cũng như cả tập thơ, bài thơ Tiếng hát con tàu đã
thể hiện sự gặp gỡ kì diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ, đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời, nhân dân, đất nước
- Đoạn thơ phân tích là 5 khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng hát con tàu, trong đó, Chế Lan Viên đã
thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước, cũng là niềm khao khát được đến với cuộc đời rộng lớn, cội nguồn sáng tạo của thi ca Khát vọng ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình và
sự vận động của hình tượng thơ
II Thân bài
1 Hai khổ thơ đầu: là một cuộc tự chất vấn của nhà thơ với chính lòng mình, cũng là sự trăn trở, hối thúc, tự giục giã lên đường
Cả đoạn thơ là nỗi trăn trở day dứt của một tâm hồn khao khát mãnh liệt được hòa nhập với cuộc đời, với nhân dân, đất nước, khao khát những chuyến đi xa tới những chân trời mới lạ để được trở lại với chính mình, để tìm cảm hứng sáng tạo cho thi ca
2 Hai khổ 3 & 4: Niềm thành kính, biết ơn hướng về Tây Bắc và cuộc kháng chiến
Đoạn thơ đã bộc lộ niềm thành kính và lòng biết ơn sâu nặng của Chế Lan Viên với miền đất thiêng Tây Bắc và những năm tháng kháng chiến hào hùng, oanh liệt Đó là mảnh đất, là năm tháng có ý nghĩa sâu sắc với cả dân tộc và đặc biệt là với riêng nhà thơ trong hành trình nghệ thuật của mình Trưởng thành từ đó, nay thi nhân lại khao khát hướng về nguồn cội, cũng là cách để nhà thơ thể hiện tâm nguyện tha thiết đưa nghệ thuật trở về với cuộc đời, về với nhân dân, đất nước
Trang 38Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
3 Khổ 5: Lòng biết ơn sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở về với nhân
dân - khát vọng hướng về nhân dân
Tất cả những so sánh trong khổ 5 còn cho thấy sự trở về của nhà thơ với nhân dân không chỉ là nhu cầu, là hạnh phúc, niềm vui mà còn là lẽ tự nhiên, tất yếu, hợp qui luật: nai chỉ bình yên nơi suối cũ, cỏ cây chỉ xanh tươi trong mùa xuân và nhà thơ chỉ thật sự là mình, hồn thơ chỉ được nuôi dưỡng, bồi đắp, tiếp sức trong hiện thực lớn lao, vĩ đại của cuộc sống nhân dân
III Kết luận
Với những hình ảnh mang đậm chất trí tuệ, với việc tạo ra một chuỗi so sánh trùng điệp giàu tính tượng trưng, cách sử dụng những đại từ nhân xưng tinh tế, sâu sắc , đoạn thơ đã khẳng định vai trò lớn lao của nhân dân với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cùng sự biết ơn, niềm hạnh phúc của nhà thơ khi được trở về với nhân dân Đưa thi ca về với nhân dân, nhà thơ như được hồi sinh, được tự do bay bổng sáng tạo trong bầu trời nghệ thuật trong sáng, phóng khoáng, được thanh thản, bình yên trong chốn cũ an lành Nhân dân thực sự là Ánh sáng và phù sa, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, là nơi nuôi dưỡng chở che, là
sự tiếp sức khi chồn chân mỏi gối Đoạn thơ đã thể hiện sinh động và sâu sắc khát vọng hướng về nhân dân, khẳng định mối quan hệ thiêng liêng giữa cá nhân và cộng đồng, giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc
- Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng Cũng như cả tập thơ, bài thơ Tiếng hát con tàu đã
thể hiện sự gặp gỡ kì diệu giữa cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ, đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời, nhân dân, đất nước
Trang 39Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- Đoạn thơ phân tích là 5 khổ giữa của bài thơ, trong đó, Chế Lan Viên đã thể hiện cảm xúc và suy ngẫm của mình về Tây Bắc và nhân dân Tây Bắc qua những hoài niệm ân tình, từ đó góp phần lí giải cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ
II Thân bài:
1 Các khổ thơ 6,7,8: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ hướng về những kỉ niệm ân tình với nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến
Bằng việc tạo ra những hình ảnh chân thực, xúc động, sử dụng phép đối lập gây ấn tượng mạnh
mẽ, cách xưng hô thân thiết, ruột thịt, , đoạn thơ đã tái hiện những kỉ niệm sâu nặng ân tình giữa nhà thơ với nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến, qua đó mà khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân, góp phần lí giải cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát vọng hướng về nhân dân
2 Khổ 9,10: Tình yêu và suy ngẫm hướng về Tây Bắc, về nhân dân
Sau những hoài niệm ân tình, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm nhớ thương đằm thắm với cảnh và người Tây Bắc để từ đó, khái quát những qui luật muôn đời trong tình cảm, đúc kết triết lí về sự chuyển hóa kì diệu trong đời sống nội tâm của con người, lí giải thấm thía và thuyết phục khát vọng hướng về nhân dân
III Kết luận
Cũng như cả bài thơ Tiếng hát con tàu, đoạn thơ tiếp tục sử dụng thành công thủ pháp trùng điệp trong các điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp và đặc biệt một hệ thống các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc Những hình ảnh giàu sức biểu cảm cùng phép suy tưởng sáng tạo của một ngòi bút tài hoa và trí tuệ đã giúp Chế Lan Viên bộc lộ nỗi nhớ, tình yêu với cảnh và người Tây Bắc, nơi lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, nơi nhà thơ đã tìm thấy con đường đi chân chính của thi ca, qua đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng hướng về nhân dân, đất nước, hướng về hiện thực vĩ đại
của cuộc sống nhân dân, cội nguồn của sáng tạo thi ca
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn
Trang 40Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1-
A Khái quát
1 Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà
thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư, ý thức của một công dân yêu nước đối với vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến đấu chung của cả dân tộc, thể hiện những nhận thức sâu sắc về nhân dân, đất nước qua những trải nghiệm của chính mình
2 Tác phẩm
2.1.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Đoạn trích thuộc phần đầu chương V có tên Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng
được Nguyễn Khoa Điềm viết ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu 1974
- Đây là giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cũng là giai đoạn ác liệt nhất đòi hỏi sức mạnh tổng lực cho chiến thắng trong đó lực lượng giữ vai trò đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ
- Bản trường ca kết cấu theo quá trình vận động ý thức của tuổi trẻ các thành thị bị tạm chiếm miền Nam thức tỉnh trước hiện tại Đất Nước, nhận rõ kẻ thù, ý thức sâu sắc về nhân dân, đất nước và trách nhiệm của thế hệ mình, tự nguyện đứng lên tham gia vào cuộc chiến đấu chung của cả dân tộc
2.2.Tư tưởng chủ đạo: của đoạn thơ là Đất Nước của Nhân Dân Tư tưởng ấy được thể hiện ở
hai chiều:
- Đất Nước làm nên cuộc sống Nhân Dân, Đất Nước hoà quyện gắn bó sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày của Nhân Dân
- Nhân Dân với những đóng góp hi sinh lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước hàng
ngàn năm qua đã làm nên Đất Nước muôn đời
- NGUYỄN KHOA ĐIỀM –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Đất Nước (Phần 1) thuộc khóa học Luyện thi
Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn Để có thể nắm vững kiến
thức bài thơ Đất Nước, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này