các nguyên tắc quan trọng trong cấp cứu khẩn cấp.
Các nguyên tắc quan trọng trong cấp cứu Mục đích của sơ cứu là cứu mạng sống, ngăn chặn tình trạng khỏi trở nên tệ hại hơn và giúp mau hồi phục. Tuy nhiên, bạn luôn nhớ rằng trước hết giữ cho mình được an toàn, vì bạn sẽ không thể giúp được nạn nhân nếu chính bạn lại trở thành nạn nhân. Hà hơi thổi ngạt nếu nạn nhân đã ngừng thở, và ép lồng ngực nếu cả hô hấp và tuần hoàn đã ngưng. Sử dụng các kỹ thuật này sẽ bảo đảm cho các cơ quan trọng yếu như não nhận được đầy đủ oxy để giữ cho nạn nhân còn sống cho đến khi được trợ giúp y tế. Còn có những bài viết khác mô tả cách giải quyết những tình huống hoặc tổn thương có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời như bị nghẹt thở, sốc, bỏng, ngộ độc và chảy máu nhiều. Hen, cơn đau tim, động kinh và phản ứng dị ứng cũng có thể cần cấp cứu. Các tổn thương cụ thể như vết thương ở đầu và mắt, gãy xương và chấn thương cột sống cũng được bao gồm trong chương này. Dù các tổn thương này có thể không đe doạ ngay đến mạng sống, việc sơ cứu có thể giúp nạn nhân mau phục hồi và tránh được tổn thương vĩnh viễn. Sơ cứu cho trẻ em và nhũ nhi đôi khi cần những kỹ thuật khác, và cần chú ý trong trường hợp này. Hành động trong khi cấp cứu Có ai bị nguy hiểm không? + Nếu có, mối nguy này có dễ xử trí không? + Nếu không thể xử trí, hãy gọi cấp cứu và bảo vệ hiện trường. Đáp ứng Trước hết lo cho nạn nhân im lặng nhất + Lắc nhẹ vai nạn nhân và hỏi một câu. + Nếu có đáp ứng, hãy xử trí các tình trạng đe doạ mạng sống trước khi kiểm tra nạn nhân kế tiếp. + Nếu không đáp ứng, hãy kiểm tra đường thở. Đường thở Khai thông đường thở + Nâng cằm, kiểm tra miệng xem có bị tắc nghẽn không và khai thông, sau đó nghiêng nhẹ đầu ra sau. Hơi thở Kiểm tra hơi thở + Đặt má bạn vào miệng nạn nhân, lắng nghe và cảm nhận hơi thở. Nhìn để xem ngực nạn nhân có chuyển động không. Hành động theo những điều bạn phát hiện nếu bệnh nhân ngừng thở + Thổi 2 hơi thở cấp cứu bằng cách bịt mũi, áp miệng bạn vào miệng nạn nhân và thổi vào miệng người này. + Nếu bạn chỉ có một mình, hãy gọi xe cứu thương ngay khi bạn xác định rằng nạn nhân đang ngưng thở. Hành động theo những điều bạn phát hiện Nếu bệnh nhân còn thở + Kiểm tra và xử trí các tình trạng đe doạ mạng sống và đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi. Không thở Quan sát các dấu hiệu tuần hoàn + Nếu nạn nhân là một em bé hoặc một người lớn đã bị chết đuối hoặc tai nạn, tiến hành ngay cấp cứu hô hấp tuần hoàn. + Trong trường hợp khác hãy quan sát các dấu hiệu sinh tồn như sự cử động và màu da bình thường, trongi(10 giây. Còn tuần hoàn Tiếp tục thổi hơi thở cấp cứu + Kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn sau mỗi phút. Không còn tuần hoàn Bắt đầu cấp cứu hô hấp tuần hoàn. + Kết hợp thổi hơi thở cấp cứu và ép ngực. Tư thế phục hồi Nếu bạn gặp một người bị bất tỉnh nhưng còn thở, hãy kiễm tra nhanh để tìm các vết thương có thể đe doạ tính mạng như xuất huyết nặng và xử trí nếu cần. Xoay nạn nhân đến tư thế phục hồi. Cách xoay nạn nhân đến tư thế phục hồi 1. Quì bên cạnh nạn nhân. Tháo mắt kính và lấy các vật kềnh càng khác ra khỏi túi. Cẩn thận giữ̉ cho đường thở được thông. 2. Giữ thẳng hai chân nạn nhân. Đặt cánh tay ở gần bạn nhất thẳng góc với mình nạn nhân, khuỷu tay co lại và lòng bàn tay ngửa lên trên. Kéo cánh tay ở xa bạn nhất vắt ngang ngực và giữ lưng bàn tay áp vào má nạn nhân bên ở gần bạn nhất. 3. Dùng bàn tay còn lại nắm lấy chân ở bên xa bạn ở ngay bên trên gối và kéo chân lên, giữ bàn chân nằm phẳng trên mặt dất, 4. Giữ cho bàn tay của nạn nhân áp vào má, kéo chân ở bên xa bạn lên và lăn nạn nhân về phía bạn, nằm nghiêng. Chỉnh đùi nạn nhân sao cho cả hông và gối đều ở tư thế vuông góc. 5. Ngữa đầu ra sau để cho đường thở được mở thông. Nếu cần, chỉnh bàn tay dưới má để bảo đảm cho đầu vẫn còn ngữa và đường thở vẫn thông. 6. Nếu chưa gọi cấp cứu thì bây giờ hãy gọi cấp cứu. 7. Kiểm tra hơi thở đều đặn. Theo dõi tuần hoàn ở cẳng tay. Nếu phải giữ nạn nhân ở tư thế phục hồi trong thời gian hơn 30 phút, bạn cần phải xoay nạn nhân nằm nghiêng qua bên kia. Tư thế phục hồi cho trè sơ sinh Nếu bạn đang chăm sóc một trè sơ sinh, hãy ẳm em bé trong tay cho em nằm nghiêng, giữ cho đường thở được thông bằng cách nâng cằm và nghiêng nhẹ em bé qua một bên nếu cần lấy dịch nôn hay chất nhày ra khỏi miệng. Ưu tiên chủ yếu là giữ cho đường thở được mở và thông. Các dấu hiệu và triệu chứng của một người bị bất tỉnh • Không cử động • Không đáp ứng hoặc đáp ứng hạn chế khi bạn hỏi. Xử trí một nạn nhân bị bất tỉnh Cần làm • Cẩn thận khi xoay trở nạn nhân - không nên vội, và xét đến các tổn thương khác khả dĩ có khi nghĩ đến quá trình của tai nạn . • Cẩn thận kiểm tra đường thở và hơi thở khi nạn nhân đã nằm nghiêng. • Sẵn sàng xoay nạn nhân nằm ngửa trở lại nếu nạn nhân ngừng thở. • Yêu cầu những người khác giúp đỡ. Không làm • Phí thời gian tìm thêm các vết thương khác khi chưa xoay người nạn nhân qua - kiểm tra nhanh các điều kiện đe doạ mạng sống như xuất huyết nặng. Phải làm thế nào nếu • Có thể có tổn thương cột sống? Hãy giữ thông đường thở với tư thế của nạn nhân như khi bạn tìm thấy và sẵn sàng xoay hay lăn nạn nhân theo kiểu khúc gỗ đến tư thế nằm nghiêng nếu khó giữ thông đường thở . Hơi thở cấp cứu Các cơ quan trọng yếu như não cần được cung cấp oxy liên tục để hoạt động. Nếu bị thiếu oxy hơn ba phút, não sẽ bắt đầu ngưng hoạt động. Thổi hơi thở cấp cứu (hồi sinh bằng hà hơi thổi ngạt) cho người đang ngừng thở có thể cải tử hoàn sinh. Nếu nạn nhân ngưng thở • Gọi cấp cứu ngay. Lưu ý: nếu nạn nhân là ̀một đứa trẻ hay em bé, dùng 1 phút để thổi hơi thở cấp cứu (hoặc cấp cứu hô hấp tuần hoàn đầy đủ nếu cần, trước khi đi tìm người giúp đỡ. • Thổi 2 hơi thở cấp cứu thật hiệu quả. Các dấu hiệu và triệu chứng Không có tuần hoàn • Không cử động • Màu da không còn bình thường và môi xanh • Không còn hơi thở bình thường Nếu có dấu hiệu tuần hoàn • Tiếp tục thổi hơi thở cấp cứu và đều đặn kiểm tra tuần hoàn • Thỗi hơi thở cấp cứu 10 lần/phút cho người lớn và 20 lần/phút cho trẻ em và em bé. Nếu không có dấu hiệu tuần hoàn hoặc bạn hoàn toàn không chắc • Bắt đầu nén lồng ngực. Thổi 2 hơi thở cấp cứu thật hiệu quả 1. Cẩn thận nâng cằm lên và ngửa đầu ra sau. Đặt bàn tay trên trán nạn nhân, dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp chặt phần mềm của mũi. Kéo mở miệng ra. 2. Hít một hơi thở sâu cho không khí đầy phổi bạn và đặt môi bạn quanh miệng nạn nhân, cẩn thận sao cho thật kín. Giữ cho đường thở thông bằng cách ngữa đầu ra sau, nâng cằm và nâng đỡ bằng hai ngón tay. Kẹp kín mũi nạn nhân, hít một hơi thở sâu và đặt môi bạn quanh miệng nạn nhân sao cho thật kín. 3. Thổi liên tục vào miệng nạn nhân và xem chừng ngực căng phồng lên. Lưu ý: đối với một em bé, bạn chỉ cần thổi vừa hết hơi trong má bạn, đừng thổi quá mạnh vào miệng em. 4. Giữ đầu nạn nhân ngửa ra sau và cằm nâng, lấy miệng bạn ra và xem chừng ngực nạn nhân xẹp xuống. Kiểm tra ngực nạn nhân xem có dấu hiệu thở không. Thổi hơi thở cấp cứu và kiểm tra tuần hoàn Cần làm • Phải cẩn thận giữ cho đầu nạn nhân ngữa ra sau, miệng mở, và bạn đã kẹp chặt mũi. • Thổi hơi thở cấp cứu trong 1 phút (hoặc thổi hơi thở cấp cứu kết hợp với nén ngực nếu cần) trước khi gọi điện thoại nhờ giúp đỡ, nếu nạn nhân là một em bé hay một đứa trẻ. • Với em bé, dùng hơi thở ít hơn. Không làm • Thổi hơi tuần hoànở quá nhanh hoặc quên lấy hơi thở cho chính bạn giữa mỗi lần thổi hơi thở. Bạn phải làm gì nếu • Lồng ngực nạn nhân không căng phồng lên? Thông lại đường thở, kiểm tra xem bạn có kẹp chặt mũi nạn nhân không, và miệng bạn có gắn kín quanh miệng nạn nhân không, rồi cố gắng thêm tất cả 5 lần nữa, mỗi lần 2 hơi thở. Nếu cố gắng đến mức này vẫn không thành công, thì chuyển sang nén ngực và thực hiện cấp cứu hô hấp tuần hoàn toàn bộ. • Miệng nạn nhân có bị bỏng hay tổn thương nào khác không? Hãy tìm cách thổi hơi thở qua mũi nạn nhân bằng cách bịt miệng nạn nhân và gắn kín miệng bạn quanh mũi nạn nhân. Sau mỗi lần thổi hơi thở bạn lấy miệng ra và mở miệng nạn nhân cho hơi thoát ra. Kiểm tra xem có dấu hiệu tuần hoàn không Nhìn, lắng nghe và cảm nhận hơi thở, tiếng ho, cử động, màu da trở lại bình thường, hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác của sự sống, trong khoảng 10 giây. . cấp cứu hô hấp tuần hoàn. + Trong trường hợp khác hãy quan sát các dấu hiệu sinh tồn như sự cử động và màu da bình thường, trongi(10 giây. Còn tuần hoàn. em và nhũ nhi đôi khi cần những kỹ thuật khác, và cần chú ý trong trường hợp này. Hành động trong khi cấp cứu Có ai bị nguy hiểm không? + Nếu có, mối