1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA LỢN THỊT TẠI XÃ NHƠN HẬU, THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH.

17 373 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 57,39 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA LỢN THỊT TẠI XÃ NHƠN HẬU, THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chăn nuôi lợn thịt. Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thương mại thế giới WTO.Nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. các khu vực Mậu dịch tự do thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho ngành lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn nôi. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lơn khá phổ biến. Chăn nuôi lợn có từ rất lâu và ngày càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của nó như: thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật nuôi khá đơn giản. Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân, tận dụng được nguồn lao động của gia đình ở mọi lứa tuổi. Do vậy chăn nuôi lợn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tê. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2010- 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chính trong những năm gần đây. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân xã Nhơn Hậu.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả kinh tế cho các hộ dân chăn nuôi lợn thịt tại xã. b. Mục tiêu cụ thể Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân xã Nhơn Hậu trong thời gian vừa qua. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt cuả các hộ nông dân xã Nhơn Hậu trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu. + Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Điểm nghiên cứu được chọn là xã Nhơn hậu thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định. + Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: mẫu nghiên cứu của đề là 30 hộ nông dân chăn nuôi trong xã đủ mức đại diện chung ở địa phương sẽ được chọn làm mẫu nghiên cứu của chuyên đề. Cụ thể là: 10 hộ khá, 10 hộ trung bình, 10 hộ nghèo được chọn để nghiên cứu và phân tích theo mục tiêu của đề tài đã xác định. b. Phương pháp thu thập số liệu. + Các số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các văn bản đã công bố, các tạp chí, sách báo và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Các số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra chọn mẫu với phương pháp phỏng vấn trực t và các phiếu điều tra với bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn để thu thập các số liệu cần thiết để phục vụ cho nghiên cứu đề tài. c. Phương pháp xử lý số liệu. Sau khi thu thập được số liệu chúng ta tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung. Sau đó sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định. Trong quá trình đó, chúng ta sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để hệ thống hóa số liệu thu thập theo những tiêu thức cần thiết, phù hợp logic với mục tiêu nghiên cứu. d.Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp thống kê mô tả Thống kê, mô tả lại các các hoạt động trong quá trình chăn nuôi lợn của nông hộ: Tình hình sản xuất của hộ, chi phí đầu tư cho 1 lứa lợn thịt, số đầu lợn/1 lứa, số lượng, giá giống, tổng sản lượng xuất chuồng/1 lứa, giá bán, tính các kết quả… Thông qua đó để phân tích chi phí giữa các quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, giống lợn trong chăn nuôi nhằm thấy được ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của hộ. * Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ lãnh đạo địa phương, các hộ chăn nuôi tiên tiến của xã. Để đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt. * Phương pháp thống kê so sánh So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt theo các tiêu chí như hiệu quả kinh tế theo quy mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khác nhau, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ chăn nuôi lợn thịt với các hộ chăn nuôi lợn nái, gia cầm. *Phương pháp phân tích lợi ích chi phí Là phương pháp khi ta bỏ qua hiệu quả kinh tế này nhưng ta lại được lợi ích hiệu quả kinh tế khác mà ta đặt được. 4. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Nhơn Hậu, An Nhơn, Bình Định. 5. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời đề tài còn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các phương thức chăn nuôi ở xã Nhơn Hậu. 6. Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chăn nuôi lợn thịt Chương 2: Thực trạng chăn nuôi lợn hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NÓI CHUNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT NÓI RIÊNG. I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI NÓI CHUNG VÀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT NÓI RIÊNG Ở NƯỚC TA. 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI. a. Khái niệm: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. b. Vai trò của ngành chăn nuôi: Thứ nhất, ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 1990-2001, giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm đến 17-20% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, chiếm 5% tổng thu nhập quốc nội. Tình hình này được thể hiện qua bảng sau: Bảng . Tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp , 1990 - 2001 Năm 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 % chăn nuôi trong NN 17, 9 18, 9 19, 3 19, 7 19, 3 18, 3 19, 7 16, 8 Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Tình hình Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2001 Trong những năm tới, chăn nuôi vẫn là một trong những ngành nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. Thứ hai, chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Thứ ba, ngành chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam. Điều này dựa trên quan điểm cho rằng chăn nuôi là một phần quan trọng trong việc đa dạng hoá nguồn thu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Với triển vọng về tăng sản lượng lúa và sự biến động nhu cầu tiêu dùng cả ở thị trường trong nước và ngoài nước, khu vực chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến lược phát triển nông nghiệp. Trước tiên sản phẩm chăn nuôi (đối với các loại động vật có vòng đời ngắn như lợn và gia cầm), đặc biệt là trong bối cảnh đặc tính của cơ cấu nền nông nghiệp là sản xuất qui mô nhỏ tạo thu nhập bình quân trên 1 ha lớn hơn trồng trọt. Thứ tư, phát triển chăn nuôi sẽ phụ thuộc vào một số các ngành kinh tế có qui mô lớn như chế biến và thức ăn công nghiệp, điều này tạo điều kiện cho sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực sản xuất hàng hoá quy mô lớn với các hộ sản xuất nhỏ, điều này có thể dẫn tới biến đổi lớn tới thu nhập dân cư nông thôn. Thứ năm, chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu, góp phần đáng kể vào việc cải thiện thành phần dinhdưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào chế độ ăn uống và giúp xoá bỏ tình trạng suy dinh dưỡng cho con người . Thứ sáu, ngành chăn nuôi góp một phần lớn đến thu nhập bằng tiền mặt cho các nông hộ đồng thời giải quyết sè lao động thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam. 2. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM. Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam.Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt lợn chiếm 76% sản lượng thịt hơi các loại. Sản phẩm thịt lợn là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu đối với người Việt Nam ta, đã trở thành loại thức ăn phổ biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trường như thịt bò, thịt trâu, thịt gà, tôm , cua . v. v…Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn Việt Nam. Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn thịt là hoạt động sản xuất có thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong số các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn thịt là hoạt động chính để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas chăn nuôi lợn. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN. Chăn nuôi lợn là một ngành quan trọng của ngành chăn nuôi, nên bên cạnh những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn còn có những đặc điểm riêng đặc thù cần chú ý. 1. Đặc điểm thứ nhất Lợn là loại gia súc ăn tạp, tuy vậy để tồn tại, chúng vẫn luôn luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng chúng có nằm trong quá trình sản xuất hay không? Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất hai vấn đề. Một là, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn lợn phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn lợn này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên không cân đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát triển của đàn lợn. Hai là, phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ sở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải, lựa chọn phương hướng đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi. 2. Đặc điểm thứ hai. Chăn nuôi lợn thịt có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp.Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện hai phương thức chăn nuôi lợn khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên và phương thức chăn nuôi công nghiệp. Chăn nuôi lợn thịt theo phương thức tự nhiên là phương thức phát triển chăn nuôi lợn có từ lâu đời, cơ sở thực hiện của phương thức này là dựa vào nguồn thức ăn sẵn có hoặc dư thừa và lao động nhàn rỗi với quy mô chăn nuôi nhỏ. Trong chăn nuôi lợn theo phương thức tự nhiên, người nuôi chủ yếu sử dụng các giống lợn địa phương, lợn nội vốn dĩ đã thích hợp với môi trường sống và điều kiện thức ăn sẵn có. Phương thức chăn nuôi yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về kỹ thuật song năng suất sản phẩm cũng thấp, chất lượng sản phẩm mang nhiều đặc tính tự nhiên nên cũng dễ được ưa chuộng. Do vậy, hiện nay nhiều vùng ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn còn ưa chuộng hình thức này. Chăn nuôi lợn thịt theo phương thức công nghiệp là phương thức hoàn toàn đối lập với phương thức chăn nuôi tự nhiên. Phương châm cơ bản của phương thức này là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích luỹ năng lượng, tăng khối lượng và năng suất nhằm mục đích tối đa về lợi nhuận. Hình thức chăn nuôi lợn công nghiệp tĩnh tại bằng cách nhốt trong chuồng trại với quy mô nhỏ nhất có thể để tăng được số đầu con trên một đơn vị diện tích chuồng trại và giảm tối thiểu sự vận động của vật nuôi để tiết kiệm tiêu hao năng lượng. Thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để chúng có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ chăn nuôi ngắn nhất. Phương thức này đầu tư thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện của tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm lợn thịt công nghiệp thường khác xa nhiều so với sản phẩm lợn được nuôi tự nhiên kể cả về mặt dinh dưỡng và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi lợn thịt theo hình thức công nghiệp vẫn là một phương thức được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng thịt cho xã hội. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN. Việc phát triển chăn nuôi lợn phải được dựa trên những điều kiện thuận lợi về thời tiết khí hậu.Nếu thời tiết khí hậu, điều kiện môi trường quá khắc nghiệt thì hoạt động chăn nuôi lợn cũng không thể phát triển được. IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU KINH TẾ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT. Cũng như trong trồng trọt, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phải sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn tính trên 1 đơn vị diện tích dành cho chăn nuôi lợn. - Giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn tính cho 1 lao động, 1 ngày công, 1 đồng chi phí chăn nuôi lợn. - Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn tính cho 1 lao động, 1 ngày công, 1 đồng chi phí chăn nuôi lợn. - Năng suất của lợn. - Giá thành sản phẩm thịt lợn. Các chỉ tiêu trên được tính trên cơ sở sử dụng số liệu của nhiều năm để kết qủa thêm chính xác và thấy rõ được xu hướng biến động của các chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi. V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. Chăn nuôi lợn cũng là một ngành sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp của thế giới. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn trên toàn cầu là rất lớn nên hoạt động chăn nuôi lợn ngày càng phát triển ở hầu hết các quốc gia, các nước chăn nuôi lợn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2002, sản lượng thịt lợn của thế giới tiếp tục tăng 1,8% so với năm 2001. Trung Quốc vẫn là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, chiếm gần 51% tổng sản lượng toàn cầu, kế đó là EU chiếm 21% và Mỹ 10,2%. Mậu dịch thịt lợn toàn cầu năm 2002 là 3, 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước. Liên minh Châu Âu là khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn1124 người/ km 2 , cao gấp 5 lần mật độ dân số cả nước. Hiện nay, toàn vùng có khoảng 6, 4 triệu lao động. Lực lượng lao động dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi giúp xã Nhơn Hậu mở rộng quy mô đàn lợn hiện có của mình. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở XÃ NHƠN HẬU. Trong suốt 10 năm qua, cơ cấu thịt sản xuất trong vùng không có sự thay đổi đáng kể. Đáng chú ý nhất là lợn thịt đã chiếm tỷ lệ cao và vẫn có xu thế tăng trong cơ cấu thịt được sản xuất trong nước. Quy luật này hơi khác với xu thế tại các nước đang phát triển, nơi không có sự ảnh hưởng của tôn giáo đến tiêu dùng thịt lợn, thì thấy, khi nền kinh tế phát triển, cơ cấu thịt lợn giảm dần và thay vào đó là thịt bò và thịt gà có xu thế tăng dần trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày về thịt và các sản phẩm thịt. Một trong những lý do có thể giải thích cho xu thế này là, ở nước ta nói chung và xã Nhơn Hậu nói riêng, so với các loại thịt, giá lợn thịt vẫn rẻ nhất, phù hợp với sức mua của đại bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp và người tiêu dùng ở nông thôn, hơn nữa, lợn vẫn là loại vật nuôi dễ nuôi nhất và được nuôi phổ biến nhất, có hệ số chuyển đổi thức ăn tốt nhất (trong điều kiện Việt Nam, gà ta nuôi, tỷ lệ chết quá cao), ít dịch bệnh hơn so với chăn nuôi gia cầm. Người Việt Nam vẫn có truyền thống tiêu dùng thịt lợn nhiều hơn các loại thịt khác vì thịt lợn rất đa dạng (bao gồm nhiều chủng loại như thịt thăn, thịt mông, thịt ba chỉ, sườn, chân giò ) và dễ chế biến, phù hợp với khẩu vị và tập quán sử dụng thực phẩm của người Việt Nam. Phần lớn các hộ gia đình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ( cám, gạo, tấm, rau) và thức ăn thừa để nuôi lợn với quy mô nhỏ. Các hộ gia đình nuôi lợn ngoại sử dụng thức ăn công nghiệp là hết sức cần thiết để đảm bảo chất lượng thịt cho tiêu dùng nội địa, đặc biệt là xuất khẩu. Ngoài cám gạo, tấm và rau, các hộ gia đình thỉnh thoảng cho lợn ăn thức ăn đậm đặc. Thức ăn cho lợn thịt lai và ngoại, tỷ lệ 2%. Rau có thể cho ăn dưới dạng rau tươi hay nấu chín và cho ăn với lượng khác nhau tuỳ thuộc vào khối lượng sẵn có. Nước được trộn lẫn vào thức ăn và không cho uống riêng đối với lợn Móng Cái và lợn lai, lợn thường được cho ăn 2 - 3 bữa một ngày. Bảng: Tỷ lệ thức ăn cho lợn thịt lai và ngoại cung cấp cho thị trường trong nước. Kg thức ăn/ con/ ngày Trọng lượng hơi Cám gạo Rau Thức ăn đậm đặc <20kg 1. 5kg Không chính xác 2% Hyđro > 20kg 2. 0kg Không chính xác 2% Hydro Lần cho ăn 3lần/ ngày Trọng lượng lúc bán 60 – 70kg Các bệnh xảy ra với lợn nếu không chữa hoặc không chữa kịp sẽ gây tử vong cho lợn, còn nếu chữa kịp thì tốc độ lớn của lợn sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Tình trạng lợn mắc bệnh rất hay xảy ra, nhất là ở những vùng vệ sinh chuồng trại và môi trường không được đảm bảo. Đây cũng là lý do khiến cho chất lượng sản phẩm không cao, chi phí bỏ ra lớn, thời gian nuôi dài hơn khiến lợi nhuận bị giảm sút, người nuôi không thu được lãi. 1. Dịch vụ thú y tại xã Nhơn Hậu. Thực tế là có sự không cân đối rất lớn giữa tình hình lợn mắc dịch bệnh và công tác thú y. Trong khi lợn mắc bệnh rất nhiều thì dịch vụ thú y lại hoạt động một cách lẻ tẻ. Đội ngũ cán bộ thú y nói chung trong toàn vùng còn quá máng, trong đó không phải tất cả các cán bộ thú y đều có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Chỉ có ở cấp huyện trở lên thì đội ngũ cán bộ thú y mới được đảm bảo về chuyên môn, còn đại bộ phận cán bộ thú y cấp xã thường có chuyên môn không cao, hầu hết họ có trình độ văn hoá cấp II, III và đi học thêm nghiệp vụ về thú y, tuyệt nhiên không có trình độ đại học. Với điều kiện phát triển của ngành hiện nay thì dịch vụ thú y quả là sự bất cập rất lớn, cần phải được giải quyết. Theo ý kiến của người chăn nuôi, giá thuốc và vácxin của Việt Nam nói chung là rất cao, đây cũng là một vấn đề rất khó khăn đối với người chăn nuôi. Việc quản lý, kiểm soát thuốc và vác - xin thú y rất khó. Chính vì thế trên thị trường vẫn còn tồn tại với rơm và làm chỗ nằm cho lợn nái. Khi lợn nái sinh con, nên chuyển lên phần chuồng phía trên mặt đất để giữ vệ sinh cho lợn con. Khi lợn con cai sữa, lợn nái lại được chuyển xuống phần chuồng phía dưới và phần chuồng phía trên dành cho nuôi lợn thịt. Tuy nhiên chuồng trại ở xã Nhơn Hậu thường có diện tích nhỏ nên lưu thông không khí và ánh sáng kém, lợn dễ bị nhiễm bệnh và ốm. Vệ sinh kém sẽ dẫn đến sức khoẻ và tốc độ lớn của lợn bị ảnh hưởng đáng kể.Thực tế tồn tại như trên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi lợn rất nhiều.Các hộ gia đình đều hiểu kiểu chuồng truyền thống là không tốt nhưng lại không có đủ kinh phí để xây dựng những kiểu chuồng mẫu như trong sách báo, bên cạnh đó các hộ gia đình cũng chưa có điều kiện để xây từng loại chuồng riêng cho từng loại vật nuôi. Ở các trang trại lợn, chuồng trại được xây dựng và được đầu tư các thiết bị kỹ thuật như hệ thống chiếu sáng, nước uống, hệ thống xử lý chất thải một cách đầy đủ. Chuồng trại được ngăn ra từng ô cho từng con để vừa đảm bảo vệ sinh vừa giảm thiểu sự vận động làm tiêu tốn năng lượng của lợn, hệ thống máng ăn trang bị theo các mô hình tiện lợi cho việc cho lợn ăn, sao cho sức tăng trưởng lợn đạt được ở mức cao nhất. 2. Thiết bị và công nghệ Thiết bị và công nghệ là yếu tố phụ trợ khá quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra trong chăn nuôi lợn. Thiết bị và công nghệ bao gồm hệ thống chiếu sáng và sưởi ấm vào mùa đông, hệ thống làm mát vào mùa hè, hệ thống xử lý chất thải .v. v. . . Trước đây các hộ gia đình ở ĐBSH hầu như không trang bị những thiết bị phụ trợ trên nên lợn nuôi thường chậm lớn, năng suất không cao.Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển về quy mô của đàn lợn, các hộ gia đình cũng đã trang bị những thiết bị này, dù mới chỉ mới ở mức độ đơn giản. Để tính hiệu quả ta xem xét phần chênh lệch giữa Doanh thu và Chi phí phải bỏ ra: Lợi nhuận= Doanh thu – Chi phí Chi phí cho chăn nuôi bao gồm giá vật tư đầu vào( con giống, thức ăn chăn nuôi, cơ sở hạ tầng, thuốc thú y và lao động. Doanh thu là tổng giá trị thu được từ việc bán lợn hơi và giá trị các phụ phẩm. Nếu Doanh thu> Chi phí thì người sản xuất có lãi còn ngược lại người sản xuất phải chịu lỗ. Ở ĐBSH hiện nay tồn tại ba khuynh hướng: + Một là, nguồn thức ăn cho lợn chủ yếu lấy từ hoạt động trồng trọt, hình thức này chủ yếu tồn tại ở các nông hộ. + Hai là, thức ăn cho lợn hoàn toàn đi mua ở ngoài, hình thức này tồn tại ở các hé gia điỡnh phi nông nghiệp và các trang trại. + Ba là, nguồn thức ăn cho lợn kết hợp tõ hai nguồn trên. Một tình trạng tồn tại chung không chỉ xã Nhơn Hậu đó là chi phí đầu vào cho thức ăn chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với tổng chi phí, khoảng 70 – 77% khiến cho người sản xuất không có lãi hoặc lãi ít. Chi phí cao chủ yếu do giá thức ăn hiện nay quá cao so với khả năng đại bộ phận của người sản xuất trong vùng. Có một thực tế gây bất lợi cho ngành chăn nuôi lợn, trong khi giá vật tư đầu vào( thức ăn, thú y) cao và ổn định thì giá sản phẩm đầu ra lại thấp và không ổn định. Lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi lợn nội và lai/ ngoại cũng khác nhau, lợn lai/ ngoại cho doanh thu cao hơn nhưng chi phí đầu vào còng cao hơn. Giá bán của lợn lai/ ngoại tương đối cao , nếu bán ở thị trường nội địa người sản xuất thu được lãi ít, nên thịt lai/ ngoại phần lớn được xuất khẩu ra nước ngoài. Do tập quán chăn nuôi lợn ở xã Nhơn Hậu và thị trường tiêu thụ nội địa khá rộng lớn, mặc dù lãi ít vẫn khiến cho người sản xuất duy trì hoạt động chăn nuôi này. ở một mức độ nào đó, lãi do chăn nuôi lợn mang lại vẫn lớn hơn lãi thu được từ các hoạt động trồng trọt khác( rủi ro do thời tiết không thuận lợi). Hoạt động chăn nuôi lợn vẫn mang lại hiệu quả góp phần tăng thu nhậpgia đình. Chính điều đó đã khuyến khích người sản xuất tiếp tục duy trì và ngày càng phát triển ngành chăn nuôi lợn. Bảng 5: Hiệu quả sản xuất lợn thịt trong các trang trại hộ gia đình Chỉ tiêu Đơnvị tính Nam sách Thái thuỵ Quy mô vừa Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô nhỏ (1) (2) (3) (4) (5) (6) Thời gian nuôi tháng 4. 7 4. 9 5. 1 4. 7 Tăng trọng kg/ tháng 11. 9 10. 6 14. 1 11. 4 Chi phí/ kg tăng trọng nghìn đ/ kg 8. 26 8. 71 8. 51 9. 17 Giống nghìn đ/ kg 0. 29 0. 36 0. 31 0. 38 Thức ăn tinh nghìn đ/ 6. 81 6. 45 7. 07 7. 42 kg (1) (2) (3) (4) (5) (6) - Thức ăn thô xanh nghìn đ/ kg 0. 70 1. 34 0. 09 1. 01 - Dịch vụ thú y nghìn đ/ kg 0. 11 0. 09 0. 17 0. 25 - Chi khác nghìn đ/ kg 0. 35 0. 47 0. 81 0. 11 Giá bán 1 kg lợn hơi nghìn đ/ kg 9. 21 9. 09 9. 32 9. 50 Thu nhập 1 kg lợn hơi nghìn đ/ kg 0. 95 0. 38 0. 81 0. 33 Mạng lưới công ty, cơ sở phân phối giống hiện nay tại xã Nhơn Hậu còn quá máng, trong những năm tới cần phải tăng số lượng các công ty, cơ sở giống sao cho tối thiểu tại mỗi huyện có một cơ sở giống để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa giống tốt đến tận tay người sản xuất một cách nhanh nhất. Giải quyết được những vấn đề trên là đã giải quyết được nhữn bất cập trong khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra và hiệu quả kinh tế cho các hé gia đình và trang trại chăn nuôi lợn. [...]... trên địa bàn xã, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Chăn nuôi lợn thịt là loại hình chăn nuôi không thể thiếu trong nền kinh tế xã hội ngoài nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm giâu ding dưỡng cho con người,cung cấp phân bón cho trồng trọt,nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp,chăn nuôi lợn thịt còn mang lại hiệu quả kinh tế cao,nâng cao thu nhập,góp phần cải thiện đời sống cho nông dân trong xã hội Trong... bản tin về thị trường, giúp người chăn nuôi và các thành phần tham gia trong thị trường có những thông tin về giá cả (cả trong nước và quốc tế) , những biến động của thị trường (trong nước và quốc tế) để họ có thể chủ động trong kinh doanh hơn, giảm rủi ro Thực hiện ký kết các hiệp định thú y để tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm thịt của Việt Nam xâm nhập vào thị trường quốc tế, mở rộng thị trường... dụng cho chăn nuôi cũng như học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của người khác Tóm lại, để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt cần có các giải pháp tích cực, đồng bộ và hữu hiệu như giải pháp về vốn, giải pháp về con giống, giải pháp về thị trường tiêu thụ… 2 Khuyến nghị Sau khi tiến hành đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến... phần nào giá thịt lợn Cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn dễ dàng cho hiệu quả cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi Xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân được vay vốn phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là các hộ khá do hiệu quả đạt được cao hơn - Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn kết hợp... liên quan đến sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin kí hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các côg ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản phẩm 7 Giải pháp về giống Hiện nay thị trường cung cấp giống rất phong phú với các giống lợn như lợn thịt hướng nạc lợn. .. bán của các tổ chức cá nhân - Đối với cấp huyện, xã là nơi trung gian tiếp cận cho cán bộ, tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn giống tốt có hiệu quả kinh tế cao - Với các hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát triển PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Qua tìm hiếu thực tế tại xã. .. đề tài nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn của người chăn nuôi lợn thịt Nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ quan nghiên cứu, tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu đi sâu vào công tác nghiên cứu thuần tuý, không tham gia vào kinh doanh Tăng cường kết hợp giữa nghiên cứu và khuyến nông.Cần phải có cơ chế để các nhà nghiên cứu và khuyến nông có thể cộng tác hiệu quả hơn và cùng làm với người nông dân Những... càng đem lại hiệu quả cũng như hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi,góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn cũng không phải là không có: Thị trường tiêu thụ phong phú, đa dạng song người nông dân chưa tiếp cận được với những thị trường lớn mà phải thông qua mạng lưới giết mổ và buôn bán tư nhân nên sản phẩm thường ép giá gây thiệt... giả, thuốc không đủ hiệu lực Hạn chế về trình độ của các cán bộ thú y cơ sở cũng hạn chế hiệu quả của việc phòng bệnh Bênh cạnh đó, dòng thông tin về dịch bệnh báo cáo từ các hộ chăn nuôi còn rất yếu, chính vì thế nhiều khi phòng bệnh cho gia súc không kịp thời Để nâng cao hiệu quả của công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh, làm nền tảng hỗ trợ tốt cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn, xã nên tập trung... cho sản xuất thức ăn gia súc, có như vậy giá thức ăn sẽ giảm làm chi phí thức ăn không quá cao như hiện nay - Nhà nước cần có phân định luồng hàng tiêu thụ rõ ràng để thị trường tiêu thụ lợn ổn định, giá đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất chăn nuôi • - Đối với Đảng chính quyền xã Hiện nay chăn nuôi lợn thịt luôn trải qua những cơn sốt giá cũng giảm giá, chính quyền địa phương nói riêng và . LUẬN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA LỢN THỊT TẠI XÃ NHƠN HẬU, THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chăn nuôi lợn thịt. Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông. dân xã Nhơn Hậu.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả kinh tế cho các hộ dân chăn nuôi lợn thịt tại xã. b. Mục tiêu cụ thể Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của. tiên tiến của xã. Để đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt. * Phương pháp thống kê so sánh So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt theo các tiêu chí như hiệu quả kinh tế theo

Ngày đăng: 10/08/2015, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w