1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Quân đội Thực trạng và giải pháp

55 727 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 879 KB

Nội dung

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài - Hệ thống những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán quốc tế nhờthu và chuyển tiền - Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế nhờ thu và

Trang 1

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn : TS Hoàng Hương Giang

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Sen

HÀ NỘI THÁNG 5/2012

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Sau thời gian thực tập tại Phòng Thanh toán Quốc tế- Ngân hàng TMCPQuân đội, với sự hướng dẫn của Cô giáo – T.S Hoàng Hương Giang và sự giúp

đỡ của các cán bộ Ngân hàng Quân đội, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tậpcủa mình với đề tài: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu vàchuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Quân đội: Thực trạng và giải phỏp”

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân, đượcthực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn có kết hợp đối chiếu lý thuyết cơ

sở về hoạt động thanh toán quốc tế nhờ thu và chuyển tiền của Ngân hàng Quânđội Các số liệu, thông tin trong Chuyên đề là trung thực, các tài liệu tham khảođều được ghi rõ nguồn gốc Nếu có sự sai sót, em xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI 3

I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3 1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức 3

2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội .7 3 Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian qua 8

3.1 Hoạt động huy động vốn 8

3.2 Hoạt động tín dụng 9

3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 10

3.4 Hoạt động kinh doanh thẻ 12

4 Những thành tựu nổi bật của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian qua 14

5 Vị thế của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại 15

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 16 1 Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền của ngân hàng thương mại 16

1.1 Phương thức thanh toán nhờ thu 16

1.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền 18

2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 20

2.1 Mụ hình tác nghiệp thanh toán quốc tế chung của ngân hàng tmcp quân đội 20

2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu 21

2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền 27

Trang 4

3 Đánh giá tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức

nhờ thu và chuyển tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 32

3.1 Những kết quả đạt được 32

3.2 Những hạn chế còn tồn tại 32

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 35

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 35 II GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 36 1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế 36

2 Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế 37

3 Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế 38

4 Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý 40

5 Giải pháp thu hút khách hàng 40

5.1 Hoàn thiện chính sách marketing trong hoạt động ngân hàng 40

5.2 Đa dạng hóa sản phầm dịch vụ thanh toán, phục vụ kịp thời nhu cầu đổi mới 42

III KIẾN NGHỊ 42 1 Đối với Nhà nước 42

2 Đối với khách hàng 44

KẾT LUẬN 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng

Bảng1.1: Huy động vốn của MB giai đoạn 2008 – 2011 8

Bảng 1.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại NH Quân Đội 11

Bảng1.3: Kết quả kinh doanh chung của Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2008-2011 14

Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế nhờ thu cựa 25

ngân hàng Quân đội 25

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế nhờ thu của ngân hàng Quân đội 26

Bảng 2.3: Doanh thu phí chuyển tiền giai đoạn 2008-2011 30

Bảng 2.4: Cơ cấu các hình thức thanh toán chuyển tiền ở ngân hàng Quân đội 31

Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng quân đội 6

Sơ đồ 2.1 Quá trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn 18

Sơ đồ 2.2 Quá trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 19

Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền 20

Sơ đồ 2.4: Mô hình tác nghiệp tập trung các hoạt động TTQT tại NH Quân đội 22

Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Hoạt động cho vay của Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2008 – 2011 9

Biểu đồ 1.2 Doanh thu phí thanh toán quốc tế 2006-2011 trong tổng thu nhập ngân hàng (Nguồn: Báo cáo KQKD phòng TTQT-MB) 10

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng giá trị thanh toán qua phương thức nhờ thu trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Quân đội giai đoạn 2008-2011 23

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng giá trị thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Quân đội giai đoạn 2008-2011 28

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài

Ngân hàng TMCP Quân đội đã trải qua 18 năm hoạt động và phát triển Chođến nay, ngân hàng đã gặt hái được khá nhiều thành công và có được một vị thế khálớn trên thị trường tài chính trong nước Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàngtuy có thời gian triển khai chưa lâu nhưng cũng đã đạt được những kết quả đáng kể

và trở thành một trong những mảng hoạt động chủ chốt của ngân hàng Từ 1/1/2011theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài cung cấpcác dịch vụ, sản phẩm như ngân hàng trong nước Điều này có nghĩa là các ngânhàng nội địa không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với cácngân hàng nước ngoài để chiếm giữ thị phần Đứng trước sức ép cạnh tranh ngàycàng lớn đó, trong thời gian qua, Ngân hàng Quân đội đã không ngừng đổi mới vànâng cao các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các hoạt động thanh toánquốc tế để phục vụ tốt hơn cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóaxuất nhập khẩu ngày càng lớn của khách hàng Tuy nhiên, sau một thời gian thực tậptại phòng thanh toán quốc tế- Ngân hàng TMCP Quân đội, em nhận thấy phươngthức thanh toán quốc tế nhờ thu và chuyển tiền mặc dù có khá nhiều ưu điểm nhưngvẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi Xuất phát từ thực tế đó, em đã quyết định

lựa chọn đề tài: “Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Quân đội: Thực trạng và giải pháp” cho

chuyên đề tốt nghiệp của mình

2 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

- Hệ thống những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán quốc tế nhờthu và chuyển tiền

- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế nhờ thu và chuyểntiền tại Ngân hàng TMCP Quân đội

- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế nhờ thu vàchuyển tiền cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCPQuân đội nói riêng

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động thanh toán quốc

tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tại ngân hàng TMCP Quân đội

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, diễndịch, quy nạp, quan sát, thu thập số liệu liên quan để phân tích, so sánh, đánh giárồi tổng kết tìm ra xu hướng chung, rút ra kết luận

Trang 7

5 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề được trình bày thành 2 chương:

Chương I: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ

thu và chuyển tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Chương II: Giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh

toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tại ngân hàng thương mại

cổ phần Quân đội

Nhân đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo T.S.Hoàng Hương Giang – người đã giúp đỡ em trong việc lựa chọn đề tài, hướngdẫn phương hướng triển khai và tổng kết các kết quả nghiên cứu một cách có hệthống

Em cũng xin chân thành cảm ơn cỏc cụ chỳ, anh chị làm việc tại Ngânhàng TMCP Quân đội (MB), đặc biệt là các anh chị ở phòng thanh toán quốc tế

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 8

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO

PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 04 tháng 11 năm 1994 theo quyết định số 00374/GP-UB của Ủyban nhân dân thành phố Hà Nội Ngân hàng TMCP Quân đội được chính thứcthành lập và hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhànước Việt Nam với số vốn khiêm tốn 20 tỷ VND và 25 cán bộ nhân viên Tronggiai đoạn đầu mới thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội được định hướng chủyếu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp thuộc bên quân đội thựchiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế

Trong những năm qua, với phương châm là hoạt động an toàn, hiệu quả,luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích ngân hàng, Ngân hàngTMCP Quân đội đã dần trở thành người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng

và uy tín của Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển trên thị trườngtrong nước cũng như trên quốc tế

Theo “Bỏo cỏo thường niên năm 2010” của Ngân hàng TMCP Quân độithì phương châm hoạt động được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Tầm nhìn: phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Namvới các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, cụ thể tập trungvào:

- Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và cácdoanh nghiệp lớn

- Tập trung có chọn lọc đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phát triển đa dạng các dịch vụ khách hàng cá nhân

- Mở rộng có hệ thống các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn

- Phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư

- Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trởthành một Tập đoàn tài chính mạnh

Sứ mệnh: Tập trung mọi nỗ lực nhằm gây dựng một đội ngũ nhân lực tinhthông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ để có thể mang lại cho các doanh

Trang 9

nghiệp, cá nhân những giải pháp tài chớnh-ngõn hàng khôn ngoan với chi phí tối

ưu và sự hài lòng mỹ mãn

Phương châm chiến lược: Tăng trưởng mạnh, tạo sự khác biệt và bềnvững văn hóa kỷ luật, đội ngũ nhân sự tinh thông về nghiệp vụ, cam kết cao vàđược tổ chức khoa học

Giá trị cốt lõi: Có thể nói giá trị của Ngân hàng TMCP Quân đội khôngnằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần bởi mỗi thành viên của Ngân hàngQuân đội luôn coi trọng và phát huy 6 giá trị bao gồm:

- Tin cậy (Trustworth)

- Hợp tác (Teamwork)

- Chăm sóc khách hàng (Customer Care)

- Sáng tạo (Creative)

- Chuyên nghiệp (Professional)

- Hiệu quả (Performance-driven)

Trong xuyên suốt chặng đường 18 năm hình thành và phát triển của mình,Ngân hàng TMCP Quân đội đó luụn nỗ lực để khẳng định được vị thế và têntuổi trong lĩnh vực Tài chớnh-Ngõn hàng Hiện nay, Ngân hàng TMCP Quânđội đã lớn mạnh thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại ViệtNam với số vốn điều lệ lên tới gần 8000 tỷ đồng vào năm 2011 Tổng tài sảntăng tương ứng từ 33 tỷ đồng lên đến 6400 tỷ, lợi nhuận trước thuế tăng từ 3,5 tỷđồng năm 1996 lên 1200 tỷ vào năm 2011.Với định hướng trở thành một tậpđoàn tài chính lớn có khả năng cung cấp các sản phẩm trọn gói cho khách hàng,Ngân hàng Quân đội đã nhanh chóng hình thành một hệ thống các công ty connhư: Công ty chứng khoán Thăng Long (TLS), Công ty quản lý nợ và khai tháctài sản (AMC), công ty cho thuê tài chính, Công ty bảo hiểm Quân đội (MIC)…

Về mạng lưới phát triển, tính đến cuối năm 2011, Ngân hàng TMCP Quânđội đã mở mạng lưới hoạt động đến hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước vớigần 150 điểm giao dịch trên toàn quốc và hơn 3000 cán bộ nhân viên Đặc biệt,ngày 30/12/2010, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đánh dấu bước khởi đầu chiếnlược mở rộng mạng lưới hoạt động ở nước ngoài bằng việc chính thức khaitrương hoạt động chi nhánh MB Lào Dự kiến đến hết năm 2015, MB Lào phấnđầu trở thành một trong 5 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản lớnnhất tại Lào

Về quan hệ quốc tế, Ngân hàng TMCP quân đội luôn chú trọng mở rộngquan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chớnh-tớn dụng Tính cho đến thờiđiểm này, Ngân hàng Quân đội đã có quan hệ với gần 800 Ngân hàng đại lý tạihơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Để đảm bảo sự phát triển bền

Trang 10

vững và ổn định, Ngân hàng Quân đội đã xây dựng những mối quan hệ gắn bólâu dài và hiệu quả với các đối tác chiến lược: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản (Vinacomin), Tổng công tysông Đà và các công ty thành viên, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT),Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…Đồng thời với đó, Ngân hàng Quân độicũng không ngừng củng cố các mối quan hệ trên cơ sở hợp tác, chia sẻ cơ hội vàcùng nhau phát triển với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính khác như công

ty chuyển tiền Western Union, Banknet, Smartlink…

Trải qua 18 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân đội đang ngày càngphát triển và dần khẳng định được uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ khi vinh

dự được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt nhiều giải thưởng uytín trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008, Thương hiệuViệt uy tín chất lượng 2009, Top 100 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2009, Giảithưởng Sao vàng Đất Việt…

*Cơ cấu tổ chức

Hệ thống của Ngân hàng quân đội bao gồm:

- 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch và gần 150 chi nhánh cùng điểm giaodịch, 234 máy ATM, 1500 máy POS phân bố ở hơn 20 tỉnh thành kinh tế trọngđiểm trên cả nước

- 5 công ty con và 3 công ty liên kết

Cơ cấu tổ chức ngân hàng quân đội:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại ngân hàng

- Hội đồng quản trị: cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề lớnliên quan đến mục đích quyền lợi của ngân hàng Quân đội như chiến lược, kếhoạch trung hạn…

- Ban kiểm soát: cơ quan đại diện cho các cổ đông có trách nhiệm kiểmtra giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị, ban điều hành,hoạt động tàichính của ngân hàng Quân đội, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán

- Các ủy ban cao cấp:cơ quan giúp việc cho hội đồng quản trị gồm: ủyban tín dụng và đầu tư, ủy ban nhân sự và đãi ngộ, ủy ban ALCO, ủy ban quản

Trang 11

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

CÁC UỶ BAN

CAO CẤP

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

KHỐI KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CƠ QUAN NGHIÊN CỨU PT

VĂN PHÒNG HĐQT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO

QUẢN LÝ HỆ THỐNG

P.KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

PHÒNG TRUYỀN THÔNG KHỐI TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ TT KHỐI TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG CHÍNH TRỊ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

143 CHI NHÁNH VÀ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH + 1 Chi nhánh tại LÀO

KINH DOANH

HỖ TRỢ KINH DOANH

KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH

PHÒNG PHÁP CHẾ

KHỐI TREASURY

KHỐI DN LỚN VÀ CÁC ĐCTC

KHỐI HÀNH CHÍNH VÀ QLCL

KHỐI QLY MẠNG

VÀ KÊNH P.PHỐI

KHỐI DN NHỎ VÀ VỪA KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI ĐẦU TƯ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng quân đội

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng quân đội 2011)

Trang 12

- Cơ quan nghiên cứu và phát triển:cơ quan giúp việc và hỗ trợ cho hộiđồng quản trị trong những vấn đề mang tính định hướng, chiến lược, đưa ranhững dự báo cũng như đề xuất cho các hoạt động quan trọng của ngân hàngQĐ

- Ban điều hành: cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của ngânhàng QĐ, tổ chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động

- Khối quản trị rủi ro: cơ quan kiểm soát toàn bộ các rủi ro phát sinhtrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quân đội

- Khối kiểm soát nội bộ: cơ quan giúp tổng giám đốc thực hiện thiết lập,duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hiệu quả

- Các cơ quan quản lý hệ thống: gồm các khối và phòng ban làm nhiệm

vụ quản lý hệ thống được tổ chức và hoạt động theo các chức năng quản lý

- Các cơ quan hỗ trợ kinh doanh:cú chức năng hỗ trợ, xây dựng và duytrì các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

- Các khối kinh doanh: được tổ chức chuyờn sõu theo từng phân khúckhách hàng và thị trường gồm: khối treasury, khối doanh nghiệp lớn và các địnhchế tài chính, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối khách hàng cá nhân, khối đầutư

- Chi nhánh và cỏc phũng giao dịch: đầu mối cung cấp các giải pháp vàsản phõm dịch vụ trọn gói cho khách hàng theo từng địa bàn trên cơ sở chínhsách và chiến lược của ngân hàng Quân đội

2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng Quân đội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mộtngân hàng thương mại bao gồm:

- Tổ chức các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn củacác cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế dưới hình thức tiền gửi cú kỡhạn, khụng kỡ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ

- Tiếp nhận các loại vốn ủy thác cho mục đích đầu tư và phát triển củacác tổ chức trong nước

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các

cá nhân và tổ chức theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và quy định

cụ thể của ngân hàng Quân đội

- Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu vàcác giấy tờ có giá theo quy định chung cũng như riêng của bản thân ngân hàng

- Góp vốn, liên doanh và mua cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 13

- Cung cấp dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng có nhu cầu, chi trảkiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ ngân hàng khác

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và các loại giấy tờ

có giá theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ cho các hoạt động xuấtnhập khẩu cho nhiều đối tượng doanh nghiệp

- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu

tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

- Cất trữ, bảo quản , quản lý các tài sản, giấy tờ có giá trị cho khách hàngtheo quy định của ngân hàng Nhà nước và bản thân ngân hàng Quân đội

3 Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian qua

3.1 Hoạt động huy động vốn

Đối với ngân hàng Quân đội, vốn huy động là một trong những nguồn vốnchủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh Hoạt động huy động vốn của ngânhàng quân đội bao gồm 3 nguồn: huy động từ tiền gửi của khách hàng, tiền gửi

và vay của tổ chức tín dụng và huy động từ phát hành giấy tờ có giá và được thểhiện thông qua bảng sau:

Bảng1.1: Huy động vốn của MB giai đoạn 2008 – 2011

STT Chỉ tiêu

Thực hiện (tỷ đồng) Tăng trưởng (%)

Năm2008

Năm2009

Năm2010

Năm2011

1 Tiền gửi và vay

11,196

36,81 0

52,45 6

85,07

(Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Trang 14

Có thể thấy rõ ràng một xu hướng tăng liên tục qua các năm trong giaiđoạn 2008-2011 của tổng vốn huy động cũng như vốn huy động theo các thànhphần Trong những năm gần đây tuy có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngânhàng thương mại trong việc huy động vốn thông qua hàng loạt các chính sáchnhư tăng lãi suất, các chương trình khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng… nhưngngân hàng Quân đội vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh và ổn định trong hoạtđộng huy động vốn Kết quả đạt được xuất phát từ việc ngân hàng quân đội pháttriển mạng lưới tới một số tỉnh thành kinh tế phát triển mới cùng với việc ngânhàng duy trì được một số lượng khách hàng truyền thống với số dư tiền gửi lớn.

Về cơ cấu huy động vốn nhìn chung không thay đổi nhiều qua các năm.Tiền gửi khách hàng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn huy động được, sau

đó là tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng và cuối cùng là từ giấy tờ có giá

dư nợ tín dụng thường tập trung chủ yếu vào các khách hàng truyền thống là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay khách hàng phục vụ cho mục đích mở rộngsản xuất kinh doanh hoặc đầu tư có chiều sâu Nhờ có những biện pháp và chínhsách thúc đẩy hợp lí kịp thời mà cơ sở khách hàng tăng trưởng đều, tốc độ huyđộng vốn ổn định dẫn đến hoạt động tín dụng liên tục tăng trưởng trong các nămgần đây và được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG MB

Trang 15

Biểu đồ 1.1: Hoạt động cho vay của Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2008 – 2011

(Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2008, 2009, 2010,2011)

Hoạt động tín dụng của ngân hàng Quân đội liên tục đạt mức tăng trưởngcao trong giai đoạn 2008-2011 với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 60% mộtnăm Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy đó giỳp cho tổng dư nợ toàn hệ thốngcủa ngân hàng tăng hơn 4 lần chỉ trong vòng 4 năm

Về chất lượng tín dụng thì trong giai đoạn 2007-2010 ngân hàng Quân độiluôn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% ngay cả khi nền kinh tế rơi vào suythoái dẫn đến khách hàng của ngân hàng có sự giảm sút kết quả kinh doanh đángkể.Với chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, chất lượng tín dụng của Ngânhàng Quân đội liên tục được cải thiện, dư nợ nhóm 2, dư nợ xấu chiếm tỷ lệ thấptrên tổng dư nợ, trích lập dự phòng theo quyết đinh 493/2005/QĐ-NHNN trongnăm 2011 chỉ còn 45,2 tỷ đồng, giảm đáng kể so với những năm trước Điều nàycho thấy được sự chặt chẽ trong đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng củangân hàng Hiện nay, Ngân hàng Quân đội là một trong số ít ngân hàng trongnước xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ theo quy chuẩn, đánh giá vàlưu trữ thông tin khách hàng để đưa ra được các quyết định cho vay hợp lí nhất

3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

*Doanh thu phí Thanh toán quốc tế

Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là từ phí dịch vụ.Thụngqua tham khảo ý kiến khách hàng và biểu phí của các ngân hàng thương mạikhác, Ngân hàng Quân đội đã dần xây dựng được bảng biểu phớ riờng cho ngânhàng mình vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng đồng thời tăng khả năng cạnhtranh với các ngân hàng trong nước Với mức phí hợp lý như vậy, trong thờigian gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế được đánh giá là một trong nhữnghoạt động hiệu quả nhất của Ngân hàng Quân đội khi doanh thu phí từ hoạt độngnày đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của Ngân hàng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Trang 16

Biểu đồ 1.2 Doanh thu phí thanh toán quốc tế 2006-2011 trong tổng thu

nhập ngân hàng (Nguồn: Báo cáo KQKD phòng TTQT-MB)

Có thể thấy doanh thu từ phí của hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởngliên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của Ngânhàng quân đội Với số lượng thanh toán viên quốc tế trên toàn hệ thống chưa đến

80 cán bộ trong tổng số hơn 3000 của Ngân hàng Quân đội mà có thể đạt đượcdoanh thu như vậy, có thể đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàngtương đối hiệu quả

Giai đoạn 2006-2007 doanh thu phí từ mảng thanh toán quốc tế tăng chậmvới tỷ lệ chưa đến 15%, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2008 doanh thu tăng mạnh vớitốc độ trung bình trên 40% một năm, đặc biệt là vào giai đoạnh 2009-2010 tăngtrưởng trên 80% từ 39,23 lên 71,6 tỷ Kết quả đạt được là nhờ vào sự thay đổikịp thời chính sách khách hàng theo xu thế hội nhập khi Ngân hàng Quân đội từchỗ tập trung vào các doanh nghiệp, bạn hàng truyền thống là các doanh nghiệpquân đội sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng thời cùng lúc đó, Ngân hàngQuân đội còn thực hiện chuyển đổi mô hình TTQT theo quy trình tập trung xử

lý theo cỏc khõu đó giỳp tăng năng suất lao động, nhờ đó cung cấp cho kháchhàng dịch vụ nhanh hơn với chi phí hợp lý hơn dẫn đến thu hút được khối lượngkhách hàng lớn hơn

*Phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng

Hiện nay, cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước khác,Ngân hàng Quân đội có 3 phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổbiến là phương thức tín dụng chứng từ (L/C), phương thức nhờ thu và phươngthức chuyển tiền

Bảng 1.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại NH Quân Đội

Trang 17

(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của Phòng TTQT, NH TMCP QĐ

giai đoạn 2006 – 2011)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: trong xuyên suốt giai đoạn hoạt động2006-2011của Ngân hàng TMCP Quân đội, thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%), sau đó làphương thức chuyển tiền và cuối cùng là nhờ thu.Điều này là hoàn toàn dễ hiểubởi những ưu điểm vượt trội về sự đảm bảo an toàn của phương thức tín dụngchứng từ so với hai phương thức còn lại khi mà thanh toán quốc tế là hoạt độngluôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy một xuhướng tăng của phương thức nhờ thu và chuyển tiền trong những năm gần đây.Nguyên nhân xuất phát từ mức độ tin tưởng thanh toán giữa hai bên đối tác đangdần được tăng lên cùng với tốc độ thanh toán nhanh của phương thức chuyểntiền đã khiến cho số khách hàng lựa chọn hai phương thức này đang dần tănglên

3.4 Hoạt động kinh doanh thẻ

Hoạt động kinh doanh thẻ là một trong những hoạt động đang rất đượcchú ý tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong những năm gần đây Ngân hàngQuân đội luôn nỗ lực cung cấp những sản phẩm thẻ an toàn, hiện đại và đem lạinhiều tiện lợi nhất chonhiều đối tượng khách hàng khác nhau như thẻ MBPrivate được phát hành năm 2010 dành riêng cho các khách hàng SuperVip theoquy định của ngân hàng hay MB Student 2011 lại hướng tới đối tượng sinh viênvới thời gian hiệu lực là 4 năm Bên cạnh đó, ngân hàng Quân đội còn liên kếtvới một số tập đoàn, doanh nghiệp phát hành một số loại thẻ chuyên biệt như thẻBankplus- sản phẩm ghi nợ nội địa liên kết với Tập đoàn viễn thông Quân độiViettel hay thẻ NewPlus- thẻ trả trước đồng thương hiệu liên kết với công ty TânCảng Sài Gũn…Với sự phát hành phong phú các loại thẻ như vậy đó giỳp tổng

số lượng thẻ mà ngân hàng Quân đội đã phát hành tính đến hết năm 2011 đạthơn 600000 thẻ tăng 27,8% so với năm 2010 trong đó thẻ nội địa tăng 32% đạt

571834 thẻ, vượt 4,7% kế hoạch còn thẻ quốc tế tăng 25% đạt 32125 thẻ Cùngvới sự tăng lên của số lượng thẻ phát hành, dịch vụ về thẻ của Ngân hàng Quânđội cũng không ngừng được cải thiện và đang được xếp vào nhóm ngân hàngdẫn đầu về các tính năng cơ bản của thẻ

*KẾT QUẢ KINH DOANH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI

Trong bối cảnh nền kinh tế và toàn ngành ngân hàng gặp rất nhiều khókhăn, ngân hàng Quân đội vẫn duy trì được vị thế của mình với hoạt động ổnđịnh và tăng trưởng tốt Ngân hàng Quân đội đang dần tiến tới mục tiêu kinhdoanh và chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 là đứng trong top 5 ngânhàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp

Trang 18

1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng khi trong thờigian qua đã đạt được những con số kinh doanh chung khá ấn tượng như sau:

Trang 19

Bảng1.3: Kết quả kinh doanh chung của Ngân hàng Quân đội

giai đoạn 2008-2011

STT Chỉ tiêu

Năm2008

Năm200

Năm2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Quân đội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả doanh thu, chi phí của Ngân hàngQuân đội biến động mạnh qua các năm dưới sự tác động của thị trường Trongvòng 4 năm gần đây, dù điều kiện nền kinh tế vĩ mô có nhiều thay đổi bấtthường như tỉ lệ lạm phát cao, suy thoái kinh tế kéo dài… nhưng ngân hàng vẫngiữ được sự tăng trưởng tốt trong kết quả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, kếtquả này là không đều qua các năm Về tổng doanh thu: có thể thấy là tổng doanhthu của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao đều trên 50% mỗi năm Có đượckết quả này là do sự đóng góp lớn từ nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từhoạt động tín dụng (thu lãi) trong các năm qua luôn tăng trên 80% và một phầnđóng góp nhỏ từ sự tăng trưởng thu liên tục từ hoạt động thanh toán quốc tế Vềtổng chi phí thì ngân hàng Quân đội có mức tăng trưởng thường dao động dướimốc 40%, tuy nhiên vào năm 2011 lại tăng đột biến tới 49% Điều này được giảithích là do sự tăng đáng kể về chi phí tiền lương và chi phí khấu hao Năm 2011,

để nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên, ngân hàng đã tăng mức thu nhậpthêm 12% so với năm 2010 đồng thời, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ở một

số tỉnh thành mới dẫn đến tuyển thêm khá nhiều cán bộ mới cũng đã đẩy chi phítiền lương tăng đáng kể Thêm vào đó, 2011 cũng là năm ngân hàng tiến hànhchuyển đổi xong hệ thống phần mềm T24 Corebanking trên toàn hệ thống ngânhàng, do đó, bắt đầu trích khấu hao phần mềm này dẫn đến chi phí khấu haotăng vọt Về dự phòng của ngân hàng thì tăng qua các năm với tốc độ đang giảmdần bởi các hoạt động kiểm soát, thẩm định tín dụng, các khoản đầu tư trung và

Trang 20

dài hạn, góp vốn vào các quỹ đầu tư… đang ngày càng được thực hiện một cách

có hệ thống và chặt chẽ hơn để có thể hạn chế tối đa các rủi ro

Tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu luôn cao hơn tổng chi hoạt độngkhá nhiều dẫn tới lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng đều dao động quanhmức 50% qua mỗi năm Điều này thể hiện, với 1 đồng chi phí đã tạo ra đượcngày càng nhiều đồng doanh thu hơn Đây có thể nói là thành tích đáng khích lệtrong công tác kiểm soát chi phí tại Ngân hàng Quân đội

4 Những thành tựu nổi bật của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian qua

Trải qua chặng đường 18 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quânđội đã đạt được không ít các thành tựu xột trờn một số khía cạnh sau:

- Vốn điều lệ : Ngày đầu thành lập, Ngân hàng Quân đội mới chỉ có số

vốn điều lệ khiêm tốn là 20 tỷ đồng thì đến cuối năm 2000 con số này đã tănglên thành 1000 tỷ và cho đến thời điểm này số vốn đú đó xấp xỉ 8000 tỷ đồng.Ngân hàng Quân đội hiện đang nằm trong top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớnnhất trên thị trường Có được kết quả lớn mạnh như vậy là nhờ vào sự thay đổichủ trương, chiến lược của ngân hàng một cách linh hoạt để thích nghi với điềukiện cụ thể trong từng thời kỳ Ngân hàng Quân đội đang phấn đấu đạt tới mụctiêu số vốn điều lệ 10000 tỷ đồng trong giai đoạn kinh doanh chiến lược kế tiếp

- Đội ngũ nhân lực: Ngân hàng quân đội lúc mới ra đời chỉ với 25 cán bộ

nhân viên đã xây dựng nên một ngôi nhà chung cho gần 3000 thành viên Kếtquả này đạt được từ chủ trương của ngân hàng quân đội luôn coi con người lànền tảng cho mọi sự phát triển Bên cạnh đó, Ngân hàng quân đội luôn chú trọngtạo mọi điều kiện cho các thành viên phát huy được năng lực của mỗi người vàtạo cơ hội học tập nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên Bởi vậy ngân hàngQuân đội đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực khá là đồng đều và thành thạonghiệp vụ

- Mạng lưới hoạt động: Ngân hàng Quân đội đã mở rộng mạng lưới hoạt

động đến hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Tính đến thời điểm cuối năm

2011, Ngân hàng Quân đội đã xây dựng được một hệ thống hoạt động với gần

150 chi nhánh và phòng giao dịch, trong đó nổi bật gần đây nhất là việc thànhlập một chi nhánh tại Lào, đánh dấu bước đi đầu tiên trong chiến lược chinhphục Đông Dương của ngân hàng

- Dịch vụ cung cấp: Đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng chung

của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ ngànhtrong mấy năm gần đây, ngân hàng Quân đội đã nhanh chóng chủ động đi đầuxây dựng các chiến lược cụ thể để đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấpnhằm phục vụ và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng tốt hơn nữa Kết quảđạt được là một loạt các dịch vụ, tiện ích mới được cung cấp tới khách hàng tạo

Trang 21

ra ưu thế cạnh tranh nổi bật của ngân hàng quân đội so với các đối thủ trongngành.

5 Vị thế của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại.

Năm 1996, Ngân hàng Quân đội bắt đầu triển khai hoạt động thanh toánquốc tế theo quyết định số 37/NH-QĐ ngày 15/01/1996 của ngân hàng Nhànước, thành lập phòng Thanh toán quốc tế và Quan hệ ngân hàng đại lý Phòng

có chức năng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng, phụtrách các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý như thiết lập hạn mức, quan hệtài khoản NOSTRO… Tại thời điểm thành lập, với đội ngũ nhân viên chỉ có 5người và hệ thống công nghệ hỗ trợ còn rất thiếu thốn, phòng được định hướngchính là phục vụ các doanh nghiệp Quân đội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng vànhiệm vụ phát triển kinh tế Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động, mảngthanh toán quốc tế của ngân hàng Quân đội chưa có được số lượng khách hànglớn, sản phẩm dịch vụ chưa có sự khác biệt và khả năng cạnh tranh chưa cao sovới các ngân hàng khác như Vietcombank, Eximbank… Tuy nhiên chỉ sau mộtthời gian ngắn, ban lãnh đạo của ngân hàng có sự thay đổi trong chính sách đểphù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế khi định hướng chú trọng pháttriển mảng hoạt động thanh toán quốc tế Đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tếđược bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao nghiệp vụ, cơ sở vật chất kỹ thuậtđược hiện đại hóa đúng mức, mạng lưới ngân hàng đại lý được mở rộng ở nhiềuquốc gia đó giỳp cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Quân đội đạtđược nhiều kết quả ngoài mong đợi Giá trị thanh toán quốc tế qua Ngân hàngQuân đội chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cảnước và chỉ xếp sau 3 ngân hàng lớn hiện nay là Vietcombank, Eximbank vàACB Uy tín của ngân hàng Quân đội trên trường quốc tế cũng đang ngày đượcnâng cao khi tỷ lệ L/C bị từ chối xác nhận trong tổng số L/C xác nhận giảm hơn

10 lần từ 21,88% năm 2005 xuống còn 1,95% năm 2010 Bên cạnh đó, Ngânhàng Quân đội còn được nhận một loạt các giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuấtsắc” do ngân hàng Mỹ Wachovia trao tặng vào năm 2009, ngân hàng HSBC traotặng vào năm 2011 và các bằng khen thanh toán quốc tế của City Group,Standardchartered Bank Về trình độ nghiệp vụ thì chuyên viên thanh toán quốc

tế của ngân hàng Quân đội được đánh giá khá cao so với các ngân hàng thươngmại khác, kể cả ngân hàng lớn như Vietcombank khi ngân hàng Quân đội làngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại miền Bắc và miền Trung có 04chuyên viên thanh toán quốc tế đạt chứng chỉ chuyên gia tín dụng chứng từ(CDCS- Certified Documentary Credit Specialist)- đây là một chứng chỉ uy tín

và danh giá của Viện Dịch vụ tài chính và Hiệp hội Dịch vụ tài chính Như vậy,

so với các ngân hàng thương mại khác, mặc dù ít hơn về thời gian hoạt động và

số lượng nhân sự nhưng ngân hàng Quân đội đã khẳng định được vị thế của

Trang 22

mình trong mảng hoạt động thanh toán quốc tế qua những gì đã đạt được trongthời gian qua.

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

1 Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền của ngân hàng thương mại

“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên

cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân thuộccác nước khác nhau, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thườngđược thực hiện chủ yếu thông qua mối quan hệ giữa hệ thống ngân hàng của cácnước hựu quan” Trong bối cảnh hội nhập và xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâurộng hiện nay thì như một lẽ đương nhiên thanh toán quốc tế đã trở thành mộthoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại và là một mắt xích không thểthiếu được trong toán bộ chuỗi dây chuyền hoạt động của nền kinh tế thị trường

Đi sâu vào hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại hiệnnay, hai phương thức thanh toán là nhờ thu và chuyển tiền mặc dù chưa đượccác doanh nghiệp lựa chọn nhiều như phương thức tín dụng chứng từ nhưngcũng đang chiếm một vị thế tương đối và đáng để nghiên cứu tìm hiểu thêm để

có thể ứng dụng chúng một cách hiệu quả và sâu rộng hơn vào công tác thanhtoán của nền kinh tế trong thời gian tới

1.1 Phương thức thanh toán nhờ thu

Theo điều II, mục a của “Bản quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ

thương mại-ICC 522” do phòng thương mại quốc tế Paris ban hành có quy định

cụ thể như sau là “Nhờ thu sẽ được hiểu theo nghĩa là một phương thức thanh

toán quốc tế trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua), sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát”

Các bên tham gia vào giao dịch thanh toán nhờ thu gồm:

- Người có yêu cầu nhờ thu (hoặc bên bán- nhà xuất khẩu)

- Ngân hàng nhận ủy thác nhờ thu(hoặc ngân hàng bên bán)

- Người trả tiền (hoặc người mua- nhà nhập khẩu)

- Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ (thường được là ngân hàngđại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu ở nước người nhập khẩu)

Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán (bên nhờ thu) cóthể phân chia phương thức này thành hai loại là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thukèm chứng từ

Trang 23

- Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh toán trong đó người bạn sẽ

ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua hàng của mình căn cứ vào hốiphiếu do mình lập ra còn chứng từ thương mại thì sẽ được gửi thẳng cho ngườimua mà không cần phải đi qua ngân hàng

Sơ đồ 2.1 Quá trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn

(1)Bên bán chuyển giáo hàng cùng bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua

(2)Bên bán sau đó sẽ phát hành hối phiếu đòi tiền bên mua và thư ủynhiệm gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở bên mua

(3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hồi phiều qua ngân hàng phục vụbên mua để nhờ thu tiền bên mua

(4) Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua (hoặc yêu cầu kýchấp nhận hối phiếu)

(5) Bên mua thanh toán tiền

(6)(7) Tiền qua ngân hàng được luân chuyển đến bên bán hàng

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó người bántheo đó thực hiện ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ cả vàohối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là ngân hàng chỉtrao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng khi người mua trả tiền(D/P) hoặc chấp nhận trả tiền (D/A) hối phiếu

(1)Bên bán giao hàng hóa mà không có kèm theo chứng từ thương mại

(2)Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: lệnh nhờ thu sẽ đi kèm vớihối phiếu và các chứng từ thương mại hữu quan

(3) Ngân hàng bên người bán ủy thác cho ngân hàng bên mua thu hộ tiền

(4)Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu đòi tiền người mua hàng hóa

Ngân hàng thu (Collecting bank)

Người trả tiền (Drawee)

Người hưởng lợi (Principal)

Trang 24

(5)Người mua thanh toán tiền (Document against payment d/p) hoặc kýchấp nhận trả tiền lên hối phiếu (Document against acceptance d/a)

(6)(7) Ngân hàng chuyển tiền mà đã thu hộ được hoặc hối phiếu đã kýchấp nhận thanh toán giao cho người bán

Sơ đồ 2.2 Quá trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Phương thức nhờ thu được áp dụng khi hai bên mua và bán tin cậy lẫnnhau ở một mức độ cao vì việc thanh toán tiền sẽ có được thực hiện hay khôngphụ thuộc chủ yếu vào ý chí của người trả tiền hang còn ngân hàng có vai tròđơn giản chỉ là trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, không hề chịu tráchnhiệm đối với việc tiền có thu được hay không do đó phương thức này hàm chứakhá nhiều rủi ro đối với bên mua

1.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền

“Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một bên là khách hàng

(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số lượng tiền nhất định cho một bên/người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”

Các bên tham gia vào phương thức chuyển tiền gồm:

- Người thực hiện yêu cầu chuyển tiền hàng

- Người hưởng lợi (người nhận tiền hoặc được nhận thanh toán)

- Ngân hàng đại diện cho bên/người chuyển tiền (ngân hàng chuyển tiền)

- Ngân hàng đại diện cho người hưởng lợi (gọi là ngân hàng đại lý)

Căn cứ và phương tiện chuyển tiền thì phương thức này gồm 2 loại:

- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer M/T): trong phương thức TTCTnày ngân hàng lập lệnh chuyển tiền bằng thư để gửi cho người hưởng lợi theoyêu cầu cụ thể của khách hàng, hình thức chuyển tiền thanh toán quốc tế này có

Ngân hàng thu (Collecting bank)

Người trả tiền (Drawee)

Người hưởng lợi (Principal)

Ngân hàng chuyển (Remitting bank)

Trang 25

Ngân hàng người hưởng lợi (Beneficiary bank)

Người hưởng lợi (Beneficiary)

Người yêu cầu

chuyển tiền (Ordering party)

ưu điểm là chi phí thấp nhưng tốc độ chậm và độ an toàn không cao vì thư đượcchuyển qua đường bưu điện do đó ngày nay gần như không sử dụng hình thứcnày trong thanh toán quốc tế

- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer T/T): trong hình thức nàyngân hàng theo yêu cầu của khách hàng lập lệnh chuyển tiền bằng điện để gửicho người hưởng lợi,hình thức chuyển tiền TTQT này có thể được thực hiệnthông qua truyền tin Telex hoặc qua hệ thống SWIFT,hình thức này có ưu điểmtốc độ nhanh và an toàn cao mặc dù chi phí cao và hiện đang được sử dụngnhiều trong thanh toán quốc tế

Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền

(1)Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ cụ thể được quy định trong hợpđồng

(2)Người yêu cầu chuyển tiền yêu cầu ngân hàng bên quốc gia mìnhchuyển lượng ngoại tệ ra bên ngoài

(3)Ngân hàng chuyển tiền thực hiện hoạt động là báo nợ tài khoản ngoại tệcủa người yêu cầu chuyển tiền

(4)Ngân hàng chuyển tiền tiếp sau đó sẽ thực hiện một hoạt động là phátlệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở bên nước người hưởng lợi

(5)Ngân hàng trả tiền ghi chú báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền

(6)Ngân hàng trả tiền ghi chú báo có tài khoản người hưởng lợi

Như vậy, theo quy trình trên đây thi có thể thấy chuyển tiền là phươngthức thanh toán trực tiếp giữa 2 bên với nhau: người hưởng lợi thanh toán vàngười yêu cầu chuyển tiền Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng khôngchịu ràng buộc trách nhiệm gì cả đối với cà 2 bên mà chỉ đóng vai trò là trunggian thanh toán theo ủy nhiệm để được hưởng hoa hồng

Trang 26

2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.1 Mụ hình tác nghiệp thanh toán quốc tế chung của ngân hàng tmcp quân đội

Theo quyết định số 1150/MB-QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trịthì bắt đầu từ ngày 01.01.2008, hầu hết các giao dịch thanh toán quốc tế baogồm nhờ thu và chuyển tiền phát sinh trong hệ thống ngân hàng sẽ được xử lýtập trung tại một đầu mối duy nhất là phòng thanh toán quốc tế hội sở Theo đó,

bộ phận quan hệ khách hàng đại lý được tách riêng ra để trở thanh Phòng Địnhchế tài chính trực thuộc Hội sở Phòng Thanh toán quốc tế sẽ chỉ xử lý các giaodịch Thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm xử lý giao dịch cho các chi nhánhtrên toàn hệ thống và thực hiện chức năng quản lý cấp Hội sở Hồ sơ giao dịchthanh toán quốc tế giữa các chi nhánh được chuyển đến trung tâm xử lý vàngược lại từ trung tâm xử lý đến các chi nhánh được thực hiện như sau: trongmột mạng nội bộ của ngân hàng, trung tâm công nghệ thông tin tạo ra một thưmực có tên “Hồ sơ giao dịch TTQT”, tại đó mỗi bộ phận thuộc trung tâm xử lýtập trung TTQT sẽ có một tên truy cập được phép nhận và gửi hồ sơ giao dịchTTQT, tương tự, mỗi chi nhánh cũng có một tên truy cập vào mạng nội bộ này

và được phép nhận, gửi hồ sơ giao dịch TTQT Khi trung tâm xử lý tập trunggửi hồ sơ trả lời chi nhánh sẽ hiện lên thời gian gửi, và thời gian này được tính

là thời gian trung tâm trả lời hồ sơ của chi nhánh Theo quy định của Ngân hàng,

hồ sơ giao dịch TTQT đúng và đủ được chi nhánh gửi lên trước giờ cut-off là16h hàng ngày sẽ được thực hiện trong ngày làm việc đó, sau giờ cut-off, hồ sơ

sẽ được xử lý vào ngày làm việc tiếp theo Mô hình tác nghiệp tập trung các giaodịch TTQT tại ngân hàng Quân đội được thiết lập như sơ đồ sau:

Trang 27

Sơ đồ 2.4: Mô hình tác nghiệp tập trung các hoạt động TTQT tại NH Quân đội

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng quân đội 2011)

II.2. Phương thức thanh toán nhờ thu

2.2.1 Quy trình thực hiện

Nhờ thu nhập khẩu

a) Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ TTQT-NT

Ngân hàng Quân đội tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu quốc tế (gồm cả nhờthu trơn và nhờ thu kèm chứng từ) do hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tíndụng gửi đến, nhiều khi trường hợp đặc biệt có thể do khách hàng ủy thác gửiđến trực tiếp với mục đích nhờ thu số tiền liên quan đến chứng từ

Sau khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu, Ngõn hàng Quân đội

có trách nhiệm cụ thể như sau:

+ Kiểm tra lệnh nhờ thu và các thông tin trên lệnh của người gửi chứng từ

để đảm bảo lệnh nhờ thu cung cấp các chỉ dẫn một cách chính xác, đầy đủ vàtoàn diện như tên, địa chỉ của người thanh toán, người gửi chứng từ,cỏc chỉ dẫn

và hướng dẫn thanh toán phải đảm bảo tính chất rõ ràng

KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH

B.P QUẢN LÝ

HỆ THÔNG

BỘ PHẬN CHUYỂN TIỀN

BỘ PHẬN L/

C

BỘ PHẬN NHỜ THU

CÁC CHI NHÁNH CẤP 1

VÀ PHÒNG GIAO DỊCH

KHÁCH HÀNG

BỘ PHẬN TTQT CN ĐIỆN BIÊN PHỦ

Ngày đăng: 10/08/2015, 19:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân đội các năm 2006, 2007, 2008, 2009,2010, 2011 Khác
2. Các văn bản hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền của Ngân hàng TMCP Quân đội Khác
3. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, David Cox, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,2000 Khác
4. Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản Thống kê,2009 Khác
5. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, PGS.TS Đinh Xuõn Trỡnh, Nhà xuất bản Thống kê Khác
6. Ngân hàng TMCP Quân đội- Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2005-2010 và phương hướng giai đoạn 2011-20157. Một số website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w