Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu

5 338 0
Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu, vì vậy các DN chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này. Tuy nhiên các DN đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng theo phương thức FOB, do vậy việc hiểu biết Hiệp định này là một việc cần thiết để các DN chủ động sử dụng được lợi thế của phương pháp định giá này tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam khi hội nhập thế giới. Một hiệp định khác có thể ảnh hưởng đến ngành dệt may khi gia nhập WTO là quy định về việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may, sau khi Hiệp định về Dệt May (ATC) chấm dứt vào cuối năm 2004. Trước đây, trong giai đoạn 1974-1994, theo Hiệp định về thỏa thuận đa sợi (MFA), hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may được đàm phán song phương giữa các thành viên WTO, qua đó cho phép nhập khẩu hàng dệt may không chịu điều chỉnh hoàn toàn của GATT. Trong giai đoạn 1995-2004, Hiệp định ATC được thực hiện với vai trò là một công cụ chuyển đổi, giúp đưa các sản phẩm dệt may trở lại quy trình tự do hóa theo GATT 1994. Kể từ 01/01/2005, hàng dệt may xuất khẩu từ một nước thành viên WTO sang một nước thành viên khác sẽ không còn chịu hạn ngạch nữa. Như vậy, với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ không còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa. Điều này giúp Việt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặt pháp lý, với các nước sản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc, v.v. Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng chịu điều chỉnh của các quy định khác trong khung khổ của WTO như xử lý tranh chấp, tự vệ. Nếu cho rằng một đối tác thành viên khác vi phạm các quy định về thương mại của WTO, các nước có thể vận dụng cơ chế xử lý tranh chấp ở cấp độ đa phương, thay vì đơn phương thực hiện các biện pháp đáp trả. Kể từ vòng đàm phán Uruguay, quá trình xử lý tranh chấp đã được tổ chức tốt hơn, với các bước được quy định rõ ràng. Quy định về thời hạn xử lý tranh chấp cũng rõ ràng hơn, trong khi thời gian của các bước lại linh hoạt. 1 Mặc dù vậy, các quốc gia liên quan cũng có thể tự đàm phán và xử lý tranh chấp. Cơ chế tự vệ cũng cho phép vận dụng những bảo hộ khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu. Khi ấy, một thành viên WTO có thể tạm thời hạn chế nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nếu ngành công nghiệp trong nước bị tổn thương hoặc bị đe dọa do nhập khẩu hàng hóa ấy gia tăng. Tuy nhiên, các biện pháp này ít được sử dụng, vì các chính phủ thường ưu 1 Quá trình xử lý tranh chấp có thể được đẩy nhanh nếu cần thiết. tiên đàm phán song phương nhằm thuyết phục các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu. Ngoài các hiệp định trong khung khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam tham gia ký kết và thực thi cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Đáng chú ý, các hiệp định thương mại tự do này chủ yếu được ký trong khung khổ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các hiệp định thương mại này bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Dilân (AANZFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) - có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản. Ngành dệt may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua, đóng vai trò quan trong trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh - Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dêt may lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch hàng dệt may năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2007. Tính đến hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 9,12 tỷ USD, dẫn đầu về mặt giá trị xuất khẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm 1,3%. Các thị trường nhập khẩu dệt may chính của nước ta: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Canada. Có thể nhận thấy, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu mặt hàng dệt may là không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này thay đổi không đáng kể. Thuận lợi Thứ nhất, hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ nhận được đối xử tối huệ quốc mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là về số lượng xuất khẩu: Hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường; Thứ hai, khi đã thâm nhập được thị trường một nước thành viên WTO, hàng dệt may của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt với sản phẩm bản xứ nữa mà thay vào đó sẽ được đối xử bình đẳng về thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh Thứ ba, khi gặp tranh chấp thương mại, hàng dệt may của Việt Nam có thể nhận được bảo vệ từ cơ chế xử lý tranh chấp trong khung khổ WTO. Thứ tư, trong những trường hợp khó khăn, ngành dệt may Việt Nam có thể nhận được bảo hộ tạm thời từ cơ chế tự vệ. Thứ năm, sau khi gia nhập WTO, hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ không còn chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào các nước thành viên khác nữa. Thứ sáu, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài, đi kèm với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới. Cuối cùng, việc trở thành thành viên WTO cho thấy những nỗ lực cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, và đây là cơ sở để Việt Nam tham gia đàm phán và thực thi các cam kết tự do hóa thương mại ngày một sâu rộng hơn. Như đã trình bày ở trên, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã tham ký kết các hiệp định khác như VJCEP, AANZFTA, AJCEP. Chính những hiệp định này cho thấy doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sẽ nhận được tiếp cận thị trường tốt hơn. (Còn nữa) Với việc Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, đặc biệt là: • Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm, cạnh tranh trong nước gay gắt hơn: Dệt may là một trong những nhóm hàng hóa Việt Nam có cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu lớn nhất (m ức thuế suất bình quân được cắt giảm từ 37,3% trước thời điểm gia nhập xuống còn 13,7%) và việc cắt giảm này được thực hiện ngay kể từ ngày 11/1/2007. Việt Nam cũng cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong Hiệp định dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 20% xuống 5%). • Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây: Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu và thưởng xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện xuất khẩu; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển đều bị bãi bỏ. Một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư đã dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/1/2007). • Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn : Cùng dỡ bỏ các hạn ngạch xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trường quan trọng được dự báo là sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này có thể khiến nguy cơ hàng dệt may bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nước ngoài lớn hơn. Liên quan đến nguy cơ này, ngày 11/1/2007, Hoa Kỳ cũng chính thức bắt đầu Chương trình giám sát hàng dệt may Việt Nam (dự kiến kết thúc vào cuối năm 2008) nhằm theo dõi tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ và sẵn sàng cho việc khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá nếu thấy có hiện tượng liên quan. Chương trình này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam (nhiều khách hàng lo ngại nguy cơ kiện chống bán phá giá có xu hướng chuyển nhiều đơn hàng sang các nước khác). Đây là những khó khăn mà doanh nghiệp dệt may thực tế phải đối mặt (không phải ở dạng tiềm năng như các cơ hội mà ngành này có thể được hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO). Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách, biện pháp cụ thể nhằm chủ động, nhanh chóng khắc phục và vượt qua những khó khăn này. Để vượt qua các thách thức, tận dụng các cơ hội do việc gia nhập WTO và các cam kết tự do hóa thương mại đem lại, doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả ngành, đặc biệt là: • Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam; cải tiến công nghệ, mẫu mã; từng bước chuyển đổi từ việc sản xuất hàng gia công sang hàng trung bình sang hàng cao cấp và hàng có tính năng khác biệt cao; • Đổi mới cơ cấu sản phẩm, tập trung vào các sán phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu tránh tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính để giảm nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ; • Đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, chú trọng xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm; xây dựng hình ảnh ngành sản xuất dệt may Việt Nam với chất lượng - thời trang - thân thiện môi trường – đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về lao động; • Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế; hiểu và chuẩn bị sẵn sàng cho việc đối phó với các rào cản thương mại ở thị trường nước ngoài. Nâng tỷ lệ xuất khẩu (XK) hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) là mục tiêu của ngành dệt may (DM) Việt Nam, nhằm giảm tỷ lệ gia công, gia tăng giá trị XK. Tuy nhiên, với nhiều rào cản trong chính sách thuế, kế hoạch sản xuất nguồn nguyên phụ liệu (NPL) nội địa bị "bể", không những không tăng lên mà nhiều doanh nghiệp (DN) DM còn phải chuyển từ sản xuất FOB trở lại gia công. FOB "sơ khai" Hàng DM luôn nằm trong nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam (VN), nhưng giá trị mang lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 35% so với kim ngạch XK. Theo số liệu "ước đoán", hàng FOB XK chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, còn lại là gia công. Hiện ngành DM đang phấn đấu để nâng tỷ lệ XK hàng FOB lên khoảng 50% trong 2 năm tới. Bằng cách nào để đạt được con số trên? Sử dụng nguồn NPL trong nước là cơ sở vững chắc để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các dự án, chương trình thúc đẩy phát triển nguồn NPL trong nước đã bị "bể" kế hoạch. Và mục tiêu đề ra vẫn còn… rất xa vời! Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN đánh giá, nếu hiểu đúng nghĩa sản xuất FOB thì ngành DM VN chỉ mới dừng lại ở sản xuất FOB "sơ khai" - gia công với giá cao hơn! Vì thực tế, DN của VN được nhà nhập khẩu chỉ định mua NPL, may theo mẫu họ đưa ra và được hưởng 5% - 10% trên giá trị của sản phẩm (ví dụ, may áo sơ mi giá 2 USD/áo, DN sẽ có thêm 20 cent (hưởng 10%) của hàng FOB). Sản xuất FOB "thật sự", DN phải tự thiết kế mẫu mã, chọn NPL, chào hàng (mua đứt, bán đoạn). Sản xuất FOB "cao cấp", ở VN chỉ thực hiện được vài phần trăm, nhưng phần lớn lại rơi vào DN sản xuất tiêu thụ ở thị trường nội địa. Và đại bộ phận sản xuất FOB tại VN hiện nay vẫn là FOB "sơ khai". Qua đó hoàn toàn có thể khẳng định, DMVN đã xây dựng được lợi thế cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường dệt may thế giới, có thị trường và khách hàng truyền thống ổn định nên giữ được mức tăng trưởng như vậy. Nhìn lại 10 năm với biết bao sóng gió, biết bao bài học kinh nghiệm, ngành Dệt May Việt Nam vẫn đứng vững và đang phát triển rất tốt. Trong 5 năm tới, ngành DMVN vẫn có cơ hội phát triển mạnh và bền vững. Do đó, vẫn cần được quan tâm phát triển một cách đầy đủ, có qui hoạch và cần được qui hoạch theo hướng là một ngành kinh tế trọng điểm tham gia vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Nhà nước cũng cần quan tâm đến ngành như những ngành công nghiệp mũi nhọn khác. . Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu, vì vậy các DN chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này. Tuy nhiên các DN đang phấn. là những khó khăn mà doanh nghiệp dệt may thực tế phải đối mặt (không phải ở dạng tiềm năng như các cơ hội mà ngành này có thể được hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO). Vì vậy, các doanh nghiệp. ngạch xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trường quan trọng được dự báo là sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này có thể khiến nguy cơ hàng dệt may bị kiện chống

Ngày đăng: 10/08/2015, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan