1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Kinh tế xây dựng chương 3 vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng

51 761 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Khái niệm và vai trò của đầu tư Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiế

Trang 1

CHƯƠNG 3:

VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ

KINH TẾ CỦA VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG

KINH TẾ XÂY DỰNG

Trang 2

3.1 Bản chất của hoạt động đầu tư

3.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư

Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có

liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại

nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình

xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình sinh lợi với một khoản thời gian nhất

định trong tương lai

Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến

hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 3

3.1 Bản chất của hoạt động đầu tư

3.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư

Quá trình đầu tư cơ bản là toàn bộ hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu được kết quả thông qua việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho khảo sát quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết

kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các chi phí khác ghi trong tổng dự toán

Trang 4

3.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư xây dựng

Phân loại theo chủ đầu tư dự án

Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản

Trang 5

Phân loại theo chủ đầu tư dự án

Dự án đầu tư với chủ đầu tư là Nhà nước Chủ đầu tư này do Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng vốn Nhà nước

để thực hiện quá trình đầu tư xây dựng.

Dự án với chủ đầu tư là các thành phần kinh tế khác (doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam…)

Trang 6

Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Đầu tư từ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lảnh;

Đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Đầu tư từ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;

Đầu tư từ các nguồn vốn khác: vốn tự huy động của chủ đầu tư, vốn liên doanh, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài…

Trang 7

Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định

Đầu tư xây dựng mới;

Đầu tư xây dựng mở rộng;

Đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp;

Đầu tư xây dựng lại (đầu tư thay thế các công trình hết niên hạn sử dụng)

Trang 8

3.1.3 Mục tiêu của đầu tư

a Mục tiêu đầu tư của nhà nước

Thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, tăng trưởng bền vững;

Phát triển văn hóa giáo dục, y tế;

Đảm bảo các yêu cầu về môi trường;

Bảo đảm an ninh quốc phòng;

Bảo đảm các lợi ích công cộng khác…

Trang 9

3.1.3 Mục tiêu của đầu tư

b Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp

Đạt được lợi nhuận lớn nhất;

Với kết quả cho trước thì chi phí bỏ ra là nhỏ nhất;Cực đại doanh thu bán hàng;

Nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh;

Đạt được sự thỏa mãn nào đó về hiệu quả;

Mục tiêu khác: cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo yêu cầu về môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Trang 10

3.2 Cơ cấu và quản lý vốn đầu tư

3.2.1 Cơ cấu đầu tư

Là tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong tổng thể các bộ phận đầu tư hợp thành có thể xem xét theo các mặt:

Cơ cấu giữa khu vực sản xuất và khu vực phi sản xuất;

Cơ cấu giữa các ngành sản xuất lớn, giữa các chuyên ngành sản xuất nằm trong ngành lớn;

Cơ cấu đầu tư giữa kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương, cơ cấu đầu tư giữa các địa phương và các vùng lãnh thổ;

Cơ cấu giữa các thành phần kinh tế;

Trang 11

3.2.1 Cơ cấu đầu tư

Cơ cấu giữa các thành phần kinh tế;

Cơ cấu đầu tư theo quy mô, trình độ kỹ thuật giữa đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng;

Cơ cấu giữa xây dựng mới, mở rộng, cải tạo và trang bị kỹ thuật;

Cơ cấu đầu tư theo các loại chi phí chiếm trong vốn đầu tư hay còn gọi là chi phí công nghệ;

Cơ cấu đầu tư nhập khẩu, xuất khẩu;

Cơ cấu đầu tư theo thời gian.

Trang 12

3.2.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư (Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (quản lý chi phí) phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế thị trường.

Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước.

Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình

Trang 13

3.2.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư (Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý các chi phí

thông qua việc ban hành và hướng dẫn kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý chi phí

Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm

toàn diện về việc quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn

bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình

vào khai thác sử dụng

Chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người

quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt là cơ sở

để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình

Trang 14

3.3 Dự án đầu tư, tổ chức quản lý thực hiện dự án

3.3.1 Khái niệm về dự án đầu tư

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất về việc bỏ vốn

để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng cải tiến hoặc nâng cao về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào

đó trong một khoảng thời gian nhất định

Về mặt hình thức, dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu

Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ

quản lý

Trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư là một công

cụ thể hiện kế hoạch chi tiết

Trang 15

3.3.2 Bản chất của quản lý dự án đầu tư

Quản lý dự án đầu tư là tập hợp các biện pháp của chủ đầu tư để quản lý quá trình đầu tư kể từ bước xác định dự án đầu tư đến các bước thực hiện

dự án đầu tư và khai thác dự án để đạt được mục tiêu đã định

Phân loại dự án và quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng công trình (Nghị định 12/2009/NĐ- CP):

Theo quy mô và tính chất

Theo nguồn vốn đầu tư

Trang 16

3.4 Đánh giá các dự án đầu tư

3.4.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án đầu tư

Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng bằng các tiêu thức có tính chất định tính được thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được và bằng các chỉ tiêu định lượng thể hiện ở chi phí bỏ ra của dự án và kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án

Hay hiệu quả dự án đầu tư là tổng hợp các lợi ích về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng do đầu tư tạo ra

Trang 17

3.4.1.Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án đầu tư

a Phân loại hiệu quả về mặt định tính

Theo tính chất thể hiện bản chất của hiệu quả Theo quan điểm lợi ích

Theo phạm vi tác động của hiệu quả

Theo thời gian

Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp

Trang 18

3.4.1.Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án đầu tư

b Phân loại hiệu quả về mặt định lượng

Theo cách tính toán trị số hiệu quả

Theo thời gian tính toán của trị số hiệu quả

Theo khả năng có thể tính toán thành số lượng

Trang 19

3.4.2 Quan điểm đánh giá dự án đầu tư

Đánh giá tính khả thi của dự án để chấp

nhận đầu tư cần phải đánh giá toàn diện tất

cả các nội dung của dự án theo các góc độ lợi ích khác nhau và tùy theo những điều

ràng buộc, khống chế khác nhau.

Để đánh giá một dự án đầu tư, các nhà kinh

tế thường dựa trên hai quan điểm: quan

điểm tài chính và quan điểm kinh tế

Trang 20

3.4.3 Một số nguyên tắc chủ yếu khi phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư

Luôn luôn phải kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng

Phải kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối và hiệu quả tính theo số tương đối

Phải kết hợp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và an toàn

Phải tôn trọng nguyên tắc: phương án được lựa chọn tốt nhất là phương án phải đáng giá về mặt kinh tế và đạt hiệu quả cao nhất

Phải đảm bảo tính đầy đủ có thể so sánh được khi phải so sánh các phương án với nhau

Trang 21

3.4.4 Một số vấn đề chung liên quan đến phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng

a Dòng tiền của dự án

Dòng tiền của dự án đầu tư là một dãy hay một chuỗi các khoản thu, chi xảy ra trong các thời đoạn (năm, quý, tháng…) của toàn bộ vòng đời dự án Các khoản thu hình thành dòng tiền thu nhập, các khoản chi hình thành dòng tiền chi phí cho dự án

Cách thể hiện dòng tiền cho dự án: có 2 cách thể hiện thông dụng:

Thể hiện bằng biểu đồ (biểu đồ dòng tiền của dự án)

Thể hiện bằng bảng biểu

Trang 22

3.4.4 Một số vấn đề chung liên quan đến phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng

b Lãi suất

Lãi suất của một thời đoạn là tỷ lệ phần trăm giữa lãi tức (tiền lãi) tính cho một thời đoạn so với vốn gốc sinh ra nó.

Gọi lãi suất của một thời đoạn là i Lãi tức tạo

ra trong một thời đoạn là L (th.đ) Vốn gốc sinh

ra lãi tức là Vg.

Công thức: i = x100%

 

Trang 23

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

P – Giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là hiện tại.

F – Giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là tương lai.

A – Một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau và kéo dài trong một số thời đoạn.

n – Số thời đoạn (năm, tháng).

i – Lãi suất trong một thời đoạn tính lãi, thường biểu thị theo %

Trang 24

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

Cho P tìm F

 Xét tại thời điểm t = 0 Giá trị tiền tệ là: P

 Xét tại thời điểm t = 1 Giá trị tiền tệ là: P + P.i

 Xét tại thời điểm t = 2 Giá trị tiền tệ là:

Trang 25

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

Cho F tìm P

P =

Ý nghĩa: Muốn có F đồng năm thứ n trong

tương lai thì ngay từ năm đầu phải bỏ vốn

là P đồng

 

Trang 26

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

Cho A tìm F

 Năm t = 0 Giá trị tiền tệ là:

 Năm t = 1 Giá trị tiền tệ là: A

 Năm t = 2 Giá trị tiền tệ là: …

 Năm t = n-1 Giá trị tiền tệ là:

 Năm t = n Giá trĩ tiền tệ là:

Vậy ta có được:

Ý nghĩa: Nếu hàng năm đầu tư A đồng đều đặn trong

n năm thì cuối năm thứ n sẽ luỹ tích được F đồng

 

Trang 27

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

Cho F tìm A

Có khoản thu hoặc chi với giá trị là F ở thời điểm tương lai, khoảng cách giữa thời điểm tương lai và hiện tại là n thời đoạn với giá trị của dòng tiền trong mỗi thời đoạn

là A để chúng tương đương với F Bài toán áp dụng công thức

Vậy ta có được:

Ý nghĩa: Muốn có F đồng ở năm thứ n trong tương lai

thì hàng năm phải đầu tư đều đặn là A đồng

 

Trang 28

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

Cho A tìm P

Tổng giá trị tương đương của toàn bộ dòng tiền tại thời điểm 0 là

Vậy ta có được:

Ý nghĩa: Nếu hàng năm có khả năng trả nợ đều

đặn là A đồng trong n năm thì số vốn được vay năm đầu sẽ là P đồng

 

Trang 29

3.4.5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

Cho P tìm A

Vậy ta có được:

Ý nghĩa: Nếu năm đầu vay vốn là P đồng trong

thời hạn n năm thì hàng năm phải trả đều đặn

cả lãi lẫn gốc là A đồng (hình thức bán trả

góp)

 

Trang 30

3.4.6 Phân tích phương diện tài chính của dự án

đầu tư

Phân tích đánh giá các dự án đầu tư được tiến hành qua các giai đoạn xác định dự án đầu tư là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi của dự

án Trong phân tích, đánh giá dự án có hai phần chủ yếu có tích chất tổng hợp đó là:

Phân tích tài chính (đứng trên quan điểm, lợi ích tực tiếp của doanh nghiệp).

Phân tích kinh tế - xã hội (đứng trên quan điểm lợi ích của nền kinh tế quốc dân và cộng đồng người được hưởng lợi từ dự án)

Trang 31

3.4.6.1.Ý nghĩa và nội dung của việc phân tích tài

chính của dự án đầu tư

Phân tích tài chính đứng trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư lấy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp với

an toàn kinh doanh là chính để đánh giá dự án, giúp ta thấy rõ một số vấn đề như: một dự án đầu tư có lợi hay không có lợi về kinh tế (có đáng không?) Lợi đến mức

độ nào? Đầu tư quy mô nào là hợp lý? Nên chọn những

dự án nào? Mức độ an toàn của hoạt động đầu tư?

Thông qua kết quả phân tích tài chính, chủ đầu tư có thể lựa chọn để đưa ra “quyết định đầu tư” sao cho có lợi nhất

Trang 32

3.4.6.1.Ý nghĩa và nội dung của việc phân tích tài

chính của dự án đầu tư

Phân tích tài chính của dự án đầu tư gồm các phần phân tích sau:

Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư theo chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động trong thị trường vốn hoàn hảo và thị trường vốn không hoàn hảo nhằm xác định mức sinh lợi của dự án

Phân tích độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư: xác định độ an toàn về nguồn vốn, điểm hoà vốn, khả năng trả nợ và độ nhạy của dự án nhằm xác định mức độ an toàn kinh doanh của dự án

Trang 33

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

a. Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm

Nếu dự án chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì phương án

tốt nhất là phương án có chi phí sản xuất cho một đơn vị

sản phẩm là nhỏ nhất

Cd = = minTrong đó:

Q – số lượng sản phẩm hàng năm của phương án;

V – Vốn đầu tư cho phương án, nếu có kèm theo một

số vốn lưu động cần thiết thì số vốn lưu động đó không phải chia đôi;

 

Trang 34

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

i – lãi suất vốn vay để đầu tư vào phương án (trong trường hợp vay vốn để đầu tư), hay là mức thu lợi tối thiểu theo thị trường (nếu là vốn tự có bỏ ra để đầu tư), (%/năm).

Zn – Chi phí sản xuất hàng năm để sản xuất sản phẩm (giá thành sản phẩm tính cho năm), bao gồm chi phí khả biến

và chi phí bất biến (không có trị số V.r/2);

V/2 – biểu thị mức ứ đọng vốn trung bình phải trả lãi hàng năm khi áp dụng phương pháp khấu hao cơ bản tuyến tính và giả định rằng tiền khấu hao hoặc được dùng

để sinh lợi ngay và giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản không ảnh hưởng đến mức trả lãi

Trang 35

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

a. Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm

Nếu dự án sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì

có thể tính chi phí cho một đồng giá trị sản phẩm:

Cd = = minTrong đó:

G – giá trị sản lượng hàng năm của dự án;

V – Vốn đầu tư cho phương án, nếu có kèm theo một

số vốn lưu động cần thiết thì số vốn lưu động đó không phải chia đôi;

 

Trang 36

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

b Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm

Lđ = Gđ – Zđ = max

Trong đó:

Lđ – lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm

Gđ – Giá bán tính cho một đơn vị sản phẩm

Zđ – Chi phí sản xuất (giá thành) của một đơn vị sản phẩm

Trang 37

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

c Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư

D =

Trong đó:

D – mức doanh lợi của đồng vốn;

L – Lợi nhuận hàng năm (đã trừ thuế) cộng với tiền trả lãi cho vốn vay để đầu tư (nếu đầu tư bằng vốn vay)

i – mức doanh lợi tối thiểu chấp nhận được;

V0 – Vốn đầu tư cho tài sản cố định loại hao mòn nhanh (như máy móc, thiết bị);

Vm/2 – Mức vốn trung bình bị sử dụng vì trường hợp áp dụng khấu hao tuyến tính thì khấu hao số tiền này được dùng vào việc khác hay trả nợ.

 

Trang 38

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

d.Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư

1 Thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận năm

Trang 39

3.4.6.2.Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh

d.Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư

2.Thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản hàng năm

T lk =

Trong đó:

Kn – Tiền khấu hao cơ bản hàng năm

Nếu trị số Ln và Kn không đều đặn hàng năm thì trị số Tlkđược xác định bằng cách trừ dần trị số V và trị số (Ln +

Kn).

Nếu vốn đầu tư bỏ ra nhiều đợt thì cách tính trị số Tlk

cũng tương tự như mục 1

 

Ngày đăng: 10/08/2015, 06:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w