1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

tác động của biến đổi khí hậu đến trẻ em

7 353 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 227,75 KB

Nội dung

4 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe trẻ em Phan Thùy Linh (*), Lê Thò Thanh Hương (*) Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ bò tổn thương bởi biến đổi khí hậu như sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan, v.v… Trong nội dung của bài tổng quan, nhóm tác giả sẽ đề cập những tác động của biến đổi khí hậu đến nhóm đối tượng dễ bò tổn thương là trẻ em, và đưa ra một số đề xuất nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nhóm đối tượng này. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, trẻ em, sức khỏe, dễ bò tổn thương. Impacts of climate change on child health Phan Thuy Linh (*), Le Thi Thanh Huong (*) Human health has been affected by climate change. As stated in the National Target Program of Climate Change Response, children are included in the most vulnerable group due to climate change effects such as rising temperature, rising sea level, flood, extreme weather events, etc. In this article, the authors review impacts of climate change on child health and propose some measures in order to mitigate such impacts on this group. Key words: Climate change, children, health, vulnerable Các tác giả: (*): Trường Đại học Y tế Công cộng: - CN. Phan Thùy Linh, Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế Công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Email: ptl1@hsph.edu.vn. - Ths. Lê Thò Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế Công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Email: lth@hsph.edu.vn | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 5 1. Đặt vấn đề Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tác động trực tiếp của thiên tai cùng với biến đổi khí hậu (BĐKH) bao gồm các sự kiện thời tiết cực đoan như lũ lụt, bão, hạn hán, sóng nhiệt có thể dẫn đến các hậu quả sức khỏe nghiêm trọng [31]. Tiếp cận với nước sạch và chất lượng nước cũng bò đe dọa bởi sự thay đổi môi trường. BĐKH ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng, an ninh lương thực và tình trạng suy dinh dưỡng ở tất cả các đối tượng, trong đó trẻ em được coi là đối tượng dễ bò tổn thương. Trẻ em còn dễ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm/nước uống, nhạy cảm với điều kiện thời tiết. Các chất gây ô nhiễm trong không khí còn có thể dẫn tới các bệnh đường hô hấp mà trẻ em dễ bò tổn thương như bệnh hen suyễn [4, 6]. BĐKH còn ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng các loài vật chủ, từ đó ảnh hưởng tới số lượng vector và sự lây truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết [21]. Thiên tai, lũ lụt và hạn hán khiến người dân phải thay đổi chỗ ở, gây ra những khó khăn trong việc tiếp cận dòch vụ y tế [27]. Do sự phát triển nhanh chóng cả về thể chất và nhận thức nên trẻ em dễ bò tổn thương bởi những nguy cơ sinh học, hóa học và vật lý từ môi trường do BĐKH hơn là người trưởng thành [4]. Bài viết này sẽ trình bày sơ bộ tổng quan về BĐKH và các hậu quả của BĐKH tới sức khỏe trẻ em. 2. Phương pháp nghiên cứu Tài liệu sử dụng cho bài tổng quan được tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu PubMed, trang web của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Các tài liệu được phát hành từ năm 2000 đến tháng 4 năm 2012. Từ khóa được dùng để tìm kiếm tài liệu là "climate change", "child health", "biến đổi khí hậu". Các tài liệu được ưu tiên chọn là các bài báo tổng quan. Các tài liệu cung cấp thông tin về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe trẻ em và một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tài liệu đều được sử dụng dưới dạng bản đầy đủ (full - text). Các nội dung trong bài báo này chỉ sử dụng 31 tài liệu tham khảo đã được giới hạn nội dung về biến đổi khí hậu (5 tài liệu), tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe trẻ em (21 tài liệu) và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (5 tài liệu). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), các hoạt động của con người, chủ yếu là việc đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, phá rừng đã làm tăng nồng độ khí CO 2 trong khí quyển lên hơn 30% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ XIX [19]. Thực vậy, nồng độ khí CO 2 trong khí quyển đã tăng từ 230 ppm từ thời cách mạng công nghiệp lên khoảng 380 ppm vào năm 2005, và hiện nay nồng độ khí CO 2 được xem là cao hơn các mức trong suốt giai đoạn 650.000 năm gần đây [18]. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA, 2009), tính trên toàn cầu, lượng khí thải nhà kính vào khí quyển do hoạt động của con người tăng 26% trong giai đoạn từ 1990 - 2005 [15]. Nhiệt độ bề mặt trái đất đã tăng xấp xỉ 0,6 0 C, trong đó khoảng 2/3 sự nóng lên bắt đầu từ năm 1975 [30]. Các nhà khoa học dự đoán rằng hiện tượng nóng lên còn xảy ra mạnh hơn nữa, kéo theo đó là sự thay đổi về lượng mưa và khí hậu của trái đất trong thế kỷ 21 [19]. Theo IPCC (2007), mực nước biển toàn cầu đã tăng ngày càng cao trong thế kỷ 20. Số liệu quan trắc mực nước biển trong giai đoạn 1961 - 2003 đã cho thấy mực nước biển tăng trung bình từ 1,8 ± 0,5 mm/năm. Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 ± 0,7 mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 - 2003. Theo dự đoán của IPCC, đến giữa những năm 2090 mực nước biển sẽ tăng với tốc độ khoảng 4mm/năm, tùy thuộc vào từng khu vực đòa lý [18]. Người ta đã quan sát thấy những thay đổi có biên độ rộng của các điều kiện nhiệt độ cực đoan hay nhiệt độ khắc nghiệt (extreme temperatures) trên phạm vi toàn thế giới trong vòng 50 năm qua. Những ngày lạnh, đêm lạnh và những ngày có băng, tuyết ít xuất hiện hơn, trong khi những ngày nóng, đêm nóng và các đợt sóng nhiệt xuất hiện thường xuyên hơn [10, 14]. Các điều kiện thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra thường liên quan đến thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và những vụ cháy rừng lớn. BĐKH đã góp phần làm tăng tần suất xuất hiện của các thiên tai nói trên [18]. 3.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe trẻ em 3.2.1. Những chấn thương về thể chất Đuối nước Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trong không 6 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | khí ấm lên, dẫn tới độ ẩm trong không khí tăng và nước bốc hơi nhanh hơn, làm tăng tần suất của các cơn bão và những trận lũ lụt, gây ra những ảnh hưởng đến trẻ em [4, 24]. Trong một trận lũ lụt ở quận Sarlahi của Nepal, tỷ lệ tử vong liên quan đến lũ lụt của trẻ em cao gấp 6 lần tỷ lệ tử vong của người dân trong khu vực một năm trước khi trận lũ lụt diễn ra. Tỷ lệ tử vong trong nhóm dân số được ghi lại là 13,3/1000 đối với trẻ nữ và 9,4/1000 đối với trẻ nam. Trong đó, trẻ em từ 2 - 9 tuổi có khả năng bò tử vong cao gấp 2 lần so với bố hoặc mẹ [28]. Trẻ em sống ở vùng đồng bằng ngập lũ có nguy cơ cao bò đuối nước, do trẻ em không biết bơi và còn phụ thuộc vào người lớn trong trường hợp khẩn cấp. Đợt điều tra y tế và tai nạn thương tích ở Bangladesh năm 2003 với hơn 171.000 hộ gia đình tham gia đã cho thấy rằng đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em độ tuổi từ 1 - 18. Cũng theo điều tra này thì gần 17.000 trẻ em ở Bangladesh bò đuối nước mỗi năm [28]. Nguy cơ ảnh hưởng do các áp lực về nhiệt (sóng nhiệt/sóng lạnh) BĐKH làm tăng cả về tần suất và cường độ của các đợt sóng nhiệt, dẫn tới tỷ lệ tử vong và mắc các bệnh nghiêm trọng tăng lên, đặc biệt ở trẻ em. Trẻ em khó có thể kiểm soát được nhiệt độ của bản thân, đặc biệt nếu một đợt sóng nhiệt diễn ra đột ngột và nghiêm trọng [27]. Một nghiên cứu của Knowlton và cộng sự đã chỉ ra rằng trong đợt sóng nhiệt năm 2006 ở California, số trẻ em từ 0 - 4 tuổi phải tới phòng khám cấp cứu do mất cân bằng điện giải tăng lên so với những giai đoạn không có sóng nhiệt [26]. Tác động của các điều kiện nhiệt độ cực đoan tới sức khỏe của trẻ em chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển [5]. 3.2.2. Nước sạch và các bệnh lây truyền qua nước Nước sạch và chất lượng nước BĐKH làm giảm sự tiếp cận của con người với nước sạch và các hệ thống vệ sinh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em [13]. Theo nghiên cứu của Bates và cộng sự, tác động của BĐKH theo khu vực sẽ làm cho một nửa dân số toàn cầu sống gần lưu vực sông bò khan hiếm nước vào năm 2050 [7]. Thiếu nước sẽ dẫn tới hạn hán kéo dài làm giảm cả về số lượng và chất lượng của các nguồn cung cấp nước, từ đó dẫn tới tử vong, suy dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm và bệnh đường hô hấp [13]. Lũ lụt còn có thể dẫn tới nguồn nước bò ô nhiễm do các kim loại nặng, hoặc các chất độc hại khác từ các bình chứa hoặc các hóa chất đã tồn tại trong môi trường như thuốc trừ sâu. Các kim loại nặng trong đó có chì có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trẻ em. Các kim loại nặng và một số chất độc khác có thể qua nhau thai và còn đi vào sữa mẹ, làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ cai sữa mẹ, trẻ có nguy cơ phơi nhiễm với các chất ô nhiễm có thể có mặt trong sữa ngoài, nước uống và thực phẩm [20]. Các bệnh lây truyền qua thực phẩm và nước uống Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, hầu hết các ca tử vong là do nước bò ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Mỗi năm có gần 2 triệu em tử vong do bệnh tiêu chảy. BĐKH được dự đoán sẽ làm tăng tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy [8, 12]. Một nghiên cứu về mối liên quan giữa nước sạch và bệnh tiêu chảy tiến hành ở một số đảo khu vực Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bò tổn thương bởi tiêu chảy [4]. Rotavirus vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiêu chảy ở trẻ em. Các yếu tố như nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và mực nước sông cao đã làm tăng tỷ lệ mới mắc của bệnh tiêu chảy do rotavirus ở Dhaka, Bangladesh [4]. Tỷ lệ tử vong của trẻ em do tiêu chảy ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt ở khu vực cận Sahara luôn ở mức cao mặc dù đã có những cải thiện trong việc chăm sóc và sử dụng liệu pháp bù nước qua đường uống. Trẻ em ở khu vực này có thể sống sót sau khi trải qua các căn bệnh cấp tính nhưng sau đó lại tử vong do tiêu chảy kéo dài hoặc suy dinh dưỡng [9]. Theo Yoko và cộng sự, trẻ em phải chòu gánh nặng lớn nhất do bệnh tả ở một số nước như Indonesia, Ấn Độ và Mozambique [4]. 3.2.3. Các bệnh đường hô hấp BĐKH liên quan tới ô nhiễm không khí ở cả hai khía cạnh nguyên nhân (thải các khí gây hiệu ứng nhà kính) và khía cạnh ảnh hưởng (các đợt sóng nhiệt ở các khu vực đô thò làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí) [4]. Một chất gây ô nhiễm không khí phổ biến là hạt bụi mòn (PM), có mối liên quan với sự gia tăng các ca bệnh dò ứng và hen suyễn [14]. Trẻ em đặc biệt dễ bò tổn thương bởi các bệnh gây ra do ô nhiễm không khí do phổi của trẻ em còn đang trong giai đoạn phát triển và nhòp thở | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 7 của trẻ em cao hơn người trưởng thành. Phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn sau tổn thương [4]. Tỷ lệ sinh non, trẻ nhẹ cân, và tử vong sơ sinh đều tăng lên ở những cộng đồng có nồng độ chất hạt mòn cao [24]. Nhiệt độ không khí ấm lên thường đi kèm với nồng độ ô zôn tăng cao. Ô nhiễm ô zôn mặt đất là một chất gây kích thích phổi, làm ảnh hưởng tới màng nhầy của hệ hô hấp, các mô phổi và chức năng hô hấp. Phơi nhiễm với nồng độ cao ô zôn làm tăng số ca nhập viện do viêm phổi, hen suyễn, viêm mũi dò ứng, và cả tử vong sơ sinh. Theo đánh giá của Perry và cộng sự, BĐKH vào những năm 2020 có thể làm tăng số ca cấp cứu phải nhập viện do hen suyễn của trẻ từ 0 - 17 tuổi ở khu vực trung tâm của thành phố New York lên khoảng 7,3% [12, 25]. 3.2.4. Các bệnh lây truyền qua vector Sốt rét Sự phân bố và lây truyền theo mùa của bệnh sốt rét bò ảnh hưởng bởi BĐKH vì cả vector và kí sinh trùng (KST) đều nhạy cảm với nhiệt độ [29]. Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của KST sốt rét trong vector là muỗi và cả tốc độ phát triển của muỗi. Số ca sốt rét mới mắc tăng lên ở các vùng miền núi của Kenya có mối liên quan với lượng mưa và nhiệt độ tăng cao 3 - 4 tháng trước đó [17]. Theo WHO, hàng năm có từ 350 - 550 triệu ca mắc sốt rét, trong đó hơn 1 triệu ca tử vong. Do hệ miễn dòch chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ em có nguy cơ tử vong cao hơn, 75% các ca tử vong do sốt rét xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi [4]. Bệnh sốt rét gây ra bởi KST Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác qua vết đốt của muỗi Aonopheles mang KST. Đây là một vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng ở châu Phi, với 20% số ca tử vong của trẻ em khu vực này là do sốt rét [20]. Theo ước tính của WHO, ở khu vực cận Sahara có khoảng 250 triệu ca sốt rét trong đó 90% gây ra bởi Plasmodium falciparum, dẫn tới 881.000 ca tử vong vào năm 2008, trong đó 80% các ca tử vong này xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi [3]. Sốt xuất huyết Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) làm ảnh hưởng tới 50 - 100 triệu người mỗi năm, và gây ra hàng chục nghìn ca tử vong ở trẻ em [23]. Những đánh giá về thay đổi trong giới hạn đòa lý của lây truyền SXHD tính đến yếu tố BĐKH và dân số đã chỉ ra rằng 50 - 60% dân số toàn cầu sẽ bò ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết vào cuối thế kỷ 21. SXHD ảnh hưởng tới tất cả các độ tuổi, tuy nhiên gánh nặng bệnh tật và phần lớn các ca tử vong do SXHD cao nhất ở nhóm trẻ em. Ở một số quốc gia châu Á, SXHD là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các ca nhập viện và tử vong ở trẻ em [4, 16]. Ước tính có khoảng 1/3 dân số toàn cầu đang sống ở những khu vực có khí hậu phù hợp cho sự lây truyền virus dengue. Lượng mưa cao và nhiệt độ cao có thể làm tăng sự lây nhiễm, tuy nhiên các nghiên cứu còn chỉ ra rằng hạn hán cũng có thể là một nguyên nhân do các vật dụng chứa nước trong gia đình tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sinh sản của muỗi [9]. 3.2.5. Suy dinh dưỡng BĐKH gây ra các điều kiện thời tiết cực đoan làm trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng [11]. Các điều kiện thời tiết cực đoan như hạn hán và lũ lụt làm đe dọa tới năng suất cây trồng và năng suất chăn nuôi. Do vậy, BĐKH tác động trực tiếp đến an ninh lương thực và làm trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em [22]. Suy dinh dưỡng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới ít nhất 3,5 triệu ca tử vong mỗi năm, và 1/3 trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ em bò suy dinh dưỡng mạn tính trong vòng 2 - 3 năm đầu đời có thể bò tăng trưởng chậm và ảnh hưởng đến khả năng học tập. Trẻ nhẹ cân còn có hệ miễn dòch yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng [11, 20]. Một nghiên cứu đã được tiến hành ở một vùng sa mạc của Ấn Độ để tìm hiểu tác động của hạn hán đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 0 - 5 tuổi. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong nghiên cứu được đánh giá bởi số liệu nhân trắc học, chế độ ăn uống và các dấu hiệu lâm sàng của thiếu hụt dinh dưỡng, và kết quả cho thấy cả suy dinh dưỡng thể gầy còm và suy dinh dưỡng thể còi cọc, các dấu hiệu suy dinh dưỡng trong thời gian ngắn và cả trong thời gian dài [4]. 3.2.6. Di cư và tiếp cận với các dòch vụ y tế cơ bản Phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong số những người mất nơi ở do thiên tai. Sự di dân, thay đổi chỗ ở thường gây những ảnh hưởng bất lợi cho trẻ em như làm tăng nguy cơ trẻ bò lạm dụng và buôn bán. Những gia đình nghèo mất chỗ ở thường phải sống ở vùng ngoại ô có cơ sở hạ tầng kém, gần với những khu công nghiệp, tiếp xúc với chất thải độc hại [4]. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Anh đã ước tính rằng hàng triệu trẻ em sẽ bò giết hại, và có nguy cơ bò đói, 8 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | bệnh tật, bò lạm dụng cả về thể chất và tình dục khi di cư [11]. Ngoài ra các can thiệp về y tế chẳng hạn như tiêm vắc xin (đặc biệt với bệnh sởi) có tác động quan trọng đến sự sống sót của trẻ em, nhưng thực tế thì rất khó khăn để tiến hành những can thiệp y tế này trong nhóm dân số khó quản lý. Trẻ em bò suy dinh dưỡng và phụ nữ mang thai là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao khi họ di chuyển tới những khu vực bệnh sốt rét lưu hành. Di dân tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan rộng của kí sinh trùng sốt rét P. falciparum kháng thuốc chloroquine, đặc biệt ở những người tò nạn ở Đông Nam Á và Nam Á [4]. 3.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu 3.1. Thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu Chúng ta chỉ có thể giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH do đây là một quá trình không thể đảo ngược được. Những nước đang phát triển đang phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn từ BĐKH, nó tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội và khả năng dễ bò tổn thương của con người [1, 2]. Hệ thống cảnh báo sớm các đợt sóng nhiệt đã được thực hiện nhằm cảnh báo cho người dân và chính quyền về dòch bệnh có thể bùng phát dựa vào dự báo về thời tiết và môi trường. Những dự báo theo mùa có thể được sử dụng để tăng khả năng phục hồi với BĐKH, bao gồm cả thảm họa liên quan đến thời tiết [9]. Các biện pháp giảm nhẹ BĐKH phần lớn tập trung vào nguyên nhân gây ra BĐKH, đó là hạn chế và giảm thiểu sự phát thải các khí nhà kính. Theo IPCC, cần thiết phải cắt giảm từ 60 - 70% khí thải gây hiệu ứng trên toàn cầu để cân bằng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển và hạn chế những thiệt hại cho hệ sinh thái cũng như các hệ lý sinh khác [27]. 3.2. Sự tham gia của trẻ em vào các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu Bảng 1 dưới đây là một số hoạt động ứng phó với BĐKH liên quan đến trẻ em. Các hoạt động này cần có sự tham gia của trẻ em trong các gia đình, trường học và ở cộng đồng. Kết luận và khuyến nghò Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của BĐKH tới sức khỏe con người tại Việt Nam, đặc biệt chưa có nghiên cứu ở lónh vực tác động của BĐKH tới sức khỏe của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần ưu tiên nhóm đối tượng trẻ em trong các biện pháp giảm thiểu nguy cơ chung của cộng đồng do biến đổi khí hậu. Do vậy, nhóm tác giả có một số khuyến nghò như sau: - Các chính phủ và các cơ quan quốc tế, các tổ chức cần đẩy mạnh hơn nữa các hành động/chương trình nhằm tiến tới giảm thiểu lượng khí nhà kính được thải vào khí quyển. - Cần có các nghiên cứu, các chương trình đánh giá tác động của BĐKH tới sức khỏe của con người nói chung, đặc biệt là sức khỏe của trẻ em. - Lồng ghép các vấn đề của trẻ em vào văn bản chính sách liên quan đến BĐKH: Các ban ngành cần phải tham gia vào quá trình hình thành các văn bản chính sách để đảm bảo rằng các nhu cầu của trẻ được đáp ứng. - Tăng cường giáo dục môi trường và kỹ năng sống cho trẻ. - Đảm bảo sự tham gia của trẻ em trong những nỗ lực thích ứng với BĐKH. Bảng 1. Một số hoạt động ứng phó với BĐKH liên quan đến trẻ em Nguồn : UNICEF (2008) [11]. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 9 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý ngành Giáo dục). 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếng Anh 3. Aaron S. Bernsteina, b. and d. Samuel S. Myerc (2011), Climate change and children's health. Curr Opin Pediatr 23: 221 - 226. 4. Akachi, Y., Donna Goodman, David Parker (2009), Global Climate Change and Child Health: A review of pathways, impacts and measures to improve the evidence base, Innocenti Discussion Paper No. IDP 2009-03. Florence: UNICEF Innocenti Research Centre, 5. Anthony Costello, M. A., Adriana Allen, Sarah Ball, Sarah Bell, Richard Bellamy, Sharon Friel, Prof Nora Groce et al (2009), Lancet and Univeristy College London Institute for Global Health Commission. Managing the health effects of climate change. The Lancet. 373: 1693-733. 6. Anthony J McMichael PhDa , R. E. W. P., Simon Hales PhDb (2006), Climate change and human health: present and future risks. The Lancet. 367(9513): 859-869 7. Bates, B. C., Z.W. Kundzewicz, S. Wu and J.P. Palutikof, Eds. (2008), Climate change and water. Technical Paper of Intergovernmental Panel on Climate Change, IPCC Secretariat, 210 http://www.ipcc.ch/publications_and_data/publications_an d_data_technical_papers.shtml#.T4hyqVF1Cq8 (14th April 2012) 8. Berkman, D. S., et al. (2002), Effects of stunting, diarrhoeal disease, and parasitic infection during infancy on cognition in late childhood: a follow-up study. The Lancet. 359(9306): 564-571. 9. Confalonieri, U., B. Menne, R. Akhtar, K.L. Ebi, M. Hauengue, R.S. Kovats, B. Revich and A. Woodward (2007), Human health. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, , O.F. Canziani M.L. Parry, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hanson, Cambridge University Press, Cambridge, UK, 391-431, 10. Daniel G. Huber, P. D. Jay Gulledge, and C. f. C. a. E. Solutions (2011), Extreme weather and climate change: Understanding the link and managing the risk, http://www.epa.gov/electricpower- sf6/documents/conf12_Extreme-Weather_JayGulledge.pdf (18th March 2012) 11. Donna L. Goodman, S. I., David Parker, Marta Santos Pais, et al (2008), Climate Change and Children: A human security challenge, UNICEF, Innocenti Research Centre, 12. Ebi, K. L. and J. A. Paulson (2010), Climate change and child health in the United States. Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care. 40(1): 2-18. 13. Elizabeth J Kistin, J. F., 2 Ryan Shaening Pokrasso, 3 Michael McCally, 4 Peter G McCornick5 (2010), Climate change, water resources and child health. Arch Dis Child. 95: 545-549. 14. EPA (2012), Climate Change and the health of children, http://yosemite.epa.gov/ochp/ochpweb.nsf/content/climate. htm (20th March 2012) 15. EPA (2009), Technical Support Document for Endangerment and Cause or Contribute Findings for Greenhouse Gases under Section 202(a) of Clean Air Act Climate Change Division , Office of Atmospheric Programs U.S Environmental Protection Agency, Washington, DC., http://www.epa.gov/climatechange/endangerment/downloa ds/TSD_Endangerment.pdf (18th March 2012) 16. Few, R. and P. G. Tran (2010), Climatic hazards, health risk and response in Vietnam: Case studies on social dimensions of vulnerability. Global Environmental Change. 20(3): 529-538. 17. Gage, K. L., et al. (2008), Climate and Vectorborne Diseases. American Journal of Preventive Medicine. 35(5): 436-450. 18. IPCC (2007), Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, S. Solomon, D. Qin, M. Manning, Z. Chen, M. Marquis, K.B. Averyt, M. Tignor and and H.L. Miller, Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA 19. IPCC (2007), Summary for Policymakers. In: Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change S. [Solomon, D. Qin, M. Manning, Z. Chen, M. Marquis, K.B. Averyt, M.Tignor and H.L. Miller (eds.)]. , Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, 10 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 20. J Pronczuk, M N. B., and F Gore, World Health Organization, Geneva, Switzerland (2011), Children's Environmental Health in Developing Countries. 21. Kenneth L. Gage, P., Thomas R. Burkot, PhD, Rebecca J. Eisen, PhD, Edward B. Hayes, MD (2008), Climate and Vectorborne Diseases. American Journal of Preventive Medicine. 35 (5): 436-450. 22. Pasricha, S. R. and B. A. Biggs (2010), Undernutrition among children in South and South-East Asia. J Paediatr Child Health. 46(9): 497-503. 23. Senior, K. (2008), Climate change and infectious disease: a dangerous liaison? Lancet Infect Dis. 8(2): 92-3. 24. Shea, K. M. (2007), Global climate change and children's health. Pediatrics. 120(5): 1359-67. 25. Sheffield, P. E., et al. (2011), Modeling of regional climate change effects on ground-level ozone and childhood asthma. Am J Prev Med. 41(3): 251-7; quiz A3. 26. Sheffield, P. E. and P. J. Landrigan (2011), Global climate change and children's health: threats and strategies for prevention. Environ Health Perspect. 119(3): 291-8. 27. Supinda Bunyavanich, M. C. P. L., MD, MPH; Anthony J. McMichael, MBBS, PhD; Paul R. Epstein, MD, MPH (2003), The impact of Climate Change on Child Health. Ambulatory Pediatrics. 3: 44-52. 28. UNICEF and I. R. Centre (2008), Impacts of climate change on children, 9 - 12 http://www.unicef- irc.org/publications/pdf/climate_change.pdf (12nd April 2012) 29. Van Lieshout, M., et al. (2004), Climate change and malaria: analysis of the SRES climate and socio-economic scenarios. Global Environmental Change. 14(1): 87-99. 30. WHO (2003), Climate change and human heath risks and responses, ed. D.H. Campbell-Lendrum A.J. McMichael, C.F. Corvalán, K.L. Ebi, A.K. Githeko, J.D. Scheraga, A. Woodward. 31. WHO (2008), Protecting Health from Climate Change - World Health Day 2008 World Health Organization, http://www.who.int/world-health- day/toolkit/report_web.pdf (8th April 2012)

Ngày đăng: 09/08/2015, 18:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w