1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf

41 1,6K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 289,54 KB

Nội dung

Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN HỮU YẾN NHI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN

CÔNG NGHIỆP CHO NUÔI CÁ TRA GIỐNG

Trang 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Ở nước ta hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển Đặc biệt là các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản, điển hình là cá tra

(Pangasius hypophthalmus) Đây là một đối tượng có giá trị kinh tế cao, được

nuôi phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và là đối tượng xuất khẩu quan trọng Tuy nhiên, hiện nay người nuôi còn gặp phải một số khó khăn như thiếu giống, chi phí thức ăn cao làm giá thành sản phẩm cao cho nên người nuôi thu được lợi nhuận không đáng kể

Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá truyền thống của người dân làm cho việc nuôi cá ngày càng được thâm canh hóa Do đó, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương không đáp ứng đủ Hơn nữa, trong nuôi cá tra 3-4 tuần đầu người dân thường sử dụng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn

Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp với nhãn hiệu khác nhau Theo điều tra của Trần Văn Nhì (2005) có khoảng 18 công

ty sản xuất thức ăn cho cá và có nhiều loại sản phẩm xuất hiện ở các vùng nuôi tuy nhiên người nuôi không biết được chất lượng của chúng thế nào, chúng ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá nuôi

Chính từ thực tế trên, nhằm góp phần xác định chất lượng của một số loại thức ăn

công nghiệp việc thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn

công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus)” là rất cần thiết

Việc đánh giá này không chỉ xác định được loại thức ăn nào có chất lượng tốt mà còn xác định được loại thức ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi

Mục tiêu của đề tài:

Đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp trên thị trường để tìm ra được loại thức

ăn chất lượng, đảm bảo cá tăng trưởng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 3

Nội dung của đề tài:

- Phân tích thành phần hóa học của thức ăn

- Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp lên tỉ lệ sống, sinh trưởng

và thành phần hóa học của cá tra

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại thức ăn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 4

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sinh học của cá tra

Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage,1878

Trước đây, cá tra được xếp vào họ Schilbeidae và có tên khoa học là Pangasius

micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv, 1992; Trương Thủ Khoa và

Trần Thị Thu Hương, 1993) Sau đó, định danh của Robert và Vidthayanon (1991), đã được Nguyễn Bạch Loan kiểm định lại vào năm 1998 Hiện nay, tên

khoa học của cá tra là Pangasius hypophthalmus đã được dùng phổ biến trong các

báo cáo khoa học trong nước và quốc tế

Đặc biệt cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những loài cá nuôi phổ

biến, chúng được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

2.1.3 Tập tính dinh dưỡng

Cũng như các cá loài khác, sau khi hết noãn hoàng chuyển sang ăn thức ăn ngoài,

cá tra ăn phiêu sinh động vật Thức ăn ưa thích của chúng là nhóm Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện nhiều trong dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifer không cao Trong điều kiện ương nuôi trên bể, chúng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 5

có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn như: Artemia, trùn chỉ, Moina, Rotifer, thức ăn chế biến… Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao và

sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng và ctv, 2002; trích bởi Dương Thuý

Yên, 2003)

Cá con 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Lê Như Xuân và ctv,

2000) Cá tra càng lớn phổ thức ăn của chúng càng rộng Trong ao, bè nuôi chúng

có thể sử dụng được tấm, cám, rau, bèo, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn chế biến dạng ẩm với hàm lượng protein thấp Nhìn chung, loài cá này có tính ăn tạp thiên về động vật (Trương Thủ Khoa và Trần Thi Thu Hương,

1993; Lê Như Xuân và ctv, 2000)

2.1.4 Sự tăng trưởng

Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh Cá tra bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1,0-1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt 2,0-2,3 cm và khối lượng là 0,52 g/con Sau một năm tuổi cá đạt 0,7- 1,5 kg và đến 3- 4 tuổi đạt 3- 4 kg Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích lũy

mỡ, cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để phát dục tốt Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp Độ béo cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ béo tăng nhanh nhất, qua các năm sau độ béo biến đổi không đáng kể Cá có trọng lượng 11,2 g có độ béo 0,99%, cá 560 g có độ béo 1,6% nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62 kg có độ béo là 1,62% Cá đực có độ béo cao hơn cá cái (Trần Thanh Xuân, 1994)

2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn

2.2.1 Nhu cầu protein

Protein là thành phần hóa học chủ yếu của động vật thủy sản, chiếm khoảng

60-75% khối lượng khô của cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a) Nó là chất

dinh dưỡng rất quan trọng, là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ thể, thay tổ chức cũ, xây dựng tổ chức mới; là thành phần chủ yếu của các enzyme, một số hormone; trong cơ thể thì không có vật chất nào có khả năng thay thế protein (Phạm Minh Thành, 2001) Ngoài ra, protein cũng là thành phần trong thức ăn có giá trị kinh tế nhất, quyết định đến giá thành thức ăn (Phạm Minh Thành, 2001) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 6

Protein vào cơ thể được thủy phân thành các acid amin và sẽ được ruột hấp thu, sau đó sẽ đến các tổ chức khác trong cơ thể, tại đây chúng được sử dụng để sinh tổng hợp protein, phục vụ cho các hoạt động sinh trưởng và sinh sản của cơ thể Nhu cầu protein tối ưu của cá là lượng protein tối thiểu trong thức ăn đảm bảo thoả mãn yêu cầu các amino acid để cá đạt tăng trọng tối đa (NRC, 1993; trích

bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a) Nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu

protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn, ngừng tăng trưởng hoặc giảm trọng lượng Ngược lại, nếu protein trong thức ăn dư thừa, vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo protein mới, phần còn lại sẽ chuyển sang dạng năng lượng và

cá sẽ bài tiết amonia nhiều, điều này sẽ làm lãng phí thức ăn, tăng giá thành thức

ăn không cần thiết Hơn nữa, do động vật thủy sản có khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên nhu cầu protein của chúng

có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên Nhưng nếu thức ăn quá giàu năng lượng thì sẽ hạn chế sự tiêu thụ thức ăn của động vật thủy sản vì chúng sẽ ngưng bắt mồi khi thỏa mãn nhu cầu năng lượng (Lee và Putnam, 1973;

Page và Adrew, 1973; trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv 2004a) Do đó, hàm

lượng protein tối ưu cho động vật thủy sản chịu ảnh hưởng bởi tỉ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng

Ngoài ra, mức độ cho ăn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của cá Khi cho cá ăn ở mức độ giới hạn (tính theo khối lượng thân) có thể làm tăng nhu cầu protein (Robinson, 1989) Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao và

cá tăng trưởng rất chậm hoặc bị ngừng lại, như vậy giá trị protein tối ưu sẽ tăng cao, khó xác định Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng cho kết quả là hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn bị giảm

đi

Tuỳ loài, tuỳ giai đoạn phát triển mà cá có nhu cầu protein khác nhau Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003), nhu cầu đạm cho cá tra giống cỡ nhỏ (2 gam) sinh trưởng tối đa là 38%, khoảng thích hợp cho cá tăng trưởng tốt, giảm giá thành sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao là 26-30% Theo (NRC, 1998; trích bởi Trần Thị Phương Lan, 2002) nhu cầu protein đa số các loài cá trơn bột là 40%, cá hương 30-35%, cá 110 g trở lên thì 25-30%

Kết quả nghiên cứu mức protein thích hợp cho cá tra và cá basa (5-6 g) lần lượt

là 27,8% và 32,2% (Lê Thanh Hùng và ctv, 2000)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 7

Nhu cầu protein trên cá basa giống cỡ nhỏ (16,4-16,9 g) là 41,6% cao hơn so với

cỡ lớn hơn (75,4-81,3 g) là 34,3% (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 1998)

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv trên cá Hú giai đoạn

giống nhỏ (0,81-0,91 g) thì cá tăng trưởng nhanh và sử dụng thức ăn hiệu quả nhất ở 45% protein, khoảng protein thích hợp là 29,3-35% (Trần Thị Thanh Hiền

và ctv, 2004b)

Theo nghiên cứu trên đối tượng cá tra bần giống thì mức protein 42% sẽ làm cho

cá tăng trưởng tối đa, nhưng cá sẽ tăng trưởng chậm và có phần không tăng khi hàm lượng protein vượt quá 45% (Trần Bình Tuyên, 2000)

2.2.2 Nhu cầu carbohydrate

Carbohydrate chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể (1g sau khi đốt cháy cung cấp khoảng 4,3 Kcal), là thành phần của nhân tế bào, kích thích nhu động ruột, khi thừa sẽ tích lũy mỡ dạng glycogen, khi đủ sẽ tiết kiệm được protein (Phạm Minh Thành, 2001) Carbohydrate còn quyết định độ kết dính của viên thức ăn Đây là nguồn năng lượng rẻ tiền nên tỷ lệ của nó trong thức ăn thích hợp sẽ giảm được giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo được sự sinh trưởng của cá

Carbohydrate có hai dạng, carbohydrate dạng đường và dạng không phải đường (tinh bột, dextrin, glycogen và cellulose), dạng không phải đường là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cá

Tuy nhiên, đối với dạng xơ nếu chúng được sử dụng nhiều trong thức ăn sẽ làm tăng lượng chất cặn trong thuỷ vực nuôi (do xơ không được tiêu hoá sẽ theo phân thải ra môi trường nước), làm giảm hoạt động của enzyme tiêu hoá, làm chậm tốc

độ tiêu hoá và làm giảm khả năng hấp thu khoáng của cơ thể (xơ sẽ kết dính với một số chất khoáng)

Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003), thức ăn có cùng mức protein nhưng mức carbohydrate khác nhau thì ảnh hưởng đến tăng trọng, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm của cá Thức ăn có chứa 35% carbohydrate cho kết quả tốt nhất Tuy nhiên, cá tra có khả năng sử dụng mức carbohydrate trong thức ăn đến 45% Ngược lại, ở mức 20% carbohydrate trong thức ăn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng protein, hệ số thức ăn và tăng trọng Ngoài ra, tỷ lệ mỡ trong cơ thể cá cũng bị ảnh hưởng bởi mức carbohydrate trong thức ăn Tỷ lệ mỡ tăng theo mức tăng của carbohydrate

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 8

Theo nghiên cứu về khả năng sử dụng carbohydrate của Trần Thị Thanh Hiền và

ctv (2004b) cho thấy cá tra ở giai đoạn nhỏ (5,13 g) có khả năng sử dụng

carbohydrate trong khoảng 20-45% mà vẫn cho tăng trưởng tốt

Theo Lê Thanh Hùng và ctv (2000) nhu cầu carbohydrate ở cá basa là 40%, trong

khi đó cá tra chỉ có thể sử dụng 20% carbohydrat trong thức ăn Cá Hú (4,5-9 g) với 35% protein tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 35% carbohydrate (Trần Thị

Thanh Hiền và ctv, 2004b)

Wilson và Moreau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ sử dụng hiệu quả carbohydrate trong thức ăn từ 20-30% và đây là mức carbohydrate cho các loài cá trơn Riêng nhu cầu carbohydrate ở cá basa giống (31-32 g) là 46,3% (Mai Viết Thi, 1998) Theo Wilson và Poe (1987) cá nheo Mỹ sử dụng carbohydrate dạng tinh bột, dextrin hiệu quả hơn so với đường đơn (glucose…), đường đôi (sucrose…) do khả năng tiêu hoá nhanh ở các dạng đường đơn giản này nhưng quá trình biến dưỡng lại chậm (trích bởi Dương Thuý Yên, 2000)

Đối với cá thành phần thức ăn chứa nhiều carbohydrate sẽ không những ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá carbohydrate mà còn làm giảm sự tiêu hoá protein (Cowey, 1972, Shimeno, 1977; trích bởi Dương Thuý Yên, 2000)

2.2.3 Nhu cầu lipid (chất béo)

Lipid gồm có hai dạng là glycerol và acid béo Lipid là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho động vật thủy sản (1 g lipid sau khi đốt cháy cung cấp 9,3 Kcal) Giá trị của lipid được chú ý chính là thành phần các acid béo của lipid, đặc biệt là các acid béo thiết yếu, điển hình là acid béo cao phân tử không no (PUFA) nhóm n-3 và n-6 Đồng thời cung cấp các hợp phần khác tham gia vào cấu trúc màng cơ bản và là dung môi để hòa tan và vận chuyển các chất tan trong

mỡ như vitamin A, D, E, K…Năng lượng thức ăn không được sử dụng ngay mà được dự trữ dưới dạng glycogen và mỡ Cá da trơn có khả năng dự trữ năng lượng rất thấp nên mỡ là dạng dự trữ năng lượng chính Lipid được dự trữ trong gan, cơ và các dạng mô mỡ bao quanh thành ruột, hay tạo lớp mỡ rất lớn như cá basa chiếm 25% thể trọng cá khi cá ăn thức ăn có quá nhiều năng lượng (Mertrampf, 1992; trích bởi Trần Văn Nhì, 2005)

Lipid được bổ sung vào thức ăn thường là dầu động vật (dầu mực) và dầu thực vật (dầu nành) Ngoài ra, lipid còn là chất tạo mùi kích thích tôm, cá,….Nếu trong thành phần thức ăn của cá thiếu những acid béo cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ sống, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 9

ăn mòn vi đuôi, thoái hoá gan (gan căng phồng lên, tái đi và có sự ứ đọng mỡ), làm giảm tốc độ tăng trưởng và giảm tỷ lệ sống của cá con,…(Phạm Minh Thành, 2001)

Theo kết quả tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá trơn (Dương Thúy Yên, 2000), các loài cá trơn có thể sử dụng mức lipid trong thức ăn khá lớn

Cá nheo Mỹ vẫn tăng trưởng tốt ở mức lipid 15% hoặc hơn (Wilson và Moreau, 1996) Nhưng nếu lipid trong thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến sự tích lũy mỡ trong thịt cá nhiều làm giảm chất lượng cá Hơn nữa, lượng lipid nhiều còn ảnh hưởng đến độ bền chặt của viên thức ăn và khó bảo quản Do đó, Wilson và Moreau (1996) đề nghị mức lipid thích hợp trong thức ăn của cá nheo Mỹ là từ 5-6%

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1998) cá basa (16,4-16,9 g) cho ăn 7,7%

lipid tăng trưởng tốt nhất và cá giảm tăng trưởng khi lipid trong thức ăn từ 20,8% Wing (2000) cho biết cá lăng lớn nhanh nhất ở mức 8% dầu cọ thô hoặc tinh chế Từ các kết quả này, có thể đề nghị mức lipid trong thức ăn của một số loài cá trơn từ 5-8%

11,3-Kết quả thí nghiệm trên cá basa (17-19g) thì cá tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 75% carbohydrate và 25% lipid (Mai Viết Thi, 1998)

2.2.4 Nhu cầu năng lượng

Năng lượng đều cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể Nó được cung cấp từ thức ăn hoặc từ những cơ quan dự trữ năng lượng của cơ thể

Năng lượng lấy vào từ thức ăn bị mất khoảng 1/3 do quá trình bài tiết (trong phân, những phần không tiêu hóa được, nước tiểu và bài tiết qua mang), 1/3 năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể và 1/3 còn lại dành cho sự sinh trưởng Các giá trị này thay đổi tùy thuộc mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của

cá (Smith, 1989) Như vậy, năng lượng trao đổi chất cơ sở càng thấp thì năng lượng tích lũy cho sinh trưởng càng cao

Nhu cầu năng lượng thực sự của cá rất khó xác định mà người ta dựa vào tỉ lệ năng lượng và protein tối ưu Tỉ lệ P/E của một số loài cá trơn khác cũng tương đương với cá nheo Mỹ, từ 20-30 mg protein/KJ (Dương Thuý Yên, 2000)

2.2.5 Nhu cầu vitamin

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật thủy sản Vai trò và nhu cầu vitamin đối với động vật thủy sản thực sự được quan tâm khi nghề nuôi thủy sản thâm canh ra đời Nó chiếm một lượng rất nhỏ 1-2% trong Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 10

thức ăn Tuy nhiên, vitamin có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của

cơ thể và chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn (Trần Thị Thanh Hiền và

ctv, 2004a)

Khả năng tổng hợp vitamin của động vật thủy sản rất kém hoặc không có do đó không đủ đáp ứng nhu cầu, cho nên việc cung cấp vitamin vào thức ăn cho động vật thủy sản là rất cần thiết Nhu cầu vitamin chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như kích cỡ và giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi, các yếu tố môi trường nuôi, mối tương tác với các thành phần dinh dưỡng khác và đặc biệt là quá trình chế biến và bảo quản

Hiện nay có khoảng 15 vitamin được xác định gồm:

- Vitamin tan trong dầu: A, D, E, K

- Vitamin tan trong nước: B1, B2, B6, B12, pantothenic acid, nicotinic acid, biotin, folic acid và các vitamin đa lượng: cholin, inositol, vitamin C

Nhu cầu vitamin A của cá nheo Mỹ là 450-900 UI/kg thức ăn (Robinson, 1989) Ngoài cá nheo Mỹ, các đối tượng cá trơn khác ít được nghiên cứu về nhu cầu vitamin do đó có thể xem nhu cầu của các loài cá trơn khác cũng tương tự như cá nheo Mỹ

2.2.6 Nhu cầu khoáng

Muối khoáng là những chất vô cơ rất cần thiết đối với cá để chúng xây dựng nên cấu trúc bộ xương của cơ thể và giúp duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu giữa dịch

cơ thể với môi trường ngoài Đến nay, người ta đã xác định được 11 nguyên tố cần thiết cho cá trơn bao gồm 4 nguyên tố đa lượng (canxi, phospho, magiê, kali)

và 7 khoáng vi lượng (sắt, chì, đồng, mangan, iod, cobalt và selenium(Se))

Cá nheo Mỹ có thể hấp thu canxi từ môi trường nước đủ đáp ứng nhu cầu (Robinson,1986; trích bởi Dương Thúy Yên, 2000)

Trong một số nguyên liệu làm thức ăn cho ca trơn có nhiều magiê, natri, kali và chloride cung cấp đủ nhu cầu Riêng canxi và phospho thường bổ sung vào thức

ăn với tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1 Trong thực tế, để tránh hiện tượng thiếu khoáng, các nhà sản xuất và nghiên cứu thường bổ sung premix khoáng từ 1-3% trong thức ăn

Do cá hấp thu muối khoáng từ môi trường ngoài nên rất khó xác định nhu cầu muối khoáng của cá, đặc biệt là khoáng vi lượng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 11

2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá tra

Trong năm 2004, ở các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi cá tra với sản lượng trên 300.000 tấn Vì vậy, lượng thức ăn sử dụng nuôi cá là rất lớn Theo số liệu điều tra, ước tính số lượng thức ăn công nghiệp cung cấp cho thị trường nuôi cá tra trong năm 2004 là khoảng 300.000 tấn, đáp ứng 66% yêu cầu (giả thiết tất cả các hộ nuôi cá tra sử dụng thức ăn công nghiệp) Năm 2004, có khoảng 18 công ty sản xuất thức ăn cho cá và cá nhiều loại sản phẩm xuất hiện ở các vùng nuôi Một số công ty sản xuất thức ăn với sản lượng lớn (60.000-120.000 tấn/năm) như Proconco, Cargill, Greenfeed Đa số các công ty khác có công suất nhỏ hơn, khoảng 20.000-30.000 tấn/năm (Trần Văn Nhì, 2005)

Theo kết quả điều tra về tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì thức ăn tự chế được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên người nuôi vẫn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong 1-1,5 tháng đầu khi

cá còn nhỏ Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong khoảng thời gian 1 tháng cuối vụ nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm Tỷ lệ người dân áp dụng phương thức phối hợp cho ăn này khá cao, đặc biệt là những

hộ nuôi cá bè ở Châu Đốc và Long Xuyên Hơn nữa, đối với hình thức nuôi cá bè thì thức ăn tự chế được sử dụng rộng rãi còn nuôi trong ao thì thức ăn công nghiệp là loại thức ăn chính (Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

Ưu điểm của thức ăn viên khô là có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và vận chuyển đơn giản và thấp hơn so với thức ăn ẩm, ít bị biến động bởi mùa vụ, số lượng cũng như chất lượng, giảm thiểu rủi ro, ít bị nhiễm vi sinh vật gây hại, dễ dàng sử dụng với máy cho ăn tự động và đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn cao

do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi Trở ngại trong sử dụng thức ăn viên do giá thành sản xuất cao, một số loài không thích sử dụng thức ăn viên do tính ngon miệng và tạp tính ăn của loài Ngoài ra, chất lượng thức

ăn viên rất biến động theo từng nhà máy sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và ctv,

2004b)

Theo kết quả điều tra về tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra nuôi ao và

bè ở An Giang có 66,7% hộ nuôi bè ở vùng nuôi truyền thống và 93,3% hộ nuôi

bè ở vùng nuôi mới; 55,5% hộ nuôi ao ở vùng nuôi truyền thống và 66,7% hộ nuôi ao ở vùng nuôi mới có bổ sung thức ăn công nghiệp trong khoảng 3-4 tuần đầu Vì những hộ sử dụng thức ăn viên cho rằng giai đoạn 3-4 tuần đầu cá mới thả còn yếu, khả năng bắt mồi chậm nếu sử dụng thức ăn tự chế thì dễ làm rớt mồi, ô nhiễm môi trường nước và hao phí thức ăn Hầu hết các hộ nuôi hiện nay Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 12

đều cho rằng thức ăn viên giá quá cao nếu sử dụng nhiều thì nuôi cá không có lãi

(Huỳnh Thị Tú và ctv, 2006)

Giá cả của các loại thức ăn viên hiện nay có sự biến động lớn từ 4.500 – 7.500 đồng/kg Giá cả khác nhau tuỳ theo loại thức ăn và thành phần dưỡng chất trong thức ăn Nhìn chung, giá thức ăn công nghiệp được tính trên hàm lượng đạm có trong thức ăn (đồng/độ đạm), giá trung bình là 200 – 250 đồng/độ đạm

2.4 Tiêu chuẩn ngành về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Ba sa

Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188:2004 (trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv,

2004a) quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá tra và basa thương phẩm Tiêu chuẩn này được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá tra và cá basa

Thức ăn viên cho cá tra và cá basa gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá với các số hiệu từ số 1 đến số 6

Thức ăn viên cho cá tra và cá basa khi sản xuất phải có dạng hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định Màu sắc và mùi vị đặc trưng của nguyên liệu phối chế, thức ăn có màu nâu vàng đến nâu, không có mùi men mốc và mùi lạ khác

Bên cạnh đó, đường kính viên thức ăn không lớn hơn 12mm, chiều dài so với đường kính nằm trong khoảng 1,0-1,5 lần Khi chế biến thức ăn tỷ lệ vụn nát không lớn hơn 2% khối lượng, đồng thời độ bền không nhỏ hơn 30 phút Hơn nữa, năng lượng thô không nhỏ hơn 1500-3300 kcal cho 1 kg thức ăn, độ ẩm không lớn hơn 11%, hàm lượng protein thô không nhỏ hơn 18-40%, hàm lượng lipid thô không nhỏ hơn 3-8%, hàm lượng xơ thô không lớn hơn 6-8% và hàm lượng tro không lớn hơn 10-16% khối lượng tuỳ theo số hiệu của từng loại thức

ăn quy định Ngoài ra, cát sạn (tro không hoà tan trong HCl 10%) không lớn hơn 2%, hàm lượng phospho không nhỏ hơn 1%, natri clorua không lớn hơn 2,5%, hàm lượng lyzin không nhỏ hơn 0,9-2,0%, methionin không nhỏ hơn 0,4-0,9% khối lượng tuỳ theo số hiệu của từng loại thức ăn quy định

Cùng với các quy định trên, các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của viên thức ăn cho cá tra và basa không cho phép có côn trùng sống, vi khuẩn gây bệnh (Salmonella), nấm mốc độc (Aspergillus flavus), chất độc hại (Aflatoxin), các Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 13

loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thủy Sản

01/2002/QĐ-Thêm vào đó bao đựng thức ăn phải bền , kín, không rách, đã được tẩy trùng Nhãn phải được ghi theo đúng quy định gồm tên hàng, tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, khối lượng tịnh, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng…), ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ của hàng hóa Thức ăn phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ngày

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian nghiên cứu

Tháng 03 năm 2006 – tháng 05 năm 2006

3.2 Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiêm được bố trí trong giai đặt trong ao tại Quận Ninh Kiều Tp Cần Thơ 3.3 Vật liệu thí nghiệm

- 20 giai 1m3

- Máy đo pH, nhiệt kế…

3.4 Nguồn cá thí nghiệm

- Từ nguồn giống sản xuất nhân tạo

- Cá được chọn đồng cỡ, không nhiễm bệnh, không dị tật, không xây xát, có kích

Trang 15

- Mật độ cá thí nghiệm 30 con/ giai Cỡ cá: 45-55 g/con

- Thời gian thí nghiệm 2 tháng

3.7 Chăm sóc và quản lý

- Cá được cho ăn theo nhu cầu , mỗi ngày cho ăn 2 lần, vào lúc 8 giờ và 17 giờ

- Nước trong giai thông với nước ao và ao được thay nước theo triều cường

- Cá được theo dõi hàng ngày

3.8 Phương pháp thu mẫu

Các yếu tố môi trường: Được thu 2 tuần / 1 lần

- Nhiệt độ, pH, Oxy đo sáng, chiều

+ Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế + pH đo bằng máy

+ Oxy thu mẫu và phân tích bằng phương pháp Winkler

- Tổng đạm (TAN) và NO2- được xác định bằng cách thu mẫu vào bình 1 lít, bảo quản mẫu lạnh cho đến khi phân tích mẫu xong

- Mẫu cá trước và sau khi thí nghiệm (2 tháng) được cân khối lượng

Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn và mẫu cá thí nghiệm

Mẫu cá thí nghiệm trước khi bố trí thí nghiệm và sau khi thu hoạch được giữ đông (-200

C) cho đến khi phân tích

Phân tích thành phần hóa học theo phương pháp O.A.O.C (2000) gồm các chỉ tiêu: Protein thô, lipid thô, năng lượng thô, tro và ẩm độ Các chỉ số tính bằng khối lượng khô

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 16

Lượng thức ăn cho cá ăn (g) FCR =

Khối lượng cá gia tăng (g)

- Độ ẩm: sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 4 giờ (đến khi trọng lượng không đổi)

- Tro: mẫu sau khi làm ẩm độ được đem nung ở nhiệt độ 5600C trong khoảng 4 giờ (khi mẫu có màu trắng hoàn toàn)

- Protein thô: phương pháp Kjenldal

- Lipid thô: thủy phân trong Chloroform bằng hệ thống Soxlet

- Năng lượng thô: được đo bằng máy Parr 6100 Calorimeter

3.9 Các chỉ tiêu thu thập tính toán và xử lý số liệu

3.9.1 Các chỉ tiêu

Tăng trưởng

- Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growth rate, SGR)

wc: Khối lượng cuối (gam)

wđ: Khối lượng đầu (gam)

T: Thời gian nuôi

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG)

wc – wđ DWG (g/ngày) =

T

Ln (wc) – Ln (wđ) SGR (%/ngày) = x 100

T Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 17

- Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE)

FCE =

FCR

1

- Hiệu quả sử dụng protein (PER)

- Tỉ lệ sống của cá (Survival rate, SR%)

- Chỉ số protein tích luỹ (NPU)

-Chi phí thức ăn/kg cá tăng trọng

Chi phí (đồng/kg cá) = Đơn giá x FCR

Số cá thả

Wc – WđPER =

Protein ăn vào

Protein cá cuối thí nghiệm - Protein cá đầu thí nghiệm NPU (%) = x 100 Protein ăn vào

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện môi trường

Môi trường nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật Vì thế, các yếu tố môi trường trong ao nuôi được xem xét thường xuyên thông qua các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy, pH, NO2-, TAN

Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Chỉ tiêu Tuần đầu Sau 2 tuần Sau 4 tuần Sau 6 tuần Sau 8 tuần

Oxy dao động từ 2,2-7,0 ppm Theo Nguyễn Văn Bé (1987) thì nồng độ oxy hòa tan thích hợp trong các ao nuôi cá từ 6-8 ppm Nồng độ oxy từ 1,0-5,0 ppm thì cá sống nhưng phát triển chậm Tuy vậy, trong thí nghiệm này hàm lượng oxy hòa tan đôi lúc giảm xuống 2,2 ppm vào buổi sáng mà cá vẫn cá thể sinh trưởng và phát triển bình thường là do cá tra có cơ quan hô hấp phụ, chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường nuôi Bên cạnh đó, theo Dương Nhựt Long (2003) cá tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao Vì vậy, có thể Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 19

thấy rằng điều kiện môi trường khảo sát được trong thí nghiệm này là phù hợp cho cá tra sinh trưởng và phát triển bình thường

pH thích hợp cho các loài tôm cá nuôi từ 6,5-9,0 (Trương Quốc Phú, 2000) Trong thí nghiệm này pH dao động từ 7,7-8,2, thích hợp cho cá tra sinh trưởng và phát triển tốt

NO2- trong ao dao động từ 0,01-0,04 ppm trong suốt quá trình thí nghiệm Ở hàm lượng NO2- này rất thích hợp đối với cá nuôi vì nó nằm trong khoảng thích hợp nhất 0,01-0,1 ppm (Nguyễn Văn Bé, 1987)

Tổng đạm (TAN) dao động từ 0,45-0,84 ppm Hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi cá tra thâm canh là <4 ppm (Dương Nhựt Long, 2003) Vậy hàm lượng TAN vẫn nằm trong giới hạn cho phép để cá sinh trưởng và phát triển tốt

4.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn

Thức ăn đóng một vai trò quan trọng đối với cá Cá thông qua việc sử dụng thức

ăn để biến đổi các thành phần của thức ăn thành những chất đặc trưng của cơ thể như: protein, chất béo, acid amin,…từ đó cá tăng lên về kích thước và khối lượng

Vì vậy, chất lượng thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của cá Đặc biệt cá được nuôi trong ao nhỏ (nơi mà không có hay thiếu thức ăn tự nhiên của loài) thì thành phần dinh dưỡng của thức ăn nhân tạo đóng vai trò hết sức quan trọng

Bảng 4.2: Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo khối lượng tươi)

Nghiệm thức Thành phần

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 20

Protein phân tích trong thức ăn dao động từ 27,5-30,3% Chỉ có protein trong thức ăn I và V lần lượt là 28,5% và 30,3% đạt yêu cầu so với hàm lượng protein ghi trên bao bì tối thiểu là 28% và 30%, còn 3 loại thức ăn còn lại bị thấp hơn so với hàm lượng ghi trên bao bì nhưng không đáng kể từ 0,4-1,2% Tuy nhiên, hàm lượng protein thô theo tiêu chuẩn ngành dùng cho kích cỡ cá trong thí nghiệm này

là 26% Do đó, với mức protein như vậy trong thức ăn đã đáp ứng yêu cầu hàm lượng đạm trong thức ăn cho cá thí nghiệm

Ẩm độ của thức ăn phân tích trong khoảng 5,52-9,06% Ở mức ẩm độ này chúng

đã thoả mãn với hàm lượng ghi trên bao bì và theo tiêu chuẩn ngành là 11%

Tương tự như hàm lượng đạm thì hàm lượng lipid trong thức ăn dao động từ 10,7%, cao nhất trong thức ăn I (10,7%) và thấp nhất trong thức ăn V (7,4%) Với hàm lượng này chúng đã đạt yêu cầu so với hàm lượng ghi trên bao bì của từng loại thức ăn và theo quy định của tiêu chuẩn ngành về thức ăn dạng viên dành cho

7,4-cá tra, basa giai đoạn 20-200 g là không nhỏ hơn 5% khối lượng

Hàm lượng tro trong thức ăn hầu như không được các nhà sản xuất quan tâm nhiều do trên bao bì chỉ có thức ăn loại III qui định là 14% nhưng theo tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng tro không được vượt quá 10% Tuy nhiên, theo phân tích chỉ

có thức ăn loại III và V có hàm lượng tro đạt yêu cầu là 9,1% và 9,5% Theo kết quả phân tích hàm lượng tro trong thức ăn dao động từ 9,98-13,67%

Hàm lượng xơ trong thức ăn được quy định cho cá tra, basa giai đoạn 20-200 g thấp hơn 7% (theo tiêu chuẩn ngành 2004) vì nếu hàm lượng xơ trong thức ăn cao

sẽ làm giảm độ tiêu hoá thức ăn, động vật thuỷ sản sinh trưởng chậm (Trần Thị

Thanh Hiền và ctv, 2004a) Hàm lượng xơ trong thức ăn phân tích từ 2,1-5,5%

đạt yêu cầu so với quy định về hàm lượng xơ cho loại thức ăn này

Chiết chất không đạm NFE phần lớn là tinh bột và đường, chúng dễ tiêu hoá và hấp thu trong đường tiêu hoá của tôm cá Khi phân tích trong thức ăn hàm lượng NFE thấp nhất trong thức ăn II 44,7% và cao nhất trong thức ăn III 53,2%

Năng lượng trong thức ăn phân tích đạt 3.627 – 3.969 kcal/kg đạt yêu cầu so với nhu cầu năng lượng của một số loài cá trơn là khoảng 2.750- 3100 kcal/kg (Trần

Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a) Trong khi năng lượng ghi trên bao bì là năng

lượng trao đổi thì thấp hơn rất nhiều so với năng lượng thô phân tích được và năng lượng phân tích đạt yêu cầu so với năng lượng thô do tiêu chuẩn ngành quy định là không nhỏ hơn 2.100 kcal/kg

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ngày đăng: 24/09/2012, 11:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Hệ thống giai thí nghiệm - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Hình 3.1 Hệ thống giai thí nghiệm (Trang 14)
Hình 3.1: Hệ thống giai thí nghiệm - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Hình 3.1 Hệ thống giai thí nghiệm (Trang 14)
Bảng 4.2: Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo khối l ượng tươi)   - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.2 Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo khối l ượng tươi) (Trang 19)
Bảng  4.2:  Thành  phần  hoá  học  của  các  loại  thức  ăn  thí  nghiệm  (tính  theo  khối  lượng tươi) - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
ng 4.2: Thành phần hoá học của các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo khối lượng tươi) (Trang 19)
Bảng 4.4: Khối lượng đầu, khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng tương đối, tốc độ - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.4 Khối lượng đầu, khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng tương đối, tốc độ (Trang 22)
Bảng 4.4: Khối lượng  đầu, khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng tương đối, tốc độ  tăng trưởng tuyệt đối - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.4 Khối lượng đầu, khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng tương đối, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Trang 22)
Hình 4.1: Khối lượng cá cuối thí nghiệm - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Hình 4.1 Khối lượng cá cuối thí nghiệm (Trang 23)
Hình 4.1: Khối lượng cá cuối thí nghiệm - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Hình 4.1 Khối lượng cá cuối thí nghiệm (Trang 23)
Bảng 4.5: Hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.5 Hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn (Trang 24)
Bảng 4.6: Hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, chỉ số protein tích luỹ của cá  tra - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.6 Hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, chỉ số protein tích luỹ của cá tra (Trang 25)
Hình 4.2: Chỉ số protein tích luỹ - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Hình 4.2 Chỉ số protein tích luỹ (Trang 26)
Bảng 4.7: Thành phần hoá học cơ thể cá tra trước và sau thí nghiệm (tính theo % kh ối lượng tươi)  - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.7 Thành phần hoá học cơ thể cá tra trước và sau thí nghiệm (tính theo % kh ối lượng tươi) (Trang 27)
Bảng 4.7: Thành phần hoá học cơ  thể cá tra trước và sau thí nghiệm (tính theo %  khối lượng tươi) - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.7 Thành phần hoá học cơ thể cá tra trước và sau thí nghiệm (tính theo % khối lượng tươi) (Trang 27)
Bảng 4.8: Đơn giá thức ăn, chi phí thức ăn cho 1 kg cát ăng trọng, năng suất cá thu  được trong một lồng - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.8 Đơn giá thức ăn, chi phí thức ăn cho 1 kg cát ăng trọng, năng suất cá thu được trong một lồng (Trang 29)
Bảng 4.8:  Đơn giá thức  ăn, chi phí thức  ăn cho 1 kg cá tăng trọng, năng suất cá  thu được trong một lồng - Luận văn Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus).pdf
Bảng 4.8 Đơn giá thức ăn, chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng, năng suất cá thu được trong một lồng (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w