Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
1,71 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TP. HỒ CHÍ MINH oOo ĐỖ BÍCH LIÊN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 - 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng với sự biến động, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc mới. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản hàng loạt, bên cạnh đó những doanh nghiệp ngấp nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Hiện nay, một trong những thách thức lớn đối với DN nhỏ và vừa của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) là tiếp tục duy trì vị thế cạnh tranh ngay tại thị trƣờng nội địa và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Muốn vậy, các DN cần đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, định hƣớng phát triển lâu dài và bền vững. Thực tế cho thấy việc đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập. Bởi lẽ nếu DN thƣờng xuyên đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, thƣờng xuyên trang bị mới những tài sản cố định hiện đại thì sẽ có điều kiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí sản xuất, Sản phẩm do DN sản xuất ra vừa có khả năng đáp ứng đƣợc những đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ hình thức mẫu mã, tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất sẽ giảm đƣợc giá bán sản phẩm, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hạn hẹp của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm kết hợp với hạ giá bán sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Nhƣng để làm đƣợc điều đó trƣớc hết các doanh nghiệp phải dám đƣơng đầu và vƣợt qua “cửa ải” vốn. Tạo vốn và quay vòng vốn luôn là những bài toán theo đuổi suốt cuộc đời kinh doanh của các DN và việc tìm ra lời giải cho bài toán đó sẽ tạo nên một bản sắc riêng, đồng thời khẳng định vị thế của DN trên thƣơng trƣờng. Vậy tìm đâu ra nguồn vốn và - 2 - làm thế nào để giải bài toán về vốn một cách hiệu quả nhất? Câu hỏi đó luôn làm đau đầu các doanh nhân. Bởi vì, hiện nay lƣợng vốn dài hạn đầu tƣ cho các dự án này ở các DN Việt Nam là hết sức khiêm tốn. Mỗi khi cần tìm kiếm nguồn vốn cho các kế hoạch kinh doanh kênh tài trợ quen thuộc của các công ty vẫn là đi vay ở các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng nhƣ uy tín thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng quả là hết sức khó khăn. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, việc đi thuê tài chính là một giải pháp vô cùng tối ƣu và cũng là nơi mà các nguồn mới của sự cạnh tranh liên tục nổi lên và là nơi cần thiết để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng cao và cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu. Những lợi ích mà nghiệp vụ CTTC mang lại là rất lớn, nó làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện đại. Do đó, có thể nói CTTC là một thị trƣờng đầy tiềm năng ở nƣớc ta. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của loại hình tín dụng này tại VN lại chƣa tƣơng xứng với những tiềm năng vốn có của nó, không có nhiều doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ tài chính này để tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ của họ. Mặc dù thị trƣờng thuê mua đã có mặt tại Việt Nam đã hơn 15 năm nhƣng thực sự CTTC là một khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp, các lý thuyết cũng nhƣ các tài liệu liên quan đến dịch vụ cho thuê còn ít, tính đa dạng phong phú chƣa cao, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm hiểu của đông đảo giới quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu thuê mua. Trƣớc tình hình cấp thiết đó nên tác giả chọn đề tài: “Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan lý luận về hoạt động cho thuê tài chính, tầm quan trọng của nó đến nền kinh tế nói chung và nội tại hoạt động doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời đƣa các bài học kinh nghiệm đã và đang đƣợc thực hiện trên thế giới. Đánh giá - 3 - khái quát thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam trong những năm qua. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam với thời gian từ năm 2010 – 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp định tính: Dùng các số liệu thu thập, sơ đồ, bảng biểu có liên quan để đánh giá thực trạng của hoạt động cho thuê tài chính cũng nhƣ các nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ CTTC. Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính bằng phỏng vấn nhóm 10 ngƣời, thời gian 20 – 30 phút/đáp viên, nhằm đánh giá sơ bộ giá trị nội dung của thang đo. Kết quả này dùng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Quy trình chọn mẫu: Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện với cỡ mẫu ban đầu là 500 doanh nghiệp, tuy nhiên do những khó khăn trong việc tiếp xúc và phỏng vấn nên giảm xuống còn 305 doanh nghiệp. Thông tin cần thu thập: dựa trên bảng câu hỏi đã đƣợc thiết kế. Công cụ thu thập dữ liệu: phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu: Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 18.0 trong phân tích dữ liệu nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài: Với những nội dung đã đƣợc đề cập nhƣ trên, đề tài gồm 03 chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH. - 4 - CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM. - 5 - CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1 Sự hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính Hình thức tài trợ thông qua cho thuê tài sản đã có lịch sử khá lâu đời khoảng 5000 năm trƣớc và diễn ra trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới, ngƣời ta đã tìm đƣợc những chứng cớ về sự tồn tại của một công ty thuê khoảng năm 1800 trƣớc Công nguyên ở Babylonia và những ngƣời Hy Lạp cổ là những ngƣời đầu tiên phát triển hình thức cho thuê lại các khu mỏ và cho thuê nhà băng. Hợp đồng cho thuê nhà băng đầu tiên đƣợc ký vào năm 370 trƣớc Công nguyên cho các tài sản bao gồm: tên của nhà băng, các khoản cầm cố, các văn phòng và nhân viên. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử tồn tại các giao dịch thuê tài sản thời cổ đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch. Một trong những điều luật đầu tiên nhắc tới thuê mua ở Liên hiệp Anh là Đạo luật xứ Wales đƣợc soạn thảo vào năm 1284, Đạo luật đã sử dụng những điều luật về đất đai sẵn có làm khung pháp lý cho việc thuê các tài sản nhƣ các thiết bị nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của hệ thống đƣờng sắt vào giữa thế kỷ 19, các doanh nghiệp nhỏ cũng đầu tƣ vốn vào các toa tàu chở than và sau đó cho các công ty mỏ thuê lại, các hợp đồng thuê thƣờng cho ngƣời thuê quyền đƣợc mua thiết bị sau khi hết thời hạn hợp đồng. Hoạt động thuê mua đã có sự gia tăng đáng kể về số lƣợng và chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê. Đến đầu thập niên 50 của thế kỉ 20, giao dịch thuê mua đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt, nhất là tại Hoa Kỳ. Cho thuê tài chính với những hình thức nhƣ hiện nay bắt nguồn từ Hoa Kỳ, công ty cho thuê đầu tiên của Hoa Kỳ đƣợc thành lập bởi Henry Shofeld vào năm 1952, cty đƣợc thành lập để phục vụ ngành vận tải đƣờng sắt. Sau đó nghiệp vụ cho thuê phát triển sang châu Âu và đã đƣợc ghi vào luật thuê mua của Pháp vào năm 1960. Chỉ tính riêng tại Mỹ, - 6 - tổng số vốn thiết bị cho thuê năm 1987 ƣớc tính lên tới 107,9 tỷ USD và có tốc độ gia tăng 7% mỗi năm. Hoạt động dich vụ cho thuê tài chính đã đƣợc sử dụng tại hơn 80 quốc gia chủ yếu là các nƣớc đang phát triển với khối lƣợng dƣ nợ cho thuê trên 500 tỷ USD tƣơng đƣơng khoảng 12,5% đầu tƣ tƣ nhân của thế giới. Hiện nay, đây là một hình thức tài trợ đƣợc sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ với số dƣ nợ cho thuê tài chính tăng tƣơng đƣơng khoản 140 tỷ USD mỗi năm, đáp ứng 1/3 nhu cầu đầu tƣ thiết bị của cả nƣớc Mỹ, chiếm khoảng 25% - 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm, Tập đoàn General Motor của Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Tiếp đó phải kể đến sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc là 17 tỷ USD, ở Thái Lan 3 tỷ USD, ở Trung Quốc khoảng 1.550 tỷ. Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên đƣợc thành lập tại Việt Nam vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã có mầm móng, nảy sinh ở các ngân hàng trƣớc đó nhƣng phải cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến ngày 31/12/2012 theo công bố của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) thì có 12 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm các công ty cho thuê tài chính nhà nƣớc, cổ phần, liên doanh và nƣớc ngoài. Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ đƣợc các công ty cho thuê tài chính tự nguyện tham gia) đƣợc thành lập năm 2007, đến nay có 9 thành viên. Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam đã cùng với các công ty cho thuê tài chính đánh giá tổng kết hoạt động thực tiễn, đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc những vấn đề để hoàn thiện các cơ chế, tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính hoạt động tốt hơn. - 7 - 1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính: 1.2.1 Khái niệm: Cho thuê tài chính có thể hiểu nhƣ là một hoạt động thuê tài sản giữa bên có tài sản (bên cho thuê) và bên có nhu cầu sử dụng tài sản (bên thuê) thông qua một giao dịch đƣợc pháp luật thừa nhận gọi là giao dịch thuê tài chính. Tùy theo từng thời kỳ hay từng cách quản lý của một quốc gia mà cho thuê tài chính có thể có nhiều định nghĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa về cho thuê tài chính: Theo hiệp hội các công ty CTTC Thụy Điển: CTTC là một hoạt động thỏa các ràng buộc sau: • Bên cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê. • Tài sản cho thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, quyền sử dụng đƣợc chuyển giao cho bên thuê trong suốt thời gian thuê, thƣờng bằng thời gian hữu ích của tài sản. • Hợp đồng CTTC không đƣợc hủy ngang. Theo tiêu chuẩn kế toán Mỹ: CTTC là một giao dịch thuê tài sản thỏa mãn một trong các yếu tố sau: • Thời hạn thuê lớn hơn 75% thời gian hữu dụng của tài sản. • Hợp đồng thuê chứa điều khoản thỏa thuận cho phép bên thuê đƣợc quyền mua tài sản với giá thấp hơn so với giá trị thực của tài sản. • Quyền sở hữu tài sản đƣợc chuyển giao cho bên thuê vào cuối kỳ hạn thuê. • Giá trị của hợp đồng thuê lớn hơn 90% tổng giá trị của tài sản thuê. Theo điều 20 khoản 11 của Luật các Tổ chức tín dụng: “CTTC là hoạt động tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê, các bên không đƣợc đơn phƣơng hủy bỏ hợp đồng”. - 8 - Theo Nghị định 16/2001/NĐ – CP ngày 02/5/2001, ta có thể định nghĩa cho thuê tài chính nhƣ sau: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng”. Trong đó: Bên cho thuê: là công ty cho thuê tài chính đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Bên thuê: là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình. Tài sản cho thuê: là máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển và các động sản khác. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại theo IAS17 của IASC (International Accounting Standards Committee - Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế), mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể trong luật cho thuê tài chính của mình dựa trên cơ sở những điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc. Những quy định này có những khác biệt nhất định, song về cơ bản chúng không mâu thuẫn với IAS17 và tùy theo mức độ, những quy định này có thể chi tiết và cụ thể hơn IAS17. - 9 - Bảng 1.1: Những tiêu chuẩn CTTC của một số quốc gia Tiêu thức IAS Hoa Kỳ Anh Nhật Hàn Quốc Indo- nesia Việt Nam Chuyển giao quyền sở hữu khi kết thúc HĐ Có Có Có Có Không quy định cụ thể Có Quyền chọn mua Có Có Không bắt buộc Không bắt buộc Không bắt buộc Có Không bắt buộc Quyền hủy ngang HĐ Không đƣợc Không đƣợc Không đƣợc Không đƣợc Không đƣợc Không đƣợc Không đƣợc Thời hạn thuê tính theo thời gian hữu dụng của tài sản thuê Phần lớn ≥ 75%; (*) tối đa không quá 30 năm Phần lớn TS≤10năm: 70%; TS>10năm: 60% tối đa 120% TS≤5năm: 60%; TS>5năm: 70% ≥ 60% (Nguồn: Kết quả tổng hợp tài liệu của tác giả) 1.2.2 Đặc điểm: Nếu việc chuyển giao một khoản tiền là đặc trƣng của các hình thức cấp tín dụng đối với ngân hàng thì việc chuyển giao cho khách hàng một tài sản cụ thể là đặc trƣng đối với CTTC, khách hàng có quyền sử dụng và hƣởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một khoản thời gian nhất định và khách hàng có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền cho chủ sở hữu tài sản tƣơng xứng với các quyền đó. Trong HĐ CTTC ngƣời cho thuê phải có mục đích cung cấp tài chính, có nghĩa là ngƣời cho thuê khi đầu tƣ vào tài sản này hoàn toàn không phải vì tính năng, công dụng của nó mà mục đích đặt ra là khoản lời từ số tiền do ngƣời thuê thanh toán. Theo đó, quyền lợi của ngƣời cho thuê luôn đƣợc đảm bảo bởi họ luôn là chủ sở hữu tài sản thuê về mặt danh nghĩa. Do đó, khi bên thuê vi phạm hợp đồng, bên cho thuê chỉ cần [...]... đƣợc phát triển cho thuê tài chính tức là mở rộng cho thuê tài chính cả về hình thức lẫn về nội dung Chẳng hạn nhƣ: hiện tại có rất nhiều hình thức cho thuê tài chính nhƣng thực tế thì chỉ áp dụng có một hình thức duy nhất đó là cho thuê 03 bên, 1.4.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính Gia tăng số lƣợng khách hàng và thị phần Đây là tiêu chí để đánh giá bất kỳ hoạt động. .. thuê tài chính Bản thân các công ty cho thuê tài chính có ành hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động cho thuê tài chính Cụ thể, các nhân tố đó là: quy mô vốn, khả năng tài chính của các công ty cho thuê tài chính, vị thế của các công ty, trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong công ty, mỗ một nhân tố này sẽ tác động tới hoạt động cho thuê tài chính với các mức độ khác nhau nhƣng đều ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh số cho. .. một trăm đồng dƣ nợ cho thuê Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng công tác thẩm định cho thuê cùng với năng lực quản lý tài sản cho thuê sau khi đã giải ngân - 18 - Công thức nhƣ sau: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dƣ nợ cho thuê 1.4.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động cho thuê tài chính Có thể chia các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính thành hai nhóm... hạn cho thuê, bên thuê thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên cho thuê Xử lý tài sản thuê khi chấm dứt HĐ: Bên thuê có quyền mua lại tài sản với giá tƣợng trƣng theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có thể tiếp tục thuê tiếp tài sản đó, hoặc hoàn trả lại tài sản cho bên cho thuê 1.6 Phân biệt cho thuê tài chính với các hình thức khác 1.6.1 CTTC với cho thuê vận hành (hay còn gọi là thuê hoạt động) :... thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.8.1 Trung Quốc: Hoạt động cho thuê tài chính ở Trung Quốc có từ đầu thập niên 80 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng nhờ có chính sách mở cửa, cải cách đầu tƣ sau 10 năm ngành cho thuê tài chính ở Trung Quốc phát triển nhanh về số lƣợng cũng nhƣ loại hình công ty cho thuê tài chính rất đa dạng Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính tăng đáng kể qua các năm,... thứ hai + Khi bên thuê thứ hai không đƣợc sự tin tƣởng cao đối với bên cho thuê + Giúp bên thuê thứ nhất linh hoạt trong kinh doanh - 16 - * Nhƣợc điểm: + Trách nhiệm liên đới giữa các bên chƣa đƣợc rõ ràng 1.4 Lý luận tổng quan về sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính 1.4.1 Khái niệm phát triển hoạt động cho thuê tài chính Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiếu hƣớng... và bên đi thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê Bên cho thuê hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê thứ hai Bên đi thuê thứ hai trả tiền thuê cho bên thứ nhất Bên đi thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê Ngƣời cho thuê (Lessor) 3B 1A Ngƣời đi thuê1 (Leasse 1) 2 3A 1B Ngƣời đi thuê 2 (Leasse 2) * Ƣu điểm: + Bên thuê thứ nhất có thể chuyển mọi rủi ro về tài sản cho bên thuê thứ... kiện cho hoạt động này phát triển một cách bền vững Vì thế, ở Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính - 31 - Hoạt động cho thuê tài chính luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Chính phủ trong từng giai đoạn để có chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời Hệ thống tài chính và hệ thống ngân hàng luôn cải cách có lợi cho các công ty CTTC Đẩy mạnh vai trò của Hiệp hội cho. .. - (1): Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng (2a): Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên thuê (2b): Bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê (3): Theo định kỳ bên thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê 1.3.3 Bán và tái cho thuê: Hình thức bán và tái cho thuê đƣợc doanh nghiệp sử dụng khi doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn lƣu động nhƣng lại không thể vay hoặc bán đứt tài sản, thiết... 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1 Cơ sở pháp lý Với bề dày lịch sử hơn 60 năm hoạt động của ngành cho thuê tài chính trên thế giới thì thị trƣờng cho thuê tài chính tại Việt Nam xuất hiện khá muộn màng cùng với sự giúp đỡ, tƣ vấn của công ty tài chính quốc tế (IFC) Ngân hàng nhà nƣớc đã bắt đầu đi vào nghiên cứu và soạn thảo ra những quy định về CTTC nhằm đƣa Việt Nam nhanh . chọn đề tài: Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan lý luận về hoạt động cho thuê tài chính, tầm. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM. - 5 - CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1. của hoạt động cho thuê tài chính: 1.2.1 Khái niệm: Cho thuê tài chính có thể hiểu nhƣ là một hoạt động thuê tài sản giữa bên có tài sản (bên cho thuê) và bên có nhu cầu sử dụng tài sản (bên thuê)