Hoạt động nhận dạng rủi ro tín dụng.
Trang 1I) Tổng quan về hoạt động nhận dạng rủi ro tín dụng.
1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng.
Đối với người cho vay, rủi ro tín dụng thể hiện khả năng tổn thất do người đi vaykhông hoàn trả đúng hạn số tiền vay hoặc lãi vay theo thỏa thuận
Đối với người đầu tư vào chứng khoán nợ, rủi ro tín dụng thể hiện khả năng tổnthất do người phát hành (hoặc người bảo lãnh) chứng khoán nợ mất một phầnhoặc toàn bộ khả năng thanh toán lãi hoặc gốc khi chứng khoán đến hạn thanhtoán
1.2 Một số phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng.
Sử dụng bảng liệt kê (check-list) và biến thể
Phân tích báo cáo tài chính
Sử dụng lưu đồ (Flow-Chart)
Giao tiếp trong nội bộ tổ chức
Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp
Phân tích hợp đồng
Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ
Phân tích hiểm họa (Hazard Analysis)
II) Tìm hiểu về các phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng.
2.1 Phân tích báo cáo tài chính.
Trong các phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp phân tích báo cáo tàichính là phương pháp phổ biến nhất mà nhà đầu tư, hoặc người cho vay có thể tiếp cận
để ra quyết định đầu tư/cho vay của mình Phương pháp này áp dụng cho những nhà đầu
tư có ý định đầu tư vào các doanh nghiệp với bất kì hình thức nào, mua cổ phiếu, tráiphiếu, cho vay, góp vốn, v.v…trước khi ra những quyết định đầu tư đều cần xem xétđến
Một báo cáo tài chính doanh nghiệp cho ta thấy trạng thái tài chính của một tổchức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp Ngoài ra, một cáchgián tiếp, báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một tổ chức, thông qua
đó, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức, các hoạt động của tổ chứcđó
Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quantrọng trong việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tư
Đối tượng sử dụng phương pháp: có thể là nhà đầu tư vốn có tiềm năng, một nhàcho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang đượcphân tích Ngòai ra đó còn là các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên chovay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyểnsang một quy trình mới, tất cả phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tàichính có chất lượng
Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện tạicủa công ty, từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Bằng cách
sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra
1
Trang 2đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của một công ty, dựa trên phântích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khảnăng kinh tế trong tương lai.
Các công cụ phân tích báo cáo tài chính (Các chỉ tiêu chính cần quan tâm trongmột báo cáo tài chính):
♦ Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất).
Thông qua các chỉ số:
Hệ số khả năng thanh toán chung.
Hệ số khả năng thanh toán chung =
Hệ số này cho biết tổng tài sản gấp bao nhiêu lần nợ phải trả, là chỉ tiêu phản ánhkhả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này cho biết:với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phảitrả hay không Hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càngcao Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán chung" của doanh nghiệp luôn ≥ 1,doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1,doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ Trị số của “Hệ sốkhả năng thanh toán chung” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanhtoán Khi hệ số thanh toán chung bằng 1 => Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tàitrợ bằng vốn vay
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện thời).
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòngmột năm hay một chu kỳ kinh doanh
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn, hệ số cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanhnghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bìnhthường hoặc khả quan Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp có khảnăng không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn Trị số của chỉ tiêu này càngnhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp Mặc dù với tỷ
lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không
có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn
Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi xácđịnh chỉ tiêu này hàng tồn kho bị lại trừ ra bởi lẽ trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho
Trang 3Nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, doanh nghiệp
có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì không đủtiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa,sản phẩm, dịch vụ để trả nợ Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanhsong do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh
Hệ số thanh toán bằng tiền.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền =
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàngthanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán lãi vay.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũngphản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phảitrả đúng hạn cho các chủ nợ Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh khôngtốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanhtoán tiền lãi vay đúng hạn
Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quantrọng Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi củadoanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn
Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi củatài sản thấp Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy
giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức
nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ Tuy nhiênrủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duynhất để thanh toán lãi Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao
và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi Những gì mà một doanh nghiệp cần phảiđạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ củamình
♦ Chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ số vòngquay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồnkho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro
3
Trang 4hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm quacác năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năngdoanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dựtrữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dâychuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảomức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cungcấp như thế nào Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng khôngtốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp
Vòng quay các khoản phải trả=doanh số mua hàng thường niên /phải trả bình quân
Trong đó:
Doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ
Phải trả bình quân= (phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ vòng quay các
khoản phải trả
Tương tự, chỉ số này cho biết số ngày trung bình doanh nghiệp có thể trả nợ
Hệ số quay vòng các khoản phải thu = doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải
thu trung bình
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp ápdụng đối với các bạn hàng Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp đượckhách hàng trả nợ càng nhanh Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành màchỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các kháchhàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tíndụng dài hơn Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị sụp giảm doanh số Khi so sánh chỉ sốnày qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khókhăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đãvượt quá mức
Chu kỳ quay vòng các khỏan phải thu = 365/ vòng quay các khoản phải thu
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết
về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
♦ Chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn:
Tổng nợ / Tổng tài sản :
Hệ số này cho ta thấy kết cấu vay nợ của doanh nghiệp Nếu hệ số này quá cao chứng tỏ
Trang 5năng tự tài trợ của doanh nghiệp là thấp, dễ dẫn đến rủi ro cao và khi có những cơ hộiđầu tư hấp dẫn, doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn bên ngòai Thông thường
hệ số nợ khỏang 20 – 50% là có thể chấp nhận được
♦ Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi:
Tỷ suất doanh lợi doanh thu (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu): ROS
Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) =
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuầntrong kỳ của doanh nghiệp, nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanhnghiệp có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này mang giá trịdương nghĩa là công ty làm ăn có lãi, còn nếu tỷ suất này mang giá trị âm thì nghĩa làcông ty đã làm ăn thua lỗ
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản): ROA E
ROAE =
Đây là chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tàisản của nó ROAE sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếmlời
Tỷ suất lợi nhuận – vốn kinh doanh (Doanh lợi tổng tài sản): ROA.
Doanh lợi tổng tài sản (ROA) =
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượngvốn đầu tư (hay lượng tài sản) ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn
và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để sosánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và sogiữa các công ty tương đồng nhau
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu) : ROE
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của tài sản,nếu ROE lớn thì thị giá cổ phiếu thường lớn
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để sosánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua
cổ phiếu của công ty nào
5
Trang 6Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổđông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay
để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quymô.Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
Thu nhập ròng một cổ phần thường : EPS.
Thu nhập ròng một cổ phần thường =
=
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (cổ phần phổthông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế Đây là phần lợi nhuận màcông ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường EPSđược sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.Những công ty có EPS cao thường có thị giá cổ phiếu lớn
Ví dụ về phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Hòang Anh Gia Lai (HAG).Thông qua phân tích tài chính, nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội đầu tư vào chứngkhóan của của công ty này
Một số chỉ tiêu quan trọng của công ty :
Trang 8Các chỉ số tài chính :
Khả năng thanh tóan :
- Hệ số thanh tóan chung
- Hệ số thanh tóan hiện hành
- Hệ số thanh tóan nhanh
- Hệ số thanh tóan bằng tiền
- Hệ số thanh tóan lãi vay
2.142.161.580.6913.9
1.722.031.420.588.06
1.891.781.050.2110.77
Đánh giá khả năng hoạt động:
- Hệ số quay vòng các khoản phải thu
- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
- Hệ số quay vòng hàng tồn kho
1.03
0.88
1.476.601.16
0.951.830.61
Chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi
- Tỷ suất doanh lợi doanh thu (tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu): ROS
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản): ROAE
- Tỷ suất lợi nhuận – vốn kinh doanh
(Doanh lợi tổng tài sản): ROA
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Doanh
lợi vốn chủ sở hữu) : ROE
0.490.16
11.83%
24.26%
0.270.14
11.29%
28.11%
0.370.12
9.21%
19.59%
Trang 9Nhận xét các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy:
Về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán của công ty từ năm 2008-2010 có xu hướng tăng lên.Đến năm 2010, khả năng thanh toán chung: 2.14, thanh toán hiện hành: 2.16, thanh toánnhanh: 1.58 là con số khá tốt Công ty đảm bảo khả năng thanh toán của mình đối vớikhách hàng đồng thời đảm thời gian quay vòng vốn Tuy nhiên, hệ số thanh toán bằngtiền của công ty hơi thấp, năm 2010 chỉ ở mức là 0.69, công ty có thể không đủ tiền mặt
để trả trả khoản nợ lớn cho khách hàng trong thời điểm nhất định hoặc khi cơ hội đầu tưđến Hệ số thanh toán lãi vay của công ty cũng khá tốt, không quá cao mà cũng khôngquá thấp
Về khả năng hoạt động của công ty:
Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 1.47,tăng gấp rưỡi so với năm
2008, chứng tỏ việc thu hồi các khoản phải thu của công ty đối khách hàng thuận lợi.Đến năm 2010, tốc độ quay vòng các khoản phải thu giảm xuống 1.03, nguy cơ khôngthu hồi được nợ tăng lên, công ty có thể gặp rủi ro tín dụng, nhưng công ty lại giữ chânđược khách hàng do công ty cung cấp thời gian tín dụng khá hợp lý Ngoài ra, từ năm
2008 đến 2010 chỉ số vòng quay các khoản phải trả tăng lên, phản ánh việc xếp hạng tíndụng của công ty tốt, công ty sử dụng chính sách tín dụng khá tốt
Vòng quay các hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm, năm 2010 cógiảm nhẹ nhưng không đáng kể: 0.88 Chỉ số này tăng phản ánh, hàng hóa của công tykhông bị ứ đọng, hiệu quả quản trị hàng tồn kho tăng Có nghĩa là doanh nghiệp gặp ítrủi ro hơn Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khảnăng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêmnữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiếncho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn đểđảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Về cấu trúc nguồn vốn
Hệ số nợ/ tổng tài sản của công ty không ổn định qua các năm, năm 2008 là 0.53,năm 2009 là 0.58, năm 2010 là 0.47, tuy nhiên đã giảm vào năm 2010, điều này chothấy khả năng tự tài trợ của công ty trong năm 2010 đã tăng, giảm rủi ro về nợ quánhiều mặc dù ngành bất động sản là một ngành thường xuyên phải sử dụng đòn bẩy tàichính vì đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn Tuy có dấu hiệu giảm khả quan ở năm 2010 nhưngvẫn không phải là dấu hiệu đáng mừng vì đặc thù của ngành luôn cần mức vốn lớn
9
Trang 10khiến các doanh nghiệp phải sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều dễ dẫn đến rủi ro cho côngty.
Về các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi,
Nhìn chung các chỉ tiêu này mang tính không ổn định ROS tăng lên vào năm 2010với hệ số 0.49, tuy nhiên năm 2009 lại chỉ bằng 0.27, còn năm 2008 là 0.37 Còn ROAlại có xu hướng tăng lên rõ rệt qua các năm, tuy khỏang cách tăng không là mấy nhưng
nó cũng chứng tỏ được hiệu quả sử dụng tài sản hiện có để tạo ra lợi nhuận cho công ty
Cụ thể ROA năm 2008 là 9.21%, năm 2009 tăng lên 11.29% và năm 2010 tăng lên11.83% ROAE tăng qua các năm (0.12;0.14;0.16) Bên cạnh đó, ROE năm 2010 lại có
xu hướng giảm trong khi năm 2009 đã tăng lên vượt trội so với năm 2008 Cụ thể ROEnăm 2008 là 19.59%, năm 2009 tăng lên 28.11% nhưng lại giảm còn 24.26% vào năm2010
Tuy nhìn vào bảng cân đối kế tóan, năm 2010, lượng vốn chủ sở hữu được tănglên đáng kể, gần gấp đôi so với vốn chủ sở hữu năm 2009, đây cũng là một yếu tố khiếncho ROE giảm vào năm 2010 Tuy nhiên nó cũng phản ánh được sự kém hiệu quả trongviệc sử dụng vốn chủ để tạo ra lợi nhuận Nhưng theo đánh giá một cách khách quan thìtình trạng này vẫn khả quan do lượng vốn chủ sở hữu tăng lên nhiều và nhiều dự án bấtđộng sản đến thời điểm hiện tại mới thi công nên ta vẫn có thể đánh giá việc sử dụngvốn chủ của công ty Hòang Anh Gia Lai là hiệu quả
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy, tuy còn một số hạn chế nhưng công ty đã sử dụngcác chính sách tín dụng khá tốt Vì vậy các ngân hàng có thể xem xét cho vay vốn hoặcnhà đầu tư có thể xem xét để đầu tư vào trái phiếu của công ty
2.2) Phương pháp check – list.
Phương pháp check – list là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro Để hiểu thêm về phương pháp này, chúng ta hãy cùng xem một ví dụ
về nhận dạng rủi ro tín dụng của ngân hàng cổ phần kỹ thương Techcombank:
Đánh giá chung :
Trang 11 Nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng:
Dấu hiệu các khỏan vay có vấn đề :
Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng :
11
Trang 13 Nhóm các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng ngân hàng:
13