1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

báo cáo thực tập sư phạm tiếng anh

12 4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm UBND TỈNH ĐĂKLĂK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP ĐĂKLĂK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM – THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Nguyễn Thị Tân Mùi. Năm sinh: 18/ 03/ 1991. Nơi sinh: Eakar – Đắk Lắk. Thường trú: Số 37 đường Võ Thị Sáu - Liên Sơn - Lắk - Đắk Lắk. Lớp : Tiếng Anh K35A. Khóa: 2009 – 2012. Đơn vị : Trường CĐSP ĐăkLăk. Khoa : Ngoại ngữ - Tin học. Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy ( hệ 3 năm). Thực tập sư phạm tại trường: THCS Võ Thị Sáu – ĐắkLiêng – Lắk – ĐắkLắk. Thời gian thực tập : từ ngày 20/02/2012 – 10/03/2012 - 1 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm LỜI CẢM ƠN Qua đợt thực tập sư phạm này em xin chân thành cảm ơn BGH trường CĐSP Đắk Lắk , Phòng tổ chức - đào tạo và lãnh đạo khoa Ngoại ngữ - Tin học đã tạo điều kiện cho em được tham gia đợt thực tập sư phạm. Em cũng xin chân thành cảm ơn BGH và tập thể giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Ba tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để em làm quen và học được nhiều điều có ích cho việc giảng dạy và giáo dục trong nhà trường THCS. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Vũ Thị Thúy Kiều – giáo viên hướng dẫn công tác chủ nhiệm tại lớp 6C, cô Phạm Thị Minh Phương – giáo viên hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Anh. Trong ba tuần qua, hai cô đã tận tình chỉ bảo các khâu quản lý lớp, hướng dẫn công tác sinh hoạt lớp, cách soạn giáo án, những lưu ý cần thiết trong việc giáo dục học sinh, hướng dẫn và góp ý cho em từ phong cách đứng lớp đến cách ăn nói, cách ứng xử, cử chỉ, cách viết bảng Không những vậy hai cô còn truyền thụ cho em những kinh nghiệm của các cô trong quá trình công tác. Đó là những kiến thức thực tế vô cùng quý giá mà em học được trong đợt thực tập sư phạm này, những điều thực tế này sẽ là hành trang trong con đường giáo dục mà em đã chọn. Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường, cô Trần Thị Hương – Phó hiệu trưởng nhà trường, cùng các thầy cô trong BGH đã tạo điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập của chúng em. Sắp xếp lịch thực tập, lên kế hoạch làm việc, phân công giáo viên phụ trách, tất cả đều được chuẩn bị rất chu đáo. Cuối cùng cảm ơn tất cả học sinh lớp 6C – lớp chủ nhiệm, các lớp khối 7 và 9 đã giúp em hoàn thành các tiết dạy và hoàn thành đợt thực tập sư phạm này. Xin chân thành cảm ơn! Giáo sinh Nguyễn Thị Tân Mùi - 2 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm A. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM THU HOẠCH I. Ý thức thái độ tham gia thực tập sư phạm 1.Công tác chuẩn bị: Thực tập sư phạm nằm trong quy trình đào tạo giáo viên với những nội quy hết sức chặt chẽ, đòi hỏi giáo sinh phải luôn gương mẫu, thực hiện kỷ luật tốt, vì vậy em đã: - Tham gia đầy đủ các buổi học tập nội quy, quy chế thực tập sư phạm do trường CĐSP Đắk Lắk đề ra trước khi đi thực tập, tham dự các buổi học nội quy, quy chế của trường THCS Võ Thị Sáu. - Chuẩn bị tốt mọi mặt của bản thân cho đợt thực tập như về tinh thần, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, phương tiện đi lại. 2.Về thực hiện nội quy, quy chế tại trường Chấp hành đúng nội quy, quy chế thực tập do trường CĐSP ĐăkLăk và trường THCS Võ Thị Sáu đã đề ra. Luôn ý thức mình phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng, nỗ lực học hỏi, khiêm tốn, lễ phép với thầy cô, chan hòa, cởi mở với học sinh. + Số giờ vắng: Không vắng + Chấp hành giờ giấc làm việc nghiêm túc. + Luôn giữ vững đoàn kết trong nhóm, trong đoàn thực tập và trong trường thực tập. + Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ cô hướng dẫn chủ nhiệm: cô Vũ Thị Thúy Kiều, cô hướng dẫn giảng dạy: cô Phạm Thị Minh Phương và các thầy cô giáo trong trường THCS Võ Thị Sáu. + Luôn biết tự phê bình và phê bình. + Luôn lắng nghe và mong muốn nhận được sự góp ý, đánh giá của thầy, cô giáo và tất cả các bạn giáo sinh trong đoàn thực tập. II.Thực tiễn giáo dục 1. Tình hình nhà trường a. Đội ngũ cán bộ, giáo viên: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 31 Trong đó : • Cán bộ quản lý: 02 - Hiệu Trưởng: Cô Phạm Thị Bích Ngọc - Hiệu phó: Cô Trần Thị Hương • Giáo viên : 31 (Trong đó : có 3 chuyên trách : PCTHCS,TPT, CVPGD) • Đảng viên: 13 • Tổ chuyên môn: 04 • Nhân viên: 06, Nữ 05 (Đại học: 01, Trung cấp: 04) Gồm: Nhân viên thư viện, Thiết bị, Y tế, Văn phòng, Kế toán, Bảo vệ. - 3 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm Môn Cấp học Văn Sử Địa Anh Tin Sinh Hóa Toán Lý Hóa Sinh TD Nhạc TD M T Cộng TS 05 02 04 03 01 02 05 04 01 01 01 01 01 31 Nữ 05 01 03 03 01 01 03 01 01 01 20 DT 01 01 NDT 01 01 * Nhận xét: Có đủ GV các bộ môn. Tổng số giáo viên THCS 28/14 lớp = 2. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn 19/31 = 61%. Chuẩn 12 (39%). b. Học sinh. • Tổng số học sinh: 568 học sinh. Trong đó: - Số học sinh nữ: 273 (tỉ lệ: 48,1%). - Số học sinh dân tộc thiểu số: 327 (tỉ lệ: 57.6%). - Số học sinh nữ dân tộc: 169 (tỉ lệ: 29,6%). Khối Tổng số lớp Tổng số học sinh Số HS nữ Số HS nữ dân tộc Số HS dân tộc 6 4 163 77 41 98 7 3 114 49 34 68 8 4 155 75 52 92 9 3 136 72 42 69 Tổng 14 568 273 169 327 c. Cơ sở vật chất. • Tổng số phòng học: 18 phòng (gồm: 12 phòng học kiên cố và 6 phòng cấp 4), trong đó sử dụng 14 phòng làm phòng học, 04 phòng còn lại sử dụng làm: Văn phòng, phòng truyền thông, phòng thiết bị, phòng thực hành Lý-KTCN. Đồng thời nhà trường có phòng thực hành Hóa –Sinh, phòng thư viện và phòng vi tính (Đúng quy định). Thiếu, phòng học đa chức năng, phòng y tế (hiện tại đang sử dụng phòng ở GV)Và nhà 2 tầng 08 phòng học. • Đồ dùng dạy học và các thiết bị các khối lớp 6-9 đầy đủ, đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, bảo quản và sử dụng hiệu quả. - 4 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm • Trường đã quy hoạch một sân chơi, khu tập thể dục, có nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn dự án vệ sinh môi trường, quản lý, sử dụng và vận hành hiệu quả. Có nhà để xe cho HS và CBCNV. • Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng cơ bản hoạt động dạy và học của nhà trường, cảnh quan nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp. d. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS: Năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2010, 2011 trường đã được công nhận đạt Chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục THCS. e. Kết quả giáo dục học kỳ I năm học 2011-2012: • Tỉ lệ học sinh xếp loại Hạnh kiểm khá, tốt: 522/568 = 92% • Tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi: 189/568 = 32.2%. Trong đó :Lớp có tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao: Lớp 6B(22/41 = 55%), lớp 6C(19/41 = 46.4%), lớp 9A, B, C (37%). • Tỉ lệ duy trì : 568/577 = 98.4%, HS bỏ học: 7/577 = 1.2%, HS chuyển đi: 02/586 = 0.3%. Lớp có tỉ lệ duy trì 100%: 6ABC, 8BC, 9B, 7C. • Các lớp đạt lớp xuất sắc: 05 (Nhất :6B, Nhì :7A, Ba:7B,Bốn:6C, Năm :8B) f. Hoạt động phong trào , đoàn thể: • Đoàn-Đội TNTPHCM: Thực hiện tốt các chương trình công tác Đội & phong trào thiếu nhi do Hội Đồng Đội Huyện Lắk đề ra: Phát động phong trào thi đua học tốt, hội thi, hội diễn, chuyên đề,…và thực hiện tốt các phong trào nhân ngày lễ lớn :20-10, 20-11, 22-12 + Tổ chức lễ dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ & dọn vệ sinh tại nghĩa trang Huyện Lắk nhân ngày 22-12. +Tổ chức thành công đêm văn nghệ (27 Tiết mục) với chủ đề “Tri ân Thầy – Cô giáo” & trao giải thưởng các tiết mục đặc sắc với số tiền :1.500.000đ. + Phát động phong trào làm báo tường với chủ đề “Nét bút tri ân”, đã chấm, trao 1 giải I, 1 giải II, 2 giải III, và 10 giải KK với tổng số tiền: 600.000đ. + Thực hiện tốt các phong trào từ thiện, tiết kiệm, đi tìm địa chỉ đỏ, mua lịch Tết ủng hộ bạn nghèo, tổng số tiền: 5.431.000đ, PT kế hoạch nhỏ đã thu 386kg giấy vụn & đã bàn giao cho HĐĐ Huyện. • Công Đoàn: + Phối hợp với BGH nhà trường, phát động thi đua “2 Tốt” chào mừng các ngày lễ lớn. + Tham gia tốt hội thao, Văn nghệ của nghành chào mừng 20-11 với kết quả: đạt 01 giải nhất cầu lông đơn nữ cấp Huyện, giải nhất đôi nữ cấp tỉnh, đạt 2 giải nhất VN & đạt giải Nhì toàn đoàn. - 5 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm + Duy trì thường xuyên phong trào kết nghĩa với Buôn đồng bào DT( Buôn Bàng), thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi nhân Rằm Trung thu, gia đình chính sách nhân ngày 22-12, Nhân Tết Nguyên Đán, tổng sồ tiền : 1.200.000đ. • Thực hiện các cuộc vận động : Quỹ vì người nghèo, quỹ mái ấm CĐ, quỹ đền ơn kết nghĩa , quà Tết chiến sĩ. Tổng số tiền : 6.349.000đ. Đồng thời phong trào hổ trợ Đoàn viên trong công đoàn gặp khó khăn trong hoạn nạn được duy trì thường xuyên với tổng số tiền: 2.280.000đ. g. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: Nhà trường được sự quan tâm của UBND Huyện Lắk, lãnh đạo Phòng GD đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy và học của nhà trường đồng thời nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường : Nâng cao chất lượng HS khá giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu, giảm tỉ lệ HS bỏ học và phấn đấu đề nghị kiểm tra đánh giá công nhận trường Chuẩn Quốc gia cuối năm học 2011-2012. 2.Tình hình địa phương: - Trường THCS Võ Thị Sáu nằm trên địa bàn xã Đắk liêng - Huyện Lắk - Xã Đăk Liêng là một xã vùng 2 của huyện, cách trung tâm huyện chừng 2km, nằm dọc theo quốc lộ 27 và tỉnh lộ 687. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3167 ha trong đó : đất nông nghiệp (lúa 02 vụ) 1230 ha, cây công nghiệp các loại 348 ha, còn lại là khu đất dân cư và các loại đất khác. - Phía đông giáp thị trấn Liên Sơn, phía tây giáp xã Buôn Tría, phía nam giáp xã Đăk Nuê, Đăk Phơi, phía nam giáp huyện Krông An Na. - Dân số toàn xã có 2108 hộ, 9600 khẩu, toàn xã có 20 thôn buôn, gồm có 05 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%. - Đảng bộ có 146 đảng viên và 23 chi bộ trực thuộc. - Đặc điểm kinh tế - xã hội: Trình độ dân trí chưa đồng đều, khả năng phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo tuy có giảm nhưng ở mức chậm. Tỉ lệ đói hiện nay là 509 hộ chiếm 24,15%. Người dân trong xã đa số là sản xuất nông nghiệp. - Tình hình phát triển giáo dục: Toàn xã có 04 đơn vị trường học: Gồm 1 trường THCS, 02 trường Tiểu học, 01 trường Mầm non. Với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng cho hoạt động dạy và học. Đặc biệt được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đạt Chuẩn quốc gia gồm 01 trường THCS trong năm 2011. Trong 5 năm liền (2006 - 2011) đã đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập Giáo dục THCS và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi trong năm 2011. Trong nhiều năm liền các đơn vị trường (THCS, Tiểu học) luôn đạt trường tiên tiến, xuất sắc cấp Huyện. - 6 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm III.Thu hoạch về công tác chủ nhiệm 1.Công tác chủ nhiệm • Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Cô Vũ Thị Thúy Kiều. • Lớp chủ nhiệm: 6C • Tổng số học sinh: 41 học sinh • Số học sinh nữ: 20 hs • Học sinh dân tộc ít người: 26 hs • Đội viên và nhi đồng: 41 em. • Con thương binh: 0 em • Con hộ nghèo: 09 • Cơ cấu tổ chức lớp: Lớp trưởng: Võ Thị Thảo Vi. Lớp phó học tập: Lê Thị Thu Thảo. Lớp phó văn thể mỹ: Nguyễn Thị Vân Nguyên. Lớp phó lao động: Y’Tú Ông Tổ Tổ trưởng 1 Võ Thị Tuyết 2 H’Rô Sruk 3 Võ Thị Kim Yến 4 Lê Thị Hoài Thanh 2.Các nội dung thực hiện • Hướng dẫn học sinh lao động dọn vệ sinh đầu giờ, tưới cây xanh tại các khu vực được phân công. • Sinh hoạt 15 phút đầu giờ với lớp với các nội dung khác nhau như sửa bài tập, văn nghệ, trò chơi, đố vui… • Sinh hoạt lớp vào tiết sinh hoạt cuối tuần. • Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm của tháng. • Giáo dục, động viên các học sinh các biệt… IV.Thu hoạch về chuyên môn giảng dạy 1.Công tác giảng dạy • Thực tập giảng dạy tại lớp: 7A, 7B, 7C, 9A. • Số giờ đã dự: + Dự giờ của giáo viên: - 7 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm + Dự giờ giáo sinh trong nhóm: + Dự giờ giáo sinh ngoài nhóm: • Số giáo án đã soạn: 05 • Số giờ đã dạy: 06 + Số giờ đã dạy trong nhóm: 04 + Số giờ đã dạy trên lớp: 06 + Số giờ thi giảng: 04 2.Các nội dung thực hiện • Dự giờ nhiều tiết để học tập phương pháp. • Nghiên cứu và trao đổi với giáo viên về vấn đề chuyên môn. • Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ và phương tiện dạy học. • Tập dạy trong nhóm. • Tập dạy trên lớp. • Thi giảng. V.Thu hoạch về kinh nghiệm 1. Kinh nghiệm về thực tập sư phạm chủ nhiệm Qua 3 tuần thực tập , cùng một số việc làm cụ thể , bản thân em đã rút ra một số kinh nghiệm như: việc phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần đi sâu, đi sát để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng em học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, những em có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình để đưa ra phương án giáo dục phù hợp với từng học sinh. 2. Kinh nghiệm về thực tập giảng dạy. Qua 3 tuần với việc dự giờ nhiều hơn là giảng dạy nên em cũng đã tiếp thu được một số kinh nghiệm cho bản thân mình qua các thầy cô : tác phong , thái độ, giọng nói thì phải to rõ ràng. Vào lớp dạy phải thật bình tĩnh. Câu hỏi phải rõ ràng và ngắn gọn, dễ hiểu, cần nói chậm không nên nói nhanh vì học sinh sẽ không nghe rõ. Trước khi giảng bài thì chúng ta phải nghiên cứu bài thật kĩ, huy động vốn kiến thức đã học trong trường học cũng như ngoài đời sống để giảng giải cho học trò hiểu kĩ bài hơn . Để bài giảng hay và sinh động, đồng thời để học sinh tiếp thu bài dễ thì cần phải chuẩn bị bảng phụ, tranh ảnh, mẫu vật cho học sinh quan sát hay giáo án điện tử powerpoin. Cần phải phân phối thời gian cho từng mục một cách hợp lí, trình bày bảng khoa học, dễ nhìn và có tính chính xác. VI. Đánh giá về bản thân qua đợt thực tập: - 8 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm Nhìn chung trong quá trình thực tập do thời gian có hạn nên em cũng có một số ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau: • Ưu điểm: + Tham gia đầy đủ và tích cực. + Về ý thức: Luôn nêu cao ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của nhà trường. + Về nghề nghiệp: Thực hiện nhiệm vụ nhà giáo cao quý, tác phong, lối sống phù hợp nhằm nêu gương cho hoc sinh, luôn nêu cao tinh thần tự học. + Tiếp thu nhanh phương án soạn giáo án của giáo viên hướng dẫn, soạn giáo án tỉ mỉ cho mỗi tiết dạy, chú trọng những nội dung trọng tâm của tiết dạy, soạn giáo án điện tử, phương pháp dạy tiếng Anh kiểu mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ và chi tiết. + Học tập phương pháp cách thức lên lớp của giáo viên ở các tiết dạy mẫu, lên kế hoạch cho bản thân trong toàn đợt thực tập theo đúng kế hoạch + Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ: nắm vững được kiến thức chuyên môn và áp dụng trong việc giảng dạy. + Nhiệt tình giảng dạy, tạo không khí vui tươi, sinh động trong tiết học cho hoc sinh dễ tiếp thu và năm được kiến thức mới. + Trong công tác chủ nhiệm luôn nhiệt tình, ân cần, cởi mở với học sinh, hướng dẫn và cùng lớp chủ nhiệm tham gia mọi hoạt động. Chủ trì các tiết sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt lớp, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Theo dõi tình hình học sinh thường xuyên, đôn đóc học sinh đi học chuyên cần, giữ gìn vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực, truy bài đầu giờ… • Nhược điểm: + Vì thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm ít nên chưa tổ chức đa dạng các hoạt động sinh hoạt cho các em + Chưa áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh không làm bài tập về nhà kịp thời. + Cần trau dồi kĩ năng viết bảng. Qua đợt thực tập sư phạm này em thấy mình đã trưởng thành lên rất nhiều trong giao tiếp, trong ứng xử, trong hành động… VII. Phương pháp phấn đấu khi về trường: - 9 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm Qua thực tế ba tuần thực tập sư phạm em đã thấy được nhiều mặt mạnh , mặt yếu của mình. Vì vậy trở về trường CĐSP em sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tự học, tự rèn luyện. + Luôn ra sức học hỏi, trau dồi kiến thức, cập nhật những thông tin cần thiết cho công tác giảng dạy sau này. + Nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy. + Luôn chú ý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và nhân cách. + Xây dựng niềm tin, lý tưởng vững vàng, tốt đẹp để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh. + Am hiểu tâm lý học sinh để tạo sự gần gũi, tạo niềm tin cho các em và giúp các em học tốt hơn. + Ngoài ra qua đợi thực tập này em có được nhiều kinh nghiệm bổ ích, khi trở về trường em sẽ phát huy những kiến thức đã được tiếp thu khi thực tập tại trường THCS Võ Thị Sáu, em nhận thấy rằng không nghề nào quý hơn nghề giáo. VIII. Đề nghị • Em xin đề nghị nhà trường CĐSP Đắk Lắk đẩy mạnh động cơ đào tạo, để chúng em được bồi dưỡng nhiều hơn về nghiệp vụ sư phạm đi sâu vào thực tế, đặc biệt là công tác đứng lớp, tác phong giảng dạy. • Được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu, các thầy cô cùng với cán bộ nhân viên trường THCS Võ Thị Sáu đã tạo mọi điều kiện cho chúng em hoàn thành nhiệm vụ của mình nên chúng em không có đề nghị gì. IX. Kết luận chung Qua ba tuần thực tập sư phạm em đã học được nhiều kinh nghiệm quý báu, mặc dù thời gian thực tập hơi ngắn không đủ thời gian để chúng em có thể tìm hiểu kĩ càng tình hình của trường, lớp, địa phương. Nhưng qua các bản báo cáo của trường, địa phương chúng em đã hiểu phần nào tình hình chung của trường của địa phương. Cũng qua đợi thực tập này chúng em được làm quen với nghề giáo viên, chúng em đã được tập dần với cách tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy và em nhận thấy rằng mình phải học tập nhiều về kiến thức để xứng đáng vào hàng ngũ những người giáo viên tương lai, những người chắp cánh ước mơ, đào tạo thế hệ trẻ. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới BGH nhà trường, quý thầy cô, cán bộ nhân viên trường Võ Thị Sáu, Cô Vũ Thị Thúy Kiều là giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm, cô Phạm Thị Minh Phương là giáo viên hướng dẫn giảng dạy môn tiếng Anh cùng với tập thể lớp 6C, 7A, 7B, 7C, 9A - 10 - [...].. .Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong đợt thực tập này Em xin chân thành cảm ơn Tự xếp loại: • Về ý thức tổ chức kỷ luật: • Về chuyên môn: • Xếp loại chung: Lắk, ngày 06 tháng 3 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Thị Tân Mùi B Ý KIẾN NHÓM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Đề nghị của nhóm về xếp loại chung: …………………………………………… Nhóm trưởng kí tên - 11 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm C Ý KIẾN NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA GV HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM Nhận xét chung: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm: …………………………………… Xếp loại: …………………………………… Lắk, ngày ……… tháng 03 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm Xác nhận Ban Chỉ đạo thực tập cơ sở: ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… . đợt thực tập sư phạm này. Xin chân thành cảm ơn! Giáo sinh Nguyễn Thị Tân Mùi - 2 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm A. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM THU HOẠCH I. Ý thức thái độ tham gia thực tập sư phạm . – ĐắkLiêng – Lắk – ĐắkLắk. Thời gian thực tập : từ ngày 20/02/2012 – 10/03/2012 - 1 - Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm LỜI CẢM ƠN Qua đợt thực tập sư phạm này em xin chân thành cảm ơn BGH. Báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm UBND TỈNH ĐĂKLĂK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP ĐĂKLĂK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM – THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA

Ngày đăng: 07/08/2015, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w