ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

22 570 1
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN LỜI MỞ ĐẦU: Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia biển. Biển thực sự gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước.Chẳng thế mà, từ xa xưa, ông cha ta đã nói tới vị trí to lớn của biển. Biển nước ta không chỉ rộng lớn về không gian: “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, mà còn là điều kiện để Việt Nam cùng thế giới bước vào “thế kỷ của đại dương”.Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, trung bình khoảng 100 km2 đất liền thì có 1 km đường bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có 2773 hòn đảo lớn nhỏ các loại, với tổng diện tích 1720 km2… Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Việt Nam có thể đẩy mạnh viêc phát triển kinh tế biển - đảo một cách có hiệu quả.Kinh tế biển - đảo là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dãi đất liền bao gồm: đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến dầu, khí, công nghiệp chế biến thủy hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển - đảo, điều tra cơ bản về tài nguyên-môi trường biển-đảo. Chính vì vậy, đó là những lợi thế cho tất cả các quốc gia trên thế giới có được vùng bờ biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi nước trong đó có Việt Nam.Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, tức phải cạnh tranh với quốc tế để tồn tại và phát triển, so với sự phát triển của thế giới đương đại, thì cơ sở hạ tầng của các vùng biển, ven biển và hải đảo nước ta còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển còn nhỏ lẻ manh mún, các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực. Đến nay, Việt Nam chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển nối các thành phố, các khu kinh tế, khu công nghiệp. Vì vậy, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh về kinh tế biển giữa nước ta với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Với những vấn đề 2 trên, đề tài sẽ đề cập một số nét khái quát về tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam. Từ đó, đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế biển-đảo trong thời gian tới, hầu phát huy được những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên đã ban tặng. I. LỢI THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN I.1. Lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị I.1.1. Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở phía tây biển Đông, có 28 tỉnh thành có biển, với tổng chiều dài bờ biển hơn 3260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Vậy theo ước tính là cứ 100 km 2 là có 1 km bờ biển, gấp 6 lần trung bình của thế giới (600 km 2 có 1 km bờ biển). 1 Đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia. Biển nước ta có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km 2 ( gấp 3 lần diện tích đất liền: 1 triệu km 2 /330 000 km 2 ). Ven bờ có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 1700 km 2 , có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. 2 Biển Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng, ở trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, có biên giới với 10 nước và vùng lãnh thổ, là con đường giao lưu thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương - một trong những đường hàng hải quốc tế thuộc loại sôi động nhất thế giới. Cảng nước sâu nổi tiếng : Cam Ranh, Vân Phong, Cái Lân. I.1.2. Kinh tế 3 Kinh tế biển đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế đất nước. Dầu khí 64%; hải sản 14%; vận tải biển và dịch vụ cảng biển 11%; du lịch biển khoảng 9%. Năm 2000- 2008 kinh tế biển đóng góp khoảng 47%-48% GDP. I.1.3. Chính trị Trên Biển Đông, Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ĐNA, là nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…bởi vậy vị thế của Việt Nam là có quyền lựa chọn, đa dạng hóa các mối quan hệ có lợi nhất cho kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia. I.2. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú I.2.1. Năng lượng dầu khí và khoán sản  Năng lượng dầu khí: Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông, cho khả năng khai thác từ 30.000 – 40.000 thùng /ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn năm. Tổng trữ lượng dầu khí dự đoán khoảng 10 tỷ tấn. Ngoài ra, Việt Nam còn có tiềm năng khí đốt khoảng 3 nghìn tỷ m3/năm. Kết quả phân tích trữ lượng và tiềm năng dầu khí tính đến 31/12/2004 là 4.300 triệu tấn dầu quy đổi, đã phát hiện 1.208,89 triệu tấn dầu quy đổi chiếm 28% tổng tài nguyên dầu khí Việt Nam, trong đó tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu qui đổi, chiếm 67% tổng tài nguyên dầu khí đã phát hiện. Trữ lượng dầu và condensat khoảng 420 triệu tấn (18 triệu tấn condensat), 394,7tỷ m3 khí trong đó khí đồng hành 69,9 tỷ m3 khí không đồng hành 324,8 tỷ m3.  Khoáng sản: Nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, titan, đi-ri-côn, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500g/m3. Nguồn tài nguyên khoáng sản có cả trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển. Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta, nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh 4 giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi. Cùng với dầu - khí, trong các bể trầm tích ở thềm lục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể. I.2.2. Du lịch biển Dọc bờ biển có hàng trăm bãi tắm, trong đó có nhiều bãi tắm lớn có chiều dài từ 15- 18 km, còn lại trung bình có chiều dài từ 1-2Km, rất có điều kiện để khai tác phát triển du lịch biển. Với 3.260km bờ biển, trải dài cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, trên vùng biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và khoảng 125 bãi biển Việt Nam là quốc gia có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển cũng như điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển. Cho đến nay, cả nước có trên 30 bãi biển và 10 hòn đảo được đầu tư và khai thác phát triển du lịch, trong đó chủ yếu tập trung vào các khu vực bãi biển có tiềm năng lớn như: vịnh Hạ Long, Cát Bà, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Phan Thiết, Mũi Né I.2.3. Nguồn lợi hải sản, tài nguyên sinh vật và chim biển  Nguồn lợi hải sản: Có khoảng 2.040 loài cá, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ước tính 4,2 triệu tấn, khai thác bền vững 1,4-1,7 triệu tấn/năm. Biển nước ta có khoảng trên 1.500 loài nhiễm thể, riêng tôm có 100 loài. Nuôi trồng thủy sản nước lợ cũng là thế mạnh cho cư dấn sống ở biển (tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh bắt trực tiếp và 50 vạn lao động dịch vụ liên quan).  Tài nguyên sinh vật: Đã phát hiện hơn 11.000 loài sinh vật cư trú và nhiều động vật quý hiếm. Rạn san hô với khoảng 350 loài thuộc 72 giống san hô. Có 15 loài cỏ biển sống trong các thảm cỏ có tổng diện tích 5.583ha. Có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và dược liệu phong phú.  Chim biển: 5 Phong phú gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến. Lượng phân chim tích tụ được trữ lượng phân bón tới chục triệu tấn. I.2.4. Vận tải biển, cảng biển Bờ biển có nhiều cảng, vịnh, vụng… trải dài 3.260kim rất thuận lợi giao thông hàng hải. Đặc biệt Việt Nam nằm ở vị trí giao thương huyết mạch và là con đường giao lưu thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Dọc bờ biển có gần 200 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích gần 50.000 ha. Trong đó, có 110 Khu công nghiệp đã vận hành và hàng trăm địa điểm có thể xây dựng cơ sở đóng, sửa chữa tàu, xây dựng hải cảng, trong đó có nhiều điểm có thể xây dựng cảng nước sâu với quy mô lớn để làm cảng trung chuyển, phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Với các lợi thế phát triển kinh tế biển như trên nước ta có cơ hội quan trọng trước mắt cũng như lâu dài cho phát triển kinh tế biển để làm giàu. Tuy nhiên việc biến tiềm năng, lợi thế thành hiện thực và phát triển kinh tế biển bền vững đang là những cơ hội song cũng đầy thách thức: Một là, quy mô kinh tế biển chua tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hàng năm còn bé (so với các nước chỉ đạt bằng 1/20 Trung Quốc, 1/94 Nhật Bản, 1/7 Hàn Quốc, 1/20 Thế Giới). Hai là, tình hình sử dụng biển và hải đảo còn thiếu bền vững do khai thác tự phát, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản đang giảm sút khá nghiêm trọng (san hô giảm 20%, thảm cỏ biển bị suy thoái, biển bị ô nhiễm). Ba là, các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến kinh tế biển như chế biến sản phẩm dầu khí, chế biến thủy, hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học, xuất khẩu thuyền viên…), chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ. 6 Bốn là, vấn đề đảm bảo cuộc sống cho cư dân ven biển. Đời sống của một bộ phận dân cư ven biển, hải đảo gặp khó khăn do gặp rủi ro thiên tai, mức độ an sinh thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý vùng bờ còn thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển ven bờ cho mọi người dân. Sự cạnh tranh phát triển giữa các địa phương trong vùng và cạnh tranh quốc tế, cạnh tranh trong thu hút đầu tư bằng mọi giá cũng là một thách thức cho sự phát triển bền vững. Năm là, du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn ở nước ta nhưng ngành du lịch biển vẫn chưa có những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế. Sáu là, về cơ sở hạ tầng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành 1 hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay vên biển và trên một số đảo còn bé. Khu kinh tế khu công nghiệp ven biển còn đang bắt đầu xây dựng. Cơ sở nghiên cứu khoa học, quan trắc, dự báo, cứu hộ còn thô sơ. Bảy là, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển. Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm quản lý khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN III.1. Quan điểm chung về phát triển kinh tế biển Việt Nam Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại Đại hội VII của Đảng đã xác định: “Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với các vùng đặc quyền kin tế”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Vùng biển và biển là địa bàn chiến lược và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đàu tư nước ngoài”. 7 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định về vị trí và vai trò của biển , đảo và sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù hơn 1 triệu km 2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển…” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trong những ngành có lợi thế so sánh để sớm đưa nước ta thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển, đẩy mạnh ngành công nghiệp đóng tàu và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản”. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với 4 ngành kinh tế trọng điểm gồm dầu khí, du lịch, hàng hải, khai thác hải sản đã xác định tập trung phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước, giải quyết tốt các vấn đề về xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. Tại Đại hội XI của Đảng, chiến lược biển đã được thông qua, tiếp tục nhấn mạnh: Phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khi kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển. Từ những văn kiện trên, quan điểm chung về phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong những năm tới được xác dịnh như sau: Một là, xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu ; kinh tế hiện đại, thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển. Tạo ra một sự kết hợp giữa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo với các khu vực nội địa để đưa đất nước phát triển nhanh, ổn định và bền vững. 8 Hai là, tiếp tục mở cửa, hợp tác quốc tể để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện. Phát huy triệt để và có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ sự hợp tác và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài theo nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và trên tinh tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, hội nhập. Ba là, coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác phát triển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển và vùng ven biển với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh tái, tái tạo và phát triển các nguồn tài nguyên biển. III.2. Mục tiêu phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay  Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Theo quy hoạch, đến năm 2020 kinh tế hàng hải sẽ đứng thứ hai và sau năm 2020, sẽ đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển và góp phần củng cố quốc phòng, an ninh. Riêng khu kinh tế ven biển đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15%-20% và tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 – 1,5 triệu người.  Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, mở rộng phạm vi khai thác biển, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển. Mở rộng quy mô và nâng cao hơn tỷ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển, qua đó đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế vững mạnh về biển với tỷ trọng kinh tế biển đạt từ 53%-55% GDP. Xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển và vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, nâng tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển và vùng ven biển trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hình thành một số ngành và sản phẩm mũi nhọn, tạo nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời có giá trị xuât khẩu cao và ổn định. 9 Thứ ba, phát triển nhanh kinh tế - xã hội ở một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo, làm căn cứ hậu cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi. Trên cơ sở đó nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân vùng biển, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo. III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1. Phát triển kinh tế biển dựa vào vị trí địa lý Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển. 1.1. Phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng biển Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của vùng biển, ven biển, phát triển mạnh kinh tế biển, tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1km2 thềm lục địa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996) chủ trương : vùng biển, ven biển có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. 1.2. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng Kết hợp kinh tế với quốc phòng là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một nền kinh tế phát triển toàn diện là điều kiện xây dựng một nền quốc phòng mạnh, còn một nền quốc phòng mạnh sẽ tạo môi trường phát triển và bảo vệ tốt thành quả kinh tế. Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển. 10 Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. 2. Phát triển các ngành công nghiệp ven biển 2.1. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển Phát triển khu kinh tế phải gắn với quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm phát triển môi trường bền vững làm thước đo cao nhất, vừa hướng tới hiện đại vừa bảo đảm sử dụng hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian khu kinh tế. Đồng thời phải phân khúc theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện cụ thể và thống nhất với định hướng phát triển của quốc gia, cụ thể là: tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng như xây dựng kế hoạch đầu tư của từng khu theo định hướng phát triển và phải tập trung vào các dự án, công trình nòng cốt và có tính chiến lược theo bước đi thích hợp. Đề xuất cơ chế tài chính cho từng dự án, công trình; tính toán rõ nhu cầu hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Xúc tiến đầu tư và mở rộng hợp tác quốc tế để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu kinh tế. 2.2. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi-măng, chế biến thủy sản chất lượng cao Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản thăm dò khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu, thuyền và vận tải biển; Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển, đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản. [...]... khích phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, bao gồm các chính sách bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động kinh tế biển; chính sách khuyến khích người dân ra biển làm kinh tế; tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển; chính sách liên quan đến đầu tư; xây dựng và đẩy mạnh phát triển các trung tâm kinh tế biển ở mỗi vùng miền; quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển. .. phát triển kinh tế biển, kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết có hiệu quả và hiệu lực cao - Phát triển và hiện đại hoá có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp, có tính tới hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế - Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với... về tự nhiên, lao động tiềm năng phát triển Gắn với các mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch biển Xây dựng và phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ biển; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế biển Mục tiêu kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh... ven biển; tiếp tục xây dựng đồng bộ khung khổ pháp lý về biển và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển và vùng ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với mọi vấn đề liên quan đến biển; tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; phát triển nguồn nhân lực và phát triển một số tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực kinh. .. tư, triển khai công tác quy hoặc tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng biển và ven biển 13 Thứ năm, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển Nhà nước thực hiện vai trò hoạch định chiến lược, quy hoạch, quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triern kinh tế (nhất là về thể chế kinh tế) Nhà nước không phải là người trực tiếp kinh. .. cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước 3 Phát triển các ngành dịch vụ biển Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao, như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi... sinh thái và tài nguyên ven biển 5.2.7 Tập trung phát triển du lịch đảo và du lịch ven biển  Tập trung ưu tiên công tác lập quy hoạch phát triển du lịch biển Quy hoạch phát triển du lịch cần đi trước một bước làm cơ sở để quản lý và đầu tư phát triển, kinh doanh du lịch, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, căn cứ quy định của Luật Du lịch, Chiến lược, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch... nhân khác nhau, các lĩnh vực kinh tế biển còn kém phát triển ở nhiều mặt, việc quản lý và khai thác biển kém hiệu quả, gây lãng phí tiềm năng của biển Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”, nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng mạnh ra biển để phát triển, để hội đủ ba thế mạnh: mạnh về kinh tế biển; mạnh về khoa học biển; và mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển Việt Nam không phải... xuất hiện nhiều ngành, kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu Kinh tế biển đã được chú ý hơn và các công việc về biển đã làm được nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát triển các hải đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển) … Tuy nhiên, do... kinh tế biển Riêng về phát triển kinh tế biển, cần tập trung vào một số định hướng biện pháp chính sau đây: - Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng mạnh về xuất khẩu, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển - Tạo bước “nhảy vọt" trong phát . mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu ; kinh tế hiện đại, thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển. Tạo ra một sự kết hợp giữa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo. để làm cảng trung chuyển, phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Với các lợi thế phát triển kinh tế biển như trên nước ta có. là, coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác phát triển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển và vùng ven biển với bảo vệ tài nguyên

Ngày đăng: 06/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trên Biển Đông, Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ĐNA, là nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…bởi vậy vị thế của Việt Nam là có quyền lựa chọn, đa dạng hóa các mối quan hệ có lợi nhất cho kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan