1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề kế toán trưởng Lập và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

25 477 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Những vấn đề lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phân tích náo cáo tài chính doanh nghiệp. Việc lập và phân tích các BCTC ở mộ số doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn sơ sài, mang tình chất hình thức. Phần lớn các DN chưa kết hợp được các chỉ tiêu phân tích, phân tích chưa đầy đủ, chưa coi trọng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Và trên thực tế có rất nhiều ý kiến đưa ra bàn luận: Chế độ kế toán nước ta hiện nay đã phù hợp với quốc tế chưa? Việc lập và phân tích các BCTC đã đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng quan tâm chưa? Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của DN có đạt được hiệu quả cao nhất không?...Qua bài viết này hy vọng có thể đã giải đáp được một phần câu hỏi đó qua việc tìm hiểu lý luận chung, xem xét, đánh giá thực trạng của việc lập và phân tích tài chính của DN.

Chuyên đề Kế toán trưởng Lời mở đầu Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã, đang và sẽ có những thay đổi lớn lao với xu hướng tự do hóa thương mại. Để phù hợp vơi tính đa dạng hóa các hình thức sở hữu đòi hỏi Báo cáo tài chính ngày càng phải được xây dựng linh hoạt, phù hợp nhằm đắp ứng các yêu cầu của công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như nhà nước và các đối tượng khác có nhu cầu. Vì vậy việc lập và phân tích Báo cáo tài chính ngày càng cần phải được hoan thiện hơn. phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lý luận đánh giá thực trạng. Trên cơ sở phân tích lý luận, nghiên cứu, khảo sát thực tế nhằm tìm ra những tồn tại thiếu sót từ đó đưa ra kiến nghị nhằm bổ sung sửa đổi hoàn thiện. Bố cục chuyên đề gồm: I. Lời mở đầu II. Nội dung Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phân tích náo cáo tài chính doanh nghiệp. III. Kết luận Chuyên đề Kế toán trưởng Nội dung Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp I. Tác dụng và yêu cầu của báo cáo tài chính 1. Khái niệm Báo cáo tài chính (BCTC) là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, phản ánh tổng quát thực trạng tài chính, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo. BCTC được lập vào thời điểm nhất định nhưng nó phản ánh kết quả trong một thời kỳ. Đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp. 2. Tác dụng của các báo cáo tài chính BCTC có tác dụng trên nhiều mặt đối với công tác quản lý DN có tác dụng khác nhau đối với các đối tượng quan tâm đến số liệu kế toán DN: - BCTC cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế của DN, đánh giá thực trạng tài chính DN, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kì báo cáo. - Số liệu, tài liệu do BCTC cung cấp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước; cơ quan tài chính, cơ quan Thuế, cơ quan chủ quản cấp trên nắm được thực trạng tài chính của DN, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh và các thông tin kinh tế cần thiết khác làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định tro0ng quản lý và chỉ đạo DN. - BCTC giúp cho các đối tác của DN như ngân hàng, người mua, người bán và các chủ đầu tư khác có cơ sở để đưa ra những quyết định trong quan hệ kinh tế với DN. - BCTC là cơ sở số liệu tham khảo quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của DN. 3. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính Các báo cáo phải lập: Theo chế độ kế toán hiện hành các DN phải lập những báo cáo sau:  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chuyên đề Kế toán trưởng  Bảng thuyết minh báo cáo tài chính  Riêng đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ không bắt buộc nhưng khuyến khích các DN lập Về các chỉ tiêu trong BCTC phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch về nội dung và phương pháp tính toán. Về số liệu, tài liệu trong BCTC phải đầy đủ, chính xác, khách quan trung thực, kịp thời. Về mẫu và thời hạn: BCTC phải lập đủ và đúng mẫu quy định nộp cho các cơ quan nhận báo cáo trong thời hạn gửi báo cáo tài chính. − Đối với báo cáo quý (các DNNN)  Các DN hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các DN kế toán độc lập không nằm trong tổng công ty – thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.  Đối với các tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý. − Báo cáo năm:  Đối với các DN nhà nước: Các DN hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các DN kế toán độc lập không nằm trong tổng công ty – thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm. Đối với các tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.  Đối với các DN tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.  Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, Dn có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã thòi hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm. Quy định về nơi gửi báo cáo tài chính Loại hình Thời hạn lập BCTC Nơi nhận báo cáo tài chính Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp Cơ quan Chuyên đề Kế toán trưởng tài chính thuế thống kê trên đăng ký kinh doanh DN nhà nước Quý/năm x x x x x DN có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x - x Các loại hình DN khác Năm - x - - x II. Lập các báo cáo tài chính 1. Bảng cân đối kế toán 1.1 . Khái niệm Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản của DN theo 2 mặt kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định. Theo chế độ kế toán hiện hành, thời điểm lập BCĐKT là vào cuối ngày, cuối quý, cuối năm tùy thuộc vào mục đích sử dụng, công tác quản lý của DN. 1.2 . Nội dung kết cấu bảng cân đối kế toán BCĐKT phản ánh thực trạng tài chính của DN thông qua các chỉ tiêu về kết cấu tài sản, về nguồn hình thành vốn kinh doanh vào cùng một thời điểm. BCĐKT có hai phần phản ánh riêng biệt hai mặt "kết cấu tài sản" và "nguồn hình thành vốn" và có thể kết cấu theo hình thức hai bên hay hình thức một bên. Theo hình thức hai bên: Phần bên trái của bảng phản ánh kết cấu vốn kinh doanh (theo từ chuyên môn của kế toán gọi là phần tài sản). Phần bên phải phản ánh nguồn vốn kinh doanh (theo từ chuyên môn kế toán gọi là phần nguồn vốn). Theo hình thức một bên: Cả hai phần tài sản và nguồn vốn được xếp cùng một bên trên BCĐKT trong đó phần tài sản ở phía trên, phần nguồn vốn ở phía dưới. Cụ thể về hai phần trong bảng cân đối kế toán: Chuyên đề Kế toán trưởng Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN tài sản được chia thành 2 phần lớn: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Trong các khoản mục A, B các chỉ tiêu được chia nhỏ và được sắp xếp theo tính lỏng giảm dần. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của DN tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với tài sản đạng quản lý và sử dụng của DN. Nguồn vốn được chia ra: A. Nợ phải trả B. Nguồn vốn chủ sở hữu Trong các khoản mục A, B các chỉ tiêu được chia nhỏ và sắp xếp theo tăng dần tính chủ động. 1.3 . Tính chất của bảng cân đối kế toán Bảng CĐKT có tính chất quan trọng là tính thần cân đối: Biểu hiện: Số tổng cộng phần tài sản luôn cân bằng với số tổng cộng phần nguồn vốn. Cơ sở của tính cân đối: Phần tài sản và nguồn vốn là 2 mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản của DN được phản ánh vào cùng một thời điểm dưới hình thái tiền tệ khi lập BCĐTK do đó số tổng cộng phần tài sản luôn luôn căn bằng với số tổng cộng nguồn vốn. 1.4 . Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán. Cơ sở số liệu: Khi lập bảng cân đối kê toán phải căn cứ vào: − Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước − Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán. − Các số liệu liên quan Phương pháp lập Chuyên đề Kế toán trưởng − Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột cuối kỳ trong BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi số liệu theo các chỉ tiêu tương ứng (số liệu này được sử dụng trong suốt niên độ kế toán). − Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ ở các tài khoản để ghi theo nguyên tắc sau:  Số dư bên nợ ở các tài khoản được ghi vào các chỉ tiêu ở phần tài sản, riêng các tài khoản 129, 139, 159, 229 và 214 có số dư ở bên có nhưng vẫn ghi vào phần tài sản và ghi bằng phương pháp ghi số âm.  Số dư bên có của các tài khoản được phản ánh vào các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn. Riêng các tài khoản 412, 413 và 421 nếu có số dư bên nợ vẫn ghi vào phần nguồn vốn nhưng ghi theo phương pháp ghi âm.  Quy ước kỹ thuật ghi số âm là số hiệu ghi bằng mực đỏ hoặc đóng khung, hoặc ghi vào trong ngược đơn.  Đối với tài khoản 131, 331 (tài khoản lưỡng tính) phải ghi theo số dư chi tiết, không được bù trừ giữa số dư nợ và số dư có. Trong đó số dư nợ ghi vào phần tài sản, số dư có ghi vào phần nguồn vốn. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp quy mô, mức độ chủ động tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán làm tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó không cho biết về kết quả hoạt động kinh doanh trong các kỳ như các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Như vậy để biết thêm các chỉ tiêu đó ta cần xem xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.1 Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của BC KQHĐ KD Khái niệm: BC KQHĐ KD là báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của DN tại những thời kỳ nhất định. Khác với BCĐKT là: BCĐKT phản ánh thực trạng tài chính của DN tại 1 thời điểm nhất định còn BCKQHĐKD phản ánh thực trạng tài chính của DN tại những thời kỳ nhất định. Nội dung: BCKQHĐKD phản ánh kết quả, tình hình hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo (sản xuất, kinh doanh; đầu tư tài chính; hoạt động bất thường) tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp), tình hình về VAT được khấu trừ, được hoãn lại, hay được miễn giảm. Chuyên đề Kế toán trưởng Ý nghĩa: Dựa vào số liệu trên bảng BCKQHĐKD người sử dụng thông tin có thể kiểm tra phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ; so sánh với các kỳ trước và với các DN khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của DN trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp. 2.2 Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có 3 phần: Phần lãi – lỗ: Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và kết quả hoạt động bất thường, phản ánh kết quả kỳ trước, số phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm theo từng chỉ tiêu tương ứng của DN. Phần tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Phần Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, hàng bán nội địa. 2.3 Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQHĐKD Cơ sở số liệu: Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kế toán căn cứ vào: − Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước − Số phát sinh trong kỳ thuộc các tài khoản kế toán từ loại 5 đến loại 9 và các tài khoản 133, 333 và 338. Phương pháp lập: − Cột kỳ trước kế toán lấy số liệu ở cột kỳ này trong báo cáo kế toán hoạt động kinh doanh kỳ trước để ghi. − Cột lũy kế từ đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột lũy kế từ đầu năm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước cộng với số liệu ở cột kỳ này trong báo cáo thuộc kỳ này để ghi. − Cột kỳ này: Chỉ tiêu tổng doanh thu: Kế toán lấy tổng phát sinh bên có tài khoản 511 và 512 để ghi. Chuyên đề Kế toán trưởng Đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu phải lấy số liệu chi tiết về doanh thu bán hàng xuất khẩu trên tài khoản 511 để ghi vào mã số 02. Các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán lần lượt lấy số phát sinh bên nợ tài khoản 511 trong quan hệ đối ứng với các tài khoản 532, 531, 3333, 3332 để ghi. Doanh thu thuần: Kế toán lấy số liệu ở mã số 01 trừ đi mã số 03. Đây là số phát sinh bên nợ tài khoản 511 quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911. Gií vốn hàng bán: Lấy số phát sinh bên có tài khoản 632 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi. Lợi nhuận gộp mã số 20: Kế toán lấy doanh thu thuần mã số 10 trừ đi giá vốn hàng bán mã số 11. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN: Kế toán lấy số phát sinh bên có tài khoản 641, 642 trong quan hệ đối ứng với tài khoản 911 để ghi. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh kế toán lấy lợi nhuận gộp mã số 20 trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN mã số 21, 22. Thu nhập hoạt động tài chính: Kế toán lấy số phát sinh bên nợ tài khoản 711 trong quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911 để ghi. Chi phí hoạt động tài chính: Kế toán lấy số phát sinh có tài khoản 811 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40): Kế toán lấy mã số 31 trừ đi mã số 32 để ghi. Các khoản thui nhập bất thường mã số 41: Kế toán lấu phát sinh nợ tài khoản 721 trong quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911 để ghi. Chi phí bất thường mã số 42: Kế toán lấy phát sinh có tài khoản 821 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi. Lợi nhuận bất thường mã số 50: Kế toán lấy số liệu mã số 41 trừ đi mã số 42. Nhưng loại thuế như : VAT. Thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. 3. Thuyết minh báo cáo tài chính. Khái niệm: Thuyết minh BCTC là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC Chuyên đề Kế toán trưởng ở trên,. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của DN trong năm báo cáo được chính xác. Phương pháp lập một số chỉ tiêu chủ yếu: − Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chí phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền. − Tình hình tăng giảm TSCĐ − Tình hình thu nhập của công nhân viên − Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu − Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị − Các khoản phải thu và nợ phải trả Các chỉ tiêu phân tích: bao gồm chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ nợ phải trả với toàn bộ tài sản, khả năng thanh toán. 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) Khái niệm BCLCTT (hay báo cáo ngân quỹ). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN (Gay các luồng tiền vào, ra, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của DN trong từng thời kỳ tháng hoặc quý khác nhau). Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh giá được khả năng thanh toán của DN và dự toán được lượng tiền tiếp theo. Ý nghĩa: Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả không cần phải tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thường được xác định cho một thời hạn ngăn như từng tuần, từng tháng. BCLCTT chỉ có ý nghĩa khi đầu thời kỳ chủ DN dự báo được các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp để điều chỉnh vay hay cho vay., việc báo cáo càng chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Càng dự báo được trong ngắn hạn bao nhiêu càng quản lý tốt khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của DN. Do đó việc dự báo tốt thì việc quản lý khả năng thanh toán và sinh lợi lớn. Kết cấu: Chuyên đề Kế toán trưởng Trên báo cáo lưu chuyển tiên tệ thể hiện tình hình các hoạt động chủ yếu có khả năng biến đổi dòng tiền được thể hiện như sau: LCTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu gắn với chức năng hoạt động của DN, phần này phản ánh các khoản tiền đã thu và đã chi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền được cung cấp ở đây chủ yếu là tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. LCTT từ hoạt động đầu tư: Phần này phản ánh các khoản chi tiền đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, chi mua tài sản cố định và thu tiền đầu tư do bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua, tiền lãi thu được từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, mua bán, thanh lý TSCĐ LCTT từ hoạt động tài chính: Phần này phản ánh các khoản tiền thu được từ các chủ sở hữu hoặc các nhà đầu tư và các khoản tiền chi ra để mua lại cổ phiếu cổ phiếu của chủ sở hữu, trả cổ tức cho cổ đông Mối liên hệ giữa các BCTC: Các BCTC có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi một chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các BCTC phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp với BCĐKT kỳ trước để đọc và kiểm tra BCĐKT kỳ này. III. Phân tích BCTC doanh nghiệp 1. Khái niệm, ý nghĩa 1.1. Khái niệm: Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý Dn, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.2. Ý nghĩa: Phân tích hoạt động tài chính DN mà ưtrọng tâm là phân tích các BCTC và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp - Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu chi DN: diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào, ra DN, tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động, kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản, các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính DN. [...]... công tác phân tích tài chính đi đào tạo thêm về chuyên ngành phân tích tài chính để nắm chắc hơn nữa về quy trình phân tích, nội dung phân tích và phương pháp phân tích Sau đó cần trang bị thêm các công cụ, máy móc dùng để phân tích tài chính 1.2.4 Về nội dung phân tích: Do có một thời gian dài trong thời kỳ bao cấp nên DNNN ở nước ta thực chất chỉ là một bộ phận ghi chép của NSNN, hoạt động tài chính. .. các nhà Quản trị DN và các nhà đầu tư vào DN Do thời gian khảo sát, nghiên cứu tài liệu chưa được nhiều, qua các tài liệu tham khảo và với những hiểu biết của cá nhân em hy vọng đã có được những đóng góp nhỏ qua đề tài này và cũng rất mong được sự đóng góp ý kiến cũng như tài liệu để Chuyên đề đầy đủ hơn Chuyên đề Kế toán trưởng Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – PTS Nguyễn... thiện hiên nữa công tác kế toán và phân tích tài chính DN: Về các báo cáo tài chính: Trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống kế toán chuẩn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở, mọi điều kiện thuận lợi cho công tác lập và phân tích báo cáo chính xác, trung thực Chuyên đề Kế toán trưởng Hoàn thiện hệ thống các báo cáo, đưa ra mẫu báo cáo chuẩn, ổn định, các chỉ tiêu được sắp xếp hợp lý, vị trí phải... hiểu lý luận chung, xem xét, đánh giá thực trạng của việc lập và phân tích tài chính của DN Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính là sẽ giúo các nhà quản lý có được một kế hoạch đúng đắn Bằng việc nghiêm cứu các BCTC, các nhà quản lý có Chuyên đề Kế toán trưởng thể phát hiện kịp thời những chỗ yếu kém trong hoạt động tài chính và mau chóng tìm ra biện pháp khắc phục thích hợp Đặc... ánh nhằm tránh gây ra tranh cãi và gây khó khăn cho người lập và người phân tích báo cáo Hoàn thiện bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích tài chính làm sao khai thác được hết số liệu trên các báo cáo tài chính để khi dùng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động các DN chính xác cao Về phía các cơ quan chức năng: Bộ tài chính cần ban hành các chính sách về chế độ kế toán, BCTC ổn định, phù hợp với... tạp của những đối tượng quan tâm đến tài chính của DN Đặc biệt, là khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng bước đầu ổn định, phát triển nhằm tạo diều kiện thuận lợi cho các DN trong việc hạch toán kinh doanh, lập báo biểu kế toán – tài chính và dễ dàng tính các chỉ tiêu trong phân tích tài chính Chính phủ cần xây dựng các chính sách, chỉ tiêu tài chính đầy đủ và hiệu quả để các DN có thể lấy đó làm... thuật kế toán, nhấn mạnh vào lượng tiền mặt đủ để duy trì hoạt động bình thường và đầu tư 3.3.2 Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhưng vẫn bị phá sản Trong thực tế các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhưng cuối cùng cũng bị phá sản Mặc dù nhiều chỉ số đã được tính toán và phân tích trên cơ sở của bảng CĐKT và Chuyên đề Kế toán trưởng BCKQKD Hiện nay, chỉ số lưu chuyển tiền tệ có thể giúp các nhà phân. .. tại và giải pháp nhằm hoàn thiện việc lập và phân tích các báo cáo tài chính Để các giải pháp đó đạt hiệu quả cần thiết phải có những điều kiện nhất định, những điều kiện đó như là những tiền đề để thực hiện các giải pháp và hoàn thiện các BCTC Em xin được đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mong rằng nâng cao hơn nữa hiệu quả các BCTC và hoàn thiện hiên nữa công tác kế toán và phân tích tài chính. .. bảo toàn được vốn kinh doanh Trên cơ sở chênh lệch giữa số vốn phải bảo toàn và số vốn hiện có (số vốn đã bảo toàn) cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra các quyết định kịp thời - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ở DN - Xây dựng các hệ số tỷ lệ trung bình của ngành nghề kinh doanh 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chuyên đề Kế toán trưởng 2.1 Tên gọi và cách lập báo cáo không nhất quán: 2.1.1.. .Chuyên đề Kế toán trưởng 2 Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán vốn Khả năng thanh toán của Dn phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =

Ngày đăng: 06/08/2015, 05:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w