1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục giới tính và bình đẳng giới chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên Trường THPT Lê Quí Đôn

47 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Trang bìa Mục lục I- Lý do chọn đề tài II- Nội dung đề tài 1 Cơ sở lý luận 2 Thực trạng 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1 2 4 4 5 9 3.1 Năm học 2012- 2013 3.2 Năm học 2013- 2014 3.3 Năm học 2014- 2015 4 Hiệu quả III- Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 9 24 32 40 42 45 46 ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở nước ta do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, hiện nay vẫn còn tồn Trường THPT Lê Quý Đôn 1 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tại nhiều hiện tượng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số nước ta; ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ, trẻ em gái, vị thành niên và đặc biệt lứa tuổi học đường Mặc khác cũng theo quan niệm nho giáo, những quan niệm về tình dục bị coi là dung tục, tầm thường Mối quan hệ tình dục chỉ được chấp nhận trong hôn nhân, các vấn đề liên quan đến tình dục ít được đề cập đến Ngày nay, mặc dù thái độ của xã hội không đồng tình với quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng xu hướng thanh niên, kể cả vị thành niên có quan điểm và thái độ về tình dục cởi mở hơn Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra những thông tin quan trọng về quá trình thay đổi thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân liên quan đến giới của giới trẻ Trước đây quan hệ tình dục trước hôn nhân là hiện tượng hiếm vì không được xã hội chấp nhận, thì ngày nay thanh niên lập gia đình muộn hơn nhưng có hoạt động tình dục sớm hơn Theo số liệu SAVY, 41% nam thanh niên chấp nhận việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu như cả hai phía đều tự nguyện, trong khi đó tỷ lệ này trong nữ chỉ là 22% Do đó, việc giáo dục giới tính, bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS cho học sinh THPT là rất cần thiết Bởi vì, hoạt động giáo dục vừa là quá trình hình thành những phẩm chất, những đặc điểm cũng như những xu hướng tâm lý của nhân cách con người, quy định nên những thái độ và hành vi cần thiết cho xã hội của họ đối với những đại diện của giới kia, vừa có thể hướng dẫn các hành vi tình dục đúng đắn và có trách nhiệm, bảo vệ SKSS cho vị thành niên trong quá trình trưởng thành Như vậy, giáo dục giới tính, bình đẳng giới và SKSS cho vị thành niên không chỉ cần thiết cho bản thân thanh thiếu niên mà nó có ý nghĩa to lớn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Vậy nên, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục từ gia đình, vai trò của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, giáo dục từ xã hội, luật pháp của quốc gia, sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học, sinh lý Trường THPT Lê Quý Đôn 2 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản học, các thông tin về tình dục và sinh sản cơ bản từ nhiều nguồn thông tin như nhà trường, truyền thông, tài liệu sách báo, mạng Muốn thực hiện được điều đó thì việc phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học, sinh lý học, tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình dục phải được trình bày một cách công khai, thường xuyên dưới nhiều hình thức mang tính giáo dục cao và nên đưa vào chương trình dạy học chính khóa Trong các môn học có thể nói sinh học là môn dễ lồng ghép những kiến thức cơ bản về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản giúp các em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh Song song với việc lồng ghép, tích hợp qua bộ môn thì hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức thi giữa các tập thể, cá nhân, tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa thu hút sự tìm tòi học hỏi khám phá và thể hiện ở học sinh, giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức về giới, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên một cách nhẹ nhàng, lý thú mà lại hiệu quả nhất Trong những năm học qua để giáo dục học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe từ đó có ý thức tự bảo vệ bản thân và qua đó tuyên truyền giúp đỡ cho những người thân, bạn bè cũng như những người xung quanh, tôi đã chủ động lên kế hoạch phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tìm hiểu thu thập thông tin, sử dụng nhiều hình thức phong phú hấp dẫn nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản cho học sinh Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Giáo dục giới - bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1 Cơ sở lí luận: 1.1 Đối tượng giáo dục: Trường THPT Lê Quý Đôn 3 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Học sinh THPT - Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần Tình hình bùng nổ thông tin hiện nay, đặc biệt là qua mạng Internet, các xu hướng văn hóa đã và đang xâm nhập, ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên Nhiều vấn đề về sức khỏe ở người lớn xuất phát từ những thói quen dung nhập trong giai đoạn vị thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy Do đó, việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi này rất cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần 1.2 Những kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính và bình đẳng giới cần cung cấp cho học sinh ở trường THPT: -Giúp các em nắm được một số kiến thức cơ bản như: sự phát triển tâm sinh lý; giáo dục giới tính; giáo dục sức khoẻ tình dục lành mạnh và an toàn, các biện pháp tránh thai, phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hoocmon từ các tuyến sinh dục gây ra - Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình - Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm Trường THPT Lê Quý Đôn 4 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản - Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh, biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở - Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói "không" trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục 2 Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài : 2.1 Thực trạng về giáo dục giới tính, bình đẳng giới, sinh sản sức khoẻ vị thành niên, tình dục an toàn trong nhà trường THPT: - Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận Nhưng hầu hết các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính và bình đẳng giới vào giảng dạy Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên - Trách nhiệm này hiện nay có lẽ giáo viên sinh học được mong đợi nhiều nhất Tuy nhiên dạy thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn Không có hướng dẫn cụ thể, không ai kiểm tra, đánh giá công tác này Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép, không hệ thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết Bởi vậy bài toán giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường THPT chưa có lời giải đáp thích đáng - Giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên là giáo dục kĩ năng sống Khi giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi có những kĩ năng Trường THPT Lê Quý Đôn 5 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản riêng thì mới đạt hiệu quả cao Hầu hết các giáo viên THPT hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong từng bài học cụ thể - Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâu quản lí theo dõi giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên Chưa có tổng kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát thực Dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên Rất cần thiết đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, bình đẳng giới và giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một cách hiệu quả -Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến việc chăm sóc SKSS, nhất là trình độ học vấn của phụ nữ Do vậy, các chương trình thông tin và tuyên truyền về SKSS cũng cần được thiết kế cho phù hợp với đối tượng là những phụ nữ có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ, đồng thời chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ, nhất là trẻ em gái -Công tác truyền thông, giáo dục về chăm sóc SKSS chưa đặt vấn đề tiếp cận giới trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ và bình đẳng đối với việc ra quyết định về SKSS Các chương trình về SKSS đã được triển khai từ nhiều năm, nhưng thường tập trung các hoạt động vào đối tượng nữ Vì vậy tất cả gánh nặng trách nhiệm trong kế hoạch hoá gia đình vẫn đặt lên vai người phụ nữ như đẻ nhiều, đẻ dày, thực hiện các biện pháp tránh thai, vỡ kế hoạch, không có con, con suy dinh dưỡng, con hư Vô hình chung nam giới đã bị đặt ra ngoài, không thu hút được sự tham gia và chia sẻ của họ Trường THPT Lê Quý Đôn 6 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản -Nội dung và ý nghĩa của SKSS trong xã hội chưa được nhận thức đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về cách đề phòng các nguy cơ đối với SKSS cùng với những tập tục lạc hậu trong lối sống, những hành vi ứng xử khi có các vấn đề về SKSS của nam giới nói riêng và xã hội nói chung còn nhiều hạn chế, nhất là ở các vùng dân tộc ít người, các vùng còn có nhiều khó khăn về hoàn cảnh địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội -Sự thiếu hiểu biết về chăm sóc SKSS của phụ nữ và nam giới còn hạn chế Các chiến lược, chính sách trong kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc SKSS ở nước ta hiện nay vẫn chưa đề cập một cách đầy đủ tới trách nhiệm của nam giới, Tình dục là một nội dung cơ bản của SKSS Trong khi các nội dung khác của SKSS được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, công khai và có hệ thống trong các chương trình, kế hoạch hành động của các cấp, các ngành thì nội dung tình dục vẫn được coi là “vấn đề tế nhị” Từ thực tế đó, việc giáo dục tình dục ở nước ta hiện nay vẫn chưa trở thành một hoạt động thường xuyên 2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài: 2.2.1 Thuận lợi: - So với các bộ môn khác môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên Tất cả giáo viên sinh trong tổ sinh – công nghệ đã chủ động tìm hiểu các kiến thức và cập nhật kịp thời các thông tin về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên để xây dựng chương trình ngoại khóa - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho phép cập nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh minh họa, các video clip cho bài dạy cũng như cho các buổi ngoại khóa - Bản thân tôi là một giáo viên nữ, lớn tuổi, có gia đình nên việc truyền đạt kiến thức sinh sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng Trường THPT Lê Quý Đôn 7 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản - Sự đồng lòng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường khi phối kết hợp để tổ chức ngoại khóa về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên - Sự hổ trợ tối đa về mặt kinh phí của nhà trường và cấp trên góp phần thành công cho các buổi ngoại khóa về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên 2.2.2 Khó khăn: - Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới, bình đẳng giới cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức Chưa hề có môn giáo dục giới tính trong chương trình giảng dạy chính khóa Trong nội dung dạy tích hợp, lồng ghép của một số bộ môn có đưa vào giảng dạy nhưng chưa cụ thể còn chung chung và đôi lúc còn khiên cưỡng, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải lĩnh hội được kiến thức về giới tính của học sinh để các em có kỹ năng vận dụng vào cuộc sống cũng như sinh hoạt Mặc khác với cơ chế thị trường, tự do thông tin như hiện nay, các cơ quan chức năng không kiểm soát hết được làm cho nhiều thông tin về vấn đề giới, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đưa ra mang tính chất phản giáo dục, làm cho giới trẻ hiểu sai lệch, tư tưởng không lành mạnh, có những hành vi không tự chủ được dẫn đến hậu quả khó lường như đài báo đã nêu - Thái độ của học sinh khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên còn khá dè dặt, các em chưa mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: “giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh” - Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không nên đưa chương trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe Trường THPT Lê Quý Đôn 8 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản sinh sản vị thành niên vào chương trình giáo dục PTTH Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên -Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên là không cần phải bàn cãi Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng, đều đặn qua các tiết học và hiệu quả hơn cả tôi thiết nghĩ là giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa: tổ chức cho các em thi thố tài năng, tìm hiểu khám phá kiến thức với nhiều hình thức đa dạng phong phú mà không gây áp lực, nhàm chán 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong 3 năm liên tục với những hình thức tổ chức khác nhau nhằm thu hút và tạo hứng thú tìm hiểu kiến thức của học sinh Cụ thể: 3.1 Năm học 2012–2013: Tổ chức ngoại khóa dưới hình thức thi giữa các đội 3.1.1 Chương trình ngoại khóa gióa dục SKSSVTN ( 13h30 ngày 29/12) -Năm học 2012-2013 3.1.1.1 Chia đội chơi: ( Mỗi lớp chọn 1 em, riêng B1 chọn 2 em) +Đội Tuổi 18 Học sinh lớp A 1, 2, 3 , B 10, 11, 12 -GV phụ trách: Cô Nga (A) +Đội Lucky star Học sinh lớp A 4, 5, 6 , B 7, 8, 9 -GV phụ trách: Cô Thương +Đội Hoa học trò Học sinh lớp A 7, 8, 9 , B 4, 5, 6 -GV phụ trách: Cô Hận +Đội Ước mơ Học sinh lớp A 10, 11 , B 1, 2, 3 -GV phụ trách: Cô Trang (L) Trường THPT Lê Quý Đôn 9 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản 3.1.1.2 Nội dung thi: GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1/ Phần chào hỏi :LUẬT CHƠI Mỗi đội chơi thể hiện màn chào hỏi của đội mình hóm hỉnh, sáng tạo, có ý nghĩa Thời gian tối đa cho mỗi đội là 02 phút để thực hiện phần thi này Số điểm tối đa mỗi đội đạt được là 10 điểm 4 đội thi xong, mời BGK đánh giá cho điểm bằng cách giơ bảng ( lần lượt cho từng đội Điểm tối đa 10 x 5 : 5 = 10 đ) *Văn nghệ 2/Phần thi trả lời nhanh :LUẬT CHƠI Phần thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm, đã có sẵn các phương án trả lời A,B,C,D Các đội chơi lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi bằng hình thức giơ đáp án Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 15 giây, hết thời gian suy nghĩ các đội chơi cùng giơ đáp án trả lời MC công bố điểm cho từng đội Mỗi đáp án đúng được 05 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm Điểm tối đa mỗi đội đạt được cho phần thi này là 50 điểm Sau thi xong sơ kết điểm phần 2 Câu 1: Người Việt Nam được một tạp chí bầu chọn danh hiệu ’’Anh hùng Châu Á’’ năm 2004 là: A Một nhà khoa học nữ nghiên cứu về HIV B Một điều dưỡng viên chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV C Một phụ nữ bị nhiễm HIV D Một hoạ sĩ nổi tiếng bị nhiễm HIV Câu 2: Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn trai đã bước vào tuổi dậy thì chính thức ? A Lớn nhanh, cơ bắp phát triển B Ria mép phát triển Trường THPT Lê Quý Đôn 10 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Cân bằng giới tính: Câu 6:bảo tỉ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên Đảm Tình huống Vợ chồng Hùng sinh được 04 người con, 03 gái 01 trai, do kinh tế khó khăn nên vợ chồng Hùng quyết định chỉ cho Cậu con trai theo học đến cấp III, còn lại mấy chị em gái đều phải nghỉ học ở nhà để giúp bố mẹ làm ruộng và kiếm sống Khi được hỏi thì Hùng cho rằng con gái là con của người ta học làm gì nhiều, mai này nó đi lấy chồng là hết Theo anh (chị) quan niệm trên đúng hay sai ? Tại sao? Trả Lời: Đây là quan niệm sai trái và đối xử bất công, bất bình đẳng giữa con trai, con gái trong gia đình Vì: Thứ nhất: Trong chế độ xã hội của chúng ta, nam và nữ đều bình đẳng trên mọi phương diện Điều này được khẳng định trong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới và rất nhiều văn bản pháp luật khác Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình đều có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới Thứ hai: tại Điều 33, Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của gia đình trong thực hiện bình đẳng giới như sau: Trường THPT Lê Quý Đôn 33 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản - Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới - Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình - Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn - Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác TRÒ CHƠI “ĐỘI NÀO NHANH HƠN” • Hai đội, mỗi đội 3 em (có nam, có nữ) Các đội nhận các thẻ ghi sẵn một số đặc điểm về giới và giới tính của cả nam lẫn nữ • Các đội đứng cách bảng và phân công người chọn thẻ, gở keo dán và chạy lên dán vào bảng ( có thể luân phiên thay đổi người chạy) • Trong khoảng thời gian nhanh nhất các đội phải xếp đúng được các thẻ tương ứng vào 2 cột giới và giới tính • Đội nào xếp đúng nhiều nhất -> thăng cuộc (Lưu ý: 1 nội dung xếp sai bù trừ 1 nội dung xếp đúng) MC cung cấp thông tin về giới và giới tính -Đặc điểm về giới : là những đặc điểm đa dạng có ở cả nam giới và nữ giới, được hình thành do ảnh hưởng của môi trường xã hội như giáo dục, phong tục tập quán -Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học, chủ yếu là những đặc điểm liên quan đến chức năng sinh sản và cơ quan sinh sản không thể thay đổi ngay cả khi có sự can thiệp của y học Đáp án ĐẶC ĐIỂM VỀ GIỚI GIỚI TÍNH -Chơi bóng đá -Có tinh trùng -Giáo viên mầm non -Có có tinh hoàn -Làm giám đốc -Có kinh nguyệt Trường THPT Lê Quý Đôn 34 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản -Giỏi nội trợ -Có buồng trứng -Dạy con -Cho con bú -Đi chợ -Mang thai -Chăm sóc con cái -Sinh con -Hào phóng -Mạnh mẽ -Nhẹ dạ cả tin -Nhường nhịn -Dễ nỗi nóng -Tự tin -Nghịch ngợm Câu 7 Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; b) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; c) Bạo lực trên cơ sở giới; d) Tất cả các hành vi trên Câu 8 Sáu hình sau, hình nào phản ảnh sự bình đẳng giới, hình nào phản ảnh sự bất bình đẳng giới? Trường THPT Lê Quý Đôn 35 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Hình 3, 4, 6: Bình đẳng giới Hình 1, 2, 5: Bất bình đẳng giới MC nói thêm: -Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Luật bình đẳng giới) -Bất bình đẳng giới: Là sự không ngang bằng nhau giữa nam giới và phụ nữ trong các cơ hội, trong việc tiếp cận các nguồn lực và sự sử dụng, hưởng thụ những thành quả xã hội Câu 9: Lấy chồng từ thuở 13 đến năm 18 thiếp đà 5 con Người con gái trong câu thơ này vi phạm luật gì? A Hôn nhân và gia đình B Kế hoạch hoá gia đình C Tảo hôn D Cả A và B Câu 10: Theo Điều 14 Luật bình đẳng giới quy định thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo? A Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng B Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo C Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ D Cả A, B, C Câu 11: Những câu sau: -Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà -Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu -Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà -Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp Phản ảnh nhận thức về: A Công bằng giới B Định kiến giới C Mất cân bằng giới tính D Không tôn trọng giới tính Trường THPT Lê Quý Đôn 36 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản MC giải thích thêm: Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (Luật bình đẳng giới) Câu 12 Hãy chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu ca dao dưới đây Bướm vàng đậu đọt mù u Lấy chồng càng lời ru càng buồn A Sớm B Trẻ C Trễ D Muộn TRÒ CHƠI “VƯỢT BIỂN AN TOÀN” -Thông điệp chính: Bạn bè không phân biệt nam, nữ cần phải đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn -Thể lệ: +Hai nhóm chơi: mỗi nhóm 5 em, 1 tờ giấy là “thuyền”, sân khấu là “biển” + Nghe bài hát về biển, mọi người đi lại trên sân khấu như đang bơi trên biển, +MC hô “Bão biển” tất cả mọi người phải chạy ngay về thuyền của mình, sao cho cả nhóm đứng gọn trong thuyền Ai bị rơi 1 chân ra khỏi thuyền coi như chết đuối +Khi tiếng hát cất lên, báo hiệu bão tan, biển bình yên, mọi người lại tiếp tục bơi.Nhưng thuyền sau cơn bão đã bị rách chỉ còn 1 nửa ( các nhóm gấp đôi tờ giấy) +Và khi có lệnh bão biển mọi người lại phải chạy về thuyền… cứ như thế, nhóm nào được bảo tồn số người nhiều nhất -> thắng cuộc Câu 13: Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào? A.Đúng mực, lịch sự trong ăn mặc và giao tiếp B.Không cần giữ khoảng cách C.Cư xử lấp lửng để cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu D.Không cần phải tế nhị Trường THPT Lê Quý Đôn 37 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Câu 14: Đâu là lý do không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ? A Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên chúng ta nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng B Tình bạn, tình yêu, là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao để nó đừng làm chúng ta hối tiếc và ân hận C Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối không đáng có về sức khoẻ và tâm lý D Tất cả các điều trên Câu 15: Một trong những nguyên nhân chính gây bạo lực trong gia đình A.Tôn B Gia trưởng C Yêu thương D Ích kỷ Câu 16: Đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định giới tính của con về mặt vật chất di truyền là: A Người cha B Người mẹ C Môi trường D Thức ăn Câu 17: Theo luật thừa kế: A Con trai nhận được tài sản gấp đôi con gái B Con gái nhận được tài sản gấp đôi con trai C Con trai và con gái nhận được tài sản như nhau Câu 18: Điều 4 Luật Bình đẳng giới qui định mục tiêu bình đẳng giới là gì? A.Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới B.Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, C Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình D Cả A, B, C 3.3.3 Kết quả: Trường THPT Lê Quý Đôn 38 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản -Có 21 lớp đạt giải phần thi thể hiện tài năng trong tổng số 32 lớp THỂ TT LOẠI LỚP CHỦ ĐỀ GIẢI 1 Hò vè 12A5 Phút sai lầm BA 2 Hò vè 12A3 Lỗi tại ai BA 3 Hò vè 12A10 Con ai BA 4 Hò vè B8 Ăn năn BA 5 Hát kịch 10C3 Công việc vĩ đại BA 6 Hát kịch 10C4 Sao thế này BA 7 Hát kịch 11B4 Bình đẳng giới BA 8 Hát kịch 10C5 Chuyến tàu an toàn BA 9 Tiểu phẩm 11B8 Nghe ai BA 10 Tiểu phẩm 10C2 Đáng tiếc BA 11 Tiểu phẩm C9 Tự hào BA 12 Tiểu phẩm 10C4 Chuyện có thật BA 13 Hò vè 12A6 Tình trên Facebook NHÌ 14 Hò vè 12A9 Lỗi lầm NHÌ 15 Hát kịch 11B10 Gia đình NHÌ 16 Hát kịch 12A7 Sức khỏe SSVTN NHÌ 17 Tiểu phẩm 11B1 Chọn lựa NHÌ 18 Tiểu phẩm 11B2 Chuyện của tôi NHÌ 19 Hò vè 10C1 Lỗi tại ai NHẤT 20 Hát kịch 12A8 Một thời lầm lỡ NHẤT Con gái tôi NHẤT 21 Tiểu phẩm 12A4 GHI CHÚ -Có 10 lớp đạt giải phần thi kiến thức : -1 giải nhất: 11B1 -2 giải nhì: 12A4 và 12A8 -3 giải ba: 11B10, 11B2 và 10C1 -4 giải KK: 10C3, 12A6, 12A9 và 10C5 Trường THPT Lê Quý Đôn 39 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản 3.3.4 Video clip minh họa(2) 4 Hiệu quả của đề tài SKKN Trước khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, tôi cung cấp cho các em các thông tin kiến thức liên quan đến chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên Sau đó tiến hành khảo sát tất cả học sinh 3 khối trong trường THPT Lê Quý Đôn với các mức độ cảm nhận: Kết quả khảo sát trước tác động: (tính theo tỷ lệ %) Mức Rất độ Nội Thích Muốn Muốn Ngượng Không Không Nhàm thích thể khám ngùng quan thích chán 30% hiện 20% phá 20% 50% tâm 30% 20% 2% 50% dung Sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên tôi tiến hành khảo sát tất cả học sinh 3 khối trong trường THPT Lê Quý Đôn với mức độ cảm nhận: Kết quả khảo sát sau tác động: (tính theo tỷ lệ %) Mức Rất độ Thích Muốn Muốn Ngượng Không Không Nhàm thích thể khám ngùng quan thích chán Nội 90% 100% hiện 80% phá 85% 2% tâm 1% 0% 0% dung Hình 95% 100% 80% 95% 25 0% 0% 0% thức Trường THPT Lê Quý Đôn 40 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Như vậy nhận thức của các em về giới tính, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên và an toàn tình dục thông qua hoạt động ngoại khóa tương đối tốt, các em chủ động mong muốn tìm hiểu vấn đề kỹ hơn để trang bị cho bản thân vốn kiến thức cơ bản từ đó có khả năng tự bảo vệ bản thân, và tuyên truyền vận động cho bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh nhận thức tốt hơn về giới tính, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên và an toàn tình dục đồng thời thông qua các hình thức tổ chức trong các buổi ngoại khóa kĩ năng sống của các em được nâng lên III - KẾT LUẬN: 1 Ý nghĩa : -Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông tin và giúp chúng phòng ngừa có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi Mặc khác nguy cơ bất bình đẳng giới có thể xảy ra do suy nghĩ lệch lạc, tính hay bắt chước của lứa tuổi vị thành niên Tuy nhiên, thực tế giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại Kết quả khảo sát của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đối với 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước cho thấy, trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn Giáo dục giới tính bao gồm: Sự phát triển của giới tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình, về vai trò của giới Thông qua việc tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, các em biết tôn trọng bạn khác giới, có ứng xử hợp lý hơn trong các tình huống liên quan đến giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên Nên cần phải thực hiện giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục Các bước tích cực này sẽ Trường THPT Lê Quý Đôn 41 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản giúp khuyến khích trẻ không hoạt động tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách an toàn, giảm thiểu thai ngoài ý muốn ở các em Để thật sự giúp đỡ thiếu niên ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, cần phải tạo điều kiện cho trẻ hiểu biết về tình dục, về nguy cơ có thai, cách thức ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và biết những nơi có thể tham vấn về tình dục trước khi chúng bắt đầu sinh hoạt tình dục -Giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên sẽ hướng các em đến những suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu để tiến đến hôn nhân khi cơ thể đã hoàn toàn trưởng thành, có đủ điều kiện về sức khỏe, vật chất, được chuẩn bị về tinh thần cho việc sinh con và nuôi con trong điều kiện tốt nhất, đối xử công bằng bình đẳng với mọi người trong gia đình, nơi công tác học tập cũng như ngoài xã hội Chính điều này sẽ là nền tảng để xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, đóng góp vào sự ổn định và phồn vinh của xã hội 2 Bài học kinh nghiệm: - Đối tượng giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp trẻ vị thành niên là học sinh THPT Mỗi học sinh học tối thiểu đều phải trải qua 3 năm học tại trường, nên mỗi năm (trong 3 năm học của các em) khi tổ chức hoạt động giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp trẻ vị thành niên phải thay đổi hình thức tổ chức, tránh không lặp lại gây nhàm chán, ngược lại phải tổ chức với những hình thức đa dạng phong phú như thế nào để các em thấy hứng thú và tò mò khi tham gia chương trình ngoại khóa thì chắn chắn có thể thực hiện tốt mục tiêu của mình trong giáo dục chuyên môn cũng như giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - Việc giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành Trường THPT Lê Quý Đôn 42 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản niên giúp trẻ vị thành niên phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, lý thú, không gây áp lực, các kiến thức để các em tìm hiểu không nên chỉ là những kiến thức hàn lâm khoa học mà phải là những kiến thức thực tế sát thực với cuộc sống và sinh hoạt học tập của các em để giúp các em tiếp thu một cách tự nhiên, như là vô tình mà biết được Đây là điều cốt lõi dẫn đến thành công, luôn ứng dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” -Việc cải thiện địa vị và đời sống của giới nữ chính là nâng cao địa vị và đời sống của nam giới Vậy nên các trò chơi tập thể được xen vào nội dung trả lời kiến thức với sự tham gia của các em nam lẫn nữ tạo tính hòa đồng, tính đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những mục tiêu và chương trình cụ thể để mỗi tiến bộ đạt được sẽ là kết quả của cả giới nữ và nam giới Chỉ có như vậy chúng ta mới xây dựng được một tập thể sinh hoạt trong sáng lành mạnh giúp các em có nhận thức để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 3 Kiến nghị : Các chương trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Cha mẹ, thầy cô, y bác sĩ, đoàn thể thanh niên, thông tin đại chúng là những đối tượng sẽ phối hợp một cách tích cực trong các chương giáo dục giới tính cho trẻ Vì hầu hết người lớn chưa có được những kỹ năng để tham vấn chính xác và có hiệu quả, cần có những chương trình huấn luyện cho các đối tượng trên về các vấn đề liên quan đến giới tính, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, biết cách giao tiếp một cách cởi mở, chân thành, tôn trọng và có hiệu quả với trẻ Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một công việc phức tạp và tế nhị, vì vậy đây không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà đòi hỏi cả xã hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình cùng phối hợp thực hiện Trường THPT Lê Quý Đôn 43 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO : -Sách Giáo dục giới, bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS vị thành niên cho học sinh THPT của liên bộ : Giáo dục và ĐT - Bộ y tế - Các thông tin trên mạng CNTT Bình Sơn, tháng 02 Năm 2015 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Diệp Trường THPT Lê Quý Đôn 44 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản PHỤ LỤC: -Video clip minh họa hoạt động ngoại khóa năm học 2012 – 2013 -Video clip minh họa hoạt động ngoại khóa năm học 2014 – 2015 -Đĩa CD nội dung hoạt động ngoại khóa dưới dạng trình chiếu (Microosoft PowerPoint Present) năm học 2012 – 2013 và 2014 – 2015 và hình ảnh minh họa kịch ngoại khóa 2014 – 2015 Trường THPT Lê Quý Đôn 45 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Duyệt sáng kiến kinh nghiệm của các cấp Trường THPT Lê Quý Đôn 46 GV:Nguyễn Thị Diệp ... trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới sức khỏe Trường THPT Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới chăm sóc sức khỏe sinh sản sinh sản vị thành niên vào chương trình giáo dục. .. tốn giáo dục giới tính bình đẳng giới sức khỏe sinh sản vị thành niên trường THPT chưa có lời giải đáp thích đáng - Giáo dục giới tính, bình đẳng giới sức khỏe sinh sản vị thành niên giáo dục. .. 0% thức Trường THPT Lê Quý Đôn 40 GV:Nguyễn Thị Diệp Giáo dục giới – bình đẳng giới chăm sóc sức khỏe sinh sản Như nhận thức em giới tính, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên an tồn

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w