Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
51,9 KB
Nội dung
1. Anh (chị) hãy phân tích sự khác nhau cơ bản giữa khunh hướng tư duy triết học phương đông và khunh hướng tư duy triết học phương tây thời cổ đại. 2. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của triết học tây âu thời trung cổ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của xã hội thời kỳ này? 3. Anh(chị) hãy trình bày vai trò của triết học cổ điển Đức đối với sự ra đời của triết học Mác? 4. Bằng sự ra đời với nội dung cơ bản của triết học phật giáo hoặc triết học nho giáo. Anh(chị) hãy chứng minh rằng nội dung của các học thuyết triết học nổi tiếng, đời sống của con người nói chung do điều kiện sống quy định. 5. Trong tất cả các học thuyết triết học trước Mác, theo anh(chị) học thuyết nào ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống của người Việt Nam? Tóm tắt nội dung học thuyết và nêu lên một số ảnh hưởng của nó đối với dân tọc ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Anh chị hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật? 7. Trong tất cả các học thuyết triết học trước Mac, theo anh(chị), học thuyết nào ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống của người Việt Nam? Tóm tắt nội dung học thuyết và nêu lên một số ảnh hưởng của nó đối với dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. 8. Anh(chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của triết học tây ân thời phục hưng và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của xã hội thời kỳ này. 9. Anh(chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản và những cống hiến cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại đối với sự phát triển của tư duy nhân loại? 10. Anh(chị) hãy trình bày nội dung cơ bản quan điểm sống “chính danh” của triết học nho gia và đưa ra một số nhận xét của mình về quan điểm này. (Trong vở) 11. Anh(chị) hãy trình bày quan điểm về”nhân – quả - thiện" trong thuyết tứ diệu đế của triết học phật giáo và nêu lên một số ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay. 12. Anh(chị) hãy trình bày quan điểm”nhân-quả” trong thuyết tứ diệu đế của triết học phật giáo và đưa ra một số nhận xét của mình về quan điểm này. 13. Anh(chị) hãy trình bày những chức năng cơ bản của triết học và mối quan hệ của triết học với các khoa học khác. Câu 1: Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác. Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá thể. Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Cụ thể là: Triết học Trung quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đó là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ con người với thế giới xung quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao la. Từ điều này cho ta thấy hình thành ra các khuynh hướng như: khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử thì cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan vầ trong ý niệm đạo đức Trời phú cho con người. Ông đưa ra quan điểm “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”. Ta tự xét mình mà thành thực, thì có cái thú vui nào lớn hơn nữa. Ông dạy mọi người phải đi tìm chân lý ở ngoài thế giới khách quan mà chỉ cần suy xét ở trong tâm, “tận tâm” của mình mà thôi. Như vậy theo ông chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không có gì vui thú hơn. Còn theo Thiện Ung thì cho rằng: vũ trụ trong lòng ta, lòng ta là vũ trụ. Đối với khuynh hướng duy vật thô sơ - kinh dịch thì biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết đến cái tính của vạn vật, trời đất: trời có chín phương, con người có chín khiếu. Ở phương Đông khuynh hướng duy vật chưa rõ ràng đôi khi còn đan xen với duy tâm, mặc dù nó là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiến lâu dài của nhân dân Trung hoa thời cổ đại. Quan điểm duy vật được thể hiện rõ ở học thuyết Âm dương, tuy nó còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội nhưng trường phái triết học này đã bộ lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Ở Ấn độ tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang tính chất tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân loại. Ở Ấn độ nguyên tắc “thiên nhiên hợp nhất” lại có màu sắc riêng như: Xu hướng chính của Upanishad lànhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm, tôn giáo trong kinh Vêđa về cái gọi là “tinh thần sáng tạo tối cao” sángtạo và chi phối thế giới này. Để trả lời câu hỏi cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể giải thoát được linh hồn khỏi sự lo âu khổ nào của đời sống trần tục và ràng buộc của thế giới này là “tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và nhập về với nó sau khi chết. Tóm lại Brahman là tinh thần vũ trụ, là đấng sáng tạo duy nhất, là đại ngã, đại đinh, là vũ trụ xung quanh cái tồn tại thực sự, là khách thể. Còn Atman là tinh thần con người, là tiểu ngã, là cái có thể mô hình hoá, là chủ thể và chẳng qua chỉ là linh hồn vũ trụ cư trú trong con người mà thôi. Linh hồn con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của “tinh thần tối cao”. Vì Atman “linh hồn” là cái tồn tại trong thể xác con người ở đời sống trần tục, nên ý thức con người lầm tưởng rằng linh hồn, “cái ngã” là cái khác với “linh hồn vũ trụ”, khác với nguồn sống không có sinh, không có diệt vong của vũ trụ. Vậy nên kinh Vêđa nối con người với vũ trụ bằng cầu khẩn, cúng tế bắt chước hoà điệu của vũ trụ bằng lễ nghi, hành lễ ở hình thức bên ngoài. Còn kinh Upanishad quay vào hướng nội để đi từ trong ra, đồng nhất cá nhân với vũ trụ bằng tri thức thuần tuý kinh nghiệm. Đối với phương Tây lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể, chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan. Và cũng chính từ thế giới khách quan khách nhau nên dẫn đến hướng nghiên cứu tiếp cận cũng khác nhau: Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều đặc điểm khác của triết học phương Đông như: lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội; hay như nghiên cứu thế giới cũng là để làm rõ con người và vấn đề bản thảo luận trong triết học phương Đông bị mờ nhạt. Nhưng ngược lại triết học phương Tây lại đặ trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại; còn vấn đề con người chỉ được nghiên cứu để giải thích thế giới mà thôi. Cho nên phương Tây bàn đậm nét về bản thể luận của vũ trụ. Cái khác biệt nữa là ngay trong vấn đề con người phương Đông cũng quan niệm khác phương Tây: Ở Phương Đông người ta đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác theo lập trường của giai cấp trống trị cho nên nghiên cưú con người không phải là để giải phóng con người mà là để cai trị con người, không thấy quan hệ giữa người với người trong lao động sản xuất. Ở Phương Tây họ lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao cái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức, không chú ý đến nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng con người. Thứ hai, ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan xen với chính trị lý luận, còn triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật. Nói chung ở phương Đông thì triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học. Ở phương Tây ngay từ thời kỳ đầu triết học đã là một khoa học học độc lập với các môn khoa học khác mà các khoa học lại thường ẩn dấu đằng sau triết học. Và thời kỳ Trung cổ là điển hình: khoa học muốn tồn tại phải khoác áo tôn giáo, phải tự biến mình thành một bộ phận của giáo hội. Thứ ba, Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có tính vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Ở Ấn độ, cũng như Trung quốc các trường phái có từ thời cổ đại vẫn giữ nguyên tên gọi cho tới ngày nay (từ thế kỷ VIII – V trước công nguyên đến thế kỷ 19). Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm bớt hay đi sâu vào từng chi tiết như: Nho tiền tần, Hán nho, Tống nho vẫn trên cơ sở nhân – lễ – chính danh, nhưng có cải biên về một phương diện nào đó ví như Lễ thời tiền Tần là cung kính, lễ phép, văn hoá, thời Hán biến thành tam cương ngũ thường, đời Tống biến thành chữ Lý Các nhà triết học ở các thời đại chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ ủng hộ, bảo vệ quan điểm hay một hệ thống nào đó để hoàn thiện và phát triển nó hớn là vạch ra những sai lầm và không đặt ra mục đích tạo ra thức triết học mới. Do vậy nó không mâu thuận với các học thuyết đã được đặt nền móng từ ban đầu, không phủ định nhau hoàn toàn và dẫn đến cuộc đấu tranh trong các trường phái không gay gắt và cũng không triệt đêt. Có tình trạng đó chính là do chế độ phong kiến quá kéo dài và bảo thủ, kết cấu kinh tế, giai cấp trong xã hội đan xen cộng sinh bên nhau. Ngược lại ở phương Tây lại có điểm khác biệt. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những trường phái mới ra đời có tính chất vạch thời đại như thời cố đại bên cạnh trường phái Talét, Hêraclit đến Đêmôcrit rồi thời đại khai sáng Pháp, CNDV ở Anh, Hà lan, triết học cổ điển Đức Và hơn nữa cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật mang tính chất quyết liệt, triệt để hơn. Thứ tư, Sự phân chia trường phái triết học cũng khác: Ở phương Đông đan xen các trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõ nét. Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào những nội dung cụ thể thường là có mặt duy tâm có mặt duy vật, sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là nhị nguyên hay duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán, thiếu triệt để của triết học vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng không mạch lạc như phương Tây. Ngược lại triết học phương Tây thì sự phân chia các trường phái rõ nét hơn và các hình thức tồn tại lịch sử rất rõ ràng như duy vật chất phác thô sơ đến duy vật siêu hình rồi đến duy vật biện chứng. Thứ năm, Hệ thống thuật ngữ của triết học phương Đông cung khác so với triết học phương Tây ở 3 mảng: - Về bản thể luận: Phương Tây dùng thuật ngữ “giới tự nhiên”, “bản thể”, “vật chất”. Còn ở phương Đông lại dùng thuật ngữ “thái cực” đạo sắc, hình, vạn pháp, hay ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ Để nói về bản chất của vũ trụ đặc biệt là khi bàn về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ thì phương Tây dùng phạm trù khách thể – chủ thể; con người với tự nhiên, vật chất với ý thức, tồn tại và tư duy. Còn phương Đông lại dùng Tâm – vật, năng – sở, lí – khí, hình – thần. Trong đó hình thần là những phạm trù xuất hiện sớm và dùng nhiều nhất. - Nói về tính chất, sự biến dổi của thế giới: phương Tây dùng thuật ngữ “biện chứng” siêu hình, thuộc tính, vận động, đứng im nhưng lấy cái đấu tranh cái động là chính. Đối với phương Đông dùng thuật ngữ động – tĩnh, biến dịch, vô thường, thường còn, vô ngã và lấy cái thống nhất, lấy cái tĩnh làm gốc là vì phương Đông triết học được xây dựng trên quan điểm vũ trụ là một, phải mang tính nhịp điệu. - Khi diễn đạt về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới thì phương Tây dùng thuật ngữ “liên hệ”, “quan hệ” “quy luật”. Còn phương Đông dùng thuật ngữ “đạo” “lý” “mệnh” “thần”, cũng xuất phát từ thế giới quan thiên nhân hợp nhất nên tất cả phải mang tính nhịp điệu, tính quy luật, tính soắn ốc của vũ trụ như thái cực đến lưỡng nghi Có nhịp điệu là hài hoà âm dương, còn vũ trụ là tập hợp khổng lồ các xoắn ốc Thứ sáu, Tuy cả hai dòng triết học phương Đông và phương Tây đều nhằm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học nhưng phương Tây nghiêng nặng về giải quyết mặt thứ nhất còn mặt thứ hai chỉ giải quyết những vấn đề có liên quan. Ngược lại ở phương Đông nặng về giải quyết mặt thứ hai cho nên dẫn đến hai phương pháp tư duy khác nhau. Phương Tây đi từ cụ thể đến khái quát cho nênlà tư duy tất định – tư duy vật lý chính xác nhưng lại không gói được cái ngẫu nhiên xuất hiện. Còn phương Đông đi từ khái quát đến cụ thể bằng các ẩn dụ triết học với những cấu cách ngôn, ngụ ngôn nên không chính xác nhưng lại hiểu cách nào cũng được, nó gói được cả cái ngẫu nhiên mà ngày nay khoa học gọi là khoa học hỗn mang – dự báo.( ). Câu 2: những đặc trưng cơ bản của triết học tây âu thời trung cổ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của xã hội thời kỳ này. Triết học Tây Âu thời trung cổ có những đặc đi ểm: ─ Thứ nhất, sự phát triển của những tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời Trung cổ bị chi phối rất m ạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học của thiên chúa giáo. Theo Ăngghen, trong thời k ỳ Trung cổ ở Tây Âu, triết học chỉ là “đầy tớ”, “con sen” cho thần học. Bởi vì, nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho những tín điều tôn giáo do nhà thờ thiên chúa giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã đặt ra. Đây là thời k ỳ lị ch sử mà tiếng nói “trí tuệ và lương tri nhân loại ” bị áp đảo bở i sự tuyên truyền của giáo hội v ề đức tin nơi Thiên chúa. Đây cũng là thời k ỳ các nhà thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức của nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước); rằng tất cả những gì trái với kinh thánh đều đáng nguyền rủa và xử tội. ─ Thứ hai, sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện (chủ nghĩa kinh viện) cũng là một nét n ổi b ật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu; chủ nghĩa kinh viện với tư cách là một trường phái triết học - một thứ triết h ọc “nhà trường”, “sách vở”. Nghĩa là, một thứ tri ết học đặt ra và giải quyết các vấn đề xa rời thực tế cuộc sống. Những căn cứ để triết học kinh vi ện “lu ận chứng” chính là những tín điều trong các cuốn kinh thánh của đạo Thiên chúa, chứ không phải là những kiến thức khoa học, 5 không phải là thực tiễn quan sát và thí nghiệm của khoa học như giai đoạn sau này, cũng không phải là thực tiễn kinh tế xã hội hiện thực. Bởi v ậy, những luận chứng của nó mang tính “sáo rỗng” hình thức mà thiếu đi nội dung hiện thực của cuộc sống sinh động. Triết học kinh việ n là triết học chính thức của giai cấp phong kiến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duy vật. ─ Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Xét đến cùng, cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối l ập nhau: chủ nghĩa duy vật và ch ủ nghĩa duy tâm. Phái Duy thực khẳng định: những khái niệm phổ biến tồn tại thực sự và có trước sự tồn tại c ủa các sự vật riêng lẻ; còn phái Duy danh thì ngư ợc lại: có các sự vật riêng lẻ tồn tại thực tế thì mới có những khái niệm về chúng, các khái niệm về các sự vật chẳng qua chỉ là những từ, những thuật ngữ diễ n đạt các sự vật đó, những tên gọi các sự vật đó, ch ỉ là sự đặt tên cho các sự vật đó. Duy thể tìm cách xây dựng một hệ thống tư tưởng theo lý tính để củng cố tôn giáo. Duy danh đề cao cá thể - đề cao quyền lợi thực tế chống lại những quyền lợi của hệ thống phong kiến, những khuôn khổ cố định của hệ thống phong kiến. Duy danh không trực tiếp phản đối tôn giáo, nhưng đề ra những điểm mới giải phóng tư tưởng ngoài truyền thống cũ - điểm mới là quyền của cá thể ; là cơ sở lý luận cho các cuộc cách mạng Tư sản. Trung cổ là thời đại chi ếm ưu thế của hình thức tư duy tôn giáo, mà đối với Tây Âu là Kytô giáo. Đó là thời đại thống trị của các tín điều nhà thờ, sự loại trừ tự do tư tưởng, truy bức các nhà triết học và khoa học tiến bộ. Những tội ác do nhà thờ gây ra (Tòa án Giáo hội, các cuộc thập tự chinh…) vẫn còn để l ại những dấu ấn nặng nề trong lị ch sử nhân lọai. Triết học trở thành công c ụ của thần học, chịu sự chi phối toàn diện của thần học Kytô giáo ở khía cạnh bản thể lu ận, nhận thức luận và đạo đức, nhân sinh – xã hội. Chức năng của triết học không phải là tìm kiếm và khám phá chân lý, mà chứng minh cho chân lý đã sẵn có. Quá trình chuyển biến từ hình thức tín ngưỡng đa thần sang nhất thần song hành với sự chuyển biến từ tinh thần đa nguyên triết lý của người Hy Lạp – La Mã sang độc quyền tư tưởng. Bên cạnh đó, chính trên cơ sở triết học tôn giáo thời trung cổ, v ới mục đích đưa những cái tản mạn, phân liệt về sự thống nhất, gắn với xu thế chuẩn hóa tư duy, dù đó là chuẩn hóa trong phạm vi tư tưởng Kytô giáo, mà khủng hỏang chính trị – xã hội và tinh thần, vốn là nhân tố bên trong của sự sụp đổ nhà nước và văn hóa cổ đại, đã được khắc phục. Sự thống trị của ý thức hệ tôn giáo trong một thời gian nh ất định góp phần tạo nên sự ổn định chính trị tại nhiều quốc gia. Lẽ cố nhiên việc duy trì quá lâu một môtíp tư duy, xem các tín điều là những chân lý bất biến, tuyệt đ ỉnh, đưa đến sự ngưng đọng, trì trệ trong hoạt động sáng tạo của con người, loại trừ nhân tố mới, tạo nên cả vùng cấm lẫn khoảng trống trong sinh hoạt tri thức.Triết học kinh viện Trung cổ từ nửa sau thế kỷ XIV rơi vào khủng hoảng, vì nó không còn đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn xã hội và nhu cầu nhận thức của con người. “Đêm trường trung cổ” là cách diễn đạt về sức ỳ của tư duy triết học, khoa học, song trong một số lĩnh vực khác của văn hóa (kiến trúc, hội họa, văn chương…) thời đại này đã để l ại nhiều công trình đáng trân trọng. Bên cạnh đó triết học Kytô giáo cũng thiết lập được những tiêu chí đạo đức xã hội căn bả n, truyền bá những giá trị nhân loại chung (thông qua tôn giáo, giáo d ục con người theo tinh th ần vị tha, khoan dung, tính cách “hiệp sỹ”. Một số giá trị về sau trở nên lỗi thời, bị đào thải, song một số khác vẫn được duy trì trong điều kiện mới. Một số giá trị bị nhà thờ trung cổ xuyên tạc (chủ nghĩa thần quyền) đã trở về với diện mạo thật sự của mình, hoặc trải qua cách tân, cải bi ến. Thời Ph ục hưng làm cho quá trình này trở nên thiết thực. Đời sống văn hoá tinh thần các nước Tây Âu thời k ỳ trung cổ, trong đó có triết học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Cơ đốc giáo và sau này là Thiên chúa giáo. Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận tính chất duy tâm th ần bí của triết học thời k ỳ này, song khi xem xét một cách toàn diện, có thể thấy rằng triết học thời k ỳ này không hoàn toànlà một màu xám, không hoàn toàn đứt gãy với n ền triết học trước hay sau đó. Hơn nữa, trong thời k ỳ Tây Âu trung cổ diễn ra cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh, giữa tư tưởng thần học - triết học, giữa niềm tin tôn giáo -lý trí… và thông qua những cuộc đấu tranh ấy, các nhà triết học thể hiện mong muốn tạo ra được những dấu ấn riêng, góp phần tìm tòi, nghiên cứu, tạo ra màu sắc riêng trong tư tưởng triết học nhân loại. Đặc biệt, tri ết học thời k ỳ này đã không chỉ bàn đến mà còn đề cao một vấn đề quan trọng, gắn liền với con người: vấn đề niềm tin. Tuy việc giải quyết vấn đề niềm tin, mối quan hệ niềm tin - lý tính trong triết học thời kỳ này chưa thật sự thoả đáng nhưng cũng đã cho chúng ta thấy được phần nào đặc trưng, sức mạnh của niềm tin nói chung cũng như niềm tin tôn giáo trong triết học Tây Âu trung cổ nói riêng, góp thêm tri thức về niềm tin đã có. CÂU 4: Chứng minh rằng nội dung của các học thuyết triết học nổi tiếng, đời sống của con người nói chung do điều kiện sống quy định. (Liên hệ lịch sử) Nho giáo và hầu hết các phái TH TQ ra đời do ĐK XH TQ cổ đại rối ren nên có đưa ra các học thuyết về bình loạn, giải quyết các mối QH trong xa hội v.v…đặc biệt đỉnh cao và có ảnh hưởng lớn đến VN là nho giáo trong đó có qđ chính danh (dựa vào chính danh để CM). CÂU 5. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu – người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với “tiểu nhân”, những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau “quân tử” còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với “tiểu nhân” là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải “hành đạo” (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó. TU THÂN Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức… để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình. Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người” _Quân thần: (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ. _Phụ tử: (“phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)”) _Phu phụ: (“phu xướng phụ tùy” nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo) Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. _Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. _Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. _Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. _Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. _Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” _Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha, _Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng, _Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con” Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công – dung – ngôn – hạnh. _Công: khéo léo trong việc làm. _Dung: hòa nhã trong sắc diện. _Ngôn: mềm mại trong lời nói. _Hạnh: nhu mì trong tính nết. Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân: Đạt đạo: Đạo có nghĩa là “con đường”, hay “phương cách” ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. “Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè” (sách Trung Dung), tương đương với “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu”. Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là “trung dung”. Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng. Đạt đức: Quân tử phải đạt được ba đức: “nhân – trí – dũng”. Khổng Tử nói: “Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi” (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay “dũng” bằng “lễ, nghĩa” nên ba đức trở thành bốn đức: “nhân, nghĩa, lễ, trí”. Hán nho thêm một đức là “tín” nên có tất cả năm đức là: “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Năm đức này còn gọi là ngũ thường. Biết thi, thư, lễ, nhạc: Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn phải biết “thi, thư, lễ, nhạc”. Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện. • Ảnh hửơng phụ nữ công dung ngôn hạnh, trọng nam khinh nữ đâu đó vẫn còn, quan hệ gia đình cha con, vợ chồng, anh em. Trò ko dám cải thầy, cấp dưới ko dám cải cấp trên … Câu 6: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù I/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau [...]... Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học Triết học đưa ra... còn Êpiquya và học trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người ta thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau này Trong những thành tựu triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại, học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít, tư tưởng biện chứng của Hêraclít và lôgích học của Arixtốt... phạm trù triết học chung và các quy luật cũng giúp vào sự hiểu biết đúng đắn và sự phát triển của toàn bộ bộ máy khái quát của khoa học hiện đại, kể cả bộ máy của từng khoa học Triết học không nhận giải quyết những vấn đề chung của KHTN cụ thể nào, nhưng triết học không thể phát triển được nếu không liên hệ với KHTN và bản thân KHTN cũng sẽ mất mát nhiều thứ nếu mối liên minh của nó với triết học của... cầu phát triển khoa học tự nhiên để tạo cơ sở cho sự phát triển kỹ thuật và sản xuất Sự phát triển của khoa học, về khách quan đã trở thành vũ khí mạnh mẽ chống thế giới quan duy tâm tôn giáo Sự phát triển khoa học tự nhiên đã đòi hỏi có sự khái quát triết học, rút ra những kết luận có tính chất duy vật từ các tri thức khoa học cụ thể Thời kỳ này đã có những nhà khoa học và triết học tiêu biểu như:... tưởng triết học nhân loại Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa hai thế giới quan, hai phương pháp luận đối lập nhau Cuộc đấu tranh ấy phản ánh lợi ích của những tầng lớp, những giai cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp đối kháng CÂU 10+ TRONG VỞ Câu 10: Triết học. .. độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học a Theo khuynh hướng duy vật Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ không... triển của khoa học từng thời kỳ lịch sử Cái riêng này, về sau – từ thời cận đại – khi khoa học đã phát triển đến trình độ cao và tách khỏi triết học, được gọi là bức tranh KH về thế giới Trong các công việc xây dựng các khái niệm và các lý thuyết – các nhà khoa học dù có ý thức hay không, luôn luôn phải giải quyết hai vấn đề, thuộc về đối tượng nhận thức hay về sự nhận thức đối tượng ấy Triết học tác động... Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, về vũ trụ Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là một khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của khoa học) ra đời a Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Mi-lê (tên một đô thị cổ Hy Lạp) là Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen cho rằng có những thực thể vật... thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ Các vấn đề cơ bản của triết học là: • • Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng hay sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào? • Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức... Các KH thực tế không thể tồn tại và phát triển tách rời với triết học khoa học, và ngược lại, triết học khoa học đòi hỏi phải có các KH, những khoa học này đang vừa tiếp tục phân nghành, lại vừa tiếp tục hợp nghành và đang dẫn đến những luận điểm và những phát minh đòi hỏi phải có những kết luận về mặt nhận thức luận Triết học không chỉ là sự khái quát các thành tựu của các KH và của thực tiễn loài . những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan xen với chính trị lý luận, còn triết. Anh(chị) hãy trình bày vai trò của triết học cổ điển Đức đối với sự ra đời của triết học Mác? 4. Bằng sự ra đời với nội dung cơ bản của triết học phật giáo hoặc triết học nho giáo. Anh(chị) hãy chứng. triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật. Nói chung ở phương Đông thì triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học. Ở phương Tây ngay từ thời kỳ đầu triết học đã là một khoa học học