Câu 1. Mối quan hệ giữa Trạng thái – Áp lực – Đáp ứng là mối quan hệ đơn hay đa chiều? Vì sao? Ý nghĩa của hiểu biết vấn đề này? Phân biệt khái niệm thông số với tiêu chuẩn và giá trị nền của môi trường. Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia chính là trạng thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng vật lý – sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội. Áp lực của tự nhiên và con người lên trạng thái môi trường chính là các vận động, hoạt động sản xuất phát triển, vì vậy, nó làm thay đổi trạng thái cũ. Trong hoạt động sản xuất và đời sống, con người không ngừng sử dụng các nguyên liệu, năng lượng và thông tin từ môi trường, cải biến môi trường để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất với nhu cầu tồn tại của mình, cũng như đưa vào môi trường những chất thải với các tính chất mới. Kết quả là con người đã làm thay đổi Đáp ứng với áp lực đó chính là những thay đổi trong môi trường (hiệu ứng nhà kính, tỷ lệ người chết tăng do nhiễm độc môi trường) và đáp ứng chủ động của con người (xử lý thải, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng tiết kiệm nước và năng lượng, thay đổi thể chế và luật, đáp ứng cá thể trong cộng đồng…) 1. Thông số môi trường Thông số môi trường là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu. Ví dụ: pH, độ dẫn điện, độ mặn, tỷ trọng, % hữu cơ phân bố kim loại nặng … (Cu, Pb, Cd, Zn…) hàm lượng dinh dưỡng N, P, K…, độ dày lớp phủ tàn dư hữu cơ, khả năng trữ nước, % cấp hạt, độ chặt, đá mẹ, nền kết cấu công trình, loại và hạng đất. 2. Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường chính là sự chuẩn hóa các thông số môi trường tại một giá trị (hoặc một khoảng giá trị) nào đó. Ví dụ: Tiểu chuẩn Việt Nam về đất nông nghiệp: Cd là 2 mg/kg; Zn là 80 mg/kg 3. Giá trị nền Giá trị nền (của môi trường) với một đại lượng nào đó (VD: Cd) là giá trị nguyên thủy của nó trong môi trường đang xem xét. Câu 2. Phân tích khái niệm “Đánh giá”, “Tác động” và định nghĩa “Đánh giá tác động môi trường” theo luật bảo vệ môi trường 2005. 1.1. Đánh giá Đánh giá bao gồm công việc thu thập, chỉnh lý số liệu sau đó tiến hành phân tích để xác định các tác động. Đánh giá ở đây bao hàm nghĩa xem xét, cân nhắc mức độ tác động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc quyết định lựa chọn được dự án thích hợp. 1.2. Tác động - Theo định nghĩa thông thường: Tác động là hiệu ứng, là ảnh hưởng của một vật, một quá trỉnh này lên vật or quá trình khác. - Trong ĐTM, tác động được xác định rõ là tác động của dự án lên môi trường. như vậy, muốn ĐTM thỉ phải trả lời các vấn đề sau: o Tác động đó là gì? Thuộc loại nào? o Phạm vi tác động o Time tác động o Mức độ tác động o Khả năng tích lũy tác động o Cơ chế tác động o Các thành phần môi trường chịu tác động o Nguồn tác động, khả năng hạn chế tác động - Ngta còn xem xét cả tác động trực tiếp và gián tiếp của dự án đến môi trường. nếu như tác động trực tiếp có thể nhận thấy hơn khi nó xảy ra thì việc nhận biết tác động gián tiếp khó khăn hơn và tốn nhiều time hơn. - Đánh giá tác động môi trường: ĐTM thực ra là công việc rất mới, nhưng đã thu được những kết quả to lớn: o ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường XH và cụ thể là đến sức khỏe con người. o Từ đó đánh giá đến tác động các thành phẩn môi trường: vật lý, sinh học, KT – XH nhằm giúp cho việc ra quyết định hợp lý và logic. o ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp, nhằm giảm bớt những tác động có hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế. -Ví dụ chứng tỏ tính đa dạng của định nghĩa ĐTM: Đánh giá tác động môi trường được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng môi trường của một dự án từ người chủ dự án và các nguồn khác, được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay không (Do E, 1989)