1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Cấu trúc đề thi môn vật liệu silicat

13 614 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Các phương pháp tạo hình trong sản xuất gốm sứ? Ưu, nhược điểm từng p.pháp? 1.Phương pháp tạo hình đổ rót: Từ huyền phù 40 50% nước rót vào khuôn xốp Từ hỗn hợp với chất kết dính nhiệt dẻo đổ rót nóng hoặc phun • Ưu điểm của phương pháp đổ rót: tạo hình các sản phẩm có hình dạng phức tạp, mật độ đều. • Nhược điểm: Đòi hỏi có diện tích sản xuất lớn ngay cả sản xuất đã được tự động hóa. 2.Phương pháp dẻo Tạo hình dẻo với độ ẩm 25 30% nước hoặc chất tạo dẻo hữu cơ Đùn (hoặc nén) trên máy, áp suất 1,5 3Mpa Xoay (23 27% nước): xoay tay hoặc xoay máy. Các sản phẩm gốm được tạo hình dễ dàng nhờ tính dẻo của đất sét. Sản phẩm sau khi tạo hình từ phối liệu đất sét dẻo gọi là mộc. Phối liệu phải đồng nhất hóa. Mức độ đồng nhất phối liệu tùy theo yêu cầu sản phẩm. Sau khi được đẩy ra khỏi máy, đất có thể được cắt thành những hình dạng cần thiết hoặc ủ trong kho 7 10 ngày hoặc lâu hơn nhằm tăng độ đồng nhất, rồi dùng tạo hình những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và hình dạng phức tạp hơn. Thường dùng sản xuất gạch ống, gạch có lỗ, ngói lợp, gạch lát nền, ống nước, sứ cách điện, bugi,… 3.Phương pháp ép • Từ hỗn hợp bột khô hoặc hơi ẩm (4  15% nước) • Từ bùn dẻo (15  25% nước; 3  15MPa) • Ép nóng • Thổi ép hoặc ép rung • Tạo hình bằng sóng áp suất Tạo hình với độ ẩm mộc ít hơn Thường dùng với các sản phẩm dạng phẳng, đều, chiều cao thấp. Để làm lực ép trong mẫu đồng đều hơn, người ta dùng phương pháp ép hai cấp. Áp lực ép được tạo từ hai phía đồng thời nhờ vậy giảm chênh lệch về áp lực trong mẫu ép. Câu 2. Cấu trúc của đất sét, giải thích tính dẻo của đất sét? Cấu trúc của đất sét Đất sét: tên chung chỉ nguyên liệu Gồm các khoáng Alumosilicat ngậm nước có cấu trúc lớp với độ phân tán cao, Trong đất sét rất nhiều khóang, gọi chung là các khóang sét, cung cấp đồng thời SiO2 và Al2O.  Các khoáng chính thường có trong đất sét 1. Caolinhit: Al2(SiO5) (OH)4

Trang 1

Cấu trúc đề thi môn vật liệu silicat

Câu 1, lý thuyết: 2d

Câu 2, lý thuyết: 2d

Câu 3, lý thuyết: 1d

Câu 4, bài tập: phổ XRD hoặc SEM, TEM: 1,5 - 2d

Câu 5, bài tập: phổ phân tích nhiệt: 3,5 - 4d

Yêu cầu: trình bày rõ ràng các ý mà đề thi yêu cầu.

Nội dung ôn tập phần lý thuyết:

Câu1 Sơ đồ công nghệ sản xuất gốm sứ

Sơ đồ quy trình sản xuất gốm sứ theo một số công đoạn khác nhau

Các phương pháp tạo hình trong sản xuất gốm sứ? Ưu, nhược điểm từng

p.pháp?

1.Phương pháp tạo hình đổ rót:

Từ huyền phù 40 - 50% nước rót vào khuôn xốp

Từ hỗn hợp với chất kết dính nhiệt dẻo đổ rót nóng hoặc phun

Ưu điểm của phương pháp đổ rót: tạo hình các sản phẩm có hình

dạng phức tạp, mật độ đều

Nhược điểm: Đòi hỏi có diện tích sản xuất lớn ngay cả sản xuất đã

được tự động hóa

Trang 2

2.Phương pháp dẻo

Tạo hình dẻo với độ ẩm 25 - 30% nước hoặc chất tạo dẻo hữu cơ

Đùn (hoặc nén) trên máy, áp suất 1,5 - 3Mpa

Xoay (23 -27% nước): xoay tay hoặc xoay máy

Các sản phẩm gốm được tạo hình dễ dàng nhờ tính dẻo của đất sét Sản phẩm sau khi tạo hình từ phối liệu đất sét dẻo gọi là mộc

Phối liệu phải đồng nhất hóa Mức độ đồng nhất phối liệu tùy theo yêu cầu sản phẩm

Sau khi được đẩy ra khỏi máy, đất có thể được cắt thành những hình dạng cần thiết hoặc ủ trong kho 7 - 10 ngày hoặc lâu hơn nhằm tăng độ đồng nhất, rồi dùng tạo hình những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và hình dạng phức tạp hơn

Thường dùng sản xuất gạch ống, gạch có lỗ, ngói lợp, gạch lát nền, ống nước, sứ cách điện, bugi,…

3.Phương pháp ép

• Từ hỗn hợp bột khô hoặc hơi ẩm (4 15% nước)

• Từ bùn dẻo (15 25% nước; 3 15MPa) 

• Ép nóng

• Thổi ép hoặc ép rung

• Tạo hình bằng sóng áp suất

Tạo hình với độ ẩm mộc ít hơn

Thường dùng với các sản phẩm dạng phẳng, đều, chiều cao thấp

Để làm lực ép trong mẫu đồng đều hơn, người ta dùng phương pháp ép hai cấp Áp lực ép được tạo từ hai phía đồng thời nhờ vậy giảm chênh lệch về áp lực trong mẫu ép

Câu 2 Cấu trúc của đất sét, giải thích tính dẻo của đất sét?

Cấu trúc của đất sét

Đất sét: tên chung chỉ nguyên liệu

Gồm các khoáng Alumo-silicat ngậm nước có cấu trúc lớp với độ phân tán cao,

Trong đất sét rất nhiều khóang, gọi chung là các khóang sét, cung cấp đồng thời SiO2 và Al2O.

1 Caolinhit: Al2(SiO5) (OH)4

Trang 3

2 Montmorillonit: Al2(SiO5) (OH)4 2H2O

3 Halloysit: Al1,67 {(Na, Mg)0,33} (SiO5)2 (OH)2

4 Pirophilip: Al2(SiO5)2 (OH)2

5 illit hay khoáng sét chứa mica (ngậm nước) Al2-xMgxK1-x-y(Si1,5yAl0,5+yO5)2 (OH)2

Giải thích tính dẻo của đất sét

Khi trộn với nước với những hàm lượng khác nhau, tchất của hhợp rất khác nhau (ít dẻo, rất dẻo, chảy dẻo, chảy thành dòng liên tục) Đặc tính đó gọi là độ dẻo

•Độ dẻo của hỗn hợp là do các hiện tượng chính sau:

-Khả năng trượt lên nhau của các hạt sét có hình dạng và kích thước khác nhau Khả năng trượt lên nhau càng dễ khi các hạt sét hấp thụ đủ nước

-Hiện tượng dính kết các hạt sét với nhau thành một khối

•Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dẻo:

-Độ lớn và hình dạng hạt sét: càng mịn, độ dẻo càng cao, sét dạng sợi hay dạng ống, dạng vảy nhiều góc cạnh có độ dẻo lớn

-Cấu trúc khoáng sét

-Sức căng bề mặt của nước

-Khoảng trao đổi cation, pH môi trường

Độ dẻo của đất sét tự nhiên phụ thuộc vào những hạt có kích thước nhỏ Có thể xếp thuộc tính dẻo một cách tương đối các khoáng sét theo thứ tự sau:

flint < illite < nontronite < hectorite < kaolinite < montmorillonite

Khoáng có khả năng trao đổi cation cao có tính dẻo cao nhưng dễ bị thay đổi (không ổn định) khi thay đổi môi trường cation

Câu 3.Thủy tinh là gì? Các đặc điểm của Thủy tinh? Các giả thuyết về cấu trúc thủy tinh?

Thủy tinh là gì có rất nhiều định nghĩa về thủy tinh

* Thủy tinh là chất rắn vô định hình, trong đó không có trật tự xa và không

có sự lặp lại tuần hoàn trong cách sắp xếp các nguyên tử

* Thủy tinh là một sản phẩm vô cơ nóng chảy được làm nguội đến trạng thái rắn mà không qua giai đoạn kết tinh (theo ASTM)

* Thủy tinh là những vật thể vô định hình, có thể thu nhận được bằng cách làm nguội chất nấu chảy không phụ thuộc vào thành phần hóa và vùng nhiệt độ

Trang 4

đóng rắn, có đặc trưng bằng sự tăng các tính chất cơ học của vật thể rắn khi tăng

từ từ độ nhớt; Quá trình chuyển từ trạng thái lỏng sang thủy tinh là một quá trình thuận nghịch (theo Hội đồng về từ ngữ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ)

Các đặc điểm của thủy tinh?

1.Tính đẳng hướng: giá trị của các tính chất không phụ thuộc vào hướng đo.

Đặc trưng này xác nhận cấu trúc khác biệt của thủy tinh so với các vật liệu khác

2 Trạng thái thủy tinh của chất bao giờ cũng chứa một nội năng lớn hơn nội

năng của chất đó ở trạng thái tinh thể.

3 Quá trình chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái thủy tinh (rắn) diễn ra

trong một khoảng nhiệt độ khá rộng

+ Khi chuyển từ trạng thái nóng chảy sang rắn, trong các tinh thể có sự tăng nhanh độ nhớt tại nhiệt độ kết tinh và có bước chuyển nhảy vọt sang trạng thái rắn + Ngược lại các khối thủy tinh nóng chảy khi hạ nhiệt độ thì độ nhớt ngày càng tăng và cuối cùng trở thành một khối rắn cơ học

4 Các tính chất vật lý của thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nóng chảy

(lỏng) đến rắn thay đổi liên tục.

Các giả thuyết về cấu trúc thủy tinh?

Có 4 thuyết chính:

1-Thuyết cấu trúc vi tinh

của Lêbêđép.

2-Thuyết cấu trúc nhóm

3- Thuyết cấu trúc polymer.

4-Thuyết cấu trúc liên tục, VĐH của Zachariasen

Thuyết cấu trúc vi tinh của Lêbêđép

Thủy tinh silicat là tập hợp của các tinh thể có độ phân tán cao(vi tinh thể) trong đó chủ yếu là vi tinh thể thạch anh Sự biến đổi tính chất bất thường của thủy tinh xảy ra ở khoảng 450-6000C có liên quan đên sự biến đổi của thạch anh từ dạng thù hình dạngα sang β Ðây là đặc trưng vốn có cho thủy tinh có thành phần bất kỳ và có liên hệ với sự bắt đầu hóa mềm của thủy tinh

Giả thuyết cấu trúc nhóm

Thủy tinh ko phải là 1 hệ hoàn toàn đồng nhất mà gồm những hệ vi dị thể với nhau

Trang 5

Giả thuyết cấu trúc polymer

Thủy tinh là polymer vô cơ

Tương tự như Polymer, hai nhóm tính chất:

Nhóm t/c phụ thuộc mạch Polymer: Độ dài và độ bền vững của cấu trúc sợi,tính lưỡng chiết,ko có điểm nóng chảy xác định , khi chảy tạo hỗn hợp lỏng có độ nhớt cao…

Nhóm phụ thuộc các ion biến tính: Tính dẫn điện, độ bền hóa và độ bền cơ…

Giả thuyết Zachariasen – Worren

Các nguyên tử ở trạng thái thủy tinh hay tinh thể đều tạo thành từ những mạng 3 chiều liên tục Trong t.tinh các nguyên tử sắp xếp không đối xứng và không tuần hoàn (không lặp lại cấu trúc) nên nội năng cao hơn

Worren phát triển thêm khi đưa ra khái niệm về cấu trúc của các loại thủy tinh hai và ba cấu tử Cấu trúc khung cũng với đơn vị cơ bản là SiO44- nhưng không theo một đối xứng nào cả Các ion Na+, Ca2+ nằm ở khoảng giữa những tứ diện này một cách ngẫu nhiên Những khác biệt giữa cấu trúc thủy tinh và tinh thể: -Trong tinh thể khung [SiO4] được xây dựng theo quy luật đối xứng chặt chẽ, còn trong thủy tinh thì ko

-Trong tinh thể, các ion kim loại sẽ chiếm vị trí xác định trong mạng, còn trong thủy tinh chúng phân bố ngẫu nhiên

-Trong tinh thể ngoại trừ pha tinh thể có thành phần thay đổi, các cấu tử ban đầu có thành phần mol tỉ lệ với nhau theo những số đơn giản; còn trong thủy tinh các oxit có thể hòa hợp với nhau theo bất kỳ tỉ lệ nào

Thuyết cấu trúc tinh thể:

Thủy tinh silicat là hợp thể của các tinh thể có độ phân tán lớn, trong đó đa

số là tinh thể thạch anh

4, Kỹ thuật phủ men và màu cho gốm sứ? Có các loại men và màu nào?

Có các loại men và màu nào?

Các loại men:

(Theo slide cô)

1 Theo cấu trúc pha :

· Men có cấu trúc một pha thủy tinh

Trang 6

· Lớp men thủy tinh có cấu trúc lớp lỏng (thiên tích)

· Men có pha tinh thể

· Men có cấu trúc tinh thể (xitan)

2 Theo cách chế tạo :

· Men sống hoặc men nguyên liệu

· Men chín hoặc men frit

· Men tự tạo

3 Theo cảm quan:

· Men trong

(Theo file word cô gửi)

* Phân loại theo thành phần

1 Men chì: Có chứa Bo và Không chứa Bo.

2 Men ko chứa chì :- Có chứa Bo.

- Không chứa Bo: Men kiềm (hàm lượng cao)

Men ít kiềm (men sứ)

* Phân loại theo cách sản xuất:

1 Men sống.

2 Men frit.

3 Men muối: men được tạo thành do các chất bay hơi bám lên bề mặt sản

phẩm tạo lớp men

Thường dùng trong c/nghiệp sành dạng đá để tạo men trên các lọ hoa, trang trí s/phẩm, tăng độ bền hóa cho dụng cụ bền hóa, bình đựng axit, sứ vệ sinh, ống dẫn, bình đựng rượu, men muối khó chảy và bền không khí

4 Men tự tạo: phối liệu trong quá trình nung hình thành trên bề mặt sản

phẩm một lớp men nhẵn và bóng.[Men khử, men Luster: sản xuất theo men sống

và frit]

* Phân loại theo phạm vi nhiệt độ nung

Trang 7

1 Men khó chảy:

Có nhiệt độ nóng chảy cao (1250 – 1450 0C), độ nhớt lớn, thường là men kiềm thổ, men tràng thạch, đá vôi Chứa nhiều SiO2 và kiềm thấp

Nguyên liệu thường dùng: quartz, tràng thạch, đá vôi, đá phấn, dolomit, talc, cao lanh, đất sét…không tan trong nước → men sống

Dùng tráng sản phẩm sứ, sành mịn

- Nhiệt độ thấp (<1250 0C), độ nhớt khi nóng chảy nhỏ

- Thành phần chứa ít SiO2, nhiều kiềm vá các oxit kim loại khác

- Có thể chứa chì hoặc không chì

- Nếu trong thành phần men chứa các hợp chất dễ chảy có khả năng hòa tan lớn trong nước hoặc độc phải frit hóa

Men frit có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn men sống 60 – 800C nhưng dễ lắng, cần đưa thêm đất sét, cao lanh chưa nung để chống lắng và triệt tiêu kiềm tự do

Có các loại màu nào?

Màu cho xương:

Được trộn với thành phần phối liệu của xương để tạo màu

Màu cho xương phải bền nhiệt vì vậy dãy màu cho xương thường bị giới hạn

do đa số xương chỉ tốt khi nung ở nhiệt độ cao

Sau khi nung xương thường mờ hay hơi mờ nên có thể tráng lên nó một lớp men trong để làm nổi trội màu cho xương nếu cần

Màu dưới men:

Màu dưới men là hỗn hợp của một hay nhiều oxit kim loại được trộn lẫn và nung ở nhiệt độ thích hợp

Để sử dụng màu dưới men người ta thường dùng cách: phun, vẽ, in, in lụa hay dán decal Khi sử dụng có thể pha thêm với một số dung dịch (dung dịch này tuỳ thuộc vào từng màu và từng phương pháp vẽ) rồi được vẽ lên trên xương trước khi đưa lên nó một lớp men Màu sau khi đưa lên xương phải được làm khô trước khi đưa men lên nó (trong nhiều trường hợp phải nung xương sau khi vẽ màu để loại bỏ các chất dễ bay hơi

Dãy màu của màu dưới men khá rộng mặc dù bị giới hạn bởi nhiệt độ nung

có khi quá cao Lớp men bên ngoài phải lươn không màu và trong suốt

Màu trên men:

Màu trên men cũng là hỗn hợp của một hay nhiều oxit kim loại được trộn lẫn và nung ở nhiệt độ thích hợp, nhưng khác nhau ở chổ là chúng được vẽ lên một lớp men đã được tráng và nung nên cần phải có thêm những chất hỗ trợ để

Trang 8

nó chìm vào trong men khi xử lý lại ở nhiệt độ thấp hơn (để chống màu bị hỏng cần làm khô trước khi đem đi xử lý nhiệt

Do màu trên men sử dụng nhiều ở khoảng nhiệt độ thấp nên dãy màu của

nó khá rộng

Frit màu:

Frit màu là hỗn hợp giữa men và màu được nung nóng và làm nguội nhanh

và đem nghiền Khi sử dụng chúng được chuẩn bị giống như men màu

5.Sơ đồ công nghê tạo thủy tinh?

6, Thành phần của clinke sau khi nung? Tại sao phải hạn chế tối đa lượng MgO và CaO tự do?

Thành phần của clinke sau khi nung

Clinker ra khỏi lò nung có dạng cục sỏi nhỏ với thành phần hóa như sau:

CaO: 62 – 67%,

SiO2: 20 – 24%,

Al2O3: 4 – 7%, Fe2O3: 2 – 5%

Và trong thành phần clinker luôn có những tạp chất

Để đảm bảo tính chất cần thiết của XM, các ôxít tạp chất phải nằm trong giới hạn cho phép, ví dụ:

MgO ≤ 5% ,

TiO2 ≤ 0,3 %,

Mn2O3 ≤ 1,5 %,

R2O ≤ 1,5 % (tính theo Na2O) SO3:0,1 – 1,5%

P2O5: 0 – 1,5%

Thành phần pha (các loại khoáng và pha thủy tinh)

C3S: 40 – 60% (khoáng alít: 3CaO.SiO2),

C2S: 15 – 35% ( khoáng belít: 2CaO.SiO2),

C3A: 4 – 14% ( tri-canxi aluminát: 3CaO.Al2O3),

C4AF: 10 – 18% (alumo-ferít canxi: 4CaO.Al2O3.Fe2O3)

Pha thủy tinh (15-25%), các khoáng khác như như các sunfát kiềm (K,Na)2SO4, CaSO4, aluminát kiềm (K,Na)2.8CaO.3Al2O3, alumo manganát canxi

4CaO.Al2O3.Mn2O3 và một lượng ôxít tự do, chưa phản ứng hết trong quá trình nung luyện Trong số đó, không mong muốn nhất là CaO (khống chế 1 – 2%) và MgO tự do, càng ít càng tốt (bé hơn 4 – 6%, tùy tiêu chuẩn mỗi quốc gia)

Tại sao phải hạn chế tối đa lượng MgO và CaO tự do?

CaO: Lượng vôi tự do trong XMP càng ít càng tốt, thường khống chế còn 1 – 2 %.

Do đã nung luyện ở nhiệt độ cao, ở dạng khoáng bền hoặc bị bao bọc bởi lớp thủy tinh trong clinker, lượng vôi tự do trong clinker XMP phản ứng rất chậm với nước:

CaOtd + H2O = Ca(OH)2

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt, dãn nở thể tích xảy ra khi XM đã đóng rắn gây nứt

vỡ kết cấu xây dựng, hơn nữa sp phản ứng dễ tan, làm khối đá XM dễ bị ăn mòn

MgO:

Lượng MgOtd cần khống chế ở mức thấp nhất (<4-6%)

Trang 9

MgO không tạo khoáng cần thiết trong XM, phản ứng thủy hóa MgOtd (dạng periclaz) chậm hơn thủy hóa CaOtd rất nhiều:

MgOtd + H2O = Mg(OH)2 thể tích riêng Mg(OH)2 lớn hơn thể tích riêng MgO nhiều nên dãn nở thể tích trong khối XM rất mạnh Các quá trình xảy ra khi khối đá XM đã rắn chắc, làm cấu kiện xây dựng dễ nứt vỡ

Câu 7 Các phương pháp sản xuất xi măng? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp?

Có 3 phương pháp chính sản xuất XMP

Phương pháp ướt

Phương pháp khô

Phương pháp bán khô

Phương pháp ướt với thiết bị lò quay

Phương pháp ướt chỉ còn áp dụng khi nguyên liệu khai thác ban đầu có độ

ẩm rất cao, nguyên liệu cung cấp CaO không cứng, dễ tạo huyền phù khi nghiền ướt (đất sét từ sông, hồ, đầm lầy; đá vôi từ vỉa ngầm có độ ẩm rất cao)

Phương pháp ướt chỉ tồn tại ở những nhà máy cũ, hoặc trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi về khai thác nguyên liệu

Nhược điểm:

Lò phải dài đủ để mất nước, năng lượng tiêu tốn cao, môi trường không đảm bảo

Ưu điểm:

Cho XM có chất lượng cao do quá trình nghiền ướt cho độ mịn và độ đồng nhất phối liệu cao

Phương pháp khô với thiết bị lò quay

Sản xuất clinker XMP phương pháp khô là phương pháp chủ yếu hiện nay trên thế giới, cũng như ở Việt Nam

Nhược điểm: Trước đây, chất lượng có thấp hơn phương pháp ướt

Ưu điểm: Chiều dài lò quay giảm (còn khoảng 60 –80m), năng lượng tiết kiệm hơn nhiều so với nung clinker bằng phương pháp ướt Vấn đề môi trường cũng được coi là dễ giải quyết hơn

Phương pháp bán khô với thiết bị nung lò đứng (còn gọi là XM lò đứng)

Nhược điểm:C/lượng clinker thấp, kém ổn định, n/suất thấp, ô nhiễm

m/trường

Trang 10

Ưu điểm:

Vốn đầu tư thấp, dễ thay đổi công nghệ, dễ thay đổi chủng loại sản phẩm

Ở Việt Nam, XM lò đứng của các địa phương cho sản lượng khoảng 2,5 – 3 triệu tấn XMP/năm sẽ không được đầu tư tiếp tục

Câu8 Những thông số quan trọng nhất của xi măng? Ý nghĩa, vai trò, yếu tố ảnh hưởng của mỗi thông số? Giải thích ký hiệu PCB50?

Những thông số quan trọng nhất của xi măng

1 Khả năng đóng

rắn

2 Mác xi măng

3 Khối lượng thể

tích

4 Khối lượng riêng

5 Độ mịn bột xi

măng

6 Lượng chất mất

khi nung (MKN)

7 Độ ổn định thể tích

8 Lượng nước tiêu chuẩn

9 Lượng vôi (CaO)

tự do và MgO tự do

10 Nhiệt tỏa ra khi đóng rắn

11 Độ bền hóa

12 Thời gian bảo quản, sử dụng

1 Khả năng đóng rắn:

Ý nghĩa, vai trò:

Là tính chất quan trọng nhất của CKD đối với quá trình thi công

Khi trộn với nước vữa XM có thể biến thành vật thể rắn chắc dạng đá (đá XM) Quá trình bột XMP từ dạng hồ vữa dẻo tạo thành khối đá rắn chắc còn gọi là quá trình đóng rắn hoặc quá trình tạo cường độ của XMP

Xét về mặt thời gian, quá trình tạo cường độ rất lâu dài, không chỉ một vài giờ, một vài ngày mà hàng năm, thậm chí hàng chục năm

Quá trình đóng rắn XMP có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn ninh kết và giai đoạn đóng rắn tiếp tục

2 Mác XM:

Ý nghĩa, vai trò:

Đây là thông số kỹ thuật quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sử dụng của XMP Mác của XM là cường độ chịu nén của mẫu chuẩn làm từ XM , tạo hình theo tỷ lệ khối lượng XM: cát tiêu chuẩn = 1:3 và lượng nước là 0,5; tạo hình và bảo quản trong điều kiện chuẩn (250C, độ ẩm không nhỏ hơn 90%) sau 28 ngày đêm (sau một ngày bảo dưỡng ẩm, 27 ngày ngâm nước)

3.Khối lượng thể tích:

Là khối lượng của một đơn vị thể tích XMP đã nghiền thành bột

Ý nghĩa, vai trò:

Đây là thông số kỹ thuật xác định rất đơn giản nhưng mang tính ứng dụng cao, cho phép đánh giá nhanh chất lượng của XMP

Ngày đăng: 20/12/2014, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w