Chọn vị trí, số lượng và công suất trạm biến áp

Một phần của tài liệu Giáo trình cung cấp điện_Chương 8_Cung cấp điện hầm mỏ doc (Trang 27 - 29)

a) Trực tiếp từ trạm biến áp chính; b) Qua trạm biến áp di động dẫn sâu; c) Với trạm biến áp dẫn sâu gắn ngay trên máy đào.

8.5.3. Chọn vị trí, số lượng và công suất trạm biến áp

Các trạm biến áp chính (TBAC) cung cấp điện cho khu vực mỏ phải được cung cấp ít nhất từ hai nguồn độc lập. Vị trí của trạm biến áp chính được chọn trên cơ sở yêu cầu sau:

- Thuận tiện cho việc bố trí các xuất tuyến của mọi cấp điện áp; - Gần đến mức có thể các tuyến đường vận chuyển của khu vực mỏ; - Không có sự hiện diện trên lãnh thổ kể cả hành lang của các xuất tuyến

trên không các công trình kỹ thuật khác;

- Nằm trong phạm vi giới hạn của khu vực an toàn; - Có khả năng phát triển mở rộng trong tương lai.

Khi lựa chọn vị trí của các trạm biến áp chính cần tính đến đặc điểm của biểu đồ gió, nồng độ bụi bẩn và các khí độc hại v.v.

Khoảng cách tối thiểu từ các thiết bị phân phối của trạm biến áp mở 35110kV đến các nguồn sinh bụi là:

- Đến bãi thải không dưới 100 m;

- Đến các trang thiết bị kỹ thuật khác – 30m.

Phụ thuộc vào sơ đồ chung của hệ thống cung cấp điện ngoài trời, giá trị phụ tải tính toán, vị trí của các điểm tải, việc cung cấp điện của hầm mỏ có thể được thực hiện qua một hoặc hai trạm phân phối chính. Sơ đồ có từ hai trạm phân phối chính trở lên được sử dụng khi:

- Có ít nhất hai nhóm tải công suất lớn hoặc rất lớn; - Sự phát triển của hầm mỏ theo các giai đoạn;

- Trong mọi trường hợp nếu việc áp dụng nhiều trạm phân phối chính có hiệu quả kinh tế.

Việc chọn cấp điện áp cho đường dây cung cấp và cùng với nó là loại trạm phân phối, nhìn chung phụ thuộc vào phụ tải tính toán và cấp điện áp của các nguồn cung cấp.

Ở khoảng cách gần (1,5 3km) đến các nguồn cung cấp và nếu cấp điện áp của đường dây cung cấp (6 hoặc 10 kV) giống với cấp điện áp của mạng phân phối hầm mỏ, thì việc cung cấp điện được thực hiện không cần qua biến áp. Trong trường hợp này TBAC sẽ là trạm phân phối cấp điện cho các thiết bị của các phân xưởng gần ở trên mặt đất.

Ở các trạm biến áp chính thường số lượng máy biến áp được chọn không dưới hai, công suất của mỗi máy bằng 0,650,75 tổng công suất tính toán. Trạm biến áp chính đồng thời cũng có thể là trạm phân phối trung tâm (PPTT). Từ thanh cái 6(10kV) cấp điện trực tiếp đến các thiết bị công suất lớn như thiết bị nâng hạ, máy nén, quạt và các thiết bị khác.

Công suất của máy biến áp động lực được chọn có xét đến tổn thất trong máy biến áp và hệ số dự trữ:

22 2 . tt tt dt nB k k P Q S    (8.8) trong đó:

k - hệ số tính đến tổn thất trong máy biến áp: đối với các máy biến áp công suất dưới 400kVA thì lấy k = 1,07; đối với các máy biến áp công suất trên 400 kVA thì lấy k = 1,05.

Máy biến áp sau khi chọn cần kiểm tra điều kiện làm việc ổn định. Để máy biến áp làm việc ổn định, tổng công suất đặt của các thiết bị mắc vào máy biến áp phải không được vượt quá giá trị giới hạn và giá trị cho phép của phụ tải mắc vào máy biến áp, tức là:

Рn.i Pgh

và Рn.iPcp

Trong đó:

Рn.i – tổng công suất đặt của các thiết bị điện được cung cấp bởi máy biến áp; Pgh – công suất giới hạn của các thiết bị mắc vào trạm biến áp, xác định theo biểu thức: P M n sdM P tb nB gh k S P    (1 ) . cos       (8.9) Trong đó:

P – hệ số, phụ thuộc vào đặc điểm của quá trình công nghệ; SnB – công suất định mức của máy biến áp chọn; ksdM– hệ số sử dụng của thiết bị điện lớn nhất; Рn.M – công suất của thiết bị lớn nhất; сostb – hệ số công suất trung bình của nhóm thiết bị.

Pcp – công suất cho phép của các thiết bị mắc vào trạm biến áp, có xét đến điều kiện vi khí hậu, xác định theo biểu thức:

P M M n sdM P tb nB kh cp k S k P    (1 ) . cos        (8.10) Trong đó:

kкh – hệ số tính đến ảnh hưởng của vi khí hậu, có thể lấy bằng kкh = 1,12.

Một phần của tài liệu Giáo trình cung cấp điện_Chương 8_Cung cấp điện hầm mỏ doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)