a) Trực tiếp từ trạm biến áp chính; b) Qua trạm biến áp di động dẫn sâu; c) Với trạm biến áp dẫn sâu gắn ngay trên máy đào.
8.5.1. Khái quát chung
Việc lựa chọn sơ đồ cung cấp điện cho các thiết bị dưới hầm lò phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố:
- Công suất và vị trí của các thiết bị điện dưới hầm và trên mặt đất;
- Chiều sâu của hầm lò, kích thước của khoảng làm việc, hệ thống khai thác, độ xa của các vỉa tầng so với sân giếng của hầm lò (nguồn cung cấp chính);
- Phương pháp mở vỉa và số lượng vỉa tầng khai thác; - Điện áp cung cấp cho các thiết bị trong hầm lò;
- Số lượng và công suất các thiết bị dùng điện và loại phương tiện vận chuyển trong hầm lò;
- Điện áp trên thanh cái trạm biến áp của hệ thống điện quốc gia gần vùng mỏ v.v.
Các trạm biến áp phân phối chủ yếu được chọn loại hợp bộ. Mạng điện cung cấp và phân phối tạm thời được xây dựng bằng các đường cáp với tiết diện chọn theo dòng điện đốt nóng có xét đến điều kiện đặt cáp. Việc lựa chọn sơ đồ cung cấp điện trong nhà và ngoài trời phụ thuộc vào yêu cầu độ tin cậy, liên quan đến loại phụ tải (loại I, II và III). Bài toán lựa chọn sơ đồ cung cấp điện được thực hiện theo các điều kiện sau:
- Ở chế độ bình thường tất cả các đường dây và máy biến áp phải ở trạng thái làm việc;
- Ưu tiên cho các sơ đồ đường trục;
- Mỗi đường trục cấp cho tối đa hai trạm biến áp công suất 1600 kVA, hoặc ba trạm biến áp công suất 1000 kVA, hoặc bốn trạm biến áp công suất dưới 1000kVA.
- Cung cấp điện cho phụ tải loại I và loại II phải được thực hiện từ các trạm biến áp hai máy, việc cung cấp điện cho các trạm biến áp phải được bố trí với hai đường dây từ các nguồn độc lập. Ở chế độ bình
thường cả hai máy biến áp đều ở trạng thái đóng và làm việc độc lập. Công suất của mỗi máy biến áp phải đáp ứng đủ nhu cầu của tông phụ tải loại I và II.
- Nên lựa chọn các máy biến áp cùng công suất;
Không nên dùng cấp ngầm, mà áp dụng phương pháp treo trên thành tường, hoặc dải dọc theo các đường kênh dẫn.