TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII

74 101 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII

TÌM HIỂU KINH TẾ NGO ẠI THƯƠNG VIỆT N AM TRONG CÁC THẾ KỈ XI -XVIII “Trong chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, cơ sở vật chất của xã hội dựa vào kinh tế nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, địa tô phong kiến là nguồn sống, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước phong kiến. Vì vậy, các triều đại phong kiến khi nắm quyền luôn phải có chính sách “trọng nông”, “khuyến nông”, tu sửa đê điều, mở mang thủy lợi, phát triển khai hoang… Đặc biệt, theo quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, hiện tượng bỏ “nghề gốc” (nghề nông) theo “nghề ngọn”(nghề buôn) sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tô thuế từ ruộng đất, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân sẽ có thể đe dọa ngai vàng . Nghề buôn, người đi buôn…do vậy thường bị xem thường, bị khinh miệt.” Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh - Trang 3 - Năm 2009. (Khái quát Lịch Sử ngoại thương Việt Nam) “1.Thời dựng nước (Hùng Vương – An Dương Vương): Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Những hoạt động trao đổi hàng hóa đầu tiên giữa nước ta với Trung Quốc có từ trước công nguyên (thời Đường(2357-2258 TCN): Sách Cương mục tiền tiền biên của Lý Kim Tường chép rằng: “ Năm Mậu Thân thứ năm đời Đường Nghiêu, Việt thị thường sang chầu, dâng con r ù a thần. Lời chua- Rùa thần: Theo thông chí của Trịnh Tiều, về đời Đào Đường, phương NamViệt thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình có hơn ba thước, trên có chữ văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy lịch (Lịch Rùa)”. 1 1 Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục(tập 1), Nxb Giáo dục,năm 1998, trang 77 . Sử Trung Quốc chép : Năm Tân Mão thứ sáu (1110 TCN) đời Thành Vương nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có Việt Thường thị qua ba lần sứ dịch, sang dâng chim trĩ trắng. Chu Công nói:” Đức Trạch chưa thấm khắp đến phương xa, người quân tử không nhận đồ lễ ra mắt; chính lệnh chưa ban ra tới người quân tử chưa bắt người ta thuần phục”. Theo lời người thông dịch, sứ giả muốn nói: “Ông già trong nước chúng tôi có nói: Trời mưa không dầm gió dữ và biển không nổi sóng đã ba năm nay, ý chừng Trung Quốc, có thánh nhân chăng? Vì thế chúng tôi sang chầu”. Chu Công đem dâng lễ vật lên nhà tôn miếu. Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho 5 cỗ xe biền đều làm theo lối chỉ Nam. Sứ giả theo xe ấy theo ven biển về nước Phù Nam, Lâm Ấp, vừa một năm mới về đến nước 2 . Đinh Tỵ, năm thứ 24 (184TCN)( Hán Cao Hậu năm thứ tư) Nhà nước cấm nước Nam Việt mua đồ sắt ở cửa quan. Vua nói: “ Khi Cao Đế lên ngôi, ta cùng thông sứ chung đồ dùng. Nay Cao Hậu nghe lời dèm pha, phân biệt đồ dùng Hán Việt. Việc này tất là mưu kế của Trường Sa Vương muốn dựa y đức của nhà Hán mưu lấy nước ta làm vua cả, tự làm công cho mình.” 3 Năm Mậu Ngọ (183TCN) (Triệu Vũ Vương năm thứ 25,Hán Cao Hậu năm thứ 5). Mùa xuân, Triệu Vương Đà tự xưng là hoàng đế, đem quân đánh Trường Sa. Bấy giờ Lữ Hâu nhà Hán không cho bán đồ sắt ở cửa quan ải Nam Việt. Triệu Vương nghe tin nói: Hồi Cao Đế làm vua, ta vẫn cho sứ giả thông hảo hai nước cùng trao đổi đồ vật. Bấy giờ Lữ Hậu nghe tin bầy tôi gièm pha, chia rẽ Hán với Việt làm ngăn cách việc trao đổi đồ vật…” 4 . Như vậy, ngay từ trước công nguyên người Việt cổ đã chủ động tiến hành các hoạt động giao hảo với các dân tộc xung quanh và xa như Trung Quốc, và từ đó những hoạt động ngoại thương đầu tiên cũng hình thành. Khoảng năm 210 TCN, khi Tần Thủy Hoàng chết, đế chế Tần suy yếu, lợi dụng cơ hội đó Nhâm 2 Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (tập 1),Sđd, trang 77 - 78. 3 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, trang 73 (Bản dịch của Cao Huy Giu). 4 Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (tập 1),Sđd, trang 92. Ngao và Triệu Đà chiếm Nam Hải, xây dựng một vương quốc riêng chống lại nhà Tần thì đã có hoạt động buôn bán thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa. 2. Ngoại thương Việt Nam thời Bắc Thuộc: a. Với Trung Quốc: Theo Phan Lạc Tuyên, trên thực tế Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc và nhiều nền văn minh (như một số đông nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận định). Cũng có ý kiến khác đánh giá Việt Nam là ngã tư đường của giao lưu quốc tế với Đông Nam Á và châu Á. Từ lâu rồi, trước công nguyên, Việt Nam từng là vùng đất dừng chân hay là trạm trung chuyển cho các thương nhân ở vùng biển Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ tới, hoặc họ có thương điếm ở đây hoặc họ dừng chân nghỉ ngơi, mua thêm hàng hóa đi tiếp tơi Trung Quốc và Nhật Bản. Được nhắc đến nhiều vào lúc đó là Luy Lâu là nơi đóng thủ phủ của Thái thú Trung Quốc (năm 203 đổi là Giao Châu), ở vào vị trí huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (Bắc Bộ ngày nay). Vào những thế kỉ đầu công nguyên do vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu bằng đường bộ, đường sông và đường biển và là trung tâm hành chính và kinh tế nên nơi đây những nhà buôn từ Ấn Độ, Trung Á hay xa hơn nữa đã tới buôn bán. Đồng thời tại đây họ tìm đầu mối để đi Trung Quốc hay những những thương nhân Trung Quốc liên hệ để đi tới vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và Địa Trung Hải. Do đấy những tăng lữ Phật giáo cũng chọn Luy Lâu làm nơi dừng chân truyền đạo” 5 . Ngoài Luy Lâu, còn có Long Biên (thuộc Hà Bắc), Tư Phố, Lạch Trường( thuộc Thanh Hóa) là những trung tâm chính trị, kiêm buôn bán thời này. Để đạt được mục đích vận chuyển thuế khóa, vật cống, chính quyền đô hộ lo sửa đắp đường sá liên lạc giữa các miền cũng như giữa nước ta với Trung Quốc. Cửu Chân, Nhật Nam và Giao Chỉ từ thời Hán đã liên lạc thông thương với nhau. Cuối thế kỉ I, con đường dọc sông Thương sang Trung Quốc được xây đắp. Những 5 Theo Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước công nguyên- Thế kỉ X I X),Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa Đông Nam Á, trang 27 . con đường này được lợi dụng làm đường buôn bán giữa các quận và giữa nước ta với Trung Quốc. Giao Chỉ là nơi có nền nông nghiệp và thương nghiệp phát triển nên là trung tâm trao đổi của dân buôn ở Cửu Chân và Hợp Phố. Gạo Cửu Chân được đưa sang Hợp Phố để đổi lấy ngọc trai. Hương liệu quí của Cửu Chân, Nhật Nam cũng được đưa ra Giao Chỉ để chuyễn ra nước ngoài. 6 Các con đường buôn bán chính trongngoài nước đều do người Hoa nắm giữ. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền việc mua bán muối và sắt. Các đồng tiền cổ Trung Quốc cũng được lưu hành như đồng tiền bán lạng thời Tần, thời Cao Hậu… vàng và bạc cũng được dùng làm tiền. 7 Tuy vậy, dưới thời Bắc thuộc nền kinh tế Việt Nam vừa được thúc đẩy, vừa bị kìm hãm (do tiếp xúc với một nền văn minh cao hơn nhưng lại bị bóc lột nặng nề). Với những sản vật quý được ưa chuộng ở nhiều nước nên Việt Nam trở thành nơi ghé chân của các thương thuyền Trung Quốc đi phương xa và dần trở thành một thị trường với hai mục đích: Một là, để các lái buôn Trung Quốc đến bán hàng và mua hàng đi xa; Hai là, để các lái buôn Trung Quốc bán hàng của họ, mua của ta về nước họ hay buôn bán làm giàu tại chỗ. Ngoại thương Việt Nam phát triển là do sự lệ thuộc vào Trung Quốc và sự phát triển của nền sản xuất trong nước. Nhưng “trong suốt một ngàn năm chống ách thống trị Trung Hoa người Việt Nam không đúc tiền mà dùng tiền của bọn đô hộ. Điều đó cho thấy nền kinh tế hàng hóa ở nước ta lúc đó chỉ mới bắt đầu phát triển và chưa đòi hỏi đến mức phải có một thứ hàng hóa đặc biệt là tiền” 8 . b. Với các nước Đông Nam Á, và các nước trong khu v ự c: Khu vực Đông Nam Á đã có giao dịch từ những thế kỉ trước công nguyên với Việt Nam, chủ yếu và quan trọng hơn cả là bằng con đường Hồ Tiêu, con đường biển mà các thuyền có nhiều điều kiện thuận lợi trong những đợt gió mùa hàng năm có định kì. Những thương nhân Ấn Độ, Cey lan, Java và cả người Arabe đã tới Giao Chỉ (và sau này là Giao Châu) để buôn bán. Họ không muốn vất vả để 6 Theo Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam ( Trước thế kỉ VI. Q1, Tập1), Nxb Gíao dục, TP. Hồ Ch í Minh, 1976, trang 168- 169. 7 Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003, trang 36 . 8 Theo Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1992, trang 303 . đi tới các thương điếm xa hơn Trung Quốc, bởi lẽ hàng hóa ở đó không có gì độc đáo bằng đất Giao Chỉ (sau này là Giao Châu) để buôn bán. Và họ cũng dùng những thương điếm đặt ở đất Giao Chỉ, chỉ để đưa hàng vào đất Trung Quốc bằng cách sử dụng những dòng sông nội địa. Họ cũng có thể dùng những thương điếm đặt tại Giao Chỉ (sau này là Giao Châu) tích chứa hàng hóa để những lái buôn đem sang Trung Quốc hay dùng những thương điếm là nơi tiêu thụ hàng hóa địa phương, gom góp và đôi khi có thể chế biến (da thú quý, quế…) để chuẩn bị đem đi xa cho khỏi hư hỏng.Mối bang giao chính trị thơì đó chưa rõ nét bằng những mối giao lưu về thương mại và tôn giáo. Có nhiều lý do nhưng có thể lý do chính là từ những thế kỉ đầu công nguyên đến thế kỉ thử X, Việt Nam lúc đó nằm dưới sự đô hộ của triều đình Trung Quốc. Cũng nên nhắc lại rằng, nói đến Việt Nam thời trước thế kỉ XV ngược lại cho đến những thế kỉ đầu công nguyên là phải kể đến vương quốc cổ Phù Nam (Founan) tồn tại từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ thứ VI vương quốc này đã bị Chân Lạ p thôn tính và sau đó mang tên Thủy Chân Lạp. Ngoài ra, vương quốc cổ Champa đã tồn tại từ năm 192 với quốc hiệu đầu tiên là Lâm Ấp (Lin Yi) cho đến thế kỉ XVIII mới trở thành một vùng đất của Việt Nam. Tất nhiên là trước khi hòa nhập vào Việt Nam với vị trí là những vương quốc, những quốc gia cổ này đã có sự bang giao với Đông Nam Á và thế giới ngoại vi, nhất là với Ấn Độ. Đồng thời rất có thể là mối bang giao giữa Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Champa đã có những thời chặt chẽ với Việt Nam. Việc giao lưu giữa Việt Nam với Đông Nam Á và vùng ngoại vi ở những thế kỉ trước và sau công nguyên chủ yếu là việc buôn bán giữa các quốc gia vùng Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ với các quốc gia ở vùng Đông Dương như tên gọi ngày nay. Các quốc gia ở Đông Dương do địa lý thiên nhiên nên là nơi sản xuất sản phẩm quý hiếm đối với thị trường thời đó: hồ tiêu, nam, trầm hương, vàng ngọc, đá quý, yến sào (tổ chim yến), các loại gỗ, giác, da hổ, báo, đồi mồi và các loài thú, chim trĩ nói chung là những thứ hàng cần thiết mà những khu vực khác không có hay hiếm. Phải kể đến cả những loại vải, lụa dệt bằng tơ, sợi, những loại trái cây của vùng nhiệt đới, á nhiệt đới: lệ chi (vải), long nhãn…Đồng thời những thương nhân từ phía Tây tới đã mang theo trên những con thuyền viễn dương của mình hàng hóa sản xuất của nước họ: đồ trang sức bằng vàng, đồ pha lê, các loại vũ khí và áo giáp chế tạo với thuật tinh xảo và rất có thể những vật dụng dùng cho tầng lớp quý tộc và vua chúa. Trước công nguyên sự giao lưu giữa bán đảo Đông Dương, trong đó có Việt Nam đã phát triển. Căn cứ vào những tư liệu, thư tịch cổ, người ta có thể biết rõ ràng điều này. Nhà địa dư học Ai Cập gốc La Mã Claudius Ptolesmee đã viết trong bộ Geographica vào khoảng cuối thế kỉ II những giao lưu giữa La Mã và vùng Đông Nam Á với những địa danh mà nhiều nhà nghiên cứu đang cố gắng giải mã nhưng cũng chưa thể khẳng định cụ thể xem đó là vùng nào hiện nay. Đây là một vài ví dụ: Claudius Ptolemee đã viết tên những vùng đất hay thương điếm (Comptoir Commercial) mà những thương nhân La Mã (Romain) đã ghé vào (không liệt kê những địa danh liên hệ đến những khu vực ngoài địa giới Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Champa, Việt Nam) được các nhà nghiên cứu nói đến trong các công trình nghiên cứu: Claudius Ptolemee nhắc đến thương điếm ở vùng đảo Satyres, vùng đất Sinai, địa danh, Daonas, Kottiaris, Thinai, Kattigara và những danh khác thuộc. Đông Nam Á. Những nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên việc nhiên việc nêu r õ những ý kiến cho chúng ta thấy được trên nét khái quát về sự giao lưu đã có của Tây Phương và Đông Nam Á trong đó có khu vực Đông Dương. Về địa danh đảo Statyres nhà khảo cổ học Louis Malleret đưa ra giả thuyết đó là nhóm đảo Hòn Me, Hòn Sóc, Hòn Đất ở gần Rạch Gía. Địa danh Daonas nhà nghiên cứu Wilhem Volz cho rằng đó là vùng sông Mê Kông và nhà nghiên cứu, Andre Berthelot cũng đồng ý với nhận định này. Địa danh Seros được nhà nghiên cứu Richard Henning cho là sông Hồng( Sông Cái) nhưng Andre Berthelot lại cho là Quảng Trị. Với địa danh Kottiaris thì Louis Malleret cho là vùng sông Cái Lớn nhưng Albert Hermann cho là vùng sông Mê Kông. Địa danh Thị Nại được Luuis Malleret xác định ở vung ven biển Nam Bộ ngày nay, hoặc ở gần Sài Gòn hoặc ở gần Bà Rịa. Riêng địa danh Kattigara đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa số cho rằng đó thuộc về một nơi nào đó thuộc ven biển Nam Bộ ngày nay. Nhà nghiên cứu Jirlius Klaprow trong cuốn Tableaux historiques de I’ Asie xuất bản tại Paris năm 1826 cho rằng Kattigara là một thương điếm thuộc vùng Vàm sông Mê Kông ở Nam Bộ. Cùng với nhận định là địa danh này ở một nơi nào đó thuộc ven biển Nam Bộ có các nhà nghiên cứu Albert Hermann, Richard Henning, W.M.Stein và Louis Malleret một nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về Việt Nam người đầu tiên nghiên cứu về Óc Eo đã cho rằng Kattigara nằm ở vùng bán đảo Cà Mậu, tuy chưa dám khẳng định đó là Óc Eo. Tuy vậy những hiện vật đã tìm thấy tại Óc Eo được Louis Malleret mô tả trong cuốn L’Archeoloque du Dellta du Mekong,( tome III, Paris 1962) bao gồm nhiều thứ có xuất xứ tại La Mã (Roma) và Trung Cận Đông như đồ trang sức bằng mã não, bằng thủy tinh có màu sắc, đặc biệt là hai tấm mề đay (mesdaille) bằng vàng, một tấm có niên hiệu năm 152 thuộc triều đại Antonin le Pieux và một tấm khác thuộc triều đại Marc Aurele. Ngoài ra, còn một số hoa tai nhẫn bằng vàng có kiểu dáng của nghệ thuật vùng Địa Trung Hải. Nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi trong cuốn L’Asie du Sud. Est( Paris1959) có nhận định về Óc Eo là trong những thế kỉ đầu công nguyên nơi đây là một thương điếm phồn vinh vì vị trí của nó nằm trên đoạn đường giao lưu thương mại giữa phương Tây và Ấn Độ với Trung Quốc mà vào khoảng năm 166, có đoàn thương nhân La Mã đã đi đường biển tới Trung Quốc. Vào khoảng triều đại của hoàng đế Marc Aurele(160) có một phái đoàn của triều đình La Mã được phái đến đi qua đất Giao Chỉ, đi bằng đường biển tới. Những nhà nghiên cứu đã gọi tuyến đường biển t ừ Địa Trung Hải tới Việt Nam và Đông Nam Á thời đó là đường Hồ Tiêu( Ch e m i n des Epices). Nhận xét này không phải là không có lý do. Bởi lẽ nhu cầu của triều đình và quý tộc vùng Địa Trung Hải lúc đó cũng rất cần đến đồ gia vị mà chủ yếu là hồ tiêu, sản phẩm của vùng Đông Nam Á. Ngày nay người ta còn thấy những tên gọi từ thuở đó như Takkola (chợ Hồ Tiêu) hay Narikeladvpa (đảo Dừa) ở vùng Đông Nam Á. Con đường Hồ Tiêu đã mở ra mối bang giao giữa Đông Nam Á với các nước Ấn Độ và phía Tây, theo thư tịch cổ ghi lại thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc đã dùng những con thuyền viễn dương loại lớn có thể chở từ 600 đến 700 người với thuật đóng thuyền rất tinh vi. Những thương nhân Ấn Độ trong việc buôn bán với các dân tộc và các quốc gia vùng Đông Dương và Đông Nam Á trong những thế kỉ trước công nguyên vốn là những người theo đạo Bà La môn (Brahmanisme) thuộc đẳng cấp tăng lữ ( Brahmana) hay quý tộc, võ sĩ (Kasytria) và những người thuộc giới buôn bán tự do( Vaisya). Cũng rất có thể những người thuộc đẳng cấp tăng lữ đi cùng để truyền đạo tại những nơi xa xôi mà sau này những nhà Đông phương học phương Tây gọi là vùng ngoại Ấn ( Inde exterieur) hoặc sau này khi văn minh Ấn Độ đã xâm nhập vào những quốc gia cổ ở Đông Nam Á, họ gọi vùng này là những quốc gia Ấn Độ hóa. Cũng có trường hợp đó là những người thuộc hoàng tộc và quý tộc của những vương triều thuộc nhiều thuộc nhiều tiểu quốc Ấn Độ đi phiêu liêu hoặc chinh phục những vùng đất mới ở Đông Nam Á và cũng đồng thời đi trao đổi và thậm chí cướp bóc hay khai thác tự do những tài nguyên quý hiếm ở địa phương như vàng, đá quý, trầm hương, ngà voi, ngà giác… Quan hệ giữa Phù Nam, Lâm Ấp với Trung Quốc thời này chỉ diễn ra dưới hình thức triều cống. Do những biến động của chính trị nước Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm vào khoảng giữa thế kỉ VI và sau năm 627 TCN sử sách không còn nhắc đến Phù Nam nữa. Trước đó Phù Nam có gửi hai sứ bộ sang cầu cứu nhà Đường vào những năm 616 và 627 nhưng bị khước từ. Sau đó Phù Nam chìm vào lãng quên của lịch sử để nhường cho một quốc gia mới xuất hiện: Chân Lạp tiền thân của Campuchia. Nhìn chung việc buôn bán với nước ngoài, thịnh nhất vẫn là sự giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hàng bán ra chủ yếu là hương liệu, lâm sản quí, vải mịn, gấm, giấy bản loại tốt,đường. Hàng mua vào thì đủ các loại sản phẩm thủ công, nhất là những thứ xa hoa phục vụ bọn quan lại đô hộ. Và tất nhiên, đương thời việc buôn bán với nước ngoài nằm trong tay chính quyền đô hộ. Người đứng ra buôn bán ngoài các quan lại và họ hàng đều là các lái buôn Trung Quốc. Hàng phục vụ chúng rất có hạn. Sự phát triển ngoại thương chủ yếu làm giàu các quan lại đô hộ và do đó chỉ tăng thêm ách lao dịch của nhân dân ta. Ách bóc lột nặng nề càng trở nên nặng nề hơn và đó cũng là lý do khiến bọn thái thú, thứ sử ở nước ta giàu lên một cách nhanh chóng. Nền th ư ơ ng n g hiệp n ư ớ c ta v ốn có truyền th ố ng từ lâu đ ờ i, lẽ ra phải đ ư ợ c phát triển theo qui luật tự nhiên của nó. Nh ư ng nền t h ư ơ ng n g hiệp đó bị n g h ừ n g trệ d ư ớ i ách thống trị v ô cù n g tàn bạo h ơ n m ột n g hàn n ă m của đế quốc phong k iến Tr un g Hoa. Bọn quan lại thống trị đã biến đất nước giàu có của chúng ta thành nơi cung đốn những sản phẩm tự nhiên quý giá như hương liệu, ngà voi, ngọc trai, và bạc…và những đồ mỹ nghệ do thợ thủ công Việt Nam sang tạo ra, để thỏa mãn ngày càng tăng lòng tham vô đáy của chúng. Với chính sách bóc lột kinh tế vô cùng phản động như vậy, nền kinh tế nước nhà hầu như bi nghưng đọng, trong đó nền thương nghiệp hầu như chịu hậu quả to lớn. Thương nghiệp chính là biểu hiện, là thước đo của nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa không tăng đương nhiên thương nghiệp không phát triển. Trong thời Bắc thuộc sản xuất hàng hóa ở nước ta không những không tăng mà còn bị giảm sút, bởi lẽ chỉ có một số nghề thủ công, loại thủ công nào đó được tồn tại để phục vụ nhu cầu xa xỉ của bon quan lại, còn lại sức lao động hầu như bị đẩy lùi về thời kỳ tìm kiếm, hái lượm để cung cấp sản phẩm tự nhiên quý cho chúng. Mọi hoạt động kinh tế lớn đều do bọn quan lại thống trị Trung Hoa khống chế, lũng đoạn. Một nền kinh tế như vậy sẽ không có nhiều sản phẩm dư thừa để biến thành hàng hóa thúc đẩy thương nghiệp tiến lên. “Tình trạng khan hiếm hàng hóa ở nước ta bởi sức lao động bị kìm hãm, bởi sản phẩm lao động bị tận thu vơ vét, bởi quyền lao động và hưởng thụ bị chà đạp chỉ có thể khắc phục được sau khi thoát khỏi ách thống trị tàn khốc của phong kiến Trung Hoa. Điều này đã được thực tế lịch sử từ sau thế kỉ X, nhất là từ thời Lý và tiếp đó là thời Trần chứng minh rõ nét”. 9 9 Phạm Văn Kính (1979),“Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý –Trần”,T/C Nghiên cứu Lịch sử, (số 6), trang 35 . Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI-XVIII – GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh – Trang 13-17 - Năm 2009. “Chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được ấm no, trật tự xã hội được ổn định, nền độc lập dân tộc được củng cố và giữ vững. Đồng thời nó cũng tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, dồi dào, đó là nguồn hàng cho thương nghiệp, tạo khả năng cho thủ công nghiệp có thể thoát ly khỏi nông nghiệp và phát triển mạnh. Mặt khác, việc khai thông hệ thống thủy lợi, sông ngòi kênh rạch cũng cũng tạo điều kiện cho việc chuyên chở hàng hóa giữa các vùng trong nước và thuyền bè các nước có thể đến trao đổi buôn bán dễ dàng. Tuy vậy chính sách trọng nông lại gắn liền với tư tưởng “ức thương”, tư tương coi nghề nông là nghề gốc “dĩ nông vi bản” và buôn bán là “nghề ngọn” luôn chi phối tư tưởng của tầng lớp thống trị và nhân dân. Vì vậy trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội của giai cấp phong kiến luôn lấy nghề nông làm trọng và hết sức hạn chế ngoại thương. Nguyên do là vì kinh tế phong kiến dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sự vững mạnh của chế độ phong kiến là ở chỗ giai cấp thống trị có duy trì được tình trạng nông dân phụ thuộc vào ruộng đất để chúng tiến hành bóc lột tô. Nếu như kinh tế hàng hóa phát triển lớp thương nhân mạnh lên thì đối với chúng có hai điều tai hại: một là số thương nhân sẽ rời bỏ ruộng đất mà chuyên làm nghề thủ công hay buôn bán, như vậy mức tô của phong kiến sẽ không được đảm bảo. Hai là, lớp thương nhân lớn mạnh lên sẽ bóc lột nông dân và thợ thủ công làm giảm “thu hoạch” của giai cấp phong kiến. Nên giai cấp phong kiến chỉ muốn kinh tế hàng hóa phát triển trong chừng mực có thể thỏa mãn nhu cầu mua hàng của chúng. Còn nếu như phát triển quá mức độ ấy đến chỗ trở thành một thực thể chi phối mọi quan hệ sản xuất và phân phối trong nền kinh tế toàn quốc thì sẽ bị giai cấp thống trị phản đối và chống lại. Ngoài ra về mặt chính trị thì nếu như quan hệ thương phẩm hóa tệ phát triển sẽ làm đảo lộn cái trật tự “quốc quân thần, gia phụ tử”, cái trật tự dựa trên cơ sở kinh tế tự cấp, tự túc, dựa [...]... “TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI- XVII I Thời Lý-Trần (Thế kỉ XI- XIV): Trong lịch sử các nhà nước quân chủ Việt Nam nền kinh tế nông nghiệp luôn đóng vai trò chủ đạo Hàng hóa của Đại Việt đưa ra nước ngoài không chỉ bằng con đường buôn bán mà bằng con đường ngoại giao dưới hình thức cống nạp hoặc làm tặng vật, lễ vật của các sứ đoàn Đây cũng là điểm tương đồng của các nước trong khu... lên Sự phát triển của ngoại thương đã tạo điều kiện cho mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và sang đầu thế kỉ XVII, thì mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa Việt Nam nhưng chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã không tạo điều kiện cho nó nảy mầm lên được để nền kinh tế hàng hóa ở Việt Namthể mở rộng ra khỏi khuôn khổ thị trường trong nước.” Đào Thị... văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI- XVIII – GVHD: TS Trần Thị Thanh Thanh - Trang 56-58 - Năm 2009 “Ta có thể rút ra một số đặc điểm của hoạt động ngoại thương thời Lý-Trần: Thứ nhất, các lái buôn nước ngoài đến Đại Việt thường dâng tiến những hàng Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số... trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI- XVIII – GVHD: TS Trần Thị Thanh Thanh – Trang 58-59 - Năm 2009 “II Thời Lê Sơ (Thế kỉ XV): Thời Lê sơ ngoại thương bị hạn chế nhiều Các triều vua Lê đều thi hành một chính sách “bế quan tỏa cảng” Theo Đại Việt sử toàn thư vào năm Đinh Hợi thứ 8 (1467) đời Lê Thánh Tông, có tàu buôn Xi m La đến Trang Vân Đồn dâng tờ... Việt sử toàn thư của Ngô Sĩ 24 Theo Chu Khứ Phi, Lĩnh Nam chích quái ngoại đáp, dẫn theo Theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI- XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 24 25 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm 1968, trang 26 Theo Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế. .. Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI- XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 30-31 35 Dẫn theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỉ XI- XIV), T/C Nghiên cứu lịch sử, số 7, 2007, trang 32 34 Theo Phạm Văn Kính, Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý – Trần, T/C Nghiên... Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI- XVIII – GVHD: TS Trần Thị Thanh Thanh - Trang 35-37 - Năm 2009 “Nhìn chung, ngoại trừ Sài Gòn- Gia Định được hình thành khá muộn dưới thời Pháp thuộc mang dáng dấp của một đô thị quốc tế còn các đô thị khác “ở Việt Nam trong lịch sử mặc dù cũng có những thời kỳ hoạt động trao đổi buôn... Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu Lịch sử, số 13,năm 1960, trang 14-16 17 Theo Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, trang 6 một đường thẳng và một nhịp độ đều đặn nhưng nhìn chung kinh tế hàng hóa ở nước ta vẫn có chiều hướng... về bán Và các lái buôn nước ngoài cũng chỉ nhằm mua vào một số hàng có thể 19 20 Văn Tạo (chủ biên), Đô thị cổ Việt Nam, Sđd, trang 9 Văn Tạo (chủ biên), Đô thị cổ Việt Nam, Sđd, trang 9 đem bán kiếm lời được ở nơi khác (Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Ba-ta-vi-a…)21” Đào Thị Phương Huyền – Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI- XVIII –... trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh: Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỷ XI- XVIII – GVHD: TS Trần Thị Thanh Thanh - Trang 54-56 - Năm 2009 “Nhìn chung, ngoại thương thời Lý -Trần ngày càng phát triển, tình hình buôn bán của Đại Viêt và nước ngoài khá nhộn nhịp Người các nước Trung Quốc, Lộ Hạc, Trà Oa (tức Trảo Oa – đảo Ja-va của nước Indonesia ngày nay), Xi m, Tam Phật Tề (Palempang) đã đến

Ngày đăng: 14/04/2013, 22:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan