Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng gắn liền với lịch
sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa Quá trình phát triển kinh tế là điềukiện và đòi hỏi sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đến lượt mình sự pháttriển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực phát triển kinh tế Định chếtài chính trung gian này cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất trong đó tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm từ 60 – 80% trongtoàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng Hoạt động của ngân hàng chứađựng trong nó nhiều rất nhiều rủi ro, do đó rủi ro từ hoạt động tín dụng là điềukhông thể tránh khỏi Rủi ro tín dụng chiếm tới 90% trong số các loại rủi ro
cơ bản và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng Do tác động của rủi
ro tín dụng đến kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng nên quản trị rủi rotín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, được sự quan tâm chú
ý đặc biệt của các ngân hàng
Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế là đối tượngchủ yếu được các ngân hàng cấp tín dụng Trong bất kì một nền kinh tế nào,doanh nghiệp cũng đóng vai trò là chủ thể lớn Do đó, việc cấp tín dụng chokhách hàng là doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần có sự quản
lí sát sao
Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đềcùng với việc nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại Sở giao
dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện
quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình Chuyên đề tốt nghiệp có kết cấu làm 3 chương:
Trang 2Chương I: Lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng.
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại
Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo –PGS.TS Lê Đức Lữ và ban lãnh đạo Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương
đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Vân
Trang 3
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI
1.1.1 Rủi ro.
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro.
Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh cónhững sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trước được, những tìnhhuống bất ngờ như vậy gọi là rủi ro Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩđến điều không tốt lành hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữuhình hoặc vô hình bất ngờ mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặcchủ quan gây nên
Như vậy: Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người,
đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được.
Tuy khó tìm được một định nghĩa rủi ro hoàn hảo song có thể biết được
rằng rủi ro thường có hai đặc tính sau: Thứ nhất là biên độ rủi ro, là sự thiệthại từ rủi ro gây ra ở mức nào Thứ hai là tần số xuất hiện của rui ro là nhiềuhay ít Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại cũnggánh chịu các rủi ro do các tác động của môi trường vi mô và vĩ mô gây nênnhư các doanh nghiệp khác
1.1.1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Rủi ro của ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau song đều có bản chất chung đó là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàngphải gánh chịu
* Phân chia rủi ro theo các loại tài sản có:
- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh ngân quỹ
- Rủi ro tín dụng
Trang 4- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh chứng khoán.
- Rủi ro trong cho thuê
- Rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng
* Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động có:
1.1.2.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng (hay hoạt động cho vay) là hoạt động chính tạo taphần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động cho vay có thể phân chia làmnhiều loại khác nhau theo tính chất và đối tượng của hoạt động tín dụng Tuynhiên, hoạt động cho vay phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản Ba điều kiện
cơ bản của một hợp đồng cho vay là:
* Thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả hay thời gian đáo hạn của hợpđồng
* Vốn vay phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích
* Về nguyên tắc, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương Hoạt động tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó cómột số tiêu chí chủ yếu sau:
* Phân loại tín dụng dựa theo tiêu chí thời gian:
- Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động
Trang 5- Cho vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cốđịnh như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chónghao mòn.
- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm tài trợ cho công trình xây dựng như nhà,cầu, sân bay, đường,máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sửdụng lâu
* Phân loại tín dụng dựa trên hình thức tài trợ:
- Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Đây là tàisản lớn nhất trong khoản mục tín dụng
- Chiết khấu thương phiếu: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc một giấy nợ)
- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định khách hàngphải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng
- Bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính
hộ khách hàng của mình
* Phân loại tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo:
- Tín dụng không cần tài sản đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng khôngdựa trên cam kết yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo đảm
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là hình thức cấp tín dụng dựa trên camkết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng pahỉ kí hợp đồng bảo đảm
* Phân loại tín dụng dựa trên rủi ro:
- Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có kảh năng thu hồi cao
- Tín dụng có vấn đề: Các khảon tín dụng có dấu hiệu không lành mạnhnhư khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm…
Trang 6- Nợ quá hạn có khả năng thu hòi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gianngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trịlớn…
- Nợ khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thếchấp quá nhỏ hoặc bị giảm giá…
* Phân loại khác:
- Theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp…)
- Theo đối tượng tín dụng ( tài sản lưu động, tài sản cố định)
- Theo mục đích ( sản xuất, tiêu dùng…)
1.1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theoquy định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
* Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Chấtlượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.Đây là những nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lýrủi ro tín dụng của NHTM
- Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:
+ Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng
Trang 7Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thểcủa các cán bộ có liên quan
+ Chính sách tín dụng: Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngânhàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý có hiệu quả nhiềuhơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhânđiều hành Vì vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụngcủa ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tíndụng của NHTM
+ Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mỗi ngân hàng phải hình thành và
đưa vào sử dụng một mô hình đánh giá rủi ro cụ thể để có thể quản lý rủi rotín dụng một cách thống nhất và hiệu quả Mô hình này phải phù hợp với tính
chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó
* Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khi khách hàng sử dụng vốn vay
ngân hàng không đúng mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn như: sửdụng vốn vay vào kinh doanh không đúng đối tượng; sử dụng vốn ngắn hạn
để đầu tư trung dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định; đều có thể ảnh hưởngđến việc quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Ngoải ra, rủi ro tín dụng còn cóthể phát sinh từ sự yếu kém về năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý củangười điều hành doanh nghiệp; khả năng cạnh tranh của khách hàng
* Các nhân tố thuộc về môi trường:
- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối
quan hệ về kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệptrong nền kinh tế Xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởngđến việc quản trị rủi ro tín dụng từ cả phía ngân hàng và phía khách hàng
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật
điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp đểthực thi pháp luật Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều
Trang 8có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trongkhuôn khổ pháp luật quy định Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạtđộng tín dụng nói riêng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó Nó cũngphải tuân theo những quy định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhànước ban hành
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Đối với rủi ro tín dụng, trước hết, nên coi đó là một hiện tượng có thể xảy
ra ngoài mong muốn của ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với kháchhàng Với quan niệm như vậy, mỗi khi bắt đầu xem xét một khoản tín dụng,ngân hàng cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra Đây cũng chính là xuấtphát điểm hình thành nên ý tưởng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Mặc dùrủi ro tín dụng là một hiện tượng tiềm ẩn và không phải bao giờ cũng xảy rakhi ngân hàng cho khách hàng vay vốn, nhưng trong nhiều trường hợp, dotính lặp lại của rủi ro nên người ta có thể nhận biết được tính quy luật của nó.Chính vì điều này mà ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp quản lý nhằmhạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tíndụng gây ra
Như vậy, “quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý
của NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.”
1.2.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại.
Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh NHTM, vìvậy việc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới ngân hàng Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 60-80%
Trang 9trong toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng Các rủi ro tín dụng vì thế cóảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng, thông thường các rủi ro tín dụng vào khoảng90% các rủi ro cơ bản Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đềtrọng tâm hiện nay, đang được sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ thống ngânhàng trên toàn thế giới Khi ngân hàng kiểm soát tốt được rủi ro tín dụng sẽtránh được nhiều điều bất lợi,chủ yếu là các vấn đề như:
1.2.2.1 Đối với ngân hàng.
* Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trang giảm lợi nhuận: Khi
rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi Ảnh hưởng trướcmắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòngquay vốn của ngân hàng Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặckhông thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thunợ Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất cáckhoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tếngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng Bên cạnh đó, ngânhàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phậntài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thànhtiền để cho người khác vay và thu lãi Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ
bị giảm sút Nếu quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tốt ngân hàng sẽ tránhđược tình trạng trên
* Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng giảm khả năng
thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi vàgốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới ) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu
nợ gốc và lãi cho vay ) tại các thời điểm trong tương lai Khi các món vaykhông được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữahai dòng tiền Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phảithanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại
Trang 10không được hoàn trả đúng hẹn Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tàisản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế,ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán, do đó quản trị rủi ro tíndụng là hết sức cần thiết.
* Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được tình trạng
giảm uy tín: Do quản trị rủi ro tín dụng tốt nên tình trạng mất khả năng chi trảkhó có thể xảy ra, do đó, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bịgiảm sút
* Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng phá sản ngân hàng:Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất
là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động củachính ngân hàng Ngân hàng nếu chuẩn bị kịp thời cho những tình huống nhưvậy, sẽ nhanh chóng đáp ứng được khả năng thanh toán, tránh được sự sụp đổcủa ngân hàng nếu Ngân hàng Trung Ương không can thiệp kịp thời hoặckhông thể can thiệp
1.2.2.2 Đối với khách hàng.
Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp khách hàng tránh được tình trạng
không trả được nợ hoặc phá sản Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi
phí sản xuất của doanh nghiệp Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớnhơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên.Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, giờ lại càngthêm khó khăn gấp bội Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng làđiều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫnđến tình trạng phá sản cho khách hàng
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế.
Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng khủng hoảng kinh tế.Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền
Trang 11kinh tế bị ngừng trệ Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợquá hạn, nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệuquả, mở rộng và phát triển sản xuất Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hànglại hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi.Kết quả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn.Quản trị tốt sẽ tránh được rủi ro nói trên.
Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng
đến sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tếnói chung Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của riêngngân hàng mà là của toàn nền kinh tế
1.2.3 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.2.3.1 Các nguyên tắc chung của ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng.
Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế(Basel I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook)
do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàngquản lý rủi ro hiệu quả hơn Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng củahiệp định bao gồm:
* Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo
định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được,mức độ khả năng sinh lời
- Nguyên tắc 2: Thực hiện Chiến lược chính sách tín dụng Xây dựng các
chính sách tín dụng Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng
lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểmsoát rủi ro tín dụng
Trang 12- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản
phẩm và các hoạt động Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đềutrải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phêduyệt đầy đủ
* Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:
- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết
về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách
hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong vàngoài bảng cân đối kế toán
- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt
các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có
- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch
thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanhnghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên
có liên quan
* Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu
quả:
- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ
đối với các danh mục tín dụng
- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan
đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dựphòng rủi ro tín dụng
- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.
Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng
- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản
lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế
Trang 13toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm
cả việc phát hiện các tập trung rủi ro
- Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể
của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng
- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện
kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánhgiá danh mục tín dụng
* Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:
- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục,
và cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấpcao
- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ,
cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập
và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạnmức tín dụng cần được báo cáo kịp thời
- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn
đề
1.2.3.2 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng.
Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ranhững công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngânhàng đó Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tíndụng của một NHTM
* Quy trình tín dụng: Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho
vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình tíndụng Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng,các phòng, ban liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ
Trang 14cho khách hàng Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giaiđoạn: trước, trong và sau khi cho vay.
- Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ
sơ xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin vềkhách hàng và phương án vay vốn; cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tíchthẩm định khách hàng và phương án xin vay Nội dung phân tích bao gồm:năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, phương
án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và cácbiện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng
- Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và
vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theocác nội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến
độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, códấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không Công việc này cho phépngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng Nếu các thông tin phảnánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảođảm
- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng
thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trảđầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn Trong một số trường hợp,người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn Điều
đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét,tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngânhàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các
ngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất Quytrình này phải được ban lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng
Trang 15rãi đến các phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trongngân hàng.
* Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về
cho vay của ngân hàng Chính sách này được xây dựng nhằm thực hiện mụctiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đểđảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro Chính sách tín dụng bao gồmcác nội dung chính sau:
- Chính sách khách hàng
- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng
- Lãi suất và phí suất tín dụng
- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ
- Các loại bảo đảm tiền vay
- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán
- Chính sách đối với các khoản nợ xấu
* Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Để xác định chính xác mức độ rủi
ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể
để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cả mô hìnhphản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng Đặc điểmcủa các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sửdụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việcphân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay
- Mô hình định tính: Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử
dụng trong mô hình định tính là : Tiêu chuẩn 5C
+ Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần
trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của ngườivay Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người
Trang 16xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khiđến hạn.
+ Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn
rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kếthợp đồng tín dụng Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đạidiện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷ quyền hợppháp của công ty Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được
uỷ quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng
+ Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập
trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không?Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từdoanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bánthanh lý tài sản Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng
để trả nợ vay cho ngân hàng
+ Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo
bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa
vụ trả nợ của người vay Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vaykhông trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứhai của ngân hàng Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứngnhững yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng
+ Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện
kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng,cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và công việckinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay
- Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model): Đây là mô hình do
E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp
Trang 17vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụngđối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người
vay Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ
của người vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểmnhư sau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạchtoán của tổng nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khitrị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm cónguy cơ vỡ nợ cao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào
có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụngcao
- Mô hình cho điểm theo chỉ tiêu: Mô hình này bao gồm một hệ thống các
chỉ tiêu liên quan đến từng đối tượng khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân),mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọngcủa chúng Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngânhàng, cán bộ tín dụng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu, sau
đó cộng tổng số điểm Khi có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn, cán bộ tíndụng có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay Với
Trang 18tổng số điểm cao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấphơn mức điểm chuẩn thì ngân hàng từ chối.
Như vậy, các công cụ tín dụng có thể nói là rất quan trọng trong hoạt
động tín dụng của NHTM Mục tiêu cuối cùng của các công cụ này là phục vụkhách hàng trên cơ sở an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao khảnăng sinh lời của NHTM
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.2.4.1 Nhận biết rủi ro tín dụng.
Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng để
từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lýkịp thời (trong trường hợp đã cho vay) Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi rotín dụng theo các nhóm sau:
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoảncủa khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệuquan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trongthanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dưtài khoản tiền gửi…
- Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh toánchậm các khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn;yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến
- Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại chocác hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắtnhất, ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả(factoring); giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ sốthanh toán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ
Trang 19* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quảntrị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán
- Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch địnhbởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQThoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đềthường nhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyểnnhân viên diễn ra thường xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuấthiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi
- Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những ngườiquản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo,huấn luyện đầy đủ đảm đương cương vị then chốt
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý
- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây ấntượng như thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền,Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tàichính cá nhân
* Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi mộtkhách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắtgiảm lợi nhuận nhằm có được những hợp đồng lớn
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm màkhông chú ý đến các yếu tố khác
Trang 20- Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung rasản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra khôngthực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc
* Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại:
- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹthuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao
- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế
* Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:
- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp cácbáo cáo tài chính
- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cânđối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm;tăng doanh số bánnhưng lãi giảm hoặc không có.số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanhtoán của các con nợ được kéo dài; hoạt động lỗ…
- Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻcủa nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữhàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu
1.2.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng
* Một số khái niệm cơ bản: Trước hết cần phải tìm hiểu một số khái
niệm về nợ và nợ quá hạn được quy định trong Quyết định NHNN:
- "Nợ" bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tàichính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giákhác; các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác.Tổ chức tín dụngthực hiện phân loại nợ như sau:
Trang 21+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà tổ
chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng
thời hạn; các khoản nợ được trả đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu
lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung dài hạn và batháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là cókhả năng trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu
lại; các khoản nợ khác theo quy định: do khách hàng có một trong nhiềukhoản nợ với TCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khoản nợkhác cũng phải chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng; các khoản nợ
mà TCTD có đủ khả cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bịsuy giảm và chủ động phân loại thành các nhóm nợ rủi ro cao hơn
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90
đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến
360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn
trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;các khoản nợ khác theo quy định
- "Nợ quá hạn" là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc
lãi đã quá hạn
Trang 22- "Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy
định trên Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tíndụng của tổ chức tín dụng
- "Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ" là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp
thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tíndụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thờihạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánhgiá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơcấu lại
* Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín
dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ nhữngnguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những dấuhiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:
* Nợ quá hạn:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ
mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồngtín dụng
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ: Nợ khó đòi là khoản nợquá hạn đã qua một thời kì gia hạn nợ
Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độrủi ro tín dụng khác nhau Các quan điểm khác nhau, các tính toán khác nhau
về kì hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng
+ Thứ nhất, do kì hạn nợ không đúng: Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho
vay không quan tâm thích đáng đến chu kì kinh doanh của người vay, hoặc donguồn ngắn hạn là chủ yếu, họ đặt kì hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro Kì hạn nợ
Trang 23không phù hợp với chu kì thu nhập của người vay Khi đến hạn người vay dĩnhiên sẽ không thể trả nợ được, gây nợ quá hạn Khoản nợ này trở thành mối
đe dọa tài chính đối với người vay, buộc họ phải trả thêm khoản “ phụ phí ”
để được gia hạn nợ, hoặc phải chịu lãi suất phạt
+ Thứ hai, do đảo nợ hoặc giãn nợ: Nhiều khoản nợ người vay không có
khả năng hoàn trả có thể được đảo nợ để làm giảm nợ quá hạn so với thực tế
Để che giấu với ngân hàng cấp trên, hoặc để không phải chịu lãi phạt, kháchhàng và nhân viên ngân hàng thỏa thuận vay khoản mới để trả khoản nợ cũ.Nhân viên ngân hàng cũng có thể thực hiện giãn nợ đối với các khoản nợ màchắc chắn người vay không trả được Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quáhạn và nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng
+ Thứ ba, do chính sách cho vay: Rất nhiều các khoản vay khó đòi không
thể thu hồi bằng phát mại tài sản ( doanh nghiệp nhà nước, người nghèo, tàisản không rõ ràng…) Những khoản cho vay này hầu hết là cho vay theo chỉthị của chính phủ Khi chính phủ chưa có biện pháp giải quyết, chúng vẫn tồntại trên bảng cân đối của ngân hàng, trở thành tài sản ảo.Việc xử lí các khoản
nợ này là rất phức tạp Nhiều ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quáhạn và nợ khó đòi, xếp vào nợ khoanh ( khi được chính phủ đồng ý) Tuynhiên chúng thực sự đe dọa thu nhập của các ngân hàng nếu chính phủ khôngtìm được nguồn bù đắp
* Các chỉ tiêu khác: Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lí ngân hàng còn sử
dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạnghóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với cáckhoản cho vay…
- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là
nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấynhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ
Trang 24quá hạn Khoản cho vay có vẫn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngânhàng.
- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lựcsản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng… ngânhàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm Khách hàng loại A hoặcđiểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao.Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xâydựng Điểm của ngân hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn
- Mất tính ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phátcao, tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai… đều tạo nên mất
ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay Do mất ổn định vĩ mô được ngânhàng xem là một nội dung quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng
- Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro.Những thay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi Nếu ngân hàngtập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùnghẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa
1.2.4.3 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra.
* Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: là một hình thức dự trữ tài chính chuyên
dùng, thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế, nhằm bù đắp thiệt hại khi córủi ro xảy ra Đây là công việc cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt độngcủa ngân hàng Với quỹ dự phòng rủi ro được lập như một khoản quỹ khấuhao thì khi rủi ro tín dụng xảy ra, việc loại trừ các khoản mất vốn cho vay sẽkhông gây biến động quá lớn đến kết quả hoạt động tài chính của NHTM
* Mua bảo hiểm tín dụng: Nếu khoản vay được ngân hàng mua bảo hiểm
thì khi rủi ro tín dụng xảy ra, công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường chongân hàng theo quy định Ngoài ra, bảo hiểm tín dụng còn phối hợp với các
Trang 25ngành hữu quan để tổ chức các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tổn thấtxảy ra bảo đảm an toàn cho cả công ty bảo hiểm và cả ngân hàng
* Phân tán rủi ro: Phân tán rủi ro là một biện pháp quan trọng của các
NHTM để hạn chế rủi ro tín dụng theo phương châm “Không để trứng vào
một rỏ” Cho vay đồng tài trợ là phương thức san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các
NHTM Khi một ngân hàng không đủ khả năng tài trợ cho khách hàng hoặckhó xác định được mức độ rủi ro dự tính của khoản vay, ngân hàng đó sẽ kếthợp với một hoặc nhiều ngân hàng khác để tiến hành cho vay
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh bao giờcũng gắn liền với rủi ro Trong các loại rủi ro, rủi ro tín dụng có tác động lớnnhất đến hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra vàkhi xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng
mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường Vì vậy, các NHTMcần phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích cácnguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp Để tìm hiểu trên thực tế mộtNHTM quản trị rủi ro tín dụng như thế nào, chương 2 của chuyên đề sẽ xemxét thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng NgoạiThương Việt Nam
Trang 26Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1 Tổ chức hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNT VN.
2.1.1.1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín dụng.
* Tín dụng là một trong các loại hoạt động chính yếu nhất của NHNT, vìvậy tại tất cả các tầng bậc tổ chức của NHNT đều có bộ phận chuyên tráchcông tác tín dụng
* Tín dụng là một trong các hoạt động có độ rủi ro cao vì vậy cơ cấu tổchức hoạt động tín dụng phải bảo đảm tính thống nhất trong mối quan hệ ràngbuộc kiểm soát lần nhau, thông tin được tập trung đầy đủ chính xác và kịpthời
* Đảm bảo nguyên tắc linh hoạt , không cản trở hoặc làm xấu đi quan hệvới khách hàng
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
* Ủy ban quản lí rủi ro: được thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản
trị trong công tác quản lí rủi ro.Nhiệm vụ chính của Ủy ban là ban hành cácchính sách chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản lí có hiệu quả các loạihình rủi ro khác nhau trong hoạt động NH, trong đó tất nhiên bao gồm loạihình rủi ro tín dụng
* Hội đồng tín dụng Trung ương: Được thành lập nhằm hỗ trợ cho Ban
điều hành trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng Nhiệm vụchính của Hội đồng là xem xét và quyết định các khảon vay vượt thẩm quyềnphán quyết của Giám đốc các chi nhánh
Trang 27* Phòng quản lí tín dụng: phòng thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu : Theo
dõi và quản lí rủi ro tín dụng; hướng dẫn và ban hành các chính sách chế độliên quan đến hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch và các đinh hướng hoạtđộng tín dụng trong từng thời kì
* Phòng đầu tư dự án: Phòng thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: Tái thẩm
định các dự án đầu tư vượt hạn mức phán quyết của các giám đốc chi nhánh;trực tiếp xem xét thẩm định cho vay các dự án lớn tại Hà Nội và các tỉnh phíaBắc ( trừ các tỉnh có chi nhánh của VCB)
* Phòng công nợ: phòng chịu trách nhiệm theo dõi quản lí toàn bộ các
khảon vay khó đòi ( trên 180 ngày); theo dõi tính toán trích lập quỹ dự phòngrủi ro và xử lí nợ khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro; xem xét thẩm định cáckhoản miễn giảm lãi vượt mức phán quyết của các Giám đốc chi nhánh
* Phòng thông tin tín dụng: Phòng chịu trách nhiệm theo dõi thu nhập
thông tin liên quan đến phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng
và các hoạt động khác có liên quan Phối hợp hoạt động thu thập thông tinphòng ngừa rủi ro giữa các chi nhánh Tổng hợp phân tích đánh giá, dự báo,cung cấp thông tin phục vụ hoạt động tín dụng trong toàn bộ hệ thống vàthông tin phục vụ quản lí Đầu mối quan hệ giao dịch trao đổi thông tin vớicác tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức cung cấp thông tinkhác
* Phòng quan hệ khách hàng: Quản lí quan hệ với một số khách hàng
trong hệ thống ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
* Phòng pháp chế: Phòng chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến
mọi hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.1.2 Chính sách tín dụng của Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
2.1.2.1 Nguyên tắc chung.
Trang 28* Tuân thủ pháp luật: Tất cả các cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luậttrong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan
* Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam tại từng thời kì: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải
dựa trên cơ sở chiến luợc, định hướng kinh doanh tại từng thời kì và có sự kếthợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Ngân hàng Ngoại ThươngViệt Nam đặc biệt là bộ phận nguồn vốn, khách hàng, thanh toán
* Vừa tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm
mục tiêu quản lí rủi ro tín dụng: Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại
Thương vừa chú trọng đến tính an toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linhhoạt trong công tác thực tế dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhấtcác cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanhtrong từng giai đoạn
* Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Trong cấp tín dụng
ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thực hành thống nhất chính sách kháchhàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu ( ngoại trừ trườnghợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính Phủ, của Ngân hàng Nhà Nước) phùhợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường
* Đề cao trách nhiệm cá nhân: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đề
cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng tronghoạt động tín dụng Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịutrách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình
2.1.2.2 Chính sách cho vay đối với khách hàng.
* Cơ sở xây dựng chính sách
Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:
Trang 29- Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam ban hành.
- Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Chiến lược định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng NgoạiThương Việt Nam
* Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng
- Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay của ngân hàng Ngoại Thươngkhông giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiềuloại chính sách khác nhau
- Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của ngân hàng Ngoại Thươngphải bảo đảm:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng
+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng
- Điều kiện cho vay: Ngân hàng Ngoại Thương xem xét cho vay khi đủcác điều kiện:
+ Có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, cóhiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phùhợp với quy định của pháp luật
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của ChínhPhủ, của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại ThươngViệt Nam
Trang 30- Mức cho vay : Ngân hàng Ngoại Thương không quy định mức cho vay
cố định mà giao cho giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay dựa vàonhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồnvốn của Ngân hàng Ngoại Thương và quy định của pháp luật
- Thời hạn cho vay: Không quy định giới hạn tối đa về thời hạn vay Nóđược căn cứ dựa vào chu kì sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự
án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngânhàng, thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng
- Lãi suất cho vay: Ngân hàng Ngoại Thương thực hiện chính sách lãisuất cho vay linh hoạt.Việc áp dụng các mức lãi suất cho vay từng khảon cụthể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận
- Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tự xem xétquyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọncác biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khảon vay ở mứcthấp nhất
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theochế độ tập thể( nhiều nhân viên cùng tham gia quyết định cho vay thông quanhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng) bảo đảmtính khách quan
- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và thời hạn cấp tín dụng tùythuộc vào năng lực của chi nhánh
Trang 31* Hình thức việc quản lý rủi ro tín dụng :
- Các quy chế, quyết định, quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặcTổng Giám Đốc ban hành
- Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kì
- Công văn, thông báo do thành viên ban điều hành kí
* Các nội dung quản lí rủi ro tín dụng cơ bản:
- Giới hạn tín dụng với một khách hàng
+ Khái niệm: Giới hạn tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợtín dụng tối đa mà ngân hàng Ngoại Thương chấp nhận giao dịch đối vớikhách hàng đó trong một thời kì( 1 năm) Tổng mức dư nợ được đề cập tronggiới hạn tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn kíquỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi
+ Mục đích và ý nghĩa: Quản lí rủi ro tổng thể đối với một khách hàng ;tăng cường tính tập thể khách quan trong hoạt động tín dụng; mở rộng quyềnchủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linhhoạt của khách hàng
+ Thời hạn và thẩm quyền xác định giới hạn tín dụng: Việc xác định giớihạn tín dụng cho khách hàng phải được tiến hành xong chậm nhất là vàotháng 6 hàng năm nhằm bảo đảm cơ sở lập kế hoạch tiếp cận khách hàngtrong năm Việc duyệt giới hạn tín dụng cho khách hàng được chia thành 2cấp theo đó các hội đồng tín dụng cơ sở có các mức thẩm quyền duyệt khácnhau phụ thuộc vào năng lực của chi nhánh
- Phân vùng đầu tư: Việc phân vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở: đặcđiểm địa lý nơi chi nhánh đặt chủ sở; năng lực của bản thân các chi nhánh
- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng:
+ Giám đốc chi nhánh: Mức thẩm quyền cho vay cao nhất là 60 tỷ đồng,
thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo
Trang 32lãnh miễn kí quỹ Với các khaỏn vay nằm ngoài phạm vi nói trên, chi nhánhphải trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt.
+ Tổng giám đốc: Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửilên được chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó tổnggiám đốc phụ trách tín dụng được quyền xem xét và quyết định; các khoản từtrên 100 tỷ đến 120 tỷ đồng do Tổng giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn
120 tỷ đồng do Họi đồng tín dụng trung ương xem xét phê duyệt
+ Hội đồng tín dụng: Hệ thống hội đồng tín dụng gồm hai cấp là hội đồngtín dụng cơ sở do chi nhánh thành lập và hội đồng tín dụng trung ương do Hội
sở chính thành lập.Đây là tổ chức hỗ trợ cho Tổng giám đốc và giám đốc chinhánh có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khỏan cấp tín dụng có giá trịlớn, mức độ phức tạp để bảo đảm tính khách quan
2.1.3 Tình hình tín dụng của Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
2.1.3.1 Cho vay trực tiếp nền kinh tế.
Tổng nguồn huy động quy VNĐ tính đến 31/12/2005 đạt 28.696,91 đồng,tăng 2.646 tỷ đồng (4,4%) so với năm 2004 Tổng nguồn huy động quy VNĐtính đến 31/12/2006 đạt 34.761,81 tỷ đồng tăng 6.064,9 tỷ đồng so với năm2005.Dư nợ cho vay nền kinh tế của SGD với đối tượng khách hàng là cácdoanh nghiệp trong năm 2004, 2005, 2006 chiếm lần lượt 7,37%; 7,89%;6,96% so với tổng nguồn vốn huy động
Trong năm 2004, 2005, 2006 SGD đã tiến hành thẩm định và cho vay đốitượng là pháp nhân khoảng hơn 1500 hợp đồng tín dụng với doanh số cho vay
và doanh số thu nợ qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau:
Trang 33
Bảng 1: Tình hình cho vay trực tiếp khách hàng là doanh nghiệp của SGD
năm 2004- 2006.
Đơn vị: Triệu VNĐ, Nghìn USD
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.Tín dụng VNĐ
a Doanh số cho vay 2.281,012 1.891,170 2.345,72
b Doanh số thu nợ 2.624,939 1.840,000 2.310,39
c Dư nợ (cuối kì) 784,13 835,3 968,08
2.Tín dụng ngoại tệ quy USD
a Doanh số cho vay 436,913 472,630 337,970
b Doanh số thu nợ 403,934 446,500 326,120
c Dư nợ (cuối kì) 112,370 138,500 144,577
Tổng dư nợ (quy VNĐ) 2.567,33 2.982,05 2.410,04
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2004 – 2006.
Trong năm 2005, SGD đã tiến hành thẩm định và cho vay đối tượng là
pháp nhân khoảng 600 hợp đồng tín dụng với doanh số cho vay và thu nợ( quy VNĐ) tương ứng là 9.392 tỷ đồng và 8.925 tỷ đồng, ước tổng dư nợ đếncuối năm 2005 là 2.982,05 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với thực hiện năm 2004.Trong năm 2005, trong tổng số khách hàng vay vốn có hơn 30% khách hàngđược áp dụng hình thức HĐTD hạn mức Từ cuối năm 2004, Luật doanhnghiệp có hiệu lực đã tác động đến việc cấp hạn mức tín dụng của SGD đốivới các khách hàng do không được kí các hợp đồng tín dụng có trị giá caohơn vốn điều lệ Một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhu cầu vaythường xuyên với mức vay lớn nhưng vốn điều lệ thấp nên phải chuyển sangphương thức cho vay từng lần do vậy số lượng hợp đồng tín dụng năm naycũng tăng đáng kể Việc cho vay theo hình thức hạn mức không những tạo
Trang 34điều kiện thuận lợi tối đa về thủ tục vay vốn và giảm thiểu thời gian xử lý chovay vốn đối với khách hàng mà còn thúc đẩy vòng quay vốn của khách hàngnhanh và có hiệu quả hơn, đối tượng áp dụng đa phần là khách hàngtruyềnthống và có tín nhiệm với NHNT đồng thời nhu cầu vay liên tục Đến cuốinăm 2006, tổng dư nợ cho vay của SGD đạt 2.410,04 tỷ VNĐ chiếm 6,96%tổng nguồn vốn của SGD, tổng dư nợ cho vay của SGD trong năm 2006 giảm23,73% so với năm 2005 là do năm 2006 là năm đầu tiên SGD tách ra hoạtđộng độc lập , bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của SGDtrước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiềunghiệp vụ mới được thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên cho TW quản lí
khiến cho hoạt động cho vay của SGD cũng bị ảnh hưởng
* Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời gian
Trong tổng dư nợ cuối năm 2005 thì vốn cho vay ngắn hạn chiếm khoảng85% vốn trung và dài hạn chiếm 15%
Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thời
gian của SGD NHNT VN năm 2005.
Dư nợ trung và dài hạn
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2005.
Trang 35Đến cuối năm 2006, dư nợ cho vay hiện hành của SGD quy VNĐ đạt
2.410,04 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2005, đạt 94,2% so với kế hoạch TWgiao Sau khi tách SGD phần lớn dư nợ cho vay trung và dài hạn đã chuyểnlên TW Tại SGD chỉ còn một số khoản dư nợ nhỏ và hoạt động đầu tư gầnnhư chưa có Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.081,37 tỷ VNĐ tăng 217,61 tỷVNĐ và trung và dài hạn đạt 367,45 tỷ VNĐ, giảm 34,14 tỷ VNĐ so với cuốinăm 2005
Bảng 2: Bảng dư nợ cho vay của SGD NHNT VN năm 2006 so với năm 2005
Đơn vị: Tỷ VNĐ, Triệu USD
Chỉ tiêu
29/12/2006 Tăng giảm so với 31/12/2005(%)
Dư nợ cho vay 991,27 90,6 2.410,04 0,59 12,3
5
8,10
1.Dư nợ CV NH 747,99 82,87 2.081,37 -3,86 21,16 11,682.Dư nợ CV TDH 243,02 7,73 367,45 17,29 -36,85 -8,50
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của SGD NHNT VN năm 2006.
Năm 2006, SGD đã kí được nhiều hợp đồng cho vay trung và dài hạn có
giá trị lớn nhưng chưa giải ngân được nhiều do đó mà dự nợ tập trung dài hạncủa SGD năm 2006 không tăng và theo kế hoach các hợp đồng sẽ giải ngânnhiều trong năm Năm 2007( dự án xi măng Bỉm Sơn 320 tỷ VNĐ, dự án thủyđiện Xêxan4 trị giá 400 tỷ VNĐ, trong thủy điện Serpoh 3 có giá trị 463 tỷVNĐ) thời gian và doanh số rút vốn của các dự án phụ thuộc vào tiến độ xâydựng các dự án của chủ đầu tư, không phụ thuộc vào ngân hàng Việc rút vốnđối với một dự án có thể kéo dài 1năm đối với dự án nhỏ và 5 năm với dự ánlớn, ví dụ như dự án thủy điện Mặc dù tăng trưởng chậm nhưng tăng trưởng
Trang 36của đầu tư dự án lại có tính ổn định cao Bên cạnh việc phát triển dự án mớiSGD tiếp nhận và quản lí trên 20 dự án của hội sở chính chuyển giao.
* Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo loại tiền
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh dư nợ cho vay đối với khách hàng là doanh
nghiệp của SGD NHNT VN bằng VNĐ so với bằng USD năm 2004-2006.
1783.2
784.13
2146.75 835.3
1441.96 968.08
0 500
Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2004 – 2006.
Trong năm 2005, dư nợ VND tăng so với cùng kì năm ngoái tươngđương khoảng 106% dư nợ VND năm 2004, dư nợ ngoại tệ quy USD đạt138,5 triệu USD tăng khoảng 23% so với mức dư nợ ngoại tệ của SGD tạithời điểm 31/12/2004 nên tổng mức dư nợ năm 2005 sẽ tăng hơn 18% so với
dư nợ tại thời điểm cuối năm 2004
Trang 37
Bảng 3: Tình hình cho vay khách hàng là doanh nghiệp trong năm 2006 so
với năm 2005 của SGD NHNT VN
Đơn vị: Tỷ VNĐ, Triệu USD
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006.
Trong năm 2006, dư nợ bằng ngoại tệ đến 31/12 đạt 81,62 triệu USD tăng
19,64 % so với năm 2005 do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng mạnh,đặc biệt là giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài kéo theo giá của các mặt hàngkhách như: phân bón, sắt thép, hóa chất, hàng tiêu dùng,… tăng theo nhu cầuvay ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng lên Mặc dùlãi suất USD trong năm 2006 tăng liên tục nhưng tỷ giá vẫn ổn định và so vớilãi suất VNĐ vẫn thấp hơn nên dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
dư nợ cho vay ngắn hạn của SGD Dư nợ tín dụng trung dài hạn bằng VNĐ
đến 31/12/2006 đạt 243,02tỷ đồng tăng 17,29% so với 2005 Nguyên nhân là
do SGD chưa giải ngân các dự án lớn, trong khi các sự án cũ thì đã đến hạnthu nợ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2006 đạt7,731 triệu USD, giảm 36,85% so với 2005 Nhằm đáp ứng nhu cầu vay thumua nông sản xuất khẩu ngày càng tăng, SGD đã tiến hành đi khảo sát quytrình thu mua của một số đơn vị để mở rộng cho vay ứng trước đáp ứng nhu
Trang 38cầu thu mua của công ty CP XNK tổng hợp 1, Công ty trách nhiệm hữu hạnTùng Lâm, công ty trách nhiệm hữu hạn An Lộc… nhằm tăng doanh số xuấtkhẩu và nguồn thu ngoại tệ cho Sở giao dịch Đồng thời với công tác duy trìtruyền thống, công tác phát triển khách hàng mới cũng được quan tâm Thờigian qua, Sở giao dịch đã tiếp nhận hồ sơ xử lí đáp ứng nhu cầu ay vốn cũngnhư tăng nhu cầu tài trợ thương mại đối với nhiều khách hành mới như công
ty CP viễn thông tin học bưu điện, công ty trách nhiệm cơ khí ABB, nhà xuấtbản Phụ Nữ…
* Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề
Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành
Sản xuất
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2005
Trong cơ cấu cho vay năm 2005, hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất
là mặt hàng xăng dầu chiếm trên 26,2% ; mặt hàng hóa chất các loại chiếm15,6% ; sắt thép chiếm 11,1% ; phân bón 4,4% ; máy móc thiết bị chiếm 3,6%trong đó riêng mặt hàng phân bón giảm hơn 2% so với năm 2004 do trong
Trang 39nước đã sản xuất được phân Ure nên các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu nhữngloại phân bón trong nước không sản xuất được như SA, DAP, Kali…, còn cácmặt hàng khác đều tăng, đặc biệt tăng nhiều là xăng dầu Dư nợ cho vay đốivới các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 27% trong tổng dư nợ, chủyếu vay để thu mua gạo, hàng may mặc , chè, mây tre xuất khẩu… đặc biệttrong năm 2005 doanh số cho vay thu mua gạo xuất khẩu tăng lớn Một yếu tốkhác ảnh hưởng đến hoạt động cho vay là ngành dệt may Việt Nam năm naygặp nhiều khó khăn, giá bông trên thế giới biến động, sợi của các công ty dệtsản xuất ra không tiêu thụ được, hàng tồn kho lớn vì vậy doanh số cho vaycủa các đơn vị thuộc ngành dệt may cũng giảm đáng kể Mở rộng cho vay đốivới các mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ hỗ trợ hàng nhập khẩu
là chủ trương mà SGD xác định cần thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.Hiện tại SGD đã và đang áp dụng một số ưu đãi đối với một số doanh nghiệpsản xuất, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu như: lãi suất cho vay thấp, chovay theo hình thức hợp đồng tín dụng hạn mức…
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2004-2006.
Nhìn vào số liệu bảng trên, ta thấy, nợ quá hạn của SGD NHNT VN có xuhướng giảm dần từ năm 2004 – 2006 Nợ quá hạn đã giảm từ 49,486 tỷ VNĐnăm 2004 xuống còn 46,43 tỷ VNĐ năm 2006 Điều này càng được thể hiện
rõ qua tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ Tỷ lệ này giảm từ 1,93% năm 2004
Trang 40xuống còn 1,51% năm 2005, tuy năm 2006 có tăng ( 1,92%) nhưng vẫn làmột tỷ lệ thấp so với các ngân hàng trên cùng địa bàn Nguyên nhân là do một
số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại SGD đang có khó khăn tạm thời vìtiền hàng thu chưa về kịp nên phát sinh nợ quá hạn như công ty cổ phần XNKVật tư thiết bị Đường sắt, Công ty XNK Dệt may, Công ty CP may ThăngLong… Ngoài ra còn một số khoản nợ quá hạn phát sinh từ một số năm trướccủa công ty Kính mắt Hà Nội ( do tình hình tài chính của công ty đang gặpkhó khăn, đầu tư quá nhiều vào TSCĐ không có hiệu quả) và công ty Dầuthực vật Miền Bắc ( vay thanh toán công nợ đang chờ xử lí của Chính Phủ).Kết quả này có được là do SGD NHNT VN đã tiến hành quản trị rủi ro tíndụng theo quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp ( ban hànhkèm theo quyết định số 90/QĐ- NHNT.QLTD ngày 26/5/2006)
Tình hình xử lí nợ quá hạn tại SGD NHNT VN cụ thể trong năm 2005:
Dự nợ quá hạn quy VNĐ của công ty CP Kính mắt Hà Nội và công ty CPFormach đến ngày 28/11/2005 là 4800 triệu đồng, chiếm 0,78% trong tổng dư
nợ Hiện tại, SGD đang tích cực đôn đốc các đơn vị trả nợ Tuy nhiên, hai đơn
vị này vẫn tiếp tục gặp khó khăn tài chính và tiền bán hàng chưa thu được nêntrong tháng 12 có thể phát sinh thêm nợ quá hạn Trong 6 tháng đầu năm,SGD đã thu nợ của công ty XNK vật tư đường biển là 4.000USD và đếntháng 6/2005, khoản nợ đã đủ điều kiện được TW duyệt cho xử lí bằng quỹ
dự phòng rủi ro Hiện tại SGD vẫn tiếp tục theo dõi và đôn đốc đơn vị trả nợkhi có nguồn.Để đạt được kết quả trên SGD đã thực hiện nhiều biện phápkiểm soát chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường công táckiểm tra, kiểm soát khi cho vay, lựa chọn những phương án khả thi, tăngcường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản đảm bảo Trong năm
2005, SGD đã thu 8223 triệu đồng nợ tồn đọng gồm 5352 triệu VNĐ nợ gốc
và 2871 triệu VNĐ nợ lãi của công ty thực phẩm Miền Bắc; 1500 triệu VNĐ