hơn tội đem cấm vật ra ngoài một bậc…”59. “Những người bán ruộng ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém. Những người bán nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài thì bị tội chém. Quan phường xã biết mà không phát giác, thì tội giảm một bậc. Quan lộ, huyện, trấn cố ý dung túng, thì cùng một tội, vô tình không biết thì bị xử biếm hay phạt”60. “Các quan ty mà cùng với những tù trưởng ở nơi phiên trấn kết làm thông gia thì phải xử tội đồ hay lưu và phải ly dị…”61. Đại Việt sử kí toàn thư cũng cho hay vào năm 1467: “Tháng 12, quyền đô đốc Đông quân phủ Trịnh Công Lộ từ trấn Yên
Bang về, dâng sớ về việc tiện nghi bốn điều: 1. Lập doanh bảo Tân Yên Vạn Ninh để chống giặc ngoài; 2. Tuyển đặt hương trưởng làm giáp thủ để trông coi lẫn nhau; 3.Chọn người có tài cán văn võ làm quan trấn thủ; 4. Lấp đường các quan ải không cho đốn chặt cây cối để mở đường đi mà làm mất thế hiểm trở62.
Nhờ việc giữ gìn quan ải được tiến hành nghiêm ngặt nên khi nghe tin nhà Minh điều động quân sĩ ở sát vùng biên giới nước ta, quan quân triều đình đã họp bàn và đề ra được biện pháp đối phó kịp thời “Tổng binh Lạng Sơn là Lê Luyện tâu rằng:
Được tin tổng binh tỉnh Quảng Đông nước Minh điều động 13 vạn binh mã đóng tại các châu Ngô, Tẩm nói phao sửa sang các cầu đường ở ven biển và khe suối, tiến đánh bọn giặc Man ở Liêm Châu; và tri huyện Bằng Tường tỉnh Quảng Đông là Lý Quảng Ninh nói dối là còn bận phòng bị ở cửa ải Nam Giao, chưa rỗi đi đánh giặc Man. Vua sai triều thần họp bàn. Bọn thái bảo Nguyễn Lỗi đều nói: “Nên giữ kỹ quan ải, mặc cho họ làm gì thì làm có hại gì đâu!”63
Chính vì những lý do bảo vệ an ninh đất nước như trên mà hoạt động ngoại 59 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 57-58 ( điều 23, chương Cấm vệ).
60 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 58 ( điều 25, chương Cấm vệ). trang 58 ( điều 25, chương Cấm vệ).