Tôn Sĩ Nghị, việc nghiêm cấm thông thương của nhà Thanh lại càng chặt chẽ hơn. Dẫn theo Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và cải cách của Quang Trung – Nguyễn Huệ, trang 154.
(Lạng Sơn) hoặc qua ải Du Thôn đến buôn bán ở phố Kỳ Lừa (Lạng Sơn). 104
Về các cửa ải ở biên giới Việt Trung hồi cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX, sách Đại Nam nhất thống chí ( bản dịch của Viện sử học, tập 4, trang 367-368) chép: “
Ải Du Thôn cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 30 dặm về phía Bắc, ở địa phận Du Thôn, xã Bảo Lâm, châu Văn Uyên, phía Bắc giáp thôn Diếu Sách, châu Thượng Thạch nước Thanh; từ ải này đến trấn Quảng Nam đi theo đường núi, ước hết hai trống canh rưỡi, phàm công việc giao tống công văn và khách buôn qua lại, đều do cửa ải này.105 “ Bắc Thành dư hạ chí của Lê Đại Cương chép: Bên tả Nam Quan có 5 cửa ải, theo lệ không được giao thông đi lại:1/ ải Bình Nhi ở địa giới Long Châu nước Thanh, 2/ ải Cảm Môn ở địa giới châu Hạ Đống nước Thanh và địa phận thôn Cự Khánh, huyện Thất Khê (Lạng Sơn), 3/ ải Cổ Thành địa phận châu Hạ Đống, giáp giới xã Nghĩa Thầm, huyện Thất Khê, 4/ ải Nguyệt Hoa ở địa giới châu Hạ Đống, giáp địa phận xã Bình Lăng, huyện Thất Khê cùng đồn Na Lạn, châu Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. “ Lại bên hữu Nam Quan có 6 cửa ải:1, ải Du Thôn đã chép ở trên, 2/ ải La theo thể lệ không giao thông đi lại (hai cửa ải dưới đây cũng thế); ải La ở địa phận châu Ninh Minh, giáp địa phận xã Trừ Trị, châu Thoát Lãng, 3/ ải Khấu Sơn ở địa phận châu Ninh Minh, giáp địa phận xã Suất Lễ, châu Lộc Bình, 4/ Mã Aỉ ở địa giới châu Tư Lãng, giáp địa phận xã Tỉnh Gia, châu Lộc Bình và giáp đồn Đình Lập, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Yên”106.
Để mở rộng địa bàn hoạt động cho thương nhân Việt Nam, Quang Trung lại xin lập nha hàng ở phủ Nam Ninh (Quảng Tây). Nhờ uy tín cùng với chính sách sáng suốt của Quang Trung, quan hệ thương mại Việt Trung đã tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Lạng Sơn một thị trấn giáp biên, trở thành nơi giao lưu kinh tế quan trọng giữa nhân dân hai nước. Theo gia phả của quan hiệp trấn Lạng Sơn họ Hoàng thì đến đời Cảnh Thịnh, Lạng Sơn vẫn còn là một trong những trung tâm buôn bán tấp nập. 104 Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và cải cách của Quang Trung-Nguyễn Huệ, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, trang 154.