MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
Trang 1MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM
NGHIỆP
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 2CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 Một số quy định của luật BV&PTR
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
3 Những quy định về khai thác lâm sản,
4 Những quy định về chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015
5 Hỗ trợ gạo cho trồng rừng phòng hộ, sản xuất thay thế nương rẫy
Trang 3TÀI LIỆU LIÊN QUAN
1 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
2 Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
3 Quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của của
Bộ NN và PTNT về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
4 Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007 – 2015.
5 Thông tư liên tịch số: 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất.
6 Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
7 Nghị định số: 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính
Trang 4TÀI LIỆU LIÊN QUAN
8 Thông tư số: 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
9 Quyết định số: 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2011 - 2015.
10 Quyết định số: 1048/QĐ-UBDN ngày 27 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt suất đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo nghị quyết 30a của Chính phủ.
11 Quyết định số: 1701/QĐ-UBDN ngày 17 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định cụ thể một số nội dung thực hiện chính sách trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất thay thế nương rẫy trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trang 51 Một số quy định của luật BV&PTR
1.1 Phân loại rừng
- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm: quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác Trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
- Phân loại rừng trong quản lý tài nguyên rừng của mỗi quốc gia Rừng
được hiểu là: rừng trồng và rừng tự nhiên,
- Ở Việt Nam được phân làm 3 loại rừng chính:
+ Rừng phòng hộ
+ Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên + Rừng sản xuất
Trang 6Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất trồng Rừng sản xuất TN
Trang 71 Một số quy định của luật BV&PTR
d Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên
Mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng, nguồn gen; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá; phục vụ nghỉ ngơi, kết hợp PH, BV môi trường
a Vườn quốc gia
b Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh)
c Khu bảo vệ cảnh quan
1.1 Phân loại rừng
Trang 8Rừng đặc dụng
d Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên được chia ra 3 phân khu chức năng
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
- Phân khu phục hồi sinh thái
Trang 91 Một số quy định của luật BV&PTR
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng;
giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận QSDR, công nhận quyền sở hữu rừng SX là RT; Quyền chuyển nhượng rừng Chủ rừng bao gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng
- Tổ chức kinh tế
- Hộ gia đình, cá nhân
- Đơn vị vũ trang nhân dân
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
- Cộng đồng dân cư thôn, bản
UBND xã, huyện, tỉnh không phải là chủ rừng mà chỉ là cơ quan thay mặt Nhà nước quản lý chủ rừng và quản lý đất đai về mặt hành chính của Quốc gia
1.2 Thế nào là các chủ rừng
Trang 10Quyền của Nhà nước
- Quyết định mục đích sử dụng rừng
- Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng
- Quyết định về giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích SDR
- Định giá rừng
- Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách tài chính
- Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng
1.3 Quyền lợi, trách nhiệm của UBND và chủ rừng
1 Một số quy định của luật BV&PTR
Trang 11Quyền của chủ rừng
- Nhà nước công nhận QSDR, QSHR SX là RT
- Sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp thời hạn giao, cho thuê rừng
- Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản
- Được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách
- Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê
- Trường hợp chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản
bị thu hồi
+ Nhà nước SDR vào mục đích quốc gia
+ Nhà nước SDR cho lợi ích công cộng
1.3 Quyền lợi, trách nhiệm của UBND và chủ rừng
1 Một số quy định của luật BV&PTR
Trang 121.3 Quyền lợi, trách nhiệm của UBND và chủ rừng Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm BVR, thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến BVR
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về BVR, thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước hoặc chủ rừng
về cháy rừng, sinh vật hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện khi xảy ra cháy rừng
Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng
- Chủ rừng có trách nhiệm BVR của mình; xây dựng và thực hiện các PA, biện pháp BVR theo quy định của pháp luật có liên quan
- Chủ rừng không thực hiện các quy định mà để mất rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
1 Một số quy định của luật BV&PTR
Trang 131.3 Quyền lợi, trách nhiệm của UBND và chủ rừng Trách nhiệm bảo vệ rừng của UBND các cấp
- Trách nhiệm của UBND cấp huyện
► Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, bảo
vệ, khai thác rừng
► Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BV&PTR
► Chỉ đạo UBND xã thực hiện các biện pháp BVR, khai thác lâm sản
- Trách nhiệm của UBND cấp xã
► Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng
►Chỉ đạo các thôn xây dựng và thực hiện quy ước BV&PTR
► Phối hợp các lực lượng (quốc phòng, an ninh, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang, các ban ngành) để BVR; phát hiện và ngăn chặn kịp thời vi phạm
► Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BV&PTR
- Chủ tịch UBND cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên, chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương
1 Một số quy định của luật BV&PTR
Trang 142.1 Trình tự thủ tục giao, cho thuê, thu hồi
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Xác định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi
- Xác định vị trí, ranh giới khu rừng (Tên đơn vị hành chính, tiểu khu, khoảnh, lô rừng)
- Xác định loại rừng (PH, ĐD, SX) đến từng lô
- Xác định diện tích khu rừng giao, cho thuê, thu hồi là diện tích mà tại đó chủ rừng thực hiện các hoạt động QL,BV, PT và SD
Thẩm quyền giao, cho thuê, thu hồi
- UBND tỉnh giao, cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
- UBND huyện giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
Thời hạn sử dụng rừng Nhà nước giao, cho thuê
- Thời hạn sử dụng rừng
+ Rừng PH, rừng ĐD giao để sử dụng ổn định, lâu dài
+ Rừng SX giao, cho thuê không quá 50 năm hoặc không quá 70 năm.
+ Rừng PH, rừng ĐD cho thuê không quá 50 năm.
- Thời điểm để tính thời gian bắt đầu sử dụng rừng
+ Thời điểm SDR tính từ ngày ký QĐ giao, cho thuê rừng
+ Rừng đã giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 mà trong QĐ giao hoặc trong HĐ thuê không ghi rõ thời hạn thì thời điểm giao, cho thuê tính từ ngày15/10/1993
Trang 152.1 Trình tự thủ tục giao, cho thuê, thu hồi
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Trình tự, thủ tục giao rừng
Nội dung Hộ gia đình Cộng đồng Tổ chức
Chuẩn bị - UBND Phổ biến CS,
thành lập BCĐ, Chuẩn
bị kinh phí, vật tư
- UBND phổ biến CS, lập BCD, CBị kinh phí, vật tư.
- CĐ đề nghị giao rừng
và thông qua KH QLR
- Sở NN&PTNT giới thiệu
và thoả thuận điạ điểm
Tiếp nhận
và xét
đơn
- Hộ gia đình nộp đơn UBND xã nhận đơn và xác nhận
- Cộng đồng nộp đơn
- UBND xã nhận đơn và xác nhận
- Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở NN&PTNT
Trang 162.1 Trình tự thủ tục giao, cho thuê, thu hồi
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Trình tự, thủ tục cho thuê rừng
Tương tự các bước giao rừng, trong đó lưu ý
- Đấu giá quyền sử dụng rừng
- Chủ rừng thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Ký hợp đồng thuê rừng (sở NN&PTNT đối với tổ chức/UBND huyện đối với hộ gia đình)
Trang 172.2 Giao rừng
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
- Giao rừng ĐD: không thu tiền đối với BQL RĐD, tổ chức nghiên cứu, đào tạo,
dạy nghề
- Giao rừng PH: không thu tiền đối với BQL RPH, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang, hộ gia đình, cá nhân
- Giao rừng SX:
+ Không thu tiền: rừng tự nhiên và RT đối với hộ gia đình, cá nhân; tổ chức SX
giống; đơn vị vũ trang; BQLR PH có RSX xen kẽ trong RPH đã giao cho BQL
+ Có thu tiền: RTN và RT đối với các tổ chức kinh tế, rừng trồng đối với người
Việt Nam định cư ở nước ngoài
Hạn mức giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân
- Hạn mức giao
+ RPH, RSX không quá 50ha/hộ/loại rừng
+ Đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, lại được giao thêm rừng thì diện tích giao không quá 35ha/hộ/các loại đất/hộ
- Diện tích giao vượt hạn mức: phải chuyển sang thuê rừng
Trang 182.2 Giao rừng
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Hạn mức giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân
- Hạn mức giao đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng không quá 50ha/hộ và không tính vào hạn mức giao rừng nói trên
Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
- Điều kiện giao rừng
+ Cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về SX, ĐS, VH, tín ngưỡng; có khả năng QLR; có nhu cầu và đơn xin giao rừng
+ Phải phù hợp với QH,KH và quỹ rừng của địa phương
- Loại rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn
+ Khu rừng hiện cộng đồng đang QL, SD có hiệu quả
+ Khu rừng giữ nguồn nước Phục Vụ trực tiếp cho CĐ
Trang 192.3 Cho thuê rừng
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
- Cho thuê RĐD là khu bảo vệ cảnh quan: đối với tổ chức KT để kết hợp KD cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường
- Cho thuê RSX: đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường
- Cho thuê RSX là RT: đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Trang 202.4 Thu hồi rừng
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng
- Nhà nước SDR vào mục đích quốc gia
- Tổ chức được GR không thu tiền SDR hoặc có thu tiền SDR có nguồn gốc từ NS hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu SDR
- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng
- Hết hạn sử dụng mà không được gia hạn
- Sau 12 tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động BV&PTR
- Sau 24 tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động để phát triển rừng
Trang 212.4 Thu hồi rừng
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Trường hợp chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi
- Nhà nước SDR vào mục đích quốc gia
- Nhà nước SDR cho lợi ích công cộng
Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng nhưng chủ rừng không được bồi thường
- Trường hợp chủ rừng không tiến hành các hoạt động BN&PTR; sử dụng không đúng mục đích; giao, được thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế
- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước
Trang 222.5 Chuyển mục đích sử dụng rừng
2 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
Chuyển MĐ SD từ loại rừng này sang loại rừng khác
- Phải phù hợp với QH BV&PTR đã được phê duyệt
- Phải theo đúng thẩm quyền
- Phải đạt tiêu chí và chỉ số xác lập loại rừng đó
Chuyển MĐ SD rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp
- Căn cứ tiêu chí và điều kiện chuyển đổi do Chính phủ quy định như sau:
+ Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
+ Phát triển cây công nghiệp
+ Xây dựng các công trình thuỷ điện, giao thông, cơ sợ hạ tầng, thuỷ lợi,…
Những thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng:
- Phải theo đúng thẩm quyền
- Có dự án đầu tư đã được phê duyệt
- Có đánh giá tác động môi trường
- Có phương án đền bù được phê duyệt
- Cơ quan cho phép chuyển MĐ SD phải đảm bảo đầu tư trồng rừng mới thay diện tích chuyển sang mục đích khác
Trang 233.1 Khai thác gỗ và lâm sản trong Rừng phòng hộ
3 Những quy định về khai thác lâm sản
Trình tự, thủ tục khai thác, quy phạm, quy trình kỹ thuật khai thác thực hiện theo
hướng dẫn tại QĐ số 40/BNN của Bộ NN và PTNT
- Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong Danh mục nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác
- Nguyên tắc:
+ Không làm giảm hiệu năng phòng hộ của rừng
+ Lượng khai thác không Được lớn hơn lượng tăng trưởng của rừng
- Khai thác lâm sản với rừng PH đầu nguồn là rừng tự nhiên:
+ Được khai thác tận thu, tận dụng gỗ và khai thác LS ngoài gỗ
+ Khi rừng đạt tiêu chuẩn về PH được khai thác chọn, độ tàn che sau khai thác lớn hơn 0,6
Trang 243.1 Khai thác gỗ và lâm sản trong Rừng phòng hộ
3 Những quy định về khai thác lâm sản
- Khai thác lâm sản với rừng PH đầu nguồn là rừng tự nhiên:
+ Không được khai thác các loài cây quý, hiếm theo Quyết định của CP
- Khai thác lâm sản với rừng PH đầu nguồn là RT; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; chắn gió, chắn cát bay và bảo vệ môi trường:
- Thẩm quyền cho phép khai thác gỗ trong RPH
+ Khai thác gỗ trong RPH là RTN, rừng PH là RT đầu tư bằng vốn NS, chủ rừng phải có thiết kế khai thác Được Sở NN và PTNT phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ rừng là tổ chức kinh tế UBND cấp huyện phê duyệt thiết kế và cấp phép K.thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
+ Khai thác RPH là RT bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư, chủ rừng tự quyết định
Trang 253.2 Khai thác gỗ và lâm sản trong Rừng đặc dụng
3 Những quy định về khai thác lâm sản
Việc khai thác lâm sản phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng và phải tuân theo các quy định sau đây:
- Được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ
- Không được săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng
Thẩm quyền cho phép khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
- Bộ NN và PTNT phê duyệt t.kế và cho phép khai thác đối với khu rừng mà chủ rừng thuộc cấp Bộ quản lý
- UBND tỉnh phê duyệt thiết kế, cho phép hoặc uỷ quyền cho Sở NN và PTNT phê
duyệt thiết kế và cấp phép k.thác đối với rừng do tỉnh quản lý
Trang 263.3 Khai thác gỗ và lâm sản trong Rừng sản xuất
3 Những quy định về khai thác lâm sản
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Việc khai thác lâm sản phải bảo đảm nguyên tắc QLR bền vững
- Rừng đạt tiêu chuẩn được phép khai thác chính
- Cây rừng được khai thác phải đạt tiêu chuẩn
- Lượng khai thác phải nhỏ hơn lượng tăng trưởng của rừng
- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường và khả năng PH của rừng
Sản phẩm: lâm sản; các loài cây quý hiếm thực hiện theo quy định của CP
Trang 273.3 Khai thác gỗ và lâm sản trong Rừng sản xuất
3 Những quy định về khai thác lâm sản
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Được khai thác tất cả các sản phẩm là lâm sản trong rừng trồng
Thẩm quyền cho phép khai thác rừng trồng
- Trường hợp rừng trồng đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước:
+ Những khu rừng mà chủ rừng là tổ chức: nếu tổ chức thuộc tỉnh do UBND tỉnh cho phép; nếu là tổ chức thuộc Bộ do Bộ chủ quản cho phép
+ Những khu rừng mà chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn,
do UBND huyện cho phép
- Trường hợp RT do chủ rừng tự đầu tư hoặc được Nhà nước hỗ trợ
Trang 284.1 Những nội dung được hỗ trợ
4 Những QĐ về CSHT TRSX giai đoạn 2007 - 2015
- Theo Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015
- Thông tư liên tịch số: 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23 tháng 6 năm 2008 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 về Một số chính sách phát
triển rừng sản xuất.
Hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách xã đặc biệt khó khăn), trồng rừng trên đất trồng, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
+ Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa,
mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha
+ Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ
trợ quy định
Trang 294.1 Những nội dung được hỗ trợ
4 Những QĐ về CSHT TRSX giai đoạn 2007 - 2015
+ Trồng rừng tại các xã có dân tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện do Quốc hội
phê duyệt chủ trương đầu tư được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định.
- Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc xã đặc biệt khó khăn trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng không thuộc đối tượng quy định trên được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/1.500 cây phân tán (tương đương một ha rừng trồng) Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được
hỗ trợ không quá 2,0 ha.
- Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 200.000 đồng/ha trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ mức 100.000 đồng/ha trong 4 năm nếu trồng rừng tại các xã còn lại.
- Hỗ trợ một lần 50.000 đồng/ha để chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng
- Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ trước đầu tư.