Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Ngày soạn: 18/09/2014 Tiết: 11 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS nắm được những TCHH chung của bazơ và viết được PTPƯ tương ứng cho mỗi tính chất. 2. Kỹ năng: - HS vận dụng được những hiểu biết của mình về TCHH của bazơ để giải thích nhữn hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất. - HS vận dụng được những TCHH của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ: - Gd thái độ chăm chỉ, ý thức tự giác học tập, ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Dụng cụ: Giá, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh. + Hoá chất: dd Ca(OH) 2 , NaOH, HCl, H 2 SO 4 loãng, CuSO 4 , CaCO 3 , dd phenolphthalein, giấy quỳ tím. - Học sinh: +Học bài và làm bài tập ở nhà + Đọc trước bài mới. Ôn lại phần phân loại bazơ (8). III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp : 1’ 2. Kiểm tra: Lồng vào bài mới 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: 10’ - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên mẩu giấy quỳ tím và quan sát. - Nhận xét hiện tượng ? Làm thí nghiệm theo hướng dẫn. - Quỳ tím chuyển màu xanh. 1. Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu. Dd bazơ làm: + Quỳ tím chuyển thành màu xanh. Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 - Chiếu lên màn hình TN dd NaOH làm đổi màu dd Phenolphtalein(11.1). - Nhận xét hiện tượng ? Hoặc cho HS làm thí nghiệm . Nhỏ 1 giọt dd phenolphthalein không màu vào ống nghiệm có sẵn 1-2 ml dd NaOH và quan sát. - Nhận xét hiện tượng xảy ra? - Dựa vào TC này ta có thể phân biệt dd bazơ với các dd khác. BT1: Có 3 lọ không nhãn chứa dd H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , HCl. Em hãy trình bày PP nhận biết các chất chỉ dùng thêm quỳ tím. -DD phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng - thảo luận nhóm để trả lời BT này. + DD phenolphthalein không màu chuyển thành màu đỏ. BT1: - Đánh số thứ tự mỗi lọ hoá chất và lấy mẫu thử. - Lấy một ít mẫu thử nhỏ vào quỳ tím: + Quỳ tím chuyển thành màu đỏ là HCl và H 2 SO 4 . + Quỳ tím chuyển thành màu xanh là dd Ba(OH) 2 . - Lấy Ba(OH) 2 vừa nhận được ở trên cho vào 2 mẫu axit, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là H 2 SO 4 , mẫu nào không có kết tủa trắng là HCl. H 2 SO 4 +Ba(OH) 2 BaSO 4 +2H 2 O Hoạt động 2: 5’ - Gợi ý cho HS nhớ lại TC này trong bài oxit. - Hãy viết PTPƯ minh hoạ? HS viết PTPƯ. 2. DD bazơ tác dụng với oxit axit. Tạo muối và nước. Ca(OH) 2 +SO 2 CaSO 3 +H 2 O 6KOH+P 2 O 5 2K 3 PO 4 +3H 2 O Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Hoạt động 3: 5’ - Yêu cầu HS nhắc lại TCHH của axit từ đó liên hệ đến TCHH này của bazơ. - Viết PTPƯ minh hoạ (Cả bazơ tan và không tan). HS viết PTPƯ. 3. Bazơ tác dụng với axit. Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng được với axit tạo muối và nước (PƯ trung hoà) Fe(OH) 3 +3HCl FeCl 3 +3H 2 O Ba(OH) 2 +2HNO 3 Ba(NO 3 ) 2 +2H 2 O Hoạt động 4: 10’ Chiếu lên màn hình TN nhiệt phân Cu(OH) 2 Hoặc hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Cho CuSO 4 tác dụng với NaOH để tạo Cu(OH) 2 . - Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm đun trên ngọn lửa đèn cồn. - Nhận xét hiện tượng (màu sắc của chất rắn)? - Qua đó em rút ra kết luận gì? - Giới thiệu TC dd bazơ tác dụng với muối học ở bài 9 - Quan sát TN và dự đoán sản phẩm Chất rắn ban đầu màu xanh lam sau có màu đen và xuất hiện hơi nước 4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit tương ứng và nước. t 0 Cu(OH) 2 CuO + H 2 O 4. Củng cố: 9’ - Nêu lại các TCHH của bazơ, so sánh TC của bazơ tan và bazơ không tan? - BT2: Cho các chất sau: Cu(OH) 2 , MgO, Fe(OH) 3 , NaOH, Ba(OH) 2 . a. Gọi tên, phân loại các chất trên. b. Chất nào tác dụng được với: + DD H 2 SO 4 loãng. + Khí CO 2 . + Bị nhiệt phân huỷ. ? Viết PTPƯ? - BT3 : Để trung hoà 50g dd H 2 SO 4 19,6% cần vừa đủ 25g dd NaOH C%. a. Tính C% NaOH. b. Tính C% dd sau PƯ. (C% NaOH=32% mdd=75g C%Na 2 SO 4 =18,9%) 5. Dặn dò: 1’ - BTVN: + 1,2,3,4,5 tr.25SGK + Đọc trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ