1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh

26 15,6K 110

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Người yêu cầu các cấp chính quyền thật sự thấm nhuần tính chất nhànước của dân, do dân, vì dân mà phát huy cao độ dân chủ để động viên tất cảsức dân cho cách mạng, đưa kháng chiến đến th

Trang 1

MỞ ĐẦU

Năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với khátvọng thành lập một nhà nước kiểu mới để giải phóng dân tộc Sau Cách mạngTháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước

“phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyềnlực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợiích phải vì dân Đó phải là một nhà nước dân chủ – dân là chủ và dân làmchủ Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kếthợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức Quan niệm về sự thống nhất giữa

“đức trị” với “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từtruyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vuachúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ôngvua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đãthực thi triệt để vấn đề “đức trị” với “pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoahọc và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vỡ hạnh phúc của nhân dân

Pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hình thái ý thức

xã hội Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiếtvới nhau Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức;ngược lại đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được

xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trongquan hệ với người khác, nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật Bởi

vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh, khoa học của pháp luật thì giáodục đạo đức trở thành vô nghĩa

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền

và những hoạt động thực tiễn của Người điều nổi bật lên là lòng nhân ái vàtình người Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng quản lý nhà nước bằng pháp luật

Đó là pháp trị, là nhà nước pháp quyền Đồng thời Người còn chủ trương đứctrị, thực hành dân chủ rộng rãi, ra sức bảo vệ quyền tự do dân chủ cho nhân

Trang 2

dân, lấy đức để giáo dục và cảm hóa con người, yêu thương, quý trọng nhândân Người yêu cầu các cấp chính quyền thật sự thấm nhuần tính chất nhànước của dân, do dân, vì dân mà phát huy cao độ dân chủ để động viên tất cảsức dân cho cách mạng, đưa kháng chiến đến thắng lợi và kiến quốc thànhcông.

Trong thời kỳ nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nướcpháp quyền của dân, do dân, và vì dân vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hộicông bằng văn minh thì tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của HồChí Minh về nhà nước trong sạch vững mạnh nói riêng đã có vị trí, vai trò vôcùng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước thật sự dân chủ, một nhà nướcthật sự của dân vì quyền và lợi ích của nhân dân Vì vậy, tôi chọn đề tài này

để có thể nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết hơn về tư tưởng của Hồ ChíMinh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh ở Việt Nam

Trang 3

NỘI DUNG

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.

1.1 Quản lý đất nước bằng “pháp trị” và “đức trị”.

1.1.1 Tăng cường pháp luật

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại phiênhọp đầu tiên của Chính phủ (3-9-1945), trong 6 nhiệm vụ cấp bách, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ thứ ba là “chúng ta phải có ngay một hiến phápdân chủ; phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổthông đầu phiếu” để sớm có một Nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra.Ngày 17-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổngtuyển cử Ngày 20-9-1945, Người ký Sắc lệnh 34 thành lập Ủy ban dự thảohiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chuẩn bị đệ trình Quốchội Chính phủ liên hiệp kháng chiến được Quốc hội họp phiên đầu tiên ngày2-3-1946 bầu ra là Chính phủ hợp hiến đầu tiên có đầy đủ tư cách và hiệu lựctrong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại

Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng, Việt Nam từ một nền văn hóa nôngnghiệp, trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến chuyên chế và hàngtrăm năm dưới chế độ thực dân cũng không kém phần chuyên chế, chúng takhông thể đi nhanh tới việc xác lập một nhà nước pháp quyền Tuy nhiên phảinhấn mạnh tới vai trò của pháp luật trong quản lý điều hành đất nước và phải

có những hoạt động tích cực, kịp thời để từng bước hoàn thiện hệ thống phápluật Nói tới pháp luật của chế độ mới dân chủ cộng hòa là phải gắn với dânchủ, hai nội dung đó nương tựa vào nhau Pháp luật là bệ đỡ của dân chủ vàkhông thể có dân chủ ngoài pháp luật Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọiquyền dân chủ phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật bảo đảmcho quyền tự do dân chủ được thực thi trong thực tế

Trang 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lậphiến và lập pháp Nhưng điều quan trọng hơn là Người tập trung chỉ đạo đưapháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế, tạo cơchế bảo đảm cho pháp luật được thi hành Đối với một nước dân chủ, Hồ ChíMinh quan tâm tới năng lực làm chủ của người dân Trước đây, dưới chế độ

cũ, bọn thực dân phong kiến tìm cách làm cho dân ngu để dễ trị Trong chế độmới, Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục lại nhân dân, nâng cao dân trí, làm saocho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dựng quyền dân chủ của mình,dám nói, dám làm Pháp luật chỉ có hiệu lực trong thực tế khi nhân dân cónhững hiểu biết nhất định về văn hóa, chính trị, về pháp luật, về quyền côngdân Người dân chỉ có thể “dám mở mồm ra” – như cách nói của Bác Hồ –khi có những hiểu biết nhất định về pháp luật

Tư tưởng “pháp trị” của Hồ Chí Minh đặc biệt thể hiện nổi bật ở việcbảo đảm tính khoa học, hiệu lực và nghiêm minh của pháp luật Hơn hai thángsau khi tuyên bố độc lập, ngày 23- 11-1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64-

SL về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và một Toà án đặc biệt có nhiệm

vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên từ trong các uỷ ban

nhân dân các cấp đến cơ quan cao nhất của chính quyền (các Bộ)

Bốn ngày sau khi ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và Toà

án đặc biệt, Hồ Chí Minh lại ký tiếp Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa vànhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi sốtiền nhận hối lộ Cuối năm đó, khi giao cho đồng chí Lê Giản phụ trách ngànhCông an (Ty Liêm phóng), Người đã dặn rằng: Chú phụ trách ngành này làphải “thiết diện vô tư”, tức là mặt sắt không thiên vị Nếu chú không “thiếtdiện vô tư” thì Bác sẽ “thiết diện vô tư” đối với chú Như vậy, chỉ trong vòng3-4 tháng sau ngày tuyên bố nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã tậptrung cao độ cho việc xây dựng bộ máy, trong đó có khía cạnh pháp luậtchống tham nhũng, một trong những vấn đề lớn liên quan tới sự sống còn của

Trang 5

chế độ mới Ngay cả khi nói về Đảng, gắn vấn đề pháp luật chống thamnhũng, Người khẳng định “nếu cần có đảng phái thì sẽ là đảng dân tộc ViệtNam Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập.Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phảnquốc và những kẻ tham ô ra ngoài” Trong trường hợp này, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đặt ngang hàng kẻ tham ô với kẻ phản quốc Và hai tội danh này đềuxếp vào khung hình phạt tử hình theo Quốc lệnh 10 điều thưởng và 10 điềuphạt ngày 26-1-1946 do Hồ Chí Minh ký.

Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Hồ Chí Minh trăn trở vớivận nước, với “nền dân chủ mới chưa hoàn toàn” Năm tháng sau khi tranh

được quyền độc lập, Hồ Chí Minh đã có bài “tự phê bình” trên báo Cứu quốc

số 153, ngày 28-1-1946 Sau khi khẳng định Chính phủ có làm được một số

việc, Hồ Chí Minh đau lòng thừa nhận rằng “tuy nhiều người trong ban hànhchính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quétsạch” Đây là lần đầu tiên trong chế độ mới, Hồ Chí Minh dựng hai từ “nhũng

lạm” với nghĩa lạm dụng quyền lực để tham nhũng Người lạm dụng quyền lực thì trước hết phải có quyền lực Vậy thì ai là những người có quyền lực? Theo Hồ Chí Minh, đó chỉ có thể là những người làm việc trong các công sở,

cán bộ các cơ quan, các đoàn thể Và quyền lực ở đây được đặt trong mốitương quan giữa cán bộ công chức với nhân dân Người dân không thể cóquyền hành, quyền lực; chỉ có cán bộ công chức mới có quyền hành, quyềnlực Người viết: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyềnhành Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, thì dễ trở nên hủ bại,biến thành sâu mọt của dân” Sau này Người lại viết: “Trước nhất là cán bộcác cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ, cóquyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩcông vi tư”

Trang 6

Trong năm 1946, những chuyện về ăn hối lộ, tham nhũng trong Chínhphủ đã được Quốc hội nước ta lúc bấy giờ hết sức quan tâm Đặc biệt là sau

vụ Chu Bỏ Phượng, Bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ liên hiệp khángchiến, là đại biểu của Việt Nam Quốc dân đảng, thành viên trong đoàn Chínhphủ ta dự Hội nghị Fontainbleau, bị các nhà chức trách Pháp bắt được vìmang vàng đi buôn Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khó I (11-1946), có đại biểuQuốc hội đã chất vấn Chính phủ về vụ việc này Thay mặt Chính phủ, Bác Hồ

đã trả lời thẳng thắn rằng, “Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm.Nhưng trong chính phủ, từ Hồ chí Minh đến những người làm việc ở các uỷban làng, đông lắm, phức tạp lắm Dù sao, Chính phủ đã hết sức làm gương,

và nếu làm gương không xong, thì sẽ dựng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối

lộ Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết” Tư tưởng Hồ Chí Minh về tínhnghiêm minh của pháp luật thật rõ ràng, dứt khoát: “Pháp luật phải thẳng taytrừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.Trong kháng chiến chống Pháp (9-1950), Bác Hồ – dự rất đau lòng – vẫn đã y

án tử hình Trần Dụ Châu, Đại tá, Cục trưởng Cục quân nhu, phạm tội lợidụng chức vụ, quyền hạn, bớt xén phần cơm áo của bộ đội để sống trác táng,trụy lạc Người tâm sự với Trần Đăng Ninh trước khi ký bác đơn chống áncủa Trần Dụ Châu: “Với loài sâu mọt đục khét nhân dân, nếu phải giết đi mộtcon mà cứu được cả rừng cây, thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”

Để bảo đảm nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh, với tư tưởng ‘tìmngười tài đức”, chiêu hiền đãi sĩ, cầu người hiền tài, Hồ Chí Minh đặc biệtquan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa “hồng” vừa

“chuyên” “Hồng” ở đây là nói tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ côngchức, mà hàng đầu và xuyên suốt là ý thức và tinh thần tận tụy phục vụ nhândân, phục vụ Tổ quốc Còn “chuyên’ là nói tới năng lực thực tế của công chứcViệt Nam nói chung và năng lực trong việc giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộmáy nhà nước nói riêng với tinh thần “làm nghề gì cũng phải học” và “làmnghề gì phải giỏi nghề đó”

Trang 7

1.1.2 Đẩy mạnh giáo dục đạo đức

Trong xã hội hiện đại, luật pháp ngày càng đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn,nhưng điều tiết mọi hành vi thì đâu chỉ có luật pháp Hồ Chí Minh bao giờcũng chú ý cả “đức trị” và “pháp trị”, xử lý mọi công việc phải vừa có lý, vừa

có tình, ngay cả trong việc căn dặn hậu thế giải quyết sự bất đồng trong phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế, khôi phục tình đoàn kết giữa các đảngcộng sản anh em, ông cũng nhắc tới điều đó Để thực thực hiện tốt luật pháphay để làm tốt bất kỳ việc gì đi chăng nữa thì trước hết vẫn cần cái đức Lại

có người bày tỏ quan điểm rằng, tiếp cận sự phát triển phải là từ pháp trị, chứ

không theo đức trị; rằng, cái mà theo đức thì xã hội đâu có phát triển, phải theo pháp thì xã hội, cả cổ – kim, đông – tây, mới phát triển được Nhưng tôi thấy, pháp ở đây do con người làm ra, con người tự quy ước với nhau để hành

xử ở đời Vì vậy, khi nói tới pháp (đúng đắn) thì đã có yếu tố đức rồi Ngược lại, khi nói tới hành đức (chân chính) thì đã bao hàm cả chấp pháp rồi Bảo rằng, pháp là duy lý, đúng như vậy Bảo rằng, đức là duy tình (tâm), không

sai Nhưng, có thật 100% vậy không? Nói vậy nhưng đâu phải vậy

Giáo dục nhân dân hiểu biết về pháp luật là cần thiết, vì điều đó tạo ratính chủ động của người dân trong thực thi pháp luật Nhưng cán bộ – nhất làcán bộ ngành tư pháp – làm gương trong việc tuân thủ pháp luật cũng rất cầnthiết Nói chung thì đạo làm gương cần thiết trong mọi hoạt động Bởi vì vănhoá phương Đông chứa đựng một triết lý “một tấm gương sống còn có giá trịhơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền” Trong thư gửi Hội nghị tư pháptoàn quốc tháng 2-1948, Hồ Chí Minh viết: “Các bạn là bậc trí thức Các bạn

có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc…Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật Lẽ tất nhiên các bạnphải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp”, chí công vô tư cho nhân dânnoi theo” Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực trong việc thực thi phápluật Những câu chuyện về việc Người chấp hành nghiêm chỉnh luật giao

Trang 8

thông, đèn đỏ dừng lại, hay đơn giản là tôn trọng quy định của nhà chùa cởidép khi vào lễ Phật,… được nhân dân truyền tụng, học tập, có sức giáo dục tolớn cho cán bộ, nhân dân trong việc thực thi pháp luật.

Hiện nay, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, chúng ta phải có tư duy toàncầu về một Quốc hội, một Chính phủ thời hội nhập Vấn đề rộng lớn, nhưnglõi cốt là tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân; Chính phủ phải thật sự là công bộc của dân.Chúng ta coi việc giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và cấpbách Tuy nhiên, hội nhập quốc tế mà pháp luật không nghiêm thì phải trả giáđắt Chúng ta đã có quá nhiều bài học về vấn đề này do sự kém hiểu biết vềpháp luật (Việt Nam và quốc tế), non kém trong trình độ quản lý, khôngnghiêm và minh về pháp luật

Tham ô là lợi dụng quyền hành hoặc chức trách để ăn cắp của công;lãng phí là làm tốn kém hao tổn một cách vô ích Tham ô là hành động xấu xanhất của con người Nhân dân lao động làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt đểgóp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể Của công ấy lànền tảng vật chất của chế độ Xó hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nõngcao đời sống nhân dân ta Người cho rằng, tham ô là lấy trộm của công, chiếmcủa công làm của tư Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến

Trang 9

công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng.Lãng phí và tham ô tuy có khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp ăncắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước, củatập thể thì cũng có tội.

Đứng về phía cán bộ mà nói tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư;Đục khoét của nhân dân; Ăn bớt của bộ đội; Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụngcủa chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vịmình Hay nói cách khác, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể,của nhân dân là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải từ bỏ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lãng phí bao gồm nhiều mặt: Lãng phísức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiênnhiên của nhân dân, của đất nước Lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân: vềtrình độ non kém, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, độc đoán đưa ranhững quyết định sai lầm gây tốn kém hàng chục, hàng trăm tỉ đồng công quỹcủa Nhà nước hoặc do chủ ý “ném tiền qua cửa sổ”; coi của công là “củachùa”; ăn uống, biếu xén, tiêu xài xa hoa lãng phí

Để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của bệnh tham ô, lãng phí, Chủtịch Hồ Chí Minh kết luận: "Tham ô là trộm cướp Lãng phí tuy không lấycủa công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ

Có khi tai hại hơn nạn tham ô"

Chống tham ô, lãng phí là vấn đề luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minhquan tâm và đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởngcủa Người Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cănbệnh tham ô, lãng phí, đó là chủ nghĩa cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh nguyhiểm như lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vịquyền hành, tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa Cũng do cá nhân chủ nghĩa màmất đoàn kết, thiếu tích tổ chức, tích kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm,

Trang 10

không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hạilợi ích của cách mạng, của nhân dân Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạmnhiều sai lầm.

Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ô, lãng phí Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu Tham ô,lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ Nó là

kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng và nằm trong các

tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và

ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,chính Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm” Vì vậy: “Chống tham

ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặctrên mặt trận Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”

Tham ô, lãng phí còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa và trình độ

tổ chức quản lý nhà nước yếu kém Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ ChíMinh nhắc nhở từ lâu Mỗi người đảng viên, cán bộ từ trên xuống dưới đừngtưởng mình ở cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh nhân dân, cứ lúcnào cũng vác mặt “quan cách mệnh” Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi Họ xarời quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng Nói chuyện với cán bộ,đảng viên, Bác nhắc nhở mọi người phải ghi nhớ và làm theo câu nói của Lê-nin là “học, học nữa, học mãi” Cán bộ ở cấp càng cao càng phải học nhiều,học văn hóa, học chuyên môn, học đạo đức, học cách cư xử và cách sống làmngười Do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuậtthấp, thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo, giáo huấn chung chung lại khôngchịu rèn luyện tu dưỡng nên một số cán bộ, đảng viên đã rơi vào tình trạngtham ô, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức gây ảnh hưởng đến uy tín củaĐảng và Nhà nước

Từ những nguyên nhân cơ bản trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ranhững phương thuốc chữa và triệt tận gốc bệnh tham ô, lãng phí, đó là:

Trang 11

- Muốn chống tham ô, lãng phí, trước hết và quan trọng nhất là phảichống chủ nghĩa cá nhân Bác nói: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không

có nghĩa là “giày xéo lên lợi ích cá nhân” Mỗi người đều có tính cách riêng,

sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình”

Bác khuyên dạy cán bộ, đảng viên, quân đội không xâm phạm cáikim sợi chỉ của dân, lên án những cán bộ, đảng viên nặng đầu óc cá nhân chủnghĩa, chỉ biết chăm lo thu vén cho bản thân mình, không quan tâm đến lợiích của tập thể cộng đồng và của những người xung quanh mình Phải kiênquyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước thìĐảng mới thực sự trong sạch và vững mạnh, mới giành được sự tin yêu thực

sự của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thậtsạch các ung nhọt ấy thì thân thể càng khỏe mạnh Và: “Mỗi cán bộ, đảngviên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết,trước hết Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đứccách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức vàtính kỷ luật” Điều đó có nghĩa là Đảng phải thực hành kỷ luật nghiêm minh,Nhà nước phải có thể chế cụ thể, rõ ràng và quan trọng hơn là phải biết dựavào lực lượng quần chúng đấu tranh, phê bình, giáo dục và xử lý nghiêmminh những cán bộ đảng viên mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, tham ô, lãng phígây nguy hại cho Đảng, cho Nhà nước, cho nhân dân

- Muốn chống tham ô, lãng phí phải phát huy quyền làm chủ tối đa củanhân dân, phải biết dựa vào dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân chủ làthế nào? Là dân làm chủ Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng,

Uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ Làm đầy tớ cho nhân dân, chứkhông phải là làm quan cách mạng Thực hiện dân chủ là cái chìa khóa vạnnăng có thể giải quyết mọi khó khăn” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia vào quản lý thì khi ấy mới có thể

Trang 12

đã phá tận gốc chủ nghĩa quan liêu Trên thực tế, nếu các cơ quan nhà nướcthực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” cũng là một biện pháp chống chủ nghĩa quan liêu, chống tham ôlãng phí một cách tích cực, có hiệu quả.

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng caotrình độ đội ngũ cán bộ Hướng tới việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nướctheo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: nhà nước đó phải thể hiện và thựchiện trên thực tế quyền lực của nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhândân; thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa sự quản lý của nhà nước Việchoàn thiện bộ máy quản lý gọn, nhẹ, có hiệu lực, bảo đảm cho bộ máy đó phải

đi sâu đi sát thực tế, gắn quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làmchủ tập thể của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng,cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Nhìn vào thực tế tình trạng tham ô,lãng phí hiện nay, chúng ta càng thấy những lời dạy bảo của Bác là vô cùngsâu sắc và hết sức quý báu Chúng ta mong rằng các cơ quan có trách nhiệmcủa Đảng và Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn những lời dạy nghiêm túc

và chí tình chí lý của Người về thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí

Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế trongcông tác xây dựng Đảng Đó là, “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưađạt yêu cầu Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trongmột bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng ” Chính vì vậy, mộttrong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là phải thực hiện cho được lờiBác dạy về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, triệttận gốc bệnh tham ô, lãng phí

Trang 13

1.2.2 Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Xây dựng chính thể dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng

xã hội dân chủ để nhân dân là chủ và làm chủ, Hồ Chí Minh đã công phu chỉđạo xây dựng Hiến pháp, hoàn thiện luật pháp, chú trọng hành pháp của các

cơ quan Chính phủ, tính công bằng, nghiêm minh, quang minh chính đại, thiếtdiện vô tư của ngành tư pháp, kết hợp đức trị với pháp trị, sớm có chủ trươngchuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa công chức và nền hành chính công vụ, cảicách và đổi mới thường xuyên tổ chức bộ máy cùng với nội dung, phươngthức hoạt động của hệ thống công quyền, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phépnước theo các chuẩn mực dân chủ Tất cả đều vì lợi ích, quyền lực của dân.Một nhà nước mạnh, có thực lực và thực quyền phải chú trọng vào lập pháp,hành pháp và tư pháp, đề cao luật pháp dân chủ và tiến bộ, bảo vệ quyền cơbản của công dân, đảm bảo tốt dân quyền để thực hiện đầy đủ nhân quyền,không chỉ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân mà còn trọng nhâncách con người Xây dựng một nhà nước mạnh thì phải chú trọng sự trongsạch của bộ máy, tính liêm khiết của công chức, phải là một chính phủ hànhđộng, trọng công việc thực tế Công chức phải thạo chính trị, giỏi chuyênmôn, tinh thông nghiệp vụ, tận tụy, mẫn cán, hết lòng, hết sức phục vụ dân,tuyệt đối trung thành với chính phủ, kính trọng, lễ phép với dân chúng Do đó,trong chính thể dân chủ cộng hòa, địa vị cao nhất là dân, quyền lực cao nhấtcũng là của dân, nhà nước vừa mạnh về luật pháp, vừa giỏi giang thông suốttrong quản lý, lại phải đảm bảo đạo đức công chức và công vụ cũng như vănhóa nơi công sở thực sự là văn hóa dân chủ Hễ chính phủ không còn xứngđáng với lòng tin cậy của dân thì dân không cần đến nữa, dân đuổi chính phủ

đi, tức là bãi nhiệm Đủ thấy, Hồ Chí Minh chú trọng pháp quyền nhân nghĩa,chính trị dân chủ, đoàn kết và thanh khiết đến thế nào Nhân dân làm chủbằng nhà nước của mình, đó là một kênh chủ yếu và quan trọng trực tiếp nhất

Từ Quốc dân Đại hội ở Tân Trào lịch sử, trong những ngày sôi động của Cáchmạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ

Ngày đăng: 02/08/2015, 09:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w