Minh đã long trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước việt nam dân chủ cộng hòa, mở ra một trang sử mới trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc việt nam.nhân dân
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA LÝ- HÓA - SINH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà
nước của dân do dân vì dân”.
GVHD: ThS Bùi Phước Ý SVTH: Huỳnh Thị Viễn Năm :2012-2013
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 lý do chọn đề tài:
Có thể nói khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời sự nghiệp của chủ tịch
HỒ CHÍ MINH là giành độc lập cho dân tộc, đêm lại sự tự do hạnh phúc cho nhân dân “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành Khát vọng và lý tưởng ấy xuyên suốt mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của người Ngày 2-9-1945 tại quảng trường ba đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí
Trang 3Minh đã long trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước việt nam dân chủ cộng hòa, mở ra một trang sử mới trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc việt nam.nhân dân ta từ kiếp nô lệ trở thành người làm chủ đất nước,nước ta từ một nước thuộc địa trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền, tự quyết định vận mệnh của mình Nhà nước ta được xây dựng từ cách mạng tháng 8-1945 là nhà nước kiểu mới- nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân Với tư cách là người làm chủ đất nước, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên những chiến công trong đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội Thực hiện công cuộc đổi mới 25 năm qua, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,lạc hậu về kinh tế văn hóa xã hội ngày càng phát triển,dân chủ được mở rộng đời sống tinh thần của người dân được cải thiện Thành công của công cuộc đổi mới càng làm cho chúng ta thấm thía bài học “dân là gốc” Tuy nhiên cũng thẳng thắng thừa nhận rặng rằng trong bộ máy nhà nước cũng có một bộ phận cán bộ công chức chưa làm tròn trách nhiện với nhân dân,chưa thật sự là công bộc của dân, quyền làm chủ của nhân dân có lúc có nơi chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ Để giữ vững nền độc lập và phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta thì Đảng ta cần phải vận dụng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Để hiểu hơn về quy chế dân chủ của nước ta, nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước, đó
là lý do em chọn đề tài “tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân”
2 Mục đích yêu cầu:
Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân Nắm vững những nội dung cơ bản
Trang 4trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân ,vì dân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:tư tưỡng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân
Phạm vi nhiên cứu: trên đất nước việt nam
4 Những đóng góp chính của đề tài :
Đối với bản thân: hiểu hơn về quy chế dân chủ của nhà nước ta,em sẽ cố gắng học tốt để trở thành người công dân có ích cho xã hội, hoàn thành tốt bổn phận, trách nhiệm của mình đối với đất nước
Đố với xã hội: đưa ra những giải pháp góp phần phát huy quyền là chủ đất nước của nhân dân, góp phần xây dựng cán bộ đảng viên trong sạch có đạo đức cách mạng
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng, phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp ,điều tra,và đọc tài liệu
B NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận và thực tiễn
1 Cơ sở lý luận
a Tư tưỡng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân do dân vì dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc; Gốc có vững, cây mới bền Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu.Khó vạn lần dân liệu cũng xong” (1) Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân là quan điểm xuyên suốt, cơ
Trang 5bản, bao trùm toàn bộ quá trình phát triển của dân tộc ta Nhà nước của dân
do dân vì dân theo Hồ Chí Minh:
Nhà nước của dân: Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong
xã hội đều thuộc về nhân dân.Nhân dân có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc Nhà nước của dân là dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm những việc pháp luật không cấm và có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật Đồng thời là người chủ cũng phải thể hiện năng lực, trách nhiệm làm chủ của mình.Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ
để thực thi quyền làm chủ của người dân Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, là “công bộc” của dân; phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”
Nhà nước do dân: Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân Nhà nước vì dân: Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì dân Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính Hồ Chí Minh yêu cầu:
“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm
Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh ”(2)
Trang 6Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài Như vậy, “Người thay mặt dân phải đủ cả đức và tài, vừa hiền lại vừa minh”
b Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân
Quan điểm của Đảng ta về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
và vì dân
Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa , Đại hội XI tiếp tục khẳng định:
“Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống, ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực” (3)
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa cần phả thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Mọi đường lối, chính sách, pháp luật đều vì lợi ích nhân dân, dựa trên ý kiến nhân dân Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán
bộ, đảng viên và công chức phải thật sự công bộc của dân Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí Xác định các hình thức tổ chức, cơ chế thích hợp để thu hút tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia công việc chung của Nhà nước Nhân dân thụ hưởng và thực hiện quyền và nghĩa
vụ Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đổi với nhân dân
Có cơ chế để nhân dân thường xuyên tham gia đề xuất kiến nghị với Đảng
và Nhà nước, phát huy vai trò lãnh đạo, nêu cao trách nhiệm đối với sự nghiệp đổi mới Bộ máy nhà nước và thiết chế hệ thống chính trị vừa tổ chức
Trang 7thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, vừa tham gia để xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách Tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
Đại hội XI chỉ rõ phương hướng “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo”(4) Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi của văn bản pháp luật Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền Trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cần hoàn thiện cơ chế bầu cử để nâng cao chất lượng đại biểu Nâng cao chất lượng bầu cử Tăng số lượng đại biểu chuyên trách một cách chuyên nghiệp, có khả năng đề xuất sáng kiến Thực hiện tốt nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng đất nước, vấn đề nhân sự, vấn đề ngân sách Đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh cải cách hành chính Luật hóa cơ cấu tổ chức của Chính phủ, tổ chức bộ quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực Phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương
Về hệ thống cơ quan tư pháp cần xây dựng cơ chế phán quyết về vi phạm hiến pháp trong lập pháp, hành pháp, tư pháp Về tổ chức hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân, cần nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò giám sát Phải làm cho các quyết sách của Hội đồng nhân dân thực quyền hơn
Trang 8Về tổ chức, bộ máy hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính cán bộ, công chức Chấn chỉnh bộ máy, ban hành luật về các tổ chức Xác định rõ cơ quan, công chức Nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép Có cơ chế đưa người kém phẩm chất ra khỏi bộ máy nhà nước
Vấn đề phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn, quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng ta Đây là kết quả của một quá trình 25 năm đổi mới, tiến hành tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận của Đảng Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện để làm cơ
sở lý luận - thực tiễn giúp Đảng ta có đủ bản lĩnh và năng lực lãnh đạo nhân dân ta đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn hơn
c Pháp luật về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân:
Trong Lời nói đầu Hiến pháp 1946 đã khẳng định: “Cuộc Cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà” (5) Đó là lời khẳng định đanh thép về bản chất chế độ chúng ta - một chế độ do nhân dân làm chủ Dân chủ, như chúng ta biết, trước hết là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc:
“Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân” Nguyên tắc đó phải được xác định dứt khoát trong Hiến pháp Bởi vậy, trong khi xác định nhiệm vụ trung tâm sau khi giành được chính quyền là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và “kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, Hiến pháp 1946 đã xem việc “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” là một trong ba nguyên tắc cơ bản cần nắm vững khi xây dựng Hiến pháp cách mạng của chúng ta
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đó, tinh thần “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” được thể hiện đậm nét trong Hiến pháp 1946 Chẳng hạn, “Tất
Trang 9cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”(6) “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu” (7) “nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình bầu ra”(8).“Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”(9) “Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra”; “Nghị viện nhân dân họp công khai, công chúng được vào nghe”; “những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”; …
Từ những điều được ghi nhận trong Hiến pháp này có thể thấy, tinh thần nhà nước của dân, do dân, vì dân:Nhà nước đó do nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu và kín,nhà nước đó hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích của nhân dân, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” (2)
, mọi hoạt động của Nhà nước phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, nhân dân có quyền tỏ tín nhiệm hay bất tín nhiệm đối với Chính phủ;
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”tự nó, mọi
cơ quan nhà nước không có quyền; mọi quyền lực mà Nhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền cho nó
2 Cơ sở thực tiễn
Hoạt động xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân của Hồ Chí minh
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3-9-1945, một ngày sau khi tuyên bố nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc
Trang 10Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai, gái từ
18 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống Và quy định ngày tiến hành Tổng tuyển cử
là 23-12-1945”
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt Đồng thời để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân và tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người tài năng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà” Riêng đối với các phe chống đối Chính phủ ta (bọn Việt cách, Việt quốc ) chúng ta vừa kiên quyết đấu tranh chống lại mọi sự phá hoại chống đối của họ, đồng thời cũng đã cố gắng nhân nhượng, hòa giải nhằm tạo bầu không khí ổn định cho cuộc Tổng tuyển cử Trước tình hình còn rất nhiều khó khăn và phức tạp đó do vậy, ngày 18-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh: hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày chủ nhật 6-1-1946 Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu Người nhấn mạnh: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ, ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình Ngày mai dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt mình và gánh vác việc nước Ngày mai, tất cả các bạn cử tri đều phải nhớ
đi bầu cử, ngày mai mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”
II Thực trạng và giải pháp
1 Những mặc tích cực và hạn chế về nhà nước của dân do dân vì dân
Trang 11a Tích cực:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ khác hẳn về bản chất và đối lập về nguyên tắc với dân chủ tư sản Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần” hơn bất
cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử như V.I.Lênin từng khẳng định Thực thi dân chủ sai nguyên tắc, vô nguyên tắc đều là trái với lí tưởng của cách mạng, với bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa, có thể dẫn đến hậu quả khó lường Xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, thì việc dân chủ hóa
sẽ trượt sang dân chủ phi xã hội chủ nghĩa và đồng nghĩa với việc thủ tiêu chủ nghĩa xã hội Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về sự vi phạm dân chủ và thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ Những đơn thuốc “công khai hóa”, “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá
và dẫn đến thủ tiêu chế độ Xô viết
Thực tiễn cho thấy, bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ nước ta ngày càng thể hiện sinh động trong cuộc sống hằng ngày của quần chúng nhân dân Kể từ khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới Đó là thành tựu
vĩ đại của cách mạng Việt Nam Chế độ dân chủ ở nước ta, xét về bản chất,
là một thể chế chính trị mà trong đó quyền lực chính trị - xã hội thuộc về nhân dân; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần; phát huy cao độ tính tích cực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thông qua Nhà nước xã hội chủ