VĂN HÓA VÀ SỨC KHOE, LE MINH THI
Trang 1Văn hóa và
sức khỏe
Lê Minh Thi
Trang 2Mục tiêu
1 Nêu được khái niệm văn hóa;
2 Trình bày được các yếu tố cơ bản của văn hóa;
3 Phân tích được tác động của các yếu tố văn hóa
tới sức khỏe và hành vi sức khỏe
Trang 3Câu hỏi???
Vì sao chúng ta không mặc bikini đến trường?
Vì sao phụ nữ thích lấy chồng cao hơn mình
Trang 4Khái niệm văn hóa
Một hệ thống các ý nghĩa và biểu tượng được
mọi người chia sẻ và có khả năng quy định mọibiểu hiện của đời sống, từ cách suy nghĩ đếncách thể hiện tình cảm và cách hành động, ứng xử của các cá nhân
(Giáo trình Xã hội học sức khỏe, trường ĐH YTCC)
Trang 5Khái niệm văn hóa
Bao gồm hệ tư tưởng được chia sẻ chung, hệ
thống khái niệm, quy tắc và những ý nghĩa ẩnsau các khái niệm và quy tắc đó, và được biểuhiện qua cách con người tồn tại
(Giáo trình Nhân học y tế ứng dụng, trường ĐH YTCC)
5
Trang 6Đặc điểm của văn hóa
Hệ thống ý nghĩa và các biểu trưng được các
thành viên chia sẻ
Văn hóa bao gồm hệ thống ý nghĩa và các biểu
tượng trong một bối cảnh nhất định và được cácthành viên chia sẻ hệ ý nghĩa biểu tượng đó
Các thành viên học được cách phiên giải ý
nghĩa và giá trị của các hiện tượng văn hóa
Định hình cho hành vi, cách cảm nhận và phiên
Trang 7Một số yếu tố cơ bản của văn hóa
Quan niệm/Khái niệm chung
Giá trị
Phong tục, tập quán, ngôn ngữ, hệ tư tưởng
7
Trang 8Ví dụ về giá trị, chuẩn mực
• Học viên không được quay cóp bài khi thi Hành vi quay cóp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, có thể bị trừ điểm hoặc hủy kết quả
• Hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức,
ngoài việc bị xã hội lên án, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế
Trang 9Ví dụ về biểu tượng và ý nghĩa
• Biểu tượng cau mày mang ý nghĩa không hài lòng
• Nhún vai thể hiện sự lưỡng lự
• Biểu thị sự đồng ý, chúng ta thường gật đầu Đặc biệt các em bé học được từ bố mẹ việc đồng ý
thông qua biểu tượng gật đầu Khi lớn hơn, các
thành viên trong xã hội sẽ “đương nhiên” phiên
giải gật đầu là đồng ý
Trang 10Quan niệm/Khái niệm chung
Trang 11Giá trị
Là những gì được xã hội coi là quan trọng, cần
thiết, và mong muốn theo đuổi
Hệ thống giá trị luôn vận động và biến đổi theo
sự biến đổi của đời sống xã hội
Đôi lúc xảy ra hiện tượng mâu thuẫn/ xung đột
về giá trị
11
Trang 12Chuẩn mực
Là các quy định/quy tắc chính thức hoặc không
chính thức của nhóm hoặc cả cộng đồng xãhội
Hướng dẫn hoặc điều chỉnh hành vi của các
thành viên xã hội
Có thể thay đổi theo thời gian
Khả năng biến đổi của chuẩn mực phản ánh
khả năng biến đổi của xã hội về văn hóa
Trang 13“Chuẩn mực văn hóa”
Là khuôn mẫu ứng xử mà mỗi nền văn hóa hình
thành, truyền lại cho các thế hệ, và buộc các thànhviên phải tôn trọng và tuân theo
Khuôn mẫu ứng xử của một văn hóa có giá trị định
hướng và kiểm soát mọi hành vi của các các nhânthuộc văn hóa đó
Khi một thành viên tôn trọng và ứng xử theo đúng
“chuẩn mực văn hóa” của cộng đồng thì sẽ được coi
là người có văn hóa; ngược lại, sẽ bị coi là “vô vănhóa”
13
Trang 17Ví dụ tôn giáo
Tôn giáo và những cấm kị trong ăn uống:
Đạo Hồi:
Không ăn thịt lợn và bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn.
Chỉ ăn các loại cá có vây, có vảy; không ăn các loại động vật
Trang 18Các đặc trưng khác
• Thế giới quan: quan niệm chung và thống nhất củamột cộng đồng về thế giới, văn hóa và vũ trụ
• Tại một số dân tộc khu vực Quảng Bình, Quảng Trị
và Tây Nguyên Việt nam, tập quán chôn trẻ sơ sinhtrong trường hợp sinh đôi được ghi nhận
• Người mẹ trong khi sinh nở không may bị chết thìđứa con cũng phải chôn theo Niềm tin về bất hạnhkhi người mẹ mang thai đôi cho cộng đồng và dòng
họ khiến người cha phải chôn sống con mình nhằm
“tránh con ma rừng về bắt tội cả làng”.
Trang 19Văn hóa và sự thay đổi
• Tiến hóa: là quá trình biến đổi về chất theo quy luật
tự nhiên Văn hóa loài người cũng trải qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp
• Sự biến đổi thích nghi: ví dụ người Eskimo sống ở Bắc Cực có khả năng chịu rét cao; người sống trên núi có nồng độ Hemoglobin thấp
• Tiếp biến văn hóa (đồng biến đổi văn hóa) chỉ sự biến đổi văn hóa này theo văn hóa khác và ngược lại Khác với khái niệm đồng hóa (một chiều)
Trang 20Phân biệt khái niệm
Bệnh tật (disease): Định nghĩa và xác định sức khỏe theo
quan điểm của bác sĩ không tính đến các yếu tố về tâm lý,
xã hội, văn hóa của bệnh tật.
Đau ốm (illness): Xác định tình trạng sức khỏe theo trải
nghiệm của người bệnh được định hình bởi các yếu tố tâm
lý, văn hóa, xã hội, và đặc trưng về nhân cách của cá nhân.
Ốm yếu (sickness): Phản ứng của xã hội với tình trạng sức
khỏe yếu và những người bị ốm những người có sức khỏe yếu thường được miễn một số trách nhiệm xã hội nào đó
Trang 21Vai trò của ốm yếu (sick role)
“Vai trò của ốm yếu” gắn liền với lý thuyết về hệ
thống xã hội và trật tự xã hội; liên quan đến quyền
và trách nhiệm của cá nhân và xã hội
Khi bị “ốm” cá nhân có thể thoái lui khỏi trách
nhiệm xã hội (VD: được nghỉ học, nghỉ làm, đượcmiễn giảm một số trách nhiệm khác )
Nếu cá nhân mắc bệnh mạn tính vai trò xã hội
của cá nhân có thể thay đổi (làm ít việc hơn, có
người hỗ trợ )
21
Trang 22Quan điểm bên trong/bên ngoài
• Người trong cuộc (Emic)
• Người ngoài cuộc (Etic)
• Nhân học nhấn mạnh PP nghiên cứu và giải thích văn hóa theo người trong cuộc nhằm tránh việc giải thích không đủ và sai lệch các hiện tượng văn hóa trong bối cảnh riêng
Trang 23Ví dụ
Trang 25Tác động của văn hóa tới sức khỏe
Văn hóa bản địa: dân tộc Ma Coong, Quảng Bình
“… Đau đớn hơn cả là cảnh ngộ của ông Y Hoi (73 tuổi, trú bản Cà
Roòng 1) Một ngày cuối tháng 9/1989, bà Y Bắp (vợ ông) sau khi sinh đôi được 2 đứa con trai kháu khỉnh thì bị kiệt sức rồi chết Nỗi đau mất
vợ chưa nguôi thì Y Bắp bị sức ép từ người thân và lũ làng hung hãn kéo đến đòi chôn 2 đứa trẻ Ông Y Hấp (bố của Y Hoi) giật 2 đứa trẻ
từ tay Y Hoi mà thét lớn: “Mày không đem chúng đi chôn thì cả làng này sẽ bị con ma rừng về “nguyền” chết hết Mẹ chúng chết rồi thì còn đâu sữa cho chúng bú, cuối cùng chúng cũng chết thôi Y Hoi, mày
hãy chôn con mày trước đi để tránh con ma rừng về bắt tội cả làng !”
Nỗi đau như trăm ngàn vết cứa sâu vào tim nhưng không thể cưỡng lại luật tục và lời ra lệnh của bố đẻ, cuối cùng Y Hoi buộc phải chôn sống 2 đứa trẻ”.
25
Trang 26Sức khỏe là hiện tượng văn hóa
Văn hóa giúp định hình:
Cách cảm nhận về thế giới xung quanh của con
người.
Cách ứng xử của con người nói chung.
Cách cảm nhận về sức khỏe, bệnh tật, cách ứng xử
với bệnh tật.
Cách truyền lại cho thế hệ sau về kiến thức và kinh
nghiệm liên quan đến sức khỏe/bệnh tật.
Trang 27Ví dụ
Trang 28Sức khỏe là hiện tượng văn hóa
Có liên quan mật thiết đến điều kiện sống, làm
việc, và lối sống của cá nhân
Được truyền đạt theo cách mà văn hóa quy
định
Được giải thích và gọi tên trên cơ sở phù hợp
với những khái niệm văn hóa đang tồn tại
Được trải nghiệm theo cách mà những tư
tưởng văn hóa thống trị quy định
Trang 29Sức khỏe là hiện tượng văn hóa
Được giải thích và gọi tên trên cơ sở phù hợp
với những khái niệm văn hóa đang tồn tại
29
Mật ong + quất
Mướp đắng
Mít
Trang 30Sức khỏe là hiện tượng văn hóa
Được trải nghiệm theo cách mà những
tư tưởng văn hóa thống trị quy định.
Phụ nữ có thai > 42 tuần mà chưa sinh
được gọi là “chửa trâu” người chồng phải dắt con trâu ra giữa sân, lấy dao cắt đứt sợi dây thừng buộc mũi trâu, trâu
sổng thì thai sổ.
Trang 31Ảnh hưởng của văn hóa
Thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản
“Những người ở lại nhà máy Fukushima I đang thực hiện một hành
động anh hùng Tại một số nơi trong nhà máy, nồng độ phóng xạ
có thể đe dọa tính mạng”, Robert Alvarez, một cựu quan chức của
Bộ Năng lượng Mỹ, nói trên CNN.
"Cha tôi làm việc trong nhà máy Fukushima I Sau khi ông quyết
định ở lại nhà máy tôi thấy mẹ tôi khóc rất lâu Chưa bao giờ bà khóc nhiều đến thế Mẹ tôi nói rằng những người trong nhà máy chấp nhận hy sinh để cứu tôi Bà tin cha tôi sẽ sống sót trở về",
một cư dân mạng có nick "nekkonekonyaa" chia sẻ trên Twitter.
"Chồng tôi ở lại dù biết anh ấy có thể nhiễm bụi phóng xạ Anh ấy
gửi thư điện tử cho tôi để nói rằng hãy cố gắng sống tốt, vì anh ấy phải vắng nhà một thời gian", một phụ nữ nới với ABC News.
31
Trang 32Ảnh hưởng của văn hóa: Thảm họa động đất,
sóng thần ở Nhật Bản
“Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài
học làm người trong lúc khốn khó nhất”.
Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên
người em nhỏ Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra
ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết
thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói" Cậu bé
nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn Tôi tưởng em sẽ ăn
ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng Ngạc
nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó Cậu bé
trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con Bỏ vào đó để các cô
chú phát chung cho công bằng chú ạ"
Trang 33Tác động của văn hóa tới sức khỏe
Văn hóa bản địa:
“Việc ăn thịt sống trộn tốt chứ Khi trộn các loại thịt với chất đắng của lòng thì ăn không sao đâu
Trong ngày lễ bỏ mả và làm lễ trưởng thành cho trẻ em dân làng vẫn ăn như vậy”
(PVS già làng dân tộc Gia Rai - Trích trong nghiên cứu về phong tục tập quán có hại đến sức khỏe của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, 2007)
33
Trang 34Tác động của văn hóa tới sức khỏe
Quan niệm và thói quen:
Một số người tin rằng, việc người mẹ có đủ sữa là một “món quà của Chúa trời”, chỉ có người mẹ nào may mắn mới có thể nuôi con bằng sữa mẹ Những người khác lại cho rằng sự bất hạnh sẽ làm cho cơ thể người mẹ và sữa mẹ trở nên “nóng” và “loại sữa bất hạnh này” sẽ làm đứa trẻ bị tiêu chảy Vì vậy, một số bà mẹ sau khi trải qua một thời
kỳ căng thẳng thì thường vắt bỏ sữa của mình đi Ngược lại, một số
bà mẹ lại tăng cường cho con bú khi đứa trẻ bị ốm Họ tin rằng bản
thân đứa trẻ có ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, một số đứa trẻ được quan niệm là được “Chúa trời phù hộ” nhiều hơn, đây là một yếu tố
giúp cho nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn.
Trang 35Tác động của văn hóa tới sức khỏe
Tác động của thông tin trên các phương tiện
truyền thông đại chúng:
35
Trang 36Tác động của văn hóa tới sức khỏe
Chuẩn mực văn hóa về giới:
“Một người vợ tốt phải biết cách để giữ hòa thuận trong gia
đình…, biết im lặng để bảo vệ uy tín cho chồng, phụ nữ được sinh ra với những tính cách nhẹ nhàng, bình tĩnh, chịu đựng…
có như vậy họ mới có thể sống được với đàn ông Một người
vợ mà để cho người khác biết chồng mình đánh mình hoặc vợ chồng cãi nhau là không được, hàng xóm láng giềng biết
người ta không giúp được gì mà còn chê cười mình, xấu
chàng hổ ai”
Trang 37Sức khỏe là hiện tượng văn hóa
Có liên quan mật thiết đến điều kiện sống, làm
việc, và lối sống của cá nhân
Bệnh tật có liên quan đến nghèo đói:
Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ các vùng núi phía Bắc - nơi sinh sống
của nhiều dân tộc thiểu số - cao gấp 4 lần so với miền xuôi.
Tồn tại sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
giữa các tỉnh giàu và các tỉnh nghèo.
( http://www.unicef.org/vietnam/vi/immunization.html )
37
Trang 38Y học hóa
Y học hóa các hiện tượng xã hội: sử
dụng các kiến thức của y học để giải thích hành vi của cá nhân hoặc
nhóm xã hội mà vốn tự chúng không
có nguyên nhân sinh học, nhưng qua
đó ngành y kiểm soát được hành vi đó.
Trang 39Y học hóa
39
Hysteria - phương tiện để kiểm soát phụ nữ:
Ở đàn ông, não bộ phát triển hơn vì chức năng của
đàn ông là kiếm sống, đối phó với bên ngoài, bảo vệ gia đình
Ở phụ nữ, hệ sinh sản, đặc biệt là buồng trứng và dạ
con, phát triển hơn vì chức năng chính của phụ nữ là sinh sản.
Nếu phụ nữ đi làm thì sẽ có nguy cơ bị bệnh hysteria
vì chức năng chính của họ là sinh sản chứ không phải công việc.
Trang 40 Tên gọi hysteria ra đời như một phương tiện
để kiểm soát phụ nữ (không cho phụ nữ đi làm, hạn chế việc nâng cao vị thế xã hội của
Trang 41• Các BS Tây Y được trao quyền cấp
giấy chứng nhận sức khỏe khi đi làm,
nghỉ ốm và bảo hiểm…
Trang 42Tóm lại
Văn hóa là hệ thống ý nghĩa, biểu tượng được mọi người chia sẻ, có khả năng quy định mọi biểu hiện của đời sống.
Khái niệm: bệnh tật, đau ốm, ốm yếu, y
học hóa.
Sức khỏe là hiện tượng văn hóa.
Ảnh hưởng của văn hóa đến sức khỏe