Phân tích giá trị thương hiệu tác động đến người tiêu dùng xe gắn máy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài v
Phần mở đầu vii
1 Lý do chọn đề tài vii
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu vii
3 Phương pháp nghiên cứu viii
4 Kết cấu đề tài viii
Chương I : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XE GẮN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU XE GẮN MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1
1.1 Vai trò của thương hiệu 1
1.1.1 Đối với người tiêu dùng 1
1.1.2 Đối với doanh nghiệp 2
1.2 Thương hiệu trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế tại Việt Nam 3
1.3 Tình hình thị trường các thương hiệu xe gắn máy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 5
1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xe gắn máy 5
1.3.2 Tình hình tiêu thụ xe gắn máy tại TP Hồ Chí Minh 9
1.3.3 Giới thiệu sơ lược một số thương hiệu xe gắn máy mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 10 1.4 Phân tích các thương hiệu xe máy mạnh tại thị trường Việt Nam 19
Chương II : PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG XE GẮN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 22
2.1 Thương hiệu với sản phẩm 22
2.2 Các chức năng của thương hiệu 23
2.2.1 Phân khúc thị trường 23
2.2.2 Tạo sự khác biệt của sản phẩm 23
2.2.3 Sự cam kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng 23
Trang 22.2.4 Khắc sâu vào tâm trí khách hàng 24
2.2.5 Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm 24
2.3 Giá trị thương hiệu 24
2.3.1 Các mô hình nghiên cứu thành phần của giá trị thương hiệu ở các nước phát triển 25
2.3.2 Mô hình nghiên cứu các thành phần giá trị thương hiệu tại Việt Nam 26 2.3.2.1 Nhận biết thương hiệu 26
2.3.2.2 Chất lượng cảm nhận 27
2.3.2.3 Lòng ham muốn thương hiệu 27
2.3.2.4 Lòng trung thành thương hiệu 28
2.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị 29
2.4.1 Thành phần giá trị thương hiệu cho thị trường xegắn máy 29
2.4.2 Các yếu tố khác tác động đến thành phần giá trị thương hiệu 30
2.4.2.1 Thái độ người tiêu dùng đối với các hoạt động chiêu thị và giá trị thương hiệu 30
2.4.2.2 Thái độ người tiêu dùng với giá 30
2.4.2.3 Tâm lý hướng ngoại 30
2.5 Thiết kế nghiên cứu 31
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu 31
2.5.2 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu 32
2.5.2.1 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu 32
2.5.2.1.1 Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu 32
2.5.2.1.2 Đo lường chất lượng cảm nhận 32
2.5.2.1.3 Đo lường lòng ham muốn thương hiệu 33
2.5.2.1.4 Đo lường thái độ chiêu thị 34
2.5.2.1.5 Đo lường thái độ với giá 34
2.5.2.1.6 Đo lường tâm lý hướng ngoại 35
2.5.2.2 Đánh giá sơ bộ thang đo 35
2.5.2.2.1 Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu 35
2.5.2.2.2 Đo lường chất lượng cảm nhận 36
2.5.2.2.3 Đo lường lòng ham muốn thương hiệu 37
2.5.2.2.4 Đo lường thái độ chiêu thị 38
2.5.2.2.5 Đo lường thái độ với giá 39
2.5.2.2.6 Đo lường tâm lý hướng ngoại 39
Trang 32.5.3 Nghiên cứu chính thức 40
2.5.3.1 Thương hiệu nghiên cứu 40
2.5.3.2 Thiết kế mẫu 40
2.5.3.3 Thông tin về mẫu nghiên cứu 41
2.6 Kết quả nghiên cứu 42
2.6.1 Kiểm nghiệm thang đo 42
2.6.1.1 Thang đo nhận biết thương hiệu 43
2.6.1.2 Thang đo chất lượng cảm nhận 43
2.6.1.3 Thang đo lòng ham muốn thương hiệu 44
2.6.1.4 Thang đo thái độ với chiêu thị 45
2.6.1.5 Thang đo thái độ với giá 45
2.6.1.6 Thang đo tâm lý hướng ngoại 46
2.6.2 Kiểm nghiệm mô hình lý thuyết các thành phần thương hiệu 46
2.6.2.1 Kiểm định mô hình lý thuyết khái niệm lòng ham muốn thương hiệu với hai thành phần còn lại của thành phần giá trị thương hiệu 47
2.6.2.2 Kiểm định mối quan hệ của khái niệm chất lượng cảm nhận với mức độ nhận biết thương hiệu 48
2.6.3 Khảo sát mối liên hệ của các thành phần khác với từng thành phần giá trị thương hiệu 48
2.6.3.1 Phân tích mô hình hồi quy của khái niệm mức độ nhận biết thương hiệu với các biến độc lập tâm lý hướng ngoại, thái độ với giá và thái độ với chiêu thị 49
2.6.3.2 Phân tích mô hình hồi quy của khái niệm chất lượng cảm nhận với các khái niệm thái độ với giá, thái độ đối với chiêu thị và tâm lý hướng ngoại 49
2.6.3.3 Phân tích mô hình hồi quy của khái niệm lòng ham muốn thương hiệu với các biến độc lập tâm lý hướng ngoại, thái độ với giá, và thái độ với chiêu thị 51
2.6.4 Kiểm định lại mô hình lý thuyết của thành phần giá trị thương hiệu với các thành phần tác động khác 51 2.6.4.1 Kiểm định mô hình lý thuyết của thành phần lòng ham muốn thương hiệu 52 2.6.4.2 Kiểm định mô hình lý thuyết của thành phần chất lượng cảm nhận
53
Trang 4Chương III :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING GIÚP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG
HIỆU XE GẮN MÁY VIỆT NAM 56
3.1 Những định hướng trong công tác xây dựng thương hiệu xe gắn máy Việt Nam 56 3.2 Các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu xe máy Việt Nam 58
3.2.1 Nhóm giải pháp cho chiến lược sản phẩm 58
3.2.1.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng cơ bản của xe máy 58 3.2.1.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế 60
3.2.1.3 Các giải pháp cho chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 61
3.2.2 Nhóm giải pháp cho chiến lược chiêu thị 62
3.2.2.1 Nhóm giải pháp cho công tác quảng cáo 62
3.2.2.1.1 Xây dựng mẫu quảng cáo 62
3.2.2.1.2 Sử dụng các phương tiện truyền thông 63
3.2.2.1.3 Thực hiện các chương trình sự kiện và công tác quan hệ cộng đồng 64 3.2.2.2 Nhóm giải pháp cho công tác khuyến mãi 65
3.2.3 Nhóm giải pháp cho chiến lược sách giá 66
3.2.4 Một số kiến nghị 66
KẾT LUẬN 68
Tài liệu tham khảo 71
Phụ lục
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thương hiệu là đề tài nóng bỏng nhất hiện nay cho các doanh nghiệp muốn tài
trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt Để có được thương hiệu ăn sâu vào trong tâm
trí người tiêu dùng là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp hiện nay đang theo
đuổi
Ngành công nghiệp sản xuất – lắp ráp xe máy tại Việt Nam đang trên đà phát
triển, lượng xe được sản xuất ra không ngừng tăng nhanh về số lượng và chủng
loai Tuy nhiên, các thương hiệu xe máy được tiêu thụ mạnh lại do các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực
này lại không có khả năng nâng cao vị thế cạnh tranh Vấn đề này do nhiều
nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó chính vì là các doanh nghiệp
chưa nắm bắt được vai trò của giá trị thương hiệu và các thành phần của nó cũng
như cách đo lường các thành phần này
Giá trị thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
thương hiệu Sự thành công của một thương hiệu phụ thuộc vào mức độ đánh giá và
cảm nhận được của khách hàng về thương hiệu đó Cho nên, để có thể nghiên cứu
và đo lường được các thành phần giá trị thương hiệu phải tập trung vào nghiên cứu
hành vi người tiêu dùng, điều này đã được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp
thị tại các nước phát triển tập trung nghiên cứu từ thập niên 90 Tuy nhiên, tại nước
ta vấn đề này chưa được tập trung nghiên cứu đúng mức, hơn thế nữa vấn đề đo
lường trong nghiên cứu khoa học hành vi chưa được phát triển tại nước ta, chính vì
thế việc đo lường giá trị hay ấn tượng về thương hiệu cũng còn ở mức độ sơ khai
Như vậy, làm thế nào chúng ta có thể đo lường các thành phần giá trị thương
hiệu trong thị trường xe gắn máy tại Việt Nam?, vấn đề nghiên cứu các thành phần
thương hiệu sẽ giúp ích gì cho các doanh nghiệp trong công việc xây dựng thương
hiệu ? và làm thế nào để có thể xây dựng một thương hiệu xe máy Việt Nam
mạnh? Trong tình hình đó vấn đề “Thương hiệu và những giải pháp Marketing
nâng cao giá trị thương hiệu xe gắn máy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là
cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy, đồng thời góp phần
bổ sung vào lý thuyết về thương hiệu giúp các nhà quản trị có thêm cơ sở để đo
lường và quản trị tốt thương hiệu của mình trên thị trường
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
• Mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu :
- Xác định lại các thành phần tạo nên giá trị thương hiệu cho thị trường xe gắn
máy
- Xây dựng thang đo lường cho các thành phần của giá trị thương hiệu
Trang 6- Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các thành phần
của giá trị thương hiệu với các thành phần như quảng cáo, khuyến mãi, giá và
tâm lý hướng ngoại
- Đề xuất một số giải pháp Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp quản trị
tốt thương hiệu của mình
• Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi khảo sát : Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát : Các hộ gia đình có sử dụng xe gắn máy
- Sản phẫm nghiên cứu : thương hiệu các loại xe gắn máy tiêu biểu như :
Honda, Suzuki, Yamaha, SYM, Daehan, Haesun
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 06/2005 đến tháng 30/08/2005
3 Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài này sử dụng phương pháp khảo sát điều tra thực tế :
- Nghiên cứu sơ bộ : tiến hành nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua
thảo luận nhóm tập trung Thông tin thu thập được tiến hành xây dựng bảng câu
hỏi và thang đo, sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu 50 người
tiêu dùng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với người tiêu dùng các hãng
xe gắn máy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để sàn lọc lại biến quan sát
- Nghiên cứu chính thức :thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
với mẫu là 300 người tiêu dùng, thông qua kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp
bằng phỏng vấn tại nhà đối tượng nghiên cứu Thông tin được thu thập dù để
kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết, thông qua phân tích hồi quy
đa bội trong phần mềm SPSS
- Ngoài ra đề tài này còn kết hợp các phương pháp thống kê và phương pháp
tổng hợp căn cứ vào các dữ liệu đã có trong quá khứ dựa trên cơ sở các môn học
về quản trị chiến lược, quản trị marketing để có thể khái quát được tác động của
thương hiệu trong tiêu dùng
4 Kết cấu đề tài :
Đề tài này được chia thành 3 chương như sau :
• Chương 1 Tổng quan về thị trường xe gắn máy và giới thiệu sơ lược
một số thương hiệu xe gắn mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
• Chương 2 Cơ sở lý thuyết thương hiệu và giá trị thương hiệu
• Chương 3 Trình bày phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu và đề
xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu mạnh cho thương hiệu xe gắn máy
Đồng thời cũng đưa ra các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những
nghiên cứu tiếp theo
Trang 7CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ THỊ TRƯỜNG XE GẮN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH CỦA XE GẮN MÁY TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU :
1.1.1 Đối với người tiêu dùng :
Đối người tiêu dùng ngày nay, thương hiệu xác định nguồn gốc và xuất xứ
của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng có thể xác định cụ thể và đánh giá về sản
phẩm của nhà sản xuất cung cấp sản phẩm trên thị trường Đồng thời qua những
trải nghiệm của người tiêu dùng với sản phẩm mang thương hiệu đó, mà hình thành
nên một nhận thức về thương hiệu sản phẩm đó Thương hiệu cho phép người tiêu
dùng nhận biết và chọn lựa được sản phẩm mà họ cho là tốt nhất và phù hợp nhất
một cách dễ dàng trong các thương hiệu sản phẩm cùng loại, và tiết kiệm được chi
phí tìm hiểu sản phẩm cả bên trong lẫn bên ngoài
Ví dụ : khi một người tiêu dùng có nhu cầu mua xe hơi, thì khi nhắc đến thương
hiệu Mercedes, họ nghĩ ngay đến một chiếc xe hơi sang trọng và đắt tiền, và dĩ
nhiên một chiếc Mercedes với một chiếc Toyota sẽ cho họ một cảm nhận khác biệt
nhau Hình dung cảm xúc về một chiếc Toyota chắc chắn không hoàn toàn giống
như chiếc Mercedes
Như vậy chính thương hiệu đã gợi lên trong tâm trí người tiêu dùng về
những đặc tính và những kỳ vọng mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng
khi quyết định mua thương hiệu này với thương hiệu khác
Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng có thể được xem như là một
kiểu cam kết hay giao kèo Khách hàng có thể đặt niềm tin và sự trung thành của
mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó thương hiệu sẽ mang
lại những lợi ích cho họ thông qua những tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả
phù hợp, chất lượng và các chương trình hỗ trợ khác mà thương hiệu đó mang lại
Ngoài ra thương hiệu còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp
những thông tin về đặc điểm tính năng và lợi ích của sản phẩm mang lại cho người
tiêu dùng khi quyết định tiêu dùng sản phẩm đó Thương hiệu có thể làm giảm rủi
ro khi quyết định tiêu dùng một sản phẩm đó như : rủi ro chức năng, rủi ro vật chất,
rủi ro tài chính, rủi ro xã hội, rủi ro tâm lý và rủi ro thời gian Thương hiệu còn có
một ý nghĩa nữa là làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của người tiêu dùng về
sản phẩm, và sản phẩmgiống nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tuỳ
thuộc vào sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc thuộc tính mà thương hiệu
đó mang lại
Trang 8Tại thị trường Việt Nam, trước đây nền kinh tế bao cấp đã hạn chế vấn đề
cạnh tranh, và sự lựa chọn của người tiêu dùng, cho nên việc nhận thức thương hiệu
trong tiêu dùng hoàn toàn không được chú trọng Người tiêu dùng trong thời kỳ này
hoàn toàn không có sự lựa chọn, sản phẩm không được đa dạng, chính vì thế
thương hiệu không phải là yếu tố quan tâm trong hoạt động tiêu dùng
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn
đề cạnh tranh là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp Đồng thời sản phẩm cũng
đa dạng, người tiêu dùng đã có nhiều sự lựa chọn Chính vì thế người tiêu dùng bắt
đầu quan tâm đến thương hiệu và tiêu dùng thương hiệu ngày càng tăng Người
tiêu dùng ngày càng nhận thức vai trò thương hiệu trong hoạt động mua sắm và
tiêu dùng sản phẩm, thương hiệu như là chuẩn mực và văn hoá trong tiêu dùng
Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng sản phẩm có chất lượng thông qua nhận biết
thương hiệu đó, và việc lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu là yếu tố quyết định
trong tiêu dùng
1.1.2 Đối với doanh nghiệp :
Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi
thương hiệu cho phép các công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và hình thức
đặc trưng riêng có của sản phẩm trước pháp luật cũng như trong cạnh tranh
Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, bằng cách đăng ký bảo
hộ sản phẩm hoặc dịc vụ thông qua đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Các quy trình sản
xuất có thể được bảo vệ thông qua bằng phát minh sáng chế,hoặc các giải pháp
công nghiệp hữu ích Còn bao bì, kiểu dáng được thiết kế có thể được bảo vệ thông
qua kiểu dáng công nghiệp, hoặc các bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc trong
quảng cáo sản phẩm Thông qua các qui định về luật sở hữu trí tuệ đã đảm bảo cho
các công ty đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản
đáng giá
Ngoài ra các công ty khi đầu tư xây dựng thương hiệu, họ có thể tạo ra
những đặc tính riêng biệt và những thuộc tính lợi ích cho sản phẩm từ đó có thể
làm cho người tiêu dùng nhận biết sự khác biệt với các sản phẩm khác Thương
hiệu còn là một cam kết tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của sản phẩm đáp ứng
mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm thích hợp một
cách dễ dàng, thuận tiện Các công ty cũng nhận thức được những lợi ích từ giá trị
của lòng trung thành với thương hiệu của hàng hoá, bởi qua đó công ty có thể dự
báo và kiểm soát thị trường Hơn thế nữa, thương hiệu tạo nên lợi thế công ty đi
đầu, và tạo rào cản, gây khó khăn cho các công ty khác thâm nhập thị trường sau
Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể bị sao chép, nhưng
ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm không thể
dể dàng sao chép, và thương hiệu được xem như là một cách thức hữu hiệu để bảo
đảm lợi thế cạnh tranh
Trang 9Như vậy đối với các công ty, thương hiệu được xem như là một tài sản có giá
trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi người tiêu dùng
Chính vì thế mà thương hiệu có thể mua và bán được bởi vì nó đảm bảo thu nhập
bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu thương hiệu đó Tại Việt Nam, giá trị một
số thương hiệu cũng được chuyển nhượng với giá rất cao như : công ty Uniliver đã
mua lại giá trị thương hiệu P/S với giá trên 5 triệu USD, thương hiệu kem đánh
răng Dạ Lan được mua với giá 8,5 triệu USD Một ví dụ khác để so sánh giá trị của
thương hiệu như áo sơ mi do công ty may Việt Nam với nhãn hiệu An Phước thì bán
với giá 218.000đ/chiếc, cũng cùng chất lượng và chiếc áo như vậy nếu mang
thương hiệu nổi tiếng của Pháp – Piere Cardin thì giá bán lúc này là 308.000
đ/chiếc Như vậy, phần giá trị tăng thêm là thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp
Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam không nhận thức rõ sự
cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu khi thành lập doanh nghiệp và đã không
có chiến lược thương hiệu, vì vậy lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội thuận lợi
khi làm việc đó Hoặc một số công ty đã xây dựng thương hiệu nhưng hiểu biết về
thương hiệu còn hạn chế Chẵng hạn những doanh nghiệp có sản phẩm nổi tiếng và
rất ưa chuộng trên thị trường thế giới, nhưng do không chú ý đăng ký nhãn hiệu
nên đã bị lợi dụng và bị thiệt hại lớn như thương hiệu thuốc lá VINATABA, giầy
dép BITIS, cà phê TRUNG NGUYÊN Gần đây một số doanh nghiệp Việt Nam đã
chú ý đến việc đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu trên thị trường thế giới và
trong nước Trong năm 2002 đã có 6.564 nhãn hiệu mới được đăng ký bảo hộ so
với 3.095 nhãn hiệu hàng hoá năm 2001, và đăng ký bảo hộ theo thoả ước Madrid
trên thi trường quốc tế là 31 so với 7 trong năm 2001 Đặc biệt hai tên gọi xuất xứ
hàng hoá đầu tiên của Việt Nam là nước mắm Phú Quốc và chè Mộc Châu vừa
được công nhận và bảo hộ cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế Nếu các
doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tạo
lập và xây dựng thương hiệu của mình thì sẽ tận dụng cơ hội cũng như nâng cao vị
thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng
thời thương hiệu giúp cho việc xâm nhập các thị trường Aâu – Mỹ gặp nhiều thuận
lợi, bởi người tiêu dùng tại các nước này thích tiêu dùng những sản phẩm có thương
hiệu đầy đủ, và chỉ có những sản phẩm có thương hiệu được đăng ký thì lợi ích tiêu
dùng của người tiêu dùng được bảo đảm
1.2 THƯƠNG HIỆU TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
TẠI VIỆT NAM :
Sự có mặt ngày càng nhiều các thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực hàng
tiêu dùng đang tạo ra một sức cạnh tranh ghê gớm đối với các doanh nghiệp trong
nước Các tập đoàn nước ngoài với sức mạnh về tài chính, giàu kinh nghiệm trong
quản lý và tổ chức kinh doanh đã tạo nên sức ép lên các thương hiệu trong nước
Chẳng hạn bột giặt của công ty Việt Nam với thương hiệu Daso đang đối mặt với
hai đại gia đó là Omo của Uniliver và Tide của P&G, sữa Vinamilk và Nutifood
Trang 10phải cạnh tranh với Nestle, Abott, Mead&Johnson, Dumex…, Bia Saigon và Bia
Laser đang phải vất vả với Heineken, Tiger, Froster…., tất cả các lĩnh vực kinh
doanh đều phải gặp cạnh tranh khó khăn với các tập đoàn lớn Đây chính là một
chiến không cân sức, bởi các doanh nghiệp Việt Nam không đủ tài chính cũng như
tất cả nội lực để có thể cạnh tranh với các tập đoàn lớn, trong năm 2004, các sản
phẩm mang thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần sản phẩm điện tử nghe
nhìn, 48% là các sản phẩm só thương hiệu Nhật Bản và 35% là thương hiệu Hàn
Quốc… đối với sản phẩm điện tử gia dụng thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 3%,
các thương hiệu Nhật chiếm 53%, còn lại là các thương hiệu Hàn Quốc là 35%
Tại thị trường xe gắn máy, các thương hiệu của Nhật Bản chiếm đa số như :
Honda, Yamaha, Suzuki, còn lại là thương hiệu Đài Loan có SYM, và thương hiệu
Việt Nam có Suphat, Tiến Lộc Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
sản xuất phụ tùng, rắp ráp xe gắn máy đang gặp nhiều khó khăn về việc bị nhái
thương hiệu và kiểu dáng sản phẩm Theo thông tin từ Bộ Khoa học Công Nghệ,
đến nay Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã nhận được 169 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp cho xe gắn máy, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 103
đơn, còn lại doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 66 đơn Mặt khác trong 69 văn bằng
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp cho các sản
phẩm xe máy thì chỉ có chín công ty Việt Nam được cấp như : Phú Yên, Đức
Phương, Tiến Lộc, Suphat,….còn lại 60 văn bằng Bảo hộ lại thuộc về các doanh
nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài như : Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Lifan,
Longcin, Sanyang, … Điều này phản ánh tình trạng yếu kém của các doanh nghiệp
Việt Nam trong vấn đề nghiên cứu thiết kế kiểu dáng xe gắn máy, cũng như không
chú trọng xây dựng một chiến lược thương hiệu xe gắn máy có thể cạnh tranh với
các thương hiệu doanh nghiệp nước ngoài Số vụ vi phạm quyền Sở Hữu Trí Tuệ
về các sản phẩm xe gắn máy chiếm 20% tổng số vụ vi phạm Quyền Sở Hữu Trí
Tuệ Đa phần các doanh nghiệp xe gắn máy Việt Nam chỉ đi vay mượn kiểu dáng
Wave, Dream của hãng Honda, và một kiểu dáng của Yamaha, Suzuki … Hơn thế
nữa, việc xử lý những vi phạm này cũng gặp rất nhiều nhiêu khê, một vi phạm phải
mất khoảng 4-5 tháng, chưa kể có sự chồng chéo trong hệ thống quản lý giữa các
cơ quan chức năng xử lý vi phạm, chưa có sự phân cấp rõ ràng Nếu có bị vi phạm
thì mức phạt chỉ dừng lại ở 10-12 triệu đồng Chính vì những nguyên nhân này, làm
cho một số doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đủ sức đầu tư xây dựng phòng nghiên
cứu thiết kế và xây dựng nhãn hiệu đã ngại ngùng trong vấn đề được bảo vệ
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ của chính doanh nghiệp
Mặc khác trong những năm cuối thế kỷ 20, quá trình hội nhập kinh tế khu vực
đang là một xu hướng tất yếu phát triển của nền kinh tế thế giới Hội nhập kinh tế
quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thử thách cho tất cả các ngành nghề, các doanh
nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Hiện tại, Việt
Nam đang tiến hành đàm phán giá nhập WTO, nếu thành công các hoạt động sản
Trang 11xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lớn hơn trong xuất khẩu Nếu gia nhập WTO,
Việt Nam sẽ không gặp khó khăn trong vụ kiện phá giá hàng Dệt may, cũng như
trong các mặt hàng thuỷ hải sản Đây có thể là tổn thất nếu không sớm gia nhập
WTO
Tuy nhiên, vấn đề thực thi quyền Sở Hữu Trí Tuệ là một trong những nội dung
quan trọng của tiến trình đàm phán giá nhập WTO Nhận thức được tầm quan trọng
trong quá trình hội nhập và tăng cao khả năng cạnh tranh, một số doanh nghiệp
mạnh dạn đầu tư xây dựng thương hiệu riêng và phòng thiết kế mẫu xe riêng cho
chính doanh nghiệp họ, và điều này đã mang lại thành công cho doanh nghiệp này,
chẳng hạn : Công ty xe máy FMC đã đầu tư thiết kế mẫu xe với kiểu dáng hoàn
toàn mới đã tiêu tốn khoảng một triệu USD và mất gần hai năm mới ra mắt được
sản phẩm Tuy nhiên, sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng chấp nhận và
đồng thời tạo bước ngoặc mới trong cạnh tranh thương hiệu xe máy Việt Nam
Ngoài ra còn có Công ty TNHH Sufat Việt Nam cũng đã tung ra mẫu xe SUFAT
BACKHAND với kiểu dáng hoàn toàn riêng biệt và chất lượng cao, giá khá cạnh
tranh chỉ 10.890.000 đồng/chiếc
1.3 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CÁC THƯƠNG HIỆU XE GẮN MÁY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :
1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xe gắn máy :
Việt Nam là một nước có sức tiêu thụ xe gắn máy mạnh nhất trong khu vực
Đông Nam Á, và thị trường xe gắn máy cũng có nhiều biến động Bởi tại các nước
đang phát triển, cơ sở hạ tầng dành cho xe Ôtô còn kém, cho nên phương tiện giao
thông chủ yếu là xe gắn máy Kể từ năm 1999, sức tiêu thụ xe gắn máy tại Việt
Nam tăng trưởng nhanh, nếu tính trong vòng năm năm, quy mô thị trường tăng gấp
sáu lần, số lượng xe tiêu thụ xếp thứ tám trên thị trường xe máy toàn cầu
Bảng 1 : Số lượng xe đăng ký tại Việt Nam qua các năm
So với năm trước(%)
Trang 12Khi tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng với tốc độ bình
quân 7% một năm, thì nhân tố cơ bản cho sự tăng trưởng đột biến của thị trường xe
gắn máy Việt Nam chính là giá xe máy giảm mạnh từ khoảng trung bình 2.220
USD năm 1998 xuống còn 630 USD trong năm 2001, bởi sự thâm nhập của xe gắn
máy giá rẻ có linh kiện được nhập từ Trung Quốc Phân đoạn thị trường có giá cao
hơn 1000 USD chỉ tăng nhẹ trong các năm, còn riêng khúc thị trường có giá thấp
dưới 1000 USD tăng nhanh và mở rộng Tất cả là do thị trường xe máy có giá thấp
đánh vào tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, đại đa số người tiêu dùng có thu nhập
thấp và phương tiện đi lại là nhu cầu rất cần thiết cho chính người tiêu dùng Việt
Nam, về mặt kinh tế vĩ mô thì đó chính là tạo cơ hội phát triển giao thương giữa
các vùng với nhau, mối quan hệ giữa người với người với nhau một cách dễ dàng
Bên cạnh đó nhân tố ảnh hưởng tới ngành công nghiệp xe máy trong giai
đoạn này là những chính sách của chính phủ hoàn toàn phù hợp Việc cấm nhập
khẩu xe máy hoàn chỉnh kể từ năm 1990 và hàng loạt những chính sách khác nhằm
khuyến khích sản xuất linh kiện trong nước từ năm 2000 đã có những tác động tích
cực Công cụ chủ yếu để thực hiện được chính sách này đó chính là những chính
sách về thuế và hạn ngạch nhập khẩu Trong đó chính sách thuế luỹ tiến tỉ lệ
nghịch được xem là một thành công của chính sách thuế mang lại hiệu quả cao
trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghiệp xe máy, thuế luỹ tiến tỉ lệ
nghịch được xác định dựa vào giá trị linh kiện được sản xuất trong nước với giá trị
của toàn thể sản phẩm Thuế luỹ tiến có ảnh hưởng mạnh đến tới các nhà sản xuất
xe máy trong việc xây dựng mạng lưới cung cấp các linh kiện Ngoài ra, hạn ngạch
nhập khẩu linh kiện cũng là công cụ quan trọng trong việc kiểm soát và bảo vệ nền
công nghiệp sản xuất xe máy nội địa ở Việt Nam Hạn ngạch nhập khẩu xác định
cho từng công ty, dựa trên vốn, năng lực sản xuất và tỷ lệ nội địa hoá mà công ty
đạt được Bên cạnh hai chính sách này, những yêu cầu về bảo vệ môi trường,
những chính sách về giao thông cũng như những cải cách thủ tục hành chính công
đã tạo điều kiện cho nền sản xuất xe máy trong nước tăng trưởng trong giai đoạn
này Tuy nhiên, trong năm 2004, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe máy toàn ngành
đạt khoảng 1,9 triệu chiếc, năng lực này còn có thể cao hơn nhưng do có những
chính sách làm hạn chế nên sản lượng bị chững lại
Hằng năm, ngành công nghiệp xe máy trong nước tuy còn non trẻ, nhưng
cũng tạo ra chỗ làm cho khoảng 100 ngàn lao động trong các nhà máy, xưởng lắp
ráp, các cửa hàng sửa chữa và bảo hành cho các hãng, đại lý bán xe, … Tính đến
quý I năm 2005, theo thống kê của toàn ngành, hiện có 10 doanh nghiệp đã đầu tư
dây chuyền rắp ráp với công suất trên 30.000 xe/ năm Trong đó 60% dây chuyền
có trên 150 công nhân, các dây chuyền dưới 50 công nhân hầu như không tồn tại do
cạnh tranh quyết liệt và việc sử dụng nguồn lao động rẻ đem lại nhiều hiệu quả
kinh tế hơn so với những công nghệ tự động có giá trị cao Quá trình nội địa hoá
cũng đang diễn ra nhanh chóng tại các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước,
nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng
Trang 13của người Việt Nam cũng như tranh thủ được sự hổ trợ của các chính sách nhà
nước Hiện nay, có 45 doanh nghiệp đã nội địa hoá được 40% giá trị, hai doanh
nghiệp đã nội địa hoá đến 60% Một số doanh nghiệp đã bắt đầu liên kết với nhau,
không tiến hành đầu tư từ A đến Z, mà có sự phân công sản xuất và tiêu thụ nhằm
chiếm lĩnh thị trường trong nước như : tập trung vào sản xuất khung sườn, doanh
nghiệp khác sản xuất vỏ, bình xăng con, bộ điện, … hoặc chuyên sản xuất các cụm
chi tiết chủ lực, và cũng có doanh nghiệp chuyên môn hoá sản xuất đã xuất khẩu
được sản phẩm đi nước ngoài Tuy nhiên một số chi tiết khó thuộc cụm động cơ như
: bánh răng ly hợp, vòng bi, ngắt số, bộ khởi động, … giá trị các chi tiết này trị giá
khoảng 30 USD trong giá thành một chiếc xe vẫn chưa được các doanh nghiệp đầu
tư sản xuất trong nước, chỉ chủ yếu là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Thái
Lan
Hiện nay, theo số liệu của Hiệp hội Xe đạp, xe máy Việt Nam, toàn ngành
có 52 doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp xe máy, trong đó có 22 doanh nghiệp Quốc
doanh, 23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) Sản lượng của các doanh nghiệp Việt Nam và một số cơ sở sản xuất
nhỏ trong nước ước tính chỉ đạt khoảng 1,4 triệu chiếc/ năm Trong khi đó 7 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có sản lương vượt trội là 1,73 triệu chiếc/năm
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp trong nước cũng thấp hơn 7 doanh
nghiệp FDI Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp trong nước đầu tư dưới
dạng cơ sở nhỏ, hoạt động riêng lẻ chưa có sự liên kết với nhau trong các hoạt
động kinh doanh cho nên khó có đủ sức mạnh để cạnh tranh được với các doanh
nghiệp FDI có tài chính hùng hậu Hơn thế nữa công nghệ của các doanh nghiệp
trong nước còn lạc hậu khá xa so với các doanh nghiệp FDI, chưa thể tạo động lực
cho các chiến lược xây dựng thương hiệu Việt Nam cho chính ngành công nghiệp
xe máy Việt Nam
Về mặt công nghệ, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập khẩu động
cơ, cụm linh kiện và phụ tùng chính yếu, còn lại các chi tiết phụ như đệm, đèo
hàng, giỏ, chân chống, mâm, và khung sườn tất cả được chế tạo trong nước với chi
phí thấp Trong đó các doanh nghiệp triệt để khai thác thị trường phụ tùng trôi nổi,
linh kiện do các doanh nghiệp nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau đa phần là xuất
xứ Trung Quốc Chính vì vậy chất lượng xe do các doanh nghiệp Việt Nam cung
cấp không ổn định, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng khi tiêu dùng sản
phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất Hơn thế nữa, hệ thống phân phối cũng
chưa có sự liên kết dựa vào nhau,vốn đầu tư nhỏ, đầu tư phân tán cho nên các
doanh nghiệp sau mỗi quyết định điều chỉnh giá của Chính Phủ, hoặc quyết định
quản lý của Bộ giao thông vận tải và Bộ Thương Mại là dao động về hàng tồn kho
Điều đáng lưu ý là hiện nay, có 3 luồng công nghệ sản xuất xe máy ở các
doanh nghiệp đó là :
- Công nghệ Nhật Bản : Đạt trình độ cao, chất lượng tốt, lợi nhuận lớn, tập
trung ở các liên doanh như Honda, Yamaha, Suzuki
Trang 14- Công nghệ Đài loan : Đạt trình độ tiên tiến, sản phẩm chất lượng tốt, giá bán
thấp hơn so với công nghệ Nhật Bản Điển hình là công ty SYM
- Công nghệ Trung Quốc : Công nghệ trung bình, nhiều công đoạn vẫn còn
phải thao tác thủ công, nên chất lượng không đồng bộ, giá bán thấp nên lợi
nhuận không cao, đang đánh vào thị trường cấp thấp và có sức tăng trưởng
mạnh Điển hình như công ty Lifan Việt Nam và số doanh nghiệp khác
Về tình hình thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, thị trường nội địa vẫn
còn rất rộng lớn với mức bình quân 7,1 người/xe trong năm 2003, ước tính sẽ bão
hoà với mức bình quân là 5-6 người/xe trong năm 2008 và tính riêng khu vực nông
thôn, thời điểm bão hoà sẽ vào năm 2011 – 2012 Khu vực thị trường nông thôn là
nơi tiêu thụ các loại xe giá thấp từ 7-10 triệu đồng/chiếc, và điều này phù hợp với
trình độ sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp trong nước (trừ các doanh nghiệp
FDI)
Trong năm 2004, lượng xe gắn máy được tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt
1.17 triệu chiếc, trong đó Honda Việt Nam 566.000 chiếc, VMEP được 270.000
chiếc, Yamaha Việt Nam 209.000 chiếc, Suzuki Việt Nam 77.000 chiếc, Vina-Siam
29.000 chiếc, Lifan 9.700, còn lại là các doanh nghiệp sản xuất xe máy khác
13.900 chiếc Hiện tại, các doanh nghiệp FDI đang gia tăng vốn đầu tư nhằm tăng
cường khả năng sản xuất và gia tăng sự cạnh tranh, trong khi đó các doanh nghiệp
trong nước lại chưa có khả năng sản xuất và cung cấp 100% sản phẩm mang thương
hiệu hiệu Việt Nam Theo thông tin khảo sát thì trong 12 doanh nghiệp Việt Nam
sản xuất xe lắp ráp xe gắn máy chỉ có 3 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn rắp ráp và
sản xuất xe gắn máy Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xe gắn
máy thể hiện qua biểu đồ thị phần trong các năm từ 1995 đến 2003 như sau :
Thị phần của các doanh nghiệp xe gắn máy tại thị trường Việt Nam
Trang 15Nguồn : Thông tin Bộ Thương Mại, Bộ Công Nghiệp, Bộ Công An
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cũng rất tiềm năng, trong đó các thị trường
như : Trung Quốc, Lào, Campuchia, Châu Phi, … là những thị trường tiềm năng có
sức tiêu thụ lớn các loại xe dưới 175cc với giá bán thấp phù hợp với thu nhập của
các nước này Các nước này đều là các nước có nền kinh tế đang phát triển, nền
công nghiệp xe máy chưa phát triển, địa hình và khí hậu tương đối giống Việt Nam,
và thị hiếu tiêu dùng không khác biệt lắm đặc biệt là các nước Lào, Campuchia là
thị trường mở rộng và lân cận với Việt Nam tạo cơ hội cho xuất khẩu đầy tiềm
năng cho ngành công nghiệp xe máy Việt Nam
Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp xe máy tại thị trường
Việt Nam tăng trưởng nhanh Sản lượng sản xuất – lắp ráp xe của các doanh
nghiệp xe máy trong năm 1995 chỉ đạt được 65.000 chiếc, thì đến năm 2004, sản
lượng sản xuất đã tăng gấp 23 lần Trong đó nhiều doanh nghiệp như Công ty T&T,
Công ty Hoa Lâm, Công ty Đức Phương, Công ty Lisohaka đã xuất khẩu được xe
sang thị trường East Timor, Anglela, Dominika, Nam Phi Tính riêng trong năm
2004 các doanh nghiệp này đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 200.000 USD
Còn các Công ty Liên doanh chủ yếu xuất sang các nước thuộc khu vực
Châu Á Riêng công ty Honda Việt Nam một năm kim ngạch xuất khẩu đạt gần 25
triệu USD, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu xe máy và linh kiện phụ kiện
của Việt Nam Tiếp đó là công ty SYM xuất khẩu 15.000 xe và 18.300 động cơ đạt
kim ngạch xuất khẩu là 3.4 triệu USD Thị trường chính của xe máy Việt Nam là
Thái Lan, Philipin, Malaisia, Indonesia, trong đó Philipin là thị trường lớn nhất
Trong năm 2004 Philipin đã nhập của Việt Nam 25 triệu USD, chiếm 66,4% tổng
giá trị xuất khẩu xe máy, trong đó riêng công ty Honda Việt Nam đã xuất khẩu
60.000 xe và linh kiện đồng bộ của xe Wave sang Philipin
Trang 161.3.2 Tình hình tiêu thụ xe gắn máy tại TP Hồ Chí Minh :
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm Thương mại- Dịch vụ quan trọng
cả nước Thành Phố có một mạng lưới chợ đầu mối mà từ đó hàng hoá được lưu
chuyển đi về tất cả các tỉnh thành trong cả nước và các nước lân cận Với tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân toàn Thành phố (trong giai đoạn 2001-2005 đạt
11%/năm, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt mức 48,4% tỷ trọng, ngành
Dịch vụ là 50,2%, và tỷ trọng ngành Nông nghiệp là 1,4% ) Với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững thì tốc độ tăng của tổng mức hàng hoá bán ra tại Thành
phố Hồ Chí Minh có thể đạt 17,16%/năm Như vậy Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm có mức độ sức tiêu dùng mạnh nhất nước và cũng là thị trường tiêu thụ
lớn cho tất cả các ngành nghề
Đối với ngành công nghiệp sản xuất – lắp ráp xe gắn máy thì thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn chiếm khoảng 50%-60% tổng
lượng xe bán ra cả nước, lượng xe gắn máy bình quân trên đầu người tại Thành phố
cũng rất cao từ 3-4 người/chiếc Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất gắn máy tại
Việt Nam đều tập trung phát triển mạng lưới hệ thống phân phối rộng và mạnh tại
các quận trong Thành phố, bởi vì họ nhận thức được phương tiện giao thông liên
lạc tại Thành phố là nhu cầu thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của người dân
Thành phố Ngoài ra do tình trạng giao thông trong nội thành thường xuyên tắc
nghẽn, chính vì thế Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố ra quyết định mỗi người chỉ được
đăng ký đứng tên sở hữu một xe gắn máy, điều này cũng gây trở ngại cho hoạt
động kinh doanh xe gắn máy, nhưng thực tế lượng xe bán ra lại tăng hơn so với
trước
Từ đầu năm 2004, do chính sách hạn chế lượng xe đăng ký trong Thành phố
và thu nhập ngày càng cao của người dân đã tác động làm thay đổi hướng tiêu
dùng của người tiều dùng Thành phố Người tiêu dùng Thành phố chuyển hướng từ
tiêu dùng xe máy Trung Quốc và xe máy giá rẻ sang tiêu dùng những xe có thương
hiệu chất lượng cao, có kiểu dáng thời trang, đặc biệt loại xe gắn máy có bộ ly hợp
tự động (xe tay ga) tiêu thụ mạnh Công ty Tiến Lộc đã đầu tư 80 tỷ đồng xây dựng
nhà máy ở Khu Công Nghiệp Cát Lái quận 2 để sản xuất và lắp ráp xe tay ga, và
đã tiêu thụ được tại thị trường Thành phố là 300 chiếc mang thương hiệu Saphire
chỉ trong vòng chín tháng Hiện nay, các hãng khác cũng đang tích cực vào cuộc
như Yamaha có thương hiệu xe tay ga như Mio, Novuo, còn Honda thì có thương
hiệu Spacy, Hãng SYM thì có Attila, Excel,…., ngoài ra còn có một số xe tay ga
được nhập khẩu nguyên chiếc như Honda @ giá 5.500-6000USD/chiếc, Dylan Nhật
Bản 8.050 USD/chiếc, Cygnus X125 giá 3.700USD/chiếc…
Như vậy, thị trường xe máy tại Thành phố rất đa dạng về chủng loại cũng
như mẫu mã xe, hơn 80% lượng xe bán ra là xe tay ga có chất lượng cao, riêng về
giá bán mặc dù rất cao nhưng lượng xe bán ra cũng tăng nhanh qua các năm gần
đây Đây thực chất là thị trường giàu tiềm năng cho các công ty sản xuất và lắp ráp
Trang 17xe máy Việt Nam, nếu thực sự muốn tồn tại phải có những thương hiệu đủ mạnh
cũng như chất lượng xe luôn được cải tiến với nhiều mẫu mã mới Thị trường
Thành phố là thị trường tiêu thụ năng động, điều này buộc các công ty xe máy phải
nhanh chóng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng cũng như luôn tung ra những nghiên
cứu cải tiến có tính cách mạng trong công nghệ nhằm thoả mãn tốt nhu cầu thị
trường này, và tạo nhiều cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận
1.3.3 Giới thiệu sơ lược một số thương hiệu xe gắn máy mạnh trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh :
Hiện nay, trong ngành công nghiệp xe gắn máy Việt Nam, thì đa phần các
doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI chiếm thị phần cao tại thị trường Việt Nam nói
chung và tại thị trường thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng Các doanh nghiệp này
luôn dẫn đầu ngành bằng việc nâng cao chất lượng xe cũng như có nhiều mẫu mã
xe phù hợp với thị trường xe với các hãng xe máy của các doanh nghiệp Việt Nam
Sau đây là đại diện của các hãng xe có thương hiệu được đánh giá là mạnh và được
yêu chuộng trên thị trường xe gắn máy :
1.3.3.1 Thương hiệu xe gắn máy hãng HONDA Việt Nam :
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật
Bản, Công ty Asian Honda Thái Lan với Tổng công ty Máy Động Lực và Máy
Nông nghiệp Việt Nam, trong đó Công ty Honda Motor Nhật Bản chiếm 42%,
Công ty Asian Honda Thái Lan chiếm 28%, còn lại Tổng công ty Máy Động Lực
và Máy Nông nghiệp Việt Nam chiếm 30% tổng vốn Liên doanh được thành lập
theo giấy phép Đầu tư số 1521/GP cấp ngày 22 tháng 3 năm 1996 và bắt đầu hoạt
động từ tháng 12 năm 1997
Honda Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất
trong khu vực Đông Nam Á tại tỉnh Vĩnh Phúc tạo ra công việc cho 24.000 người
lao động có việc làm ổn định Với dây chuyền sản xuất tiên tiến, áp dụng công
nghệ cao, nhà máy đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng Honda toàn cầu
Nhà máy cũng có phòng nghiên cứu sản phẩm, phòng này chuyên nghiên cứu và
thiết kế những sản phẩm mới và kiểm tra chất lượng từng thiết bị nhằm đảm bảo
sản phẩm cung cấp có chất lượng ổn định Honda Việt Nam đã đạt được nhiều
thành công tại thị trường Việt Nam, quá trình phát triển của Honda Việt Nam như
sau :
Năm 1997, Honda Việt Nam đã chính thức tung ra sản phẩm xe gắn máy
Super Dream tương tự kiểu dáng của của xe Dream II nhập khẩu từ Thái Lan Chỉ
trong vòng 1 năm, Honda Việt Nam đã xuất xưởng được 50.000 chiếc và xuất bán
vào thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh Trong năm kế tiếp Honda Việt Nam lại
tung ra sản phẩm có kiểu dáng mới đó là Future và chào mừng đã xuất xưởng
150.000 chiếc Năm 2003, Công ty Honda Việt Nam đoán nhận chứng chỉ ISO
9001-2000, và tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới như Wave Alpha thế hệ mới
Trang 18và tăng số lượng xe sản xuất được lên 1.000.000 chiếc, với sản phẩm này doanh số
của
Honda Việt Nam tăng lên nhanh chóng, chiếm tới 91% sản lượng bán Trong đó
linh kiện sử dụng cho trong xe Wave Alpha được nhập khẩu từ Công ty Asian
Honda Motor chiếm tỉ lệ 35,5% giá trị sản phẩm, từ Trung Quốc chiếm 12,5%, từ
nhà sản xuất linh kiện Việt Nam chiếm 40% và tại nhà máy Honda Việt Nam là
12%, như vậy giá thành xe được sản xuất ra có chi phí thấp nhất hoàn toàn phù hợp
với sức mua của người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời chất lượng xe luôn được
Công ty Honda Việt Nam kiểm soát tốt
Trong năm 2004, đã đánh dấu bước phát triển mới của Honda Việt Nam
trong việc cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Honda toàn cầu với
giá bán phù hợp với người tiêu dùngViệt Nam, và liên tiếp trong 7 năm được bầu
chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, đồng thời công ty cũng vinh dự nhận được
danh hiệu “100 Thương hiệu mạnh” Tính cho tới tháng 6 năm 2005, Honda Việt
Nam đã xuất xưởng được bốn kiểu dáng xe máy Các thương hiệu chính hiện nay
của Honda Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá cao và đang tiêu thụ mạnh như
: Super dream, Future 110, Wave Alpha và Space 102 năm 2005
Bảng 2 : Giá bán các thương hiệu xe gắn máy Hãng Honda Việt Nam
Phanh Thương hiệu của
Honda Việt Nam Dung tích xu lanh Trước Sau
Giá bán (VNĐ)
Trang 19Tóm lại, Honda Việt Nam ngoài việc không ngừng tung ra nhiều thiết kế sản
phẩm mới ngày càng phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, Công ty Honda Việt
Nam cũng không quên phát triển thương hiệu Honda vốn đã ăn sâu vào tiềm thức
người tiêu dùng Việt Nam từ những năm 1965 Vì vậy, công ty Honda Việt Nam đã
chú trọng vào phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng của thương hiệu
Honda Việt Nam, từ đó tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập sắp tới của
Việt Nam
1.3.3.2 Thương hiệu xe gắn máy hãng SUZUKI :
Thương hiệu xe gắn máy hãng Suzuki là thương hiệu cả thế giới biết đến và
được đánh giá cao tại hơn 190 quốc gia với nhiều dòng sản phẩm đa dạng như xe
máy, xe ôtô, động cơ tàu thuỷ và các sản phẩm có liên quan khác như máy phát
điện, xe lăn gắn máy và thậm chí cả nhà ở và nhà xưởng làm sẵn Cho đến nay
thương hiệu Suzuki vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy uy tín của mình bằng cách sử
dụng sự sáng tạo như là một lợi thế cạnh tranh chủ yếu trong quá trình phát triển
của mình
Tập đoàn Suzuki được thành lập vào tháng 3/1920 ở Hamamatsu, Nhật Bản
với tên gọi Suzuki Loom Manufacturing Company Sau đó, Suzuki gia nhập ngành
kinh doanh xe máy với sản phẩm đầu tiên là xe đạp gắn máy nhãn hiệu “Power
Free” sản xuất năm 1952, và tham gia vào ngành công nghiệp Oâtô từ năm 1955 với
nhãn hiệu xe hơi “Suzulight”, góp phần vào sự ra đời của cuộc cách mạng Ô tô
Nhật Bản
Công ty Suzuki Việt Nam được thành lập vào tháng 4/1995, đó chính là liên
doanh giữa Công ty Suzuki Motor Nhật Bản, Công ty Nissho Iwai Nhật Bản và
Công ty Máy Nông nghiệp Miền Nam (Vikyno) Việt Nam Trong đó tổng vốn đầu
tư của liên doanh này là 34.200.000 USD, Công ty Suzuki Motor nắm giữ 35%,
Công ty Nissho Iwai chiếm 35%, và còn lại công ty Vikyno là 30% tổng vốn đánh
dấu cho sự đầu tư lâu dài của tập đoàn Suzuki tại Việt Nam
Với định hướng phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam, Công ty Suzuki
Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào cơ sở vật chất và các dây chuyền sản xuất Công
ty Suzuki đã tạo việc làm cho hơn 320 người lao động trực tiếp, và không ngừng
nâng cao tay nghề người lao động trong quá trình làm việc, cũng như gởi các cán
bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài Công ty Suzuki Việt Nam đã không ngừng phát triển
lớn mạnh
Năm 1996, Công ty Suzuki Việt Nam đã đi vào hoạt động và sản xuất ra xe
gắn máy mang thương hiệu Viva, đây chính là mẫu xe được xây dựng nên hình ảnh
thời trang Đồng thời Suzuki Việt Nam cũng tung ra nhãn hiệu xe ôtô tải nhẹ rất
phù hợp với thị trường Việt Nam là Super Carry Truck Số lượng xe gắn máy
thương hiệu Viva tăng mạnh chỉ trong vòng 4 tháng ngay sau khi tung ra thị trường,
Suzuki Việt Nam đã bán được 2.040 chiếc Năm 1997, số lượng xe tăng lên 12.253
Trang 20chiếc, thành công này là do Suzuki Việt Nam đã không ngừng cải tiến và nâng cao
chất lượng mẫu xe Viva phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam Cũng
trong năm này, Suzuki Việt Nam cũng phát triển thêm hai mẫu xe ôtô tải mới với
tính năng tải đa dụng đó là Super Carry Window Van và Super Carry Blind Van
Với quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng thương hiệu, Công ty Suzuki Việt
Nam đã hoàn thành việc phát triển mẫu xe gắn máy mới mang thương hiệu là
Suzuki Best và cải tiến hộp số cho mẫu xe Viva Vì vậy trong năm 2001, doanh số
xe gắn máy tiêu thụ được đạt 100.000 chiếc và 3000 ôtô tải Bên cạnh đó, Suzuki
Việt Nam bắt đầu chú ý đến thị trường ôtô khách trong nước và đã cho xuất xưởng
mẫu xe khách mới Wagon R+5
Đến năm 2003, dưới sự tác động của thị trường xe gắn máy Trung Quốc giá
rẻ và chính sách chính phủ về tỷ lệ nội địa hoá, Suzuki Việt Nam tung ra mẫu xe
máy chiếc lược với kiểu dáng hiện đại và giá cả hợp lý nhưng chất lượng vẫn được
đảm bảo, đó chính là Suzuki Smash có động cơ 4 thì, 110 phân khối được thiết kế
khí động học và mang những đường nét độc đáo, sắc sảo, gọn gàng với nhiều tính
năng ưu việt Song song với mẫu xe mới tung ra thị trường, Suzuki Việt Nam cũng
không quên cải tiến và nâng cao lợi ích cho mẫu xe Viva vốn là sản phẩm chủ lực
của Suzuki Việt Nam với thương hiệu mới Viva R nhằm vào thị trường là khách
hàng giới trẻ mang vẻ nam tính hiện đại Vấn đề định vị thương hiệu cho các sản
phẩm của Suzuki Việt Nam được quan tâm rất kỹ Chính vì vậy doanh số tiêu thụ
tăng lên 200.000 chiếc, và Suzuki Việt Nam cũng tiến hành xuất khẩu sang các
nước trong khu vực Đông Nam Á Về xe ôtô, số lượng tiêu thụ đạt 6000 chiếc, và
công ty Suzuki Việt Nam cũng tung ra mẫu xe ôtô Vitara, là mẫu xe ôtô du lịch hai
cầu và có động cơ mạnh, nhưng giá bán rất cạnh tranh Để ngày càng có thể đáp
ứng đủ nhu cầu thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, tháng 7 năm 2004
Công ty Suzuki Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy mới sản xuất chi
tiết máy và rắp ráp ôtô xe máy nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường trong
nước và tiến hành xuất khẩu sang các nước trong khu vực
Hiện tại những sản phẩm xe máy chủ yếu của Suzuki như : Viva, Viva R,
Smash, Shogun R đang được người tiêu dùng đánh giá cao và tin tưởng là trong lựa
chọn tiêu dùng Dưới đây là bảng giá các thương hiệu xe gắn máy Suzuki tại thị
trường thành phồ Hồ Chí Minh :
Bảng 3 : Giá bán các thương hiệu xe gắn máy Hãng Suzuki Việt Nam
Trang 21Như vậy, Suzuki Việt Nam với nhận thức sâu sắc việc thấu hiểu người tiêu
dùng Việt Nam là nhân tố sống còn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, và Suzuki
cũng thường xuyên tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu thị trường Nhờ vậy các sản
phẩm của Suzuki Việt Nam luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng nhờ sự kết hợp tinh
tế giữa thị hiếu khách hàng với tiêu chuẩn của Suzuki toàn cầu Chính vì thế,
doanh thu năm 2003 Suzuki Việt Nam đạt 79.908.000 USD Nếu chỉ tính riêng
trong sáu tháng đầu năm 2004, doanh thu Suzuki Việt Nam tăng 68% so với cùng
kỳ năm ngoái, đóng góp ngân sách nhà nước 9.608.436 USD Những thành quả trên
xuất phát từ những nổ lực của tập thể nhân viên Công ty liên doanh Việt Nam
Suzuki góp phần khẳng định vị trí của thương hiệu Suzuki cũng như định hướng
phát triển vững chắc và lâu dài của Suzuki tại Việt Nam
1.3.3.3 Thương hiệu xe gắn máy hãng YAMAHA :
Thương hiệu xe gắn máy Yamaha được người tiêu dùng Việt Nam biết đến
trong những năm gần đây, là một hãng đi sau nhưng Yamaha Việt Nam đã có nhiều
thành công trong cuộc chiến giành lấy thị phần và đáp ứng tốt những thi hiếu người
tiêu dùng Việt Nam Thương hiệu xe gắn máy Yamaha đã tạo bước đột phá cho thị
trường xe gắn máy ở Việt Nam và nhanh chóng giành lấy thị phần lớn trong các
loại xe tay ga vốn rất được người tiêu dùng ở các thành phố lớn thích sử dụng
Tập đoàn Yamaha Motor Nhật Bản thành lập vào năm 1955 bởi Oâng
Genichi Kawakami sinh năm 1912, ông là con trai cả của ông Kaichi Kawakami
chủ tịch Công ty Nippon Gakki (Yamaha Corporation) Sau khi gia nhập Nippon
Gakki năm 1937, ông nhanh chóng đạt được vị trí Giám đốc nhà máy Tenryu
Factory của tập đoàn chuyên sản xuất nhạc cụ, và sau đó trở thành chủ tịch tập
đoàn này vào năm 1950 khi mới 38 tuổi Đến năm 1953, ông bắt đầu nghiên cứu về
động cơ, và tận dụng những động cơ cánh quạt máy bay được sử dụng từ thế chiến
thứ II Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu,
phụ tùng ôtô, xe Scooter và xe gắn máy Chưa đầy mười tháng sau, sản phẩm đầu
tiên ra đời đó chính là xe gắn máy YA-1, được làm nguội bằng không khí, 2 thì,
xylanh đơn 125cc Với niềm tin này Công ty Yamaha Motor được chính thức thành
lập và tách ra khỏi Yamaha Corporation Trong những năm tiếp theo, Yamaha tiếp
tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình với sự đa dạng về sản phẩm Cho
Phanh Thương hiệu của
Suzuki Việt Nam
Dung tích xu
Giá bán (VNĐ)
Trang 22đến nay, vốn của Yamaha Motor là 23,2 tỷ Yên và đội ngũ nhân viên lên đến
10.294 người Yamaha Motor hiện nay có tổng cộng là 130 nhà máy sản xuất có
mặt khắp nơi trên thế giới với 46 loại sản phẩm đa dụng trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu của từng thị trường làm tăng
giá trị thương hiệu Yamaha mang tính chất toàn cầu
Công ty Yamaha Motor Việt Nam được thành lập vào tháng 04 năm 1999, là
công ty liên doanh giữa Công ty Yamaha Motor Nhật Bản, Công ty Công nghiệp
Hong Leong Industries Berhad Malaysia, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và
nhà máy cơ khí Cờ Đỏ Trong đó phía Nhật Bản nắm 46% vốn, phía Công ty Hong
Leong Industries Berhad chiếm 24%, còn Công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Nhà
máy Cờ Đỏ chiếm 30% vốn Nhà máy Công ty Yamaha Motor Việt Nam được đặt
tại xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã
tạo công ăn việc làm cho hơn 1057 công nhân, và đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề
được tu nghiệp tại Nhật Bản Điều này giúp khẳng định Yamaho Motor Việt Nam
cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, và cam kết về chất lượng
với người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng xe của Hãng Yamaha
Mặc dù là Công ty xe máy gia nhập thị trường sau nhưng Yamaha Motor
Việt Nam lại có sức cạnh tranh rất mạnh với những chiến lược kinh doanh hợp lý
và nhanh nhạy Ngay khi thành lập Yamaha Motor tung ra sản phẩm xe gắn máy
mang thương hiệu Sirius có kiểu dáng mạnh mẽ và hiện đại, đây là loại xe số
nhưng có giá tương đối thấp phù hợp với người tiêu dùng có thu nhập trung bình
thấp Với thương hiệu này bước đầu Yamaha Motor Việt Nam đã chiếm được lòng
tin người tiêu dùng, trong vòng 1 năm đầu tiên Yamaha Motor Việt Nam đã chiếm
1% thị phần trong năm 2000
Tiếp sau đó, Yamaha Việt Nam lại tung ra sản phẩm mới mang thương hiệu
Jupiter cũng đạt được thành công không kém Với thương hiệu Jupiter, Yamaha
Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và hệ thống nhà
phân phối được Yamaha Việt Nam quan tâm phát triển mạnh khắp cả nước Với
phương châm là theo dõi và nắm bắt kip thông tin thị trường thông qua hệ thống
Đại lý, giúp Yamaha Việt Nam hiểu biết những chuyển biến và sở thích người tiêu
dùng tốt nhất Chính vì thế, ngay trong năm 2002-2003, Yamaha Việt Nam đã tiến
hành cải tiến mẫu mã xe Jupiter R vốn được người tin cậy và cho ra sản phẩm
Jupiter V Song song với hoạt động này, Yamaha lại tung ra hai mẫu xe mới là
Novou Automatic và Mio, có công nghệ hộp số tự động, kiểu dáng thời trang và
mạnh mẽ phù hợp với giới trẻ cả nam lẫn nữ, đó là hai mẫu xe bán chạy nhất hiện
nay Nếu tính riêng mẫu xe Novou, lượng xe bán ra cho đến nay lên đến 60.000
chiếc, chiếm 0.6% tổng số xe máy hiện nay tại Việt Nam
Với thành công này, thị phần của Yamaha Việt Nam không ngừng tăng trong
năm 2003, chiếm khoảng 10%, và Yamaha Việt Nam không ngừng phát triển hai
mẫu xe này ngày càng phù hợp với tiêu dùng người Việt Nam Đầu năm 2004,
Trang 23Yamaha Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo những linh kiện
cho hãng Yamaha Việt Nam với số vốn lên đến 14.300.000 USD, nhằm đáp ứng
cho hoạt động sản xuất và phát triển sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm mang thương hiệu Yamaha Việt Nam, điều này phản ánh chất lượng sản
phẩm cũng như chất lượng của thương hiệu được Yamaha Việt Nam xem là nhân
tố lợi thế cạnh tranh
Những thành công trong cuộc chiến giành lấy thị phần của Yamaha Việt
Nam thật ngoạn mục Để đạt được điều này, Yamaha Việt Nam đã có những chiến
lược Marketing phát triển thương hiệu rất tốt cũng như am hiểu được sự biến động
của thị hiếu tiêu dùng người Việt Nam, ngoài ra việc chọn phân khúc trong thương
hiệu xe gắn máy của Hãng Yamaha Việt Nam được chú trọng và đánh trúng vào
tâm lý người tiêu dùng là giới trẻ với kiểu dáng hiện đại và đẹp mắt Những mẫu
xe Yamaha Việt Nam hiện có là : Sirius, Jupiter R, Jupiter V, Novou, Mio Dưới
đây là giá của các thương hiệu xe gắn máy hãng Yamaha Việt Nam :
Bảng 4 : Giá bán các thương hiệu xe gắn máy Hãng Suzuki Việt Nam
Yamaha Việt Nam không ngừng xây dựng những chính sách Marketing hiện
đại nhằm vào người tiêu dùng và nâng cao lòng tin về thương hiệu Yamaha chất
lượng tuyệt đối, kiểu dáng thời trang, và năng động Đó chính là hình ảnh của
thương hiệu Yamaha được xây dựng thành công nhất cho khúc thị trường giới trẻ
Thành công của Yamaha Việt Nam cho thấy được vai trò thương hiệu và những
chương trình Marketing hiệu quả đã giúp cho hình ảnh thương hiệu Yamaha chiếm
Phanh Thương hiệu của
Yamaha Việt Nam
Dung tích xu
Giá bán (VNĐ)
Trang 24được lòng tin của giới trẻ, tạo nên phong cách riêng cho từng sản phẩm trong chiến
lược thương hiệu là một thành công lớn của Yamaha Việt Nam
1.3.3.4 Thương hiệu xe gắn máy SYM :
Thương hiệu xe máy SYM với công nghệ Đài Loan đã chinh phục thị trường
xe gắn máy Việt Nam từ 1992 Thương hiệu SYM cũng là một trong những thương
hiệu mạnh trên thị trường xe gắn máy tại Việt Nam và được hãng VMEP không
ngừng nâng cao giá trị thương hiệu SYM trong tâm trí người tiêu dùng xe gắn máy
Việt Nam và người tiêu dùng xe máy trong khu vực Đông Nam Á
Công ty Công Nghiệp San Yang, thuộc tập đoàn Chifon, được thành lập vào
năm 1954 và tham gia vào hoạt động sản xuất xe gắn máy tại thị trường Đài Loan
Từ đó đến nay, Công ty San Yang không ngừng lớn mạnh, luôn giữ thị phần đứng
đầu thị trường xe gắn máy tại Đài Loan Năm 1992, tập đoàn Chifon đầu tư vào
Việt Nam và thành lập nhà máy chế tạo xe gắn máy đầu tiên tại Việt Nam với tên
gọi là VMEP Năm 1996, công ty Sam Yang Motor thuộc tập đoàn Chifon đã quyết
định chọn Việt Nam làm nơi sản xuất xe gắn máy để cung ứng cho cả khu vực
Asean và nhiều nơi trên thế giới Công ty VMEP đã đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất xe gắn máy đầu tiên tại Tỉnh Đồng Nai và có qui mô lớn nhất tại Việt Nam
vào năm 1992, với tổng số vốn khoảng 136.500.000 USD, có công suất là 540.000
xe/năm Hiện nay, công ty VMEP đã có đội ngũ nhân viên lên đến 1.300 người và
có 160 Đại lý chính thức và 600 điểm bán xe trên toàn quốc Ngoài ra công ty
VMEP đang triển khai dự án sản xuất xe ôtô và xây dựng trung tâm nghiên cứu
phát triển SYM tại Tỉnh Đồng Nai, riêng trung tâm nghiên cứu phát tirển xe gắn
máy tại Việt Nam chiếm tổng vốn khoảng 38.500.000 USD Sau mười hai năm hoạt
động kinh doanh sản xuất xe gắn máy tại thị trường Việt Nam, công ty VMEP đã
gặt hái được nhiều thành công
Ngay sau khi thành lập và xây dựng xong nhà máy sản xuất, công ty VMEP
quyết định tung ra sản phẩm Angel với công nghệ Đài Loan, doanh thu tăng nhanh
chóng, với sản phẩm này người tiêu dùng có thu nhập trung bình vào năm 1996 đã
có thể mua được Ngay sau đó năm 1997, VMEP quyết định tung ra sản phẩm xe
máy có thương hiệu Magic 100cc, sản phẩm này cũng được người tiêu dùng hưởng
ứng tiêu dùng Bước đầu thương hiệu SYM được người tiêu dùng Việt Nam chấp
nhận, vì thế số lượng xe tiêu thụ tăng lên nhanh chóng, chiếm 12% thị phần xe gắn
máy trong nước Những năm tiếp theo, do sản phẩm SYM được sản xuất theo tiêu
chuẩn Đài Loan, mà người tiêu dùng Việt Nam đã quen sử dụng sản phẩm xe gắn
máy và các linh kiện thay thế theo chuẩn quốc tế có thể thay thế cho tất cả các
dòng xe máy cùng loại Chính vì thế, trong những năm 2000 đến 2001 Công ty
VMEP gặp nhiều khó khăn cho các mẫu xe và cả thương hiệu SYM, bởi gặp cạnh
tranh của thị trường xe máy Trung Quốc với các linh kiện sản xuất theo chuẩn quốc
tế Mãi đến năm 2002, VMEP quyết định đầu tư sản xuất công nghệ chuẩn hoá, cải
Trang 25tạo các mẫu xe hiện có, đồng thời qua khảo sát thị trường công ty VMEP đã tung ra
sản phẩm xe máy có hộp số tự động đầu tiên tại Việt Nam có thương hiệu Attila
Với mẫu xe này, doanh thu và thị phần của VMEP tăng lên nhanh chóng, riêng
mẫu xe Attila được người tiêu dùng thích thú, đây thực sự là mẫu xe thành công
nhất của VMEP Ngoài ra VMEP còn tiến hành cải tiến mẫu mã cũng như nâng cao
các tiêu chuẩn chi tiết linh kiện xe máy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cho ra
những mẫu xe khác với giá thành tương đối cũng được người tiêu dùng chấp nhận,
chất lượng cao hơn hẳn các mẫu xe có linh kiện Trung Quốc Nếu tính cho đến đầu
năm 2005, thì lượng xe mà hãng VMEP sản xuất và tiêu thụ được tại thị trường
Việt Nam là một triệu chiếc, dự kiến sẽ sản xuất và tiêu thụ được 500.000 xe/năm
từ năm 2007
Những thành công trong các mẫu xe mới đã mở ra nhiều triển vọng cho các
nhà đầu tư Đài Loan trong thị trường xe gắn máy Hiện nay, các mẫu xe máy mang
thương hiệu SYM như là : Angel, Magic, Attila, Excel được người tiêu dùng Việt
Nam biết đến Dưới đây là một số thông tin về giá các mẫu xe của VMEP :
Bảng 5 : Giá bán các thương hiệu xe gắn máy Hãng SYM
Như vậy, với những nổ lực không ngừng Công ty VMEP đã thành công trong
chiến dịch xây dựng thương hiệu SYM tại thị trường Việt Nam và đang trở thành
một trong những thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng Hiện
nay, công ty VMEP tiếp tục đầu tư và tiến hành cải tiến công nghệ cũng như thiết
kế mẫu mã đẹp mắt, chất lượng cao thông qua Trung tâm nghiên cứu và Phát triển
Sản phẩm của hãng VMEP mà sắp tới sẽ được đưa vào sử dụng, nhằm tạo dựng
một thương hiệu SYM mang tiêu chuẩn quốc tế, bởi lẻ không những SYM được
bán tại thị trường Việt Nam mà còn được xuất đi khắp nơi trên thế giới Với mục
tiêu xây dựng SYM là thương hiệu mạnh, hãng VMEP đã không ngại đầu tư vào
khâu nghiên cứu phát triển mẫu mã cũng như việc đánh giá tốt thị hiếu người tiêu
dùng sản phẩm xe gắn máy tại thị trường Việt Nam và các nước khác trong khu
vực
Phanh Thương hiệu của
SYM Việt Nam
Dung tích xu
Giá bán (VNĐ)
Trang 261.4 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU XE MÁY MẠNH
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM :
Mặt hàng xe gắn máy là mặt hàng công nghiệp, đòi hỏi sản phẩm phải có tính
công nghệ Hiện nay, các thương hiệu xe gắn máy mạnh tập trung vào những công
ty liên doanh, còn các thương hiệu xe máy Việt Nam hiện chưa có được người tiêu
dùng Việt Nam đánh giá cao Trong những năm 2000-2001 các Hãng xe máy được
sản xuất tại Việt Nam đã gặp cạnh tranh về giá với xe máy đến từ Trung Quốc có
giá rẻ, thị phần các Công ty xe máy trong nước giảm rõ rệt, mẫu mã thiết kế bị
nhái Trước tình hình này, một số Hãng đã có chiến lược phát triển thương hiệu và
tiến hành đăng ký bản quyền như là một chiến lược phòng thủ Trong đó chiến lược
phát triển thương hiệu và nâng cao nhận thức người tiêu dùng về thương hiệu đã
được các Hãng Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, và một số hãng khác thực hiện tốt
Thành công trong chiến lược thương hiệu đã từng bước đẩy lùi những đối thủ cạnh
tranh có giá thấp đồng thời nâng cao vị thế thương hiệu của các hãng này trong tâm
trí người tiêu dùng Chiến luợc thương hiệu được xem như là lợi thế cạnh tranh hiệu
quả nhất trong cạnh tranh, và được kiểm nghiệm bởi thực tế, như tiêu biểu một số
thành công trong chiến lược thương hiệu của các hãng xe máy như : Honda,
Yamaha, Suzuki, SYM
Hiện nay, thương hiệu xe gắn máy hãng Honda đã được người tiêu dùng Việt
Nam biết đến từ rất lâu, chính vì thế thương hiệu này được người tiêu dùng Việt
Nam tín nhiệm và tin tưởng vào chất lượng của chính sản phẩm mang lại Đây là
thương hiệu dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe gắn máy tại
Việt Nam
Thương hiệu Yamaha là thương hiệu thành công nhất hiện nay, là một thương
hiệu gia nhập vào thi trường Việt Nam muộn, nhưng Yamaha Việt Nam đã nhận
thấy rất rõ vai trò thương hiệu Vì vậy, ngay khi tổ chức tiêu thụ Yamaha đã có
những chiến lược quảng cáo tuyên truyền mạmh mẽ Do định vị thương hiệu tốt
ngay từ đầu thương hiệu Yamaha nhắm vào đối tượng tiêu dùng là giới trẻ và sản
phẩm mang tính thời trang đang là xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam trong tương lai
Vì thế thương hiệu Yamaha là thương hiệu xe mang phong cách hiện đại và thời
trang Thành công trong cạnh tranh của Thương hiệu Yamaha được xem như là
thương hiệu thách thức, bởi trong vòng hai năm doanh thu Yamaha tăng nhanh
chóng, thị phần Yamaha hiện nay được xếp thứ ba, đã vượt qua Suzuki một cách
nhanh chóng
Thương hiệu xe gắn máy SYM, là thương hiệu của hãng VMEP, mang công
nghệ Đài Loan, mặc dù tham gia vào thị trường từ rất sớm nhưng thương hiệu này
đã gặp nhiều khó khăn trong định vị thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng Việt
Nam vốn rất thích những sản phẩm có xuất sứ từ Nhật Bản, bên cạnh đó vấn đề
thiết kế mẫu mã và tuyên truyền quảng cáo lại không được Hãng VMEP chú trọng
Chính vì thế trong một thời gian dài mà thương hiệu SYM đã không làm người tiêu
Trang 27dùng Việt Nam tín nhiệm trong quyết định lựa chọn tiêu dùng Tuy nhiên, vào
những năm 2002, Hãng VMEP đã nhận thấy được khuyết điểm trong công nghệ và
cả trong khâu thiết kế VMEP đã quyết định thay đổi kiểu dáng và cải tiến công
nghệ, và đặc biệt là nhận thấy vai trò của thương hiệu SYM phải cần nâng cao và
tác động mạnh vào người tiêu dùng Việt Nam Chính vì thế, những năm gần đây,
SYM được người tiêu dùng biết đến thông qua mẫu xe tay ga Attila, từ đó thương
hiệu SYM được khẳng định như là một thương hiệu uy tín chất lượng cao của công
nghệ Đài Loan Thành công trong chiến lược thương hiệu, SYM là thương hiệu có
thị phần đứng thứ hai ngay sau Honda
Còn lại Suzuki là công ty gia nhập thị trường xe máy chỉ sau Honda và trước
Yamaha Thương hiệu Suzuki ngay khi tung ra thị trường đã gặt hái nhiều thành
công, thị phần Suzuki lúc đó chỉ đứng sau Honda Do tâm lý tiêu dùng người Việt
Nam thích sản phẩm có công nghệ Nhật Bản, chính vì thế thương hiệu Suzuki đã
được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng Tuy nhiên, vào những năm
2003-2004, thương hiệu Suzuki không có bước cải tiến sản phẩm và mẫu mã thiết kế,
không tiến hành những nghiên cứu đúng đắn thị hiếu tiêu dùng, vì thế thương hiệu
Suzuki đang bị mất thị phần nhanh chóng, mặc dù chất lượng sản phẩm luôn được
đảm bảo Thương hiệu Suzuki hiện nay do không có chiến lược định vị tốt thị
trường mục tiêu cũng như chiến lược thiết kế những mẫu xe mang phong cách mới
Điều này đã không làm bóng được thương hiệu Suzuki hiện tại, vì thế người tiêu
dùng hầu như giảm đi sự quan tâm trong tiêu dùng thương hiệu xe gắn máy Suzuki
Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất xe gắn máy Việt Nam cũng đã bước
đầu nhận thấy vai trò thương hiệu quan trọng trong quyết định tiêu dùng và trong
cạnh tranh Chẳng hạn như : doanh nghiệp Tiến Lộc có thương hiệu xe Saphire bán
rất chạy tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các
thương hiệu xe máy của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam chưa có chiến lược
định vị và tuyên truyền thương hiệu vào người tiêu dùng Các thương hiệu xe máy
Việt Nam chỉ là những thương hiệu theo sau những thương hiệu lớn, chưa đủ khả
năng cạnh tranh với các Liên doanh sản xuất xe gắn máy Thêm vào đó, các doanh
nghiệp Việt Nam chưa đủ nguồn lực phát triển thương hiệu mạnh cũng như chưa
tiến hành nghiên cứu đánh giá thương hiệu tốt, từ đó không thể có tầm nhìn để xây
dựng thương hiệu tốt Để có một chiến luợc thương hiệu mạnh thì các doanh nghiệp
cần phải có kiến thức thương hiệu và công cụ giúp kiểm soát và đánh giá thương
hiệu Đây thực sự là điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 28
CH Ư ƠNG 2
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU
DÙNG XE GẮN MÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 THƯƠNG HIỆU VỚI SẢN PHẨM :
Thương hiệu là một khái niệm mới trong Marketing hiện đại, và điều quan
trọng là thương hiệu không hoàn toàn là một sản phẩm Hiện nay, có rất nhiều
quan điểm về thương hiệu, chúng ta có thể chia thành hai quan điểm chính, đó là
quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại
- Theo quan điểm truyền thống của hiệp hội Marketing Mỹ : Thương hiệu chỉ
là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các
yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà
sản xuất và phân biệt các thương hiệu đối thủ cạnh tranh (Bennett 1995:27)
Theo quan điểm này thì thương hiệu được hiểu như là một thành phần của
sản phẩm và chức năng chính của thương hiệu là để phân biệt sản phẩm của
mình và sản phẩm cùng loại
- Theo quan điểm hiện đại : Thương hiệu không chỉ là một cái tên hay một biểu
tượng mà nó phức tạp hơn nhiều Nó là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho
khách hàng mục tiêu những giá trị mà họ đòi hỏi (Davis 2002) Theo quan điểm
này thì sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu chỉ cung cấp lợi
ích chức năng cho người tiêu dùng Còn các thành phần tiếp thị hỗn hợp khác (sản
phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng là một thành phần của thương hiệu
Quan điểm sản phẩm này ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn
chấp nhận Bởi vì người tiêu dùng có hai nhu cầu đó là nhu cầu về chức năng
(functional needs) và nhu cầu về tâm lý (emotional needs), sản phẩm chỉ cung cấp
cho người tiêu dùng lợi ích chức năng còn thương hiệu cung cấp cả hai nhu cầu của
người tiêu dùng Chính vì vậy, dần dần thương hiệu được thay thế cho sản phẩm
trong các hoạt động tiếp thị của công ty Vai trò của thương hiệu cũng được các
doanh nghiệp đánh giá cao trong các chiến lược của doanh nghiệp Hai quan điểm
về sản phẩm và thương hiệu được minh hoạ trong hình dưới đây :
Trang 29Mô hình về mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu
2.2 CÁC CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG HIỆU :
Sự ra đời một thương hiệu không đơn thuần là công việc của các nhà thiết
kế, các nghệ sĩ đồ hoạ và công ty quảng cáo, trên thực tế thương hiệu có một ý
nghĩa nhiều hơn là một cái tên của mình và được tạo dựng dựa trên một tập hợp
các nguồn lực của công ty Cho dù công ty có thể theo đuổi các chiến lược hoặc
chính sách thương hiệu nào đi nữa thì thương hiệu phải thực hiện các chức năng cơ
bản sau đây
2.2.1 Phân khúc thị trường :
Trong quá trình xây dựng thương hiệu các công ty đã đưa ra một tổ hợp
những đặc tính lý tưởng về thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch
vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể Do đó,
các công ty đã tạo ra những dấu hiệu khác biệt trên những sản phẩm của họ nhằm
thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng tiềm năng Vì vậy, một thương hiệu bản
thân nó phải phản ánh đúng ý nghĩa và giá trị kỳ vọng của khách hàng mục tiêu,
việc phân khúc thị trường của thương hiệu giúp cho quá trình đi vào tâm trí người
tiêu dùng một cách nhanh chóng vào dành vị thế trong cạnh tranh
2.2.2 Tạo sự khác biệt của sản phẩm :
Khi một thương hiệu mới ra đời và đạt được thành công nhất định sẽ dẫn đến
một xu hướng bắt chước, do đó mọi tiến bộ sản phẩm sẽ nhanh chóng trở nên quen
thuộc với người tiêu dùng và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện nhiều đối
thủ cạnh tranh trên cùng loại mặt hàng Lúc này thương hiệu đóng vai trò như một
tấm lá chắn, bảo hộ cho sự cạnh tranh vì thương hiệu đã được người tiêu dùng biết
đến trong tâm trí của họ, sự bảo hộ này còn có dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ Bởi
vì, thương hiệu không chỉ đơn thuần là môt cái tên hay một biểu tượng, hình minh
hoạ trên sản phẩm mà còn biểu hiện sự năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới,
THƯƠNG HIỆU
SẢN PHẨM
SẢN PHẨM
THƯƠNG HIỆU Thương hiệu là một thành phần
của sản phẩm Sản phẩm là một thành phần của Thương hiệu
Trang 30những nỗ lực đổi mới này làm cho thương hiệu trở nên có ý nghĩa, có nội dung và
có các điểm khác biệt Như vậy, tạo dựng một thương hiệu đòi hỏi có thời gian và
một sự khác biệt
2.2.3 Sự cam kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng :
Theo thời gian thương hiệu và những nỗ lực đổi mới và cải tiến không ngừng
sẽ làm cho thương hiệu ngày càng trở nên có uy tín trên thị trường Những thông
điệp mà các chương trình quảng bá thương hiệu được xem như là một cam kết trước
khách hàng Nếu công ty thực hiện đúng những gì mình cam kết và đem lại cho
khách hàng sự thoả mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận
được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành của khách hàng Như vậy, sự cam
kết này chính là một lợi thế đảm bảo cho thương hiệu chỉ có thể suy thoái chứ
không dễ bị loại khỏi thị trường, và sự cam kết này không mang tính ràng buộc
trước công chúng về tính pháp lý Do đó chúng ta cần phân biệt giữa thương hiệu
với các dấu hiệu khác về quản lý chất lượng như : Nhãn hàng hoá, Tem bảo đảm
hoặc các dấu chứng nhận chất lượng Thực ra, các dấu hiệu về quản lý chất lượng
chỉ là công cụ công bố và cam kết chính thức rằng sản phẩm thoả mãn tất cả các
tính chất mà cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu hoặc nhà sản xuất đặt ra theo một
một bảng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
2.2.4 Khắc sâu vào tâm trí khách hàng :
Bản thân thương hiệu phải truyền tải tới người tiêu dùng một thông điệp
nhất quán như là một cam kết của nhà sản xuất đến người tiêu dùng, và thông điệp
này sẽ được gợi lại trong tâm trí người tiêu dùng và thúc đẩy quá trình nhận biết
xảy ra Quá trình này rất quan trọng để tạo ra một hồi ức tốt đối người tiêu dùng,
bởi điều này lý giải tại sao hình ảnh về một thương hiệu có thể tồn tại từ thế hệ
này sang thế hệ khác Vì thế một thương hiệu cần phải không ngừng tạo những hồi
ức và đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng, chính điều này giúp cho thương hiệu thực
sự khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng
2.2.5 Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm :
Thương hiệu phải chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm, một
thương hiệu lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới khách hàng
còn phải có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu
khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ Do đó chương trình phát triển thương hiệu
phải xây dựng và điều chỉnh hằng ngày nhưng phải đảm bảo tính nhất quán đối với
ý nghĩa của sản phẩm Vì vậy, một thương hiệu lớn cần có một định hướng tính
cách thương hiệu sao cho nó mang lại ý nghĩa đối với sản phẩm một cách nhất
quán
Trang 312.3 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU :
Giá trị thương hiệu là một khái niệm xuất hiện vào thập kỷ 80 và ngày càng trở
nên phổ biến trong lĩnh vực quản trị Marketing – thương hiệu không chỉ ở những
nước phát triển mà còn có ở những nước đang phát triển Hiện có rất nhiều quan
điểm và cách đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu Cụ thể như :
- Giá trị thương hiệu là tổng hợp các mối quan hệ và thái độ của khách hàng
và các nhà phân phối đối với một thương hiệu Nó cho phép công ty đạt được
lợi nhuận và doanh thu lớn hơn từ sản phẩm so với trường hợp nó không có
thương hiệu Điều này sẽ giúp cho thương hiệu trở nên có thế mạnh, ổn định
và lợi thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh (Marketing Science
Institute)
- Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với
tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần là tăng thêm (hoặc
giảm) giá trị của một sản phẩm hoặc một dịch vụ đối với công ty và các
khách hàng của công ty Các thành phần chính của tài sản này gồm : Sự
nhận biết về tên thương hiệu, Lòng trung thành đối với thương hiệu, Chất
lượng được cảm nhận, Các liên hệ thương hiệu (Theo David Aaker,
University of California at Berkeley)
- Giá trị thương hiệu gồm có những điểm mạnh và trị giá của một thương hiệu
Điểm mạnh của thương hiệu là tổng hoà các mối quan hệ và thái độ từ phía
khách hàng, các nhà phân phối Nó cho phép một thương hiệu có những lợi
thế cạnh tranh nổi trội và bền vững Trị giá của thương hiệu là kết quả về
mặt tài chính của năng lực quản lý trong việc phát huy những điểm mạnh
của thương hiệu qua hành động mang tính chiến lược và chiến thuật nhằm
đạt được lợi nhuận cao hơn và rủi ro ít hơn trong hiện tại và tương lai (Raj
Srivastava University of Texas & Allan Shocker, University of Minnesota)
- Giá trị thương hiệu là giá trị có thể đo lường được về mặt tài chính của công
việc kinh doanh một sản phẩm hay một dịch vụ thông qua các hoạt động và
chương trình kinh doanh thành công (J.Walker Smith, Yankelovic Clancy
Schulman)
- Giá trị thương hiệu là sự hài lòng của khách hàng có tiếp tục mua thương
hiệu của công ty hay không Vì vậy, việc đo lường giá trị thương hiệu chủ
yếu liên quan đến lòng trung thành và lượng hoá các phân đoạn thị trường từ
những nhóm khách hàng sử dụng thường xuyên đến những nhóm khách hàng
sử dụng không thường xuyên (Maket Facts)
- Những thương hiệu có giá trị là những thương hiệu có khả năng đưa ra những
cam kết có tính nổi trội, phù hợp, đáng tin cậy và có thể thực hiện tốt cho
khách hàng của mình (Brand Equity Board)
Trang 32Các quan điểm nêu trên chúng ta có thể chia thành hai nhóm chính là đánh
giá theo quan điểm đầu tư hay tài chính và đánh giá theo quan điểm tiêu dùng
Đánh giá theo quan điểm tài chính đóng góp vào việc đánh giá tài sản công ty, tuy
nhiên nó không giúp nhà quản trị trong việc tận dụng và phát triển giá trị của
thương hiệu Hơn nữa, về mặt tiếp thị, giá trị tài chính của một thương hiệu là kết
quả đánh giá của người tiêu dùng về giá trị của thương hiệu đó, tức là đo lường dựa
vào doanh số Còn theo quan điểm thứ hai thì giá trị của thương hiệu được phân
tích và đánh giá theo góc độ người tiêu dùng, và trong đề tài này chủ yếu tập trung
vào quan điểm này
2.3.1 Các mô hình nghiên cứu thành phần của giá trị thương hiệu ở các nước
phát triển :
Hiện nay, có nhiều mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu, dưới đây là
một số mô hình về giá trị thương hiệu đã được các học giả Marketing nghiên cứu
tại thị trường các nước Aâu – Mỹ :
Theo Keller cho rằng giá trị thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng về
thương hiệu đó Kiến thức khách hàng này bao gồm hai phần chính :
- Nhận biết thương hiệu (Brand awareness)
- Aán tượng thương hiệu (Brand image)
Aaker đề nghị bốn thành phần giá trị thương hiệu, bốn thành phần này bao gồm :
- Lòng trung thành thương hiệu (Brand loyalty)
- Nhận biết thương hiệu
- Chất lượng cảm nhận (Perceived quality)
- Các thuộc tính đồng hành cùng thương hiệu (Brand associations) như một tên
địa phương, một nhân vật gắn liền với thương hiệu, bằng sáng chế (Patents),
nhãn hiệu thương mại (Trademarks), mối quan hệ với kênh phân phối
Lassar & ctg lại đề nghị năm thành phần của giá trị thương hiệu :
- Chất lượng cảm nhận
- Giá trị cảm nhận (Perceived value)
- Aán tượng thương hiệu
- Lòng tin về thương hiệu của khách hàng (Trustworthiness)
- Cảm tưởng khách hàng về thương hiệu (Commitment)
Các mô hình giá trị thương hiệu trên đã được nghiên cứu và chứng minh tại
các nước có nền kinh tế thị trường thực sự mạnh Các quan điểm của các mô hình
trên có nhiều điểm tương đồng, và cũng có một số điểm khác biệt Điểm khác biệt
này, do thứ nhất giá trị thương hiệu là một khái niệm đa thành phần bao gồm rất
nhiều thành phần Mỗi thành phần lớn lại chứa nhiều thành phần con Vậy giá trị
thương hiệu là khái niệm bậc hai Chính vì vậy, chúng ta có rất nhiều cách tiếp cận
khái niệm giá trị thương hiệu và cũng rất nhiều cách để xây dựng khái niệm giá trị
thương hiệu Như vậy, giá trị thương hiệu là một khái niệm phức tạp và hiện nay
Trang 33chưa có sự thống nhất cao giữa các thành phần của giá trị thương hiệu giữa các nhà
khoa học Khác biệt thứ hai của các thành phần giá trị thương hiệu là do sự khác
biệt trong môi trường nghiên cứu, chẳng hạn như sự khác biệt các thành phần giá
trị thương hiệu trong thị trường sản phẩm hữu hình và thị trường dịch vụ Ngoài ra
việc xác định các biến nào là biến nguyên nhân, biến nào là biến kết quả của giá
trị thương hiệu, cũng như biến nào là thành phần của giá trị thương hiệu đó không
phải là việc đơn giản và dễ dàng
2.3.2 Mô hình nghiên cứu các thành phần giá trị thương hiệu tại Việt Nam :
Hiện nay việc phát triển và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam là nhu cầu
cấp thiết trong chiến lược sống còn của nhiều doanh nghiệp Nhu cầu xây dựng và
phát triển thương hiệu là cần thiết cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực để có
thể hội nhập với kinh tế toàn cầu, chính vì thế đã có rất nghiên cứu về thương hiệu
và giá trị thương hiệu Một mô hình giá trị thương hiệu tiêu biểu đã được xây dựng
và nghiên cứu tại thị trường Việt Nam đối với hàng tiêu dùng và đã được chấp
nhận Trong mô hình này đề nghị giá trị thương hiệu bao gồm bốn thành phần :
2.3.2.1 Nhận biết thương hiệu :
Nhận biết thương hiệu phản ánh sự quen thuộc đối với những chương trình
thương hiệu trong quá khứ Mức độ nhận biết về thương hiệu nói lên khả năng một
người tiêu dùng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương
hiệu trong một tập thương hiệu có mặt trên thị trường Khi một người tiêu dùng
quyết định tiêu dùng một thương hiệu nào đó, điều quan trọng đầu tiên là họ phải
nhìn thấy được thương hiệu đó và nhiều hơn nữa là họ có thể phân biệt một cách rõ
ràng giữa thương hiệu mình muốn mua và thương hiệu khác Vì vậy, có thể nói
nhận biết một thương hiệu là yếu tố khởi đầu cho người tiêu dùng có thể phân loại
một thương hiệu trong tập thương hiệu cạnh tranh mà họ biết trên nhiều phương
tiện truyền thông, và nhận biết thương hiệu là một thành phần của giá trị thương
hiệu
2.3.2.2 Chất lượng cảm nhận :
Một thương hiệu được người tiêu dùng cảm nhận có chất lượng cao thì họ sẽ
biểu hiện cảm xúc của mình đối với thương hiệu họ thích, bởi vì họ cho rằng với
thương hiệu đó chứa đựng những đặc tính mà họ thích và muốn sở hữu nó hơn một
thương hiệu khác Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có cảm nhận tốt
với chất lượng một thương hiệu nào đó thì họ có khuynh hướng thể hiện qua việc
muốn tiêu dùng thương hiệu đó trong quyết định tiêu dùng của mình
Yếu tố chính để so sánh các thương hiệu với nhau đó chính là chất lượng của
chính thương hiệu đó Tuy nhiên, chất lượng ở đây là chất lượng của thương hiệu
nó hoàn toàn khác với chất lượng sản phẩm mà nhà sản xuất cung cấp trên thị
trường Chất lượng cảm nhận hoàn toàn mang tính cảm tính của khách hàng so với
thương hiệu dựa trên rất nhiều yếu tố và xuất phát từ ý chí chủ quan của người tiêu
Trang 34dùng cho nên nó không có một ràng buộc về mặt khoa học cũng như tính pháp lý
của các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được cung cấp bởi nhà sản xuất Ngoài ra,
các thông tin về chức năng công dụng của sản phẩm thường không được người tiêu
dùng đánh giá một cách chính xác và đầy đủ, chính vì vậy mà khách hàng chỉ đánh
giá thông qua cảm tính và một số yếu tố khác để đi đến ra quyết định tiêu dùng
thương hiệu đó Như vậy chất lượng mà khách hàng cảm nhận được là căn cứ cho
một quyết định tiêu dùng, và chất lượng cảm nhận bởi khách hàng là một thành
phần của giá trị thương hiệu
2.3.2.3 Lòng ham muốn thương hiệu :
Một người tiêu dùng khi ham muốn sở hữu một thương hiệu mà họ thích và
muốn tiêu dùng nó, vậy lòng ham muốn về thương hiệu nói lên mức độ thích thú và
xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đó Chúng ta cần làm rõ hai khái niệm
trong lòng ham muốn thương hiệu đó là sự thích thú một thương hiệu và xu hướng
tiêu dùng thương hiệu đó
Sự thích thú một thương hiệu được đo lường thể hiện qua sự đánh giá
của người tiêu dùng đó Kết quả của việc đánh giá đó được thể hiện qua cảm xúc
của con người như : thích thú, trìu mến, đáng tin cậy, … Khi ra quyết định tiêu
dùng, khách hàng thường nhận biết nhiều thương hiệu khác nhau, và họ sẽ so sánh
các thương hiệu với nhau Và vấn đề là họ thường có xu hướng chọn những thương
hiệu mà họ thích hơn là những thương hiệu mà họ chưa có một hồi ức và cảm xúc
tốt Vậy sự thích thú về một thương hiệu là kết quả của một quá trình đánh giá một
thương hiệu này so với các thương hiệu khác trong một tập thương hiệu cạnh tranh
Như vậy, việc nhận biết thương hiệu là yếu tố cần nhưng chưa đủ Người
tiêu dùng có thể nhận biết nhiều thương hiệu trong một tập các thương hiệu cạnh
tranh Trong quá trình đánh giá, người tiêu dùng sẽ thể hiện cảm xúc của mình
Thông thường thương hiệu nào nhận được nhiều cảm xúc tích cực của người tiêu
dùng sẽ có lợi thế trong cạnh tranh
Xu hướng tiêu dùng được thể hiện qua xu hướng hành vi của người tiêu
dùng, đó là họ thích thú về tiêu dùng hay không tiêu dùng một thương hiệu nào đó
Xu hướng tiêu dùng một thương hiệu là nhân tố quyết định hành vi tiêu dùng
thương hiệu đó
Khi một người tiêu dùng thể hiện sự thích thú và có xu hướng muốn tiêu
dùng về một thương hiệu nào đó, thì họ thường biểu hiện bằng hành vi tiêu dùng
thương hiệu đó Như thế, lòng ham muốn thương hiệu lại là một thành phần quan
trọng đo lường giá trị của thương hiệu
Theo lý thuyết về thái độ cho rằng nhận biết là một thành phần đầu tiên của
thái độ, bởi thái độ của một con người đối với một sự vật hay sự kiện được thể hiện
thông qua việc nhận biết về sự vật hay sự kiện đó trước tiên Thông qua quá trình
nhận biết thì cảm xúc của người tiêu dùng đối với sự vật đó được hình thành Hay
Trang 35nói khác hơn lúc đó cảm xúc của người tiêu dùng đối với thương hiệu sẽ được hình
thành, và họ có thể nhận biết thương hiệu đó và so sánh nó với các thương hiệu
cạnh tranh nó Như vậy, nhận biết thương hiệu là yếu tố cần có để tạo lòng ham
muốn thương hiệu, tuy nhiên nhận biết không phải là yếu tố duy nhất giải thích cho
lòng ham muốn thương hiệu
2.3.2.4 Lòng trung thành thương hiệu :
Lòng trung thành của một người tiêu dùng đối với một thương hiệu nói lên
xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng một thương hiệu nào đó trong một
họ sản phẩm và lặp đi lặp lại hành vi này Lòng trung thành của thương hiệu đóng
vai trò rất quan trọng trong sự thành công của thương hiệu Trong khi đó một số
công ty có ảo tưởng là luôn tìm cách đi tìm thị trường mới mà quên việc nuôi dưỡng
thị trường hiện có, trong đó lợi nhuận đem lại của thương hiệu tại thị trường hiện có
thường cao hơn rất nhiêu so với thị trường mới, bởi do chi phí tiếp thị tại thị trường
này thấp Do đó thương hiệu nào tạo được lòng trung thành của người tiêu dùng
càng cao thì lợi nhuận đem lại cho công ty càng cao, điều này đồng nghĩa với
thương hiệu này có giá trị cao Như vậy, lòng trung thành của người tiêu dùng cũng
là một thành phần đo lường giá trị thương hiệu Tuy nhiên, để có người tiêu dùng
trung thành với một thương hiệu nào đó thì các đặc tính của nó phải được tạo dựng
và duy trì lòng ham muốn của họ đối với một thương hiệu đó Hơn thế nữa để người
tiêu dùng có thể duy trì được lòng ham muốn tiêu dùng một thương hiệu, thì họ đò
hỏi phải cảm nhận được chất lượng của nó Bởi vì người tiêu dùng không thể có
được lòng ham muốn tiêu dùng hay lặp đi lặp lại hành vi tiêu dùng đó, nếu họ cho
rằng thương hiệu đó không có chất lượng cao
Tóm lại giá trị của thương hiệu có thể được giả thuyết có bốn thành phần
chính : nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng ham muốn thương hiệu,
lòng trung thành thương hiệu Tất cả bốn thành phần này đều tác động qua lại lẫn
nhau và có mối quan hệ chặt chẻ
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ :
2.4.1 Thành phần giá trị thương hiệu cho thị trường xe gắn máy :
Vấn đề thương hiệu tại thị trường Việt Nam vừa mới phát triển trong những
năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam dần dần chuyển từ tiêu dùng sản phẩm
sang tiêu dùng thương hiệu Như vậy, giá trị thương hiệu đã hình thành trong tâm trì
người tiêu dùng Tuy nhiên các mô hình nghiên cứu về thành phần giá trị thương
hiệu và các thang đo chúng lại được xây dựng tại các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển hoàn toàn không phù hợp với Việt Nam Hơn nữa, đặc thù của sản
phẩm cũng làm thay đổi các thành phần giá trị thương hiệu
Một vấn đề nữa là trong mô hình nghiên cứu giá trị thương hiệu tại Việt
Nam, mô hình này đã được kiểm định và đánh giá trên nghiên cứu sản phẩm dầu
gội đầu tại thị trường Việt Nam, cho nên để có thể cũng cố và bổ sung thêm cho lý
Trang 36thuyết mô hình giá trị thương hiệu, vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp tục
thực hiện kiểm định và đánh giá giá trị thương hiệu trên sản phẫm là xe gắn máy
Hơn nữa, nghiên cứu này được thực trên sản phẩm là xe máy cho nên có một
số khác biệt so với sản phẩm là dầu gội, bởi sản phẩm xe máy là một sản phẩm
mang tính công nghiệp và có giá trị cao trong tiêu dùng, vì thế sẽ có những thay
đổi trong các thành phần giá trị thương hiệu
Với lý do trên, mô hình nghiên cứu các thành phần giá trị thương hiệu cho
thị trường xe gắn máy gồm có ba thành phần : Nhận biết thương hiệu, chất lượng
cảm nhận, lòng ham muốn thương hiệu Trong đó, lòng ham muốn thương hiệu là
thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu bởi nó phản ảnh hành vi tiêu dùng
của người tiêu dùng đối với một thương hiệu mà họ ham muốn
Hình 3.1 : Mô hình nghiên cứu :
Kiểm định lại mối liên hệ lý thuyết của các thành phần giá trị thương hiệu :
trong đó lòng ham muốn của một thương hiệu sẽ bị tác động bởi hai yếu tố chính
đó là khả năng nhận biết thương hiệu và chất lượng cảm nhận đối với một thương
hiệu đó, và tác động này là thuận chiều Điều này có nghĩa là khả năng nhận biết
của thương hiệu và chất lượng cảm nhận thương hiệu tăng hay giảm đều làm cho
lòng ham muốn tiêu dùng thương hiệu đó tăng hay giảm Đồng thời kiểm định lại
mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận với mức độ nhận biết thương hiệu
2.4.2 Các yếu tố khác tác động đến thành phần giá trị thương hiệu :
2.4.2.1 Thái độ người tiêu dùng đối với các hoạt động chiêu thị và giá
trị thương hiệu :
Các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi là hai công cụ chiêu thị thường
được các nhà tiếp thị sử dụng để quảng bá thương hiệu của mình cho thị trường
mục tiêu Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung xem xét hiệu ứng của thái độ
tiêu dùng đối với quảng cáo và khuyến mãi của một thương hiệu nào đó và thái độ
của họ đối với thương hiệu đó Công cụ chiêu thị theo chức năng tích cực thì nó
cung cấp thông tin cho một thương hiệu cụ thể nào đó và giá trị mà nó mang lại đó
là tạo ra sự nhận biết cho một thương hiệu đối với người tiêu dùng Vậy nếu như
người tiêu dùng có thái độ tốt với một chương trình quảng cáo hay chiêu thị nào
của một thương hiệu, thì trước tiên người đó nhận biết được sự hiện diện của
Nhận biết
thương hiệu
Chất lượng cảm nhận
Lòng ham muốn thương hiệu
Trang 37thương hiệu đó trên thị trường, và phân biệt được nó so với các thương hiệu cạnh
tranh
Đồng thời khi họ thích thú với quảng cáo họ sẽ nhận một lượng thông tin mà
quảng cáo thương hiệu đó cung cấp, những thông tin này giúp cho người tiêu dùng
có một cách đánh giá và cảm nhận riêng cho từng thương hiệu cạnh tranh, ngay sau
đó khi có nhu cầu cầu thì cảm nhận về chất lượng thương hiệu thông qua thông tin
quảng cáo mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được Ngoài ra khi một quảng cáo
tích cực tác động tốt đến người tiêu dùng nó còn tạo ra một sự thích thú nơi người
tiêu dùng khi họ có thích quan tâm về quảng cáo và những thông tin về thương hiệu
đó Như vậy, thái độ đối với hoạt động chiêu thị cũng ảnh hưởng đến việc tạo dựng
giá trị thương hiệu cao
2.4.2.2 Thái độ người tiêu dùng với giá :
Khái niệm thái độ với giá trong nghiên cứu này dựa vào nguyên nhân là đa
số người tiêu dùng khi tiêu dùng những sản phẩm có giá tương đối cao đặc biệt là
sản phẩm công nghiệp như xe gắn máy, thì sự lựa chọn còn phụ thuộc vào giá bán
của thương hiệu xe đó Chính vì thế, việc nghiên cứu đo lường thái độ người tiêu
dùng đối với giá bán từng thương hiệu xe gắn máy có hay không tác động đến
thành phần giá trị thương hiệu
2.4.2.3 Tâm lý hướng ngoại :
Theo nhận định tại thị trường Việt Nam, thì người tiêu dùng Việt Nam ham
thích những sản phẩm ngoại nhập, vì thế trong nghiên cứu này muốn nhận định lại
tâm lý hướng ngoại có phải là nhân tố tác động đến các thành phần của giá trị
thương hiệu
Hình 3.2 : Mô hình thể hiện mối quan hệ của các khái niệm nghiên cứu :
• Trong nghiên cứu này tập trung vào kiểm định mô hình lý thuyết của thành
phần giá trị thương hiệu với tác động của các yếu tố khác, nhằm phản ánh mối
Tâm lý hướng ngoại
Thái độ với chiêu thị
Nhận biết thương hiệu
Chất lượng cảm nhận
Lòng ham muốn thương hiệu Thái độ với
giá
Trang 38quan hệ giữa các thành phần giá trị thương hiệu đối người tiêu dùng khi quyết định
tiêu dùng một thương hiệu xe máy nào đó
2.5 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU :
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức Nghiên cứu được tiến hành dực trên sản phẩm xe gắn máy, đây là sản
phẩm công nghiệp Tuy nhiên là sản phẩm thiết thực cho mọi người trong gia đình
và là sản phẩm có giá trị lớn, cho nên việc quyết định tiêu dùng một loại thương
hiệu xe nào cũng đòi hỏi người tiêu dùng thận trọng trong quyết định tiêu dùng để
có được chiếc xe ưng ý Hơn nữa thị trường xe máy gần đây cạnh tranh rất gây gắt,
các công ty xe máy trong và ngoài nước liên tục tung ra những mẫu xe mới hiện
đại, và các chiến lược quãng cáo mới nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu
dùng xe gắn máy
Nghiên cứu sơ bộ đuợc thực hiện thông qua hai phương pháp : Định tính và
Định lượng Trong đó nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ
sung các biến qua sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu
Nghiên cứu định tính này được thực thông qua thảo luận nhóm tập trung
được chia làm hai nhóm, một nhóm nam có số lượng 10 người và nhóm nữ có số
lượng 6 người, tất cả đều có độ tuổi từ 22 đến 40, nghiên cứu này thực hiện tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 06/2005 Thông qua nghiên cứu định tính xây
dựng bảng câu hỏi đo lường các khái niệm nghiên cứu
Sau đó tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ
bộ về độ tin cậy và giá trị các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp với
người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết Mẫu nghiên cứu
định lượng sơ bộ có kích thước là n = 50 theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện
Nghiên cứu này được tiến hành vào tháng 07/2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu chính thức cũng thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, và nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực
tiếp người tiêu dùng và sử dụng để kiểm định lại mô hình lý thuyết Nghiên cứu
này thực hiện vào tháng 08/2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.5.2 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu :
2.5.2.1 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu :
Thông qua kết quả thảo luận nhóm tập trung trong nghiên cứu sơ bộ định
tính thang đo các biến được hình thành Sau đó thang đo này được đánh giá thông
qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với kích thước mẫu n = 50 Các thang đo này tiếp
tục được điều chỉnh thông qua các kỹ thuật chính đó là : phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory
Trang 39factor analysis) Trong nghiên cứu giá trị thương hiệu này gồm có sáu khái niệm
được sử dụng nghiên cứu : Nhận biết thương hiệu (ký hiệu NB), Chất lượng cảm
nhận (CL), Lòng ham muốn thương hiệu (HM), Thái độ chiêu thị (CT), Thái độ với
giá (TDG), Tâm lý hướng ngoại người tiêu dùng (TL)
2.5.2.1.1 Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu :
Mức độ nhận biết được ký hiệu là NB và được đo lường bằng lường bằng 5
biến quan sát, ký hiệu từ NB1 đến NB5 (xem bảng 3.1) Kết quả nghiên cứu định
tính cho thấy các câu hỏi này rõ ràng, họ có thể trả lời được và mỗi câu hỏi nói lên
khía cạnh khác nhau mức độ nhận biết Các biến quan sát được đo lường bằng
thang đo quãng 5 điểm
Bảng 3.3 : Thang đo mức độ nhận biết thương hiệu
Ký hiệu
biến Câu hỏi
NB1 Tôi biết được xe máy hãng x
NB2 Tôi có thể dễ dàng nhận biết xe máy hãng x trong các loại xe khác
NB3 Tôi có thể phân biệt xe máy hãng x với các loại xe khác
NB4 Có thể nhớ và nhận biết Logo của xe máy hãng x một cách nhanh chóng
NB5 Khi nhắc đến xe máy hãng x, tôi có thể dễ dàng hình dung ra nó
2.5.2.1.2 Đo lường chất lượng cảm nhận :
Đối với mặt mang tính công nghiệp như xe gắn máy, thì khái niệm chất
lượng cảm nhận (ký hiệu là CL) được được giả thiết đánh giá theo ba thành phần
chính, đó là : thành phần chất lượng cơ bản của xe (Chẳng hạn như : độ êm máy
móc, độ bền của máy, kết cầu khung sườn, và sự tiết kiệm nhiên liệu của máy)
được đo lường bởi 4 biến quan sát ký hiệu CL1 đến CL4 Thành phần thứ 2 mẫu
mã thiết kế của xe bao gồm những yếu tố về mặt thiết kế màu sắc, kiểu dáng đẹp
và tính cách công nghệ do thiết kết mang lại, và được lường bởi 3 biến quan sát
CLTK1 đến CLTK3 Thành phần thứ 3 phản ánh chất lượng dịch vụ hậu mãi của
sản phẩm mang lại cho người sử dụng hài lòng, được đo lường bởi 3 biến quan sát
ký hiệu từ CLDV1 đến CLDV3
Theo kết quả nghiên cứu định tính người tiêu dùng đối với thị trường mặt
hàng xe gắn máy cho thấy người tiêu dùng thường quan tâm đến kết cấu xe vững
chắc, động cơ xe êm và bền theo thời gian, màu sắc của xe, kiểu dáng xe …, như
vậy kết quả nghiên cứu định tính phản ánh đúng 3 thành phần của chất lượng cảm
nhận đối với thị trường xe gắn máy Những câu hỏi được sử dụng người tiêu dùng
hoàn toàn hiểu rõ Vì vậy thang đo lường chất lượng cảm nhận có 10 biến quan sát,
và các biến cũng được đo lường bằng thang đo quãng 5 điểm
Trang 40Bảng 3.4 : Thang đo chất lượng cảm nhận
Ký hiệu
biến
Câu hỏi
CL1 Tôi tin rằng xe máy hãng X có động cơ chạy êm hơn các hãng khác
CL2 Tôi tin rằng xe máy hãng X có thiết bị máy móc tốt nhất
CL3 Tôi tin rằng xe máy hãng X tiết kiệm nhiện liệu so với các hãng khác
CL4 Tôi cho rằng kết cấu xe máy hãng X rất chắc chắn
CLTK1 Tôi cho rằng xe máy hãng X có nhiều kiểu dáng đẹp
CLTK2 Tôi cho rằng xe máy hãng X có màu sắc bắt mắt
CLTK3 Tôi cho rằng xe máy hãng X có thiết kế mang tính công nghệ cao
CLDV1 Tôi cho rằng xe máy hãng X có chế độ bảo dưỡng tốt
CLDV2 Tôi cho rằng đội ngũ nhân viên kỹ thuật tại các trạm bảo trì phục vụ tận
tình
CLDV3 Tôi cho rằng xe máy hãng X có nhiều điểm bảo trì rất thuận tiện
2.5.2.1.3 Đo lường lòng ham muốn thương hiệu :
Lòng ham muốn thương hiệu được ký hiệu HM và được giả thiết bao gồm
hai thành phần : thành phần thích thú và thành phần xu hướng tiêu dùng Trong đó
thành phần thích thú có 3 biến quan sát ký hiệu từ HM1 - HM3 (xem bảng 3.3), các
biến quan sát thành phần thích thú thể hiện mức độ thích thú từ việc thích thương
hiệu, thích tiêu dùng thương hiệu đến thích giá trị của nó Còn thành phần xu
hướng tiêu dùng được đo lường bằng 4 biến quan sát diễn tả xu hướng mua hàng
của họ ký hiệu từ HM4 - HM7 (xem bảng 3.3) Thông qua kết quả thảo luận nhóm
cho thấy các câu hỏi diễn tả sự thích thú và xu hướng tiêu dùng được người tiêu
dùng hiểu rõ Các biến quan sát này cũng được đo lường bằng thang đo quãng 5
điểm
Bảng 3.5 : Thang đo lòng ham muốn thương hiệu
Ký hiệu biến Câu hỏi
HM1 Tôi thích xe máy hãng X hơn các hãng khác
HM2 Tôi thích sử dụng xe máy hãng X hơn các hãng khác
HM3 Tôi tin rằng xe máy hãng X đáng đồng tiền hơn các hãng khác
HM4 Tôi vẫn lựa chọn mua xe hãng X, ngay cả khi tôi không biết về kỹ
thuật xe HM5 Tôi nghĩ rằng nếu đi mua tôi sẽ mua xe hãng X
HM6 Xác suất tôi mua xe máy hãng X rất cao
HM7 Tôi tin rằng tôi muốn mua xe hãng X
2.5.2.1.4 Đo lường thái độ chiêu thị :
Thái độ chiêu thị được ký hiệu là CT, các biến quan sát thái độ chiêu thị
xem xét thái độ người tiêu dùng đối với chương trình quảng cáo, chương trình
khuyến mãi, chương trình sự kiện