1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng.

27 686 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Trong giai đoạn trước đây, không riêng Việt Nam mà cả các nước thuộc hệ thống XHCN đã đồng nhất nền kinh tế thị trường với CNTB, phủ nhận các phạm trù, quy luật kinh tế tồn tại và các hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, trải qua thực tiễn chúng ta càng ngày càng nhận thức rõ ràng: kinh tế thị trường không đối lập với CNXH, nó là thành tựu của nhân loại, đồng thời cũng rất cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH và kể cả khi CNXH đã được xây dựng. Nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó, trong đó có phạm trù giá trị thặng dư. Hay nói cách khác: sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt Nam, khi mà ở nước ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này là bóc lột, nhận thức này không chỉ xảy ra với một số cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở nước ta. Theo như lý luận của Các Mác, vấn đề bóc lột này lại liên quan đến “giá trị thặng dư”. Chính vì thế, việc ngiên cứu về mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng XHCN ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Từ việc nghiên cứu đó, rút ra ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là điều rất cần thiết. Lênin đã từng đánh giá: “Giá trị thặng dư là hòn tảng trong học thuyết kinh tế của Mác”, lời đánh giá này cho thấy việc nghiên cứu về giá trị thặng dư là một vấn đề lớn.

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI :

Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng Ý nghĩa thực tiễn rút

ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

-PHẦN MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn trước đây, không riêng Việt Nam mà cả các nước thuộc hệ thốngXHCN đã đồng nhất nền kinh tế thị trường với CNTB, phủ nhận các phạm trù, quy luậtkinh tế tồn tại và các hoạt động trong nền kinh tế thị trường Ngày nay, trải qua thực tiễnchúng ta càng ngày càng nhận thức rõ ràng: kinh tế thị trường không đối lập vớiCNXH, nó là thành tựu của nhân loại, đồng thời cũng rất cần thiết cho công cuộc xâydựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH và kể cả khi CNXH đã đượcxây dựng

Nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó,trong đó có phạm trù giá trị thặng dư Hay nói cách khác: sự tồn tại giá trị thặng dư làmột tất yếu khách quan ở Việt Nam, khi mà ở nước ta đang áp dụng nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theođịnh hướng XHCN, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối với cácthành phần kinh tế tư nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này là bóc lột, nhận thứcnày không chỉ xảy ra với một số cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý mà còn xảy rangay trong những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở nước ta Theo như lý luận củaCác Mác, vấn đề bóc lột này lại liên quan đến “giá trị thặng dư” Chính vì thế, việcngiên cứu về mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có nhữngnhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng XHCN ở Việt Nam mà Đảng và Nhànước ta đã chọn Từ việc nghiên cứu đó, rút ra ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là điềurất cần thiết

Lênin đã từng đánh giá: “Giá trị thặng dư là hòn tảng trong học thuyết kinh tế củaMác”, lời đánh giá này cho thấy việc nghiên cứu về giá trị thặng dư là một vấn đề lớn

Bài viết này được chia thành 3 chương :

Trang 2

Chương I:

Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này đốivới việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Cần phải nghiên cứu về giá trị thặng dư bởi sự tồn tại của giá trị thặng dư trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất yếu khách quan Có nghiên cứu

về giá trị thặng dư ta mới thấy rõ những đặc tính phổ biến của sản xuất và phân phối giá trịthặng dư trong nền kinh tế thị trường Từ đó, tìm ra các giải pháp để vận dụng học thuyếtgiá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, theo mụctiêu đã được Đảng và Nhà nước ta vạch ra, làm dân giàu nước mạnh, xây dựng thành côngCNXH ở Việt Nam

Khi nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư, Mác đã sử dụng nhuần nhuyễn phươngpháp duy vật biện chứng để nghiên cứu Người đã gạt bỏ đi những cái không bản chất củavấn đề để rút ra bản chất của nó, đi từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể vàđặc biệt là việc sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học

A Mặt chất của giá trị thặng dư.

Đi từ sự phân tích “sự chuyển hoá của tiền thành tư bản” cùng với “sự chuyển hoásức lao động thành hàng hoá”, Mác đã chỉ rõ mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền

và người sở hữu sức lao động là điều kiện để sản xuất ra giá trị thặng dư Từ đó, Mác điphân tích “quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư”, làm rõ bản chất, nguồn gốc của giá trịthặng dư

I Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản.

1 Công thức chung của tư bản

Tiền là sản phẳm cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá đồng thời cũng là hìnhthức biểu hiện đầu tiên của tư bản Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện đưới hình tháI một sốtiền nhất định Nhưng bản thân tiền không phảI là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trongnhững đIều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức H – T – H nghĩa là

sự chuyển hóa của hàng hoá thành tiền Còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo côngthức : T – H – T, tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoángược lại thành tiền Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T – H – T đều chuyển hoáthành tư bản

Trang 4

Để làm rõ sự khác nhau giữa tiền và tư bản, Mác đã đi phân tích điểm giống và khácnhau của hai công thức: lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H và hình thái lưu thông T-H-T

Điểm giống nhau của hai hình thái lưu thông này là:

Trong cả hai công thức đều bao gồm hai yếu tố tiền (T) và hàng hoá (H)

Nếu đem phân chia mỗi công thức thành hai giai đoạn thì cả hai công thức đều có hai giaiđoạn đối lập giống nhau: H-T là bán và T-H là mua

Và trong cả hai công thức thì đều có sự xuất hiện của ba bên, trong đó một người chỉ bán,một người chỉ mua, và người thứ ba thì lần lượt mua và bán

Điểm khác nhau của hai hình thức lưu thông này là:

- Trình tự hai giai đoạn đối lập (mua và bán) trong hai công thứclưu thông là đảo ngược nhau Với công thức H-T-H là bán trước, mua sau, tiền chỉđóng vai trò trung gian Còn với công thức T-H-T thì mua trước, bán sau, vai trò trunggian thuộc về hàng hoá

- Trong công thức lưu thông H-T-H, tiền cuối cùng được chuyểnthành hàng hoá, do đó tiền bị chi tiêu hẳn Ngược lại, trong hình thái T-H-T, tiền đượcchi ra để mua rồi được thu lại sau khi bán, như vậy tiền trong công thức này chỉ đượcứng trước mà thôi Tóm lại, giá trị sử dụng là mục đích cuối cùng của vòng chu chuyểnH-T-H Còn động cơ, mục đích của vòng chu chuyển T-H-T là bản thân giá trị trao đổi.Trong lưu thông T-H-T, điểm đầu và điểm cuối đều là tiền, chúng không khác nhau vềchất Do đó, quá trình vận động này dường như là một việc thừa, vì nó là một việc đổi mộtvật để lấy một vật giống hệt Mà như ta biết, một món tiền chỉ có thể khác với một móntiền khác về mặt số lượng, nên để quá trình T-H-T có được cái nội dung của nó thì cần có

sự khác nhau về lượng tiền ở điểm đầu và điểm cuối Kết quả là qua lưu thông, giá trị(tiền) được ứng ra trước đó không những được bảo tồn mà còn tự tăng thêm giá trị Chính

sự vận động ấy đã biến giá trị (tiền) đó thành tư bản

- Mục đích của quá trình lưu thông H-T-H, là giá trị sử dụng, tức lànhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định Như vậy, quá trình này là hữu hạn, nó sẽ kếtthúc khi nhu cầu nào đó được thoả mãn Ngược lại, mục đích khi thực hiện quá trình lưuthông theo công thức T-H-T là làm tăng giá trị ứng trước đó Chỉ riêng điều này thôi đãkhiến sự vận động của tư bản theo công thức T-H-T là không có giới hạn

Từ phân tích trên, Mác đã phân biệt một cách rõ ràng tiền thông thường và tiền là tưbản Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông Còn tiền là tư bản làgiá trị tự vận động, nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông, rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinhsôi nảy nở trong lưu thông, quay trở về dưới dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lạicũng một vòng chu chuyển ấy, T-T’, tiền đẻ thành tiền (theo lời phái trọng thương)

T-H-T’, mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư bản thương nghiệp, nhưngngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng vậy Tư bản công nghiệp cũng

là tiền được chuyển hoá thành hàng hoá thông qua sản xuất, rồi lại chuyển hoá trở lại thànhmột số tiền lớn hơn bằng việc bán hàng hoá đó Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T’ được

Trang 5

biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T’, một số tiền thành một số tiền lớn hơn Như vậy,T-H-T’ thực sự là công thức chung của tư bản

Nhưng sự vận động theo công thức chung T-H-T’ này mâu thuẫn với tất cả các quy luật vềbản chất của hàng hoá, giá trị, tiền và bản thân lưu thông

2 Những mâu thuẫn của công thức chung

Trong lưu thông có thể có hai trường hợp xảy ra: một là trao đổi tuân theo quy luậtgiá trị (trao đổi ngang giá); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giá trị (trao đổi khôngngang giá)

- Nếu trao đổi ngang giá, thì giá trị thặng dư không thể sinh ra từhành vi mua (T-H) hoặc hành vi bán (H-T), tức là từ lĩnh vực lưu thông, vì nếu mua, bánngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái từ tiền sang hàng hoá, rồi từ hàng trở lại thànhtiền, số tiền ứng ra bằng số tiền thu lại sau khi bán Vậy, ở trường hợp này không có sựhình thành giá trị thặng dư

- Nếu trao đổi không ngang giá: có thể có hai giả thiết, một làngười bán bán hàng hoá cao hơn giá trị của chúng (bán đắt), và hai là người bán bán hànghoá dưới giá trị của chúng (bán rẻ)

Trong giả thiết “bán đắt”: hàng hoá được bán với giá cao hơn giá trị của nó, khi đóngười bán được lợi một khoản là phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị thực của hànghoá, còn người mua bị thiệt một khoản đúng bằng giá trị mà người bán được lợi

Trong giả thiết “bán rẻ”: hàng hoá được bán với giá thấp hơn giá trị của nó, thì ngườimua được lợi một khoản là phần chênh lệch giữa giá trị thực và giá bán của hàng hoá, cònngười bán bị thiệt một giá trị đúng bằng giá trị mà người mua được lợi Như vậy, trong cả

2 giả thiết trên, thì nếu người này được lợi thì người kia bị thiệt, nhưng tổng giá trị củahàng hoá (trong quá trình lưu thông đó) vẫn không tăng lên Vì vậy, cả trong trường hợpnày cũng không diễn ra sự hình thành giá trị thặng dư

Nhìn vào công thức chung của ta bản, ta thấy chỉ có hành vi mua và bán, tức là chỉ cólưu thông, nhưng thực tế lại có giá trị thặng dư Mà theo phân tích trên, giá trị thặng dưkhông sinh ra trong lưu thông Như vậy, giá trị thặng dư vừa không thể sinh ra trong lưuthông lại vừa không thể sinh ra ngoài quá trình lưu thông Nó phải sinh ra trong lưu thông

và đồng thời không phải trong lưu thông Và theo Mác, đó chính là mâu thuẫn của côngthức chung

Để giải quyết vấn đề này ta phải đứng trên các quy luật của lưu thông hàng hoá vàlưu thông tiền tệ Vấn đề cơ bản ở đây là nhà tư bản đã gặp ở trên thị trường một loại hànghoá đặc biệt qua tiêu dùng, giá trị của nó không những bảo toàn mà còn tăng lên đó là hànghoá sức lao động

Trang 6

3 Hàng hoá sức lao động

(a) Sức lao động và điều kiện tạo ra hàng hoá

Sức lao động (hay năng lực lao động) bao gồm sức thần kinh, sức cơ bắp, thể lực vàtrí lực tồn tại trong bản thân con người sống nó chỉ được bộc lộ qua lao động và là yếu tốchủ thể không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất xã hội

Nhưng để người sở hữu tiền có thể mua được sức lao động với tư cách là hàng hoáthì sức lao động phải có hai điều kiện sau để trở thành hàng hoá:

sức lao động của mình

Bởi vì, sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, khi

nó được đưa ra thị trường, tức là bản thân người có sức lao động đó, đem bán nó Mà muốnvậy, thì người đó phải được hoàn toàn tự do về thân thể, tự do sở hữu năng lực lao động củamình Người sở hữu sức lao động bao giờ cũng phải bán sức lao động ấy trong một thời giannhất định mà thôi, vì nếu anh ta bán hẳn sức lao động đó trong một lần thì anh ta sẽ tự bánbản thân mình, và từ chỗ là một người tự do anh ta sẽ trở thành người nô lệ

sống họ phảI bán sức lao động của mình

Bởi vì, khi một người còn có những hàng hoá khác (tư liệu sản xuất khác) để bán thìanh ta sẽ không đem bán sức lao động của mình Do vậy, chỉ khi người lao động khôngcòn tư liệu sản xuất nào khác, thì họ buộc phải đem bán chính sức lao động của mình đểtồn tại, và chỉ khi đó hàng hóa sức lao động mới xuất hiện trên thị trường

Khi sức lao động trở thành hàng hoá, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sửdụng, nhưng nó là hàng hoá đặc biệt, vì vậy, giá trị và giá trị sử dụng của nó có những nétđặc thù so với những hàng hoá khác

(b) Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động

• Giá trị của hàng hoá sức lao động:

Giá trị của sức lao động cũng giống như bất kỳ một hàng hoá nào khác, được quyếtđịnh bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất và để tái sản xuất quyết định Nhưngsức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn táI sản xuất ra năng lực đóngười công nhân phảI tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định Mặt khác, số lượngcủa những nhu cầu cần thiết ấy, cũng như phương thức thoả mãn những nhu cầu đó, ở mỗimột người, nhóm người lao động lại khác nhau, do các yếu tố lịch sử, tinh thần, nên giá trịcủa sức lao động còn mang tính tinh thần, thể chất và lịch sử

Nhưng người sở hữu sức lao động có thể chết đi, do vậy, muốn cho người ấy khôngngừng xuất hiện trên thị trường hàng hoá sức lao động, thì người bán sức lao động ấy phảitrở nên vĩnh cửu, bằng cách sinh con đẻ cái Những sức lao động đang biến mất khỏi thịtrường vì hao mòn hay chết đi phải được thay thế bằng sức lao động mới Vì vậy, tổng sốnhững tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc sản xuất ra sức lao động bao gồm cả những tưliệu sinh hoạt cho những người thay thế đó, tức là cho con cái của những người lao động

Trang 7

Muốn người lao động có kiến thức và có những thói quen khéo léo trong một ngành laođộng nhất định, thì cần phải tốn một số nhiều hay ít chi phí để đào tạo Chi phí đào tạo nàylại là khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động Và chi phí này cũng gia nhập vàotổng số những giá trị được chi phí để sản xuất ra sức lao động

Vậy giá trị của hàng hoá sức lao động bao gồm:

- Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sứclao động của người công nhân

- Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người côngnhân ( cho những người thay thế của anh ta)

- Chi phí đào tạo người công nhân tuỳ theo tính chất phức tạp củalao động được đào tạo

• Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

Hàng hoá sức lao động có điểm giống và điểm khác hàng hoá thông thường

Điểm giống là ở chỗ: hàng hoá thông thường và hàng hoá sức lao động đều có khả năngthoả mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó

Điểm khác là ở chỗ: nếu như hàng hoá thông thường khi đem sử dụng thì cả giá trị vàgiá trị sử dụng đều bị tiêu hao theo thời gian, thì ngược lại, hàng hoá sức lao động khi đem

sử dụng, giá trị sử dụng càng tăng do người công nhân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất

Và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sứclao động Chính trong quá trình ấy, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giátrị bản thân nó, tức là tạo ra giá trị thặng dư

II Sản xuất ra giá trị thặng dư

Sau khi người sở hữu tiền đã mua được sức lao động của người sở hữu sức lao động,thì người đó tiến hành tiêu dùng sức lao động Mà việc tiêu dùng sức lao động là lao động.Nên người mua sức lao động tiêu dùng sức lao động ấy bằng cách bắt người bán nó phảilao động Mà giá trị sử dụng của sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sứclao động, tức là quá trình lao động, và trong quá trình ấy sức lao động tạo ra giá trị thặng

dư Do đó, khi đi nghiên cứu về sản xuất giá trị thặng dư, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu từ quátrình lao động

Ở đây, ta cần phân biệt giữa sức lao động và lao động Nếu như nói đến sức lao động làmới chỉ nói đến khả năng lao động của con người, thì nói đến lao động là nói đến việc tiêu

Trang 8

dùng sức lao động, là nói đến việc dùng sức lao động kết hợp với đối tượng và tư liệu laođộng để tạo ra của cải vật chất.

- Đối tượng lao động: là những vật có sẵn trong tự nhiên mà laođộng của con người tác động vào cảI biến nó cho phù hợp với yêu cầu của con người

Có thể chia nó thành 2 loại: Một là, loại có sẵn trong tự nhiên như đất đai, các nguồnthuỷ sản, lâm sản… Hai là, loại đã trải qua chế biến, thường tồn tại dưới dạng nguyên,nhiên, vật liệu

- Tư liệu lao động: là một vật hoặc là hệ thống những vật mà conngười sử dụng để cảI biến đối tượng lao động cho phù hợp với nhu cầu của con người

Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động và những yếu tố vật chất phục vụ trựctiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất như: kho tàng, bến bãi, đường giao thông, thông tin,điện nước tức là các cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trong đó, công cụ lao động là những yếu tốtác động trực tiếp vào đối tượng lao động (như máy móc…), nó là yếu tố cơ bản nhất của

tư liệu lao động, mà Mác gọi nó là hệ thống “xương cốt” của quá trình lao động sản xuất.Việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động cũng chỉ là tương đối mà thôi.Đối tượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệusản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết hợp của hai yếu tố: sức laođộng và tư liệu sản xuất

Trong quá trình lao động, sức lao động kết hợp với dụng cụ lao động tác động vàođối tượng lao động và chuyển toàn bộ giá trị của những tư liệu sản xuất đó vào sản phẩmđược tạo ra

Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến phân tích quátrình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB

2 Sản xuất ra giá trị thặng dư

Để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB, ta hãy xem ví dụ với nhữnggiả định khoa học mà Mác đã đưa ra như sau:

Với phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu, Mác đã đưa ra các giả định khoa học:

- Nền kinh tế tư bản chỉ là nền kinh tế tái sản xuất giản đơn

Ví dụ : Có một nhà tư bản kinh doanh ngành sợi để có sợi bán họ mua 20Kg bôngtrị giá 20 USD Tiền hao mòn máy móc là 3 USD, tiền thuê công nhân là 4 USD (ngangbằng tư liệu sinh hoạt để họ sống trong 1 ngày) và giả sử họ kéo hết số bông trên trong 4giờ và mỗi giờ tạo ra 1 lượng giá trị mới là 1 USD Việc mua bán trên là đúng giá trị vàtrong đIều kiện sản xuất trung bình của xã hội

- Quá trình sản xuất được tiến hành trong 4 giờ lao động với tư cách

là lao động cụ thể công nhân kéo hết 20kg bông thành sợi, giá trị của bông và hao mònmýa móc được lao động cụ thể của công nhân chuyển dịch và bảo tồn và giá trị của sợihình thành ra bộ phận giá trị cũ ( C) là 23 USD

Trang 9

- Cũng trong 4 giờ lao động trên với tư cách là lao động trừu tượng,sức lao động của công nhân tạo ra lượng giá trị mới (V + m) là 4 USD kết tinh vào giátrị của sợi.

Nhà tư bản đem số sợi trên ra thị trường bán đúng giá trị sẽ thu về 27 USD, họ ứng ra 27USD lại thu về 27 USD, họ đạt được mục đích Nhà tư bản suy nghĩ công nhân lao độngđược trả tiền công họ cũng lao động nhưng không được gì, họ suy nghĩ công nhân được trả

4 USD ngang bằng tư liệu sinh hoạt sống trong 1 ngày Do đó, không thể chỉ lao động bốngiờ mà nhiều hơn nữa 8 giờ chẳng hạn 4 giờ sau nhà tư bản chỉ phảI mua 20kg bông trị giá

20 USD hao mòn máy móc 3 USD Kết quả sau 8 giờ lao động của công nhân nhà tư bảnđem số sợi trên ra thị trường bán đúng giá trị sẽ thu về được 54 USD, họ ứng ra 50 USD(40 USD bông, 6 USD hao mòn máy móc, 4 USD tiền công) 4 USD trội hơn đó là giá trịthặng dư của nhà tư bản

Cũng qua ví dụ trên, chúng ta thấy ngày lao động của người công nhân được chiathành hai phần, một phần là thời gian lao động xã hội cần thiết (để tái sản xuất ra sức laođộng), một phần là thời gian lao động thặng dư ( phần thời gian tạo ra giá trị thặng dư)

Có hai phương thức sản xuất ra giá trị thặng dư, đó là: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

và sản xuất giá trị thặng dư tương đối

(a) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao độnghoặc là tăng cường độ lao động, trong khi giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếukhông thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư

Kéo dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động đều là hao phí lao động trừu tượng.Thí dụ: ngày lao động là 12 giờ, gồm thời gian lao động cần thiết: 6 giờ và thời gian laođộng thặng dư: 6 giờ Bây giờ kéo dài ngày lao động thành 18 giờ mà thời gian lao độngcần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng từ 6 giờ lên 12 giờ

Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư tối đa (vô hạn), nhưng phương thức sảnxuất này không đạt được mục đích đó Vì ngày lao động bị hạn chế không quá 24 giờ, vàtrong thực tế, không thể kéo dài đến 24 giờ Mặt khác, việc kéo dài ngày lao động còn gặpphải sự đấu tranh của công nhân, và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thờigian lao động

Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản phải tìm phương thức khác

để sản xuất ra giá trị thặng dư, phương thức đó được gọi là phương thức sản xuất giá trịthặng dư tương đối

(b) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương thức sản xuất giá trị bằngcách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong khi độ dàI của ngày lao động không đổidựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội

Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải giảm giá trị những tư liệu sinhhoạt, bằng cách tăng năng suất lao động xã hội ở những ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt

và ở những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sinh hoạt Muốn tăng

Trang 10

năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ Những doanh nghiệp nào điđầu trong việc ứng dụng công nghệ mới sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch Ở đây, giátrị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư cao hơn giá trị thặng dư bình thường do có giátrị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó Thực chất của giá trị thặng

dư siêu ngạch chính là giá trị thặng tương đối, bởi vì nó đều do tăng năng suất lao động mà

có Chỉ khác ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động xã hội, do đó, tất

cả các nhà tư bản đều được hưởng Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất laođộng cá biệt, nên chỉ có những nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệt cao hơn năngsuất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch này

Khi các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ mới và hạ giá trị cá biệt của hàng hoáthì giá trị thị trường sẽ giảm xuống, người tiêu dùng được mua hàng hoá rẻ hơn trước, tức

là giá của những tư liệu sinh hoạt giảm, nhờ đó sẽ hạ được thời gian lao động xã hội cầnthiết xuống, và nhà tư bản thu giá trị thặng dư tương đối Do các doanh nghiệp đều có trình

độ công nghệ như nhau nên không ai thu được giá trị thặng dư siêu ngạch nữa, giá trị thặng

dư siêu ngạch khi đó chuyển thành giá trị thặng dư tương đối

Cần để ý rằng, máy móc (máy móc tiên tiến cũng vậy) không tạo ra giá trị thặng dư,nhưng nó tạo điều kiện để tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoáthấp hơn giá trị của thị trường, nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên

B Mặt lượng của giá trị thặng dư

Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khối lượng giátrị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư

I Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phầm trăm giữa giá trị thặng dư và tư bảnkhả biến (ký hiệu là m’)

Như vậy, ta có thể thấy tỷ suất giá trị thặng dư phụ thuộc vào mối quan hệ giữaphần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, và thời gian lao động thặng

dư Mà dưới CNTB, phần thời gian lao động thặng dư là phần thời gian lao động khôngcông của người công nhân cho nhà tư bản Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ(mức độ) bóc lột của nhà tư bản với công nhân, tức là nói lên sự bóc lột theo chiều sâu Đểchứng minh cho kết luận này, ta hãy đi so sánh giá trị thặng dư và phần tư bản trực tiếpsinh ra nó

Nhà tư bản ứng trước một số tư bản là C để tiến hành sản xuất, tìm kiếm giá trị thặng dư,giá trị thặng dư đó được biểu hiện ở phần dư trong giá trị của sản phẩm so với tổng số giátrị của các yếu tố sản xuất ra sản phẩm ấy

Ta có giá trị của sản phẩm (ký hiệu là C’) là: C’ = C + m, trong đó m là giá trị thặngdư

Tư bản C được phân chia thành hai phần: một phần được gọi là tư bản bất biến, kýhiệu là c, chi cho những tư liệu sản xuất; một phần được gọi tư bản khả biến, ký hiệu là v,chi ra để mua sức lao động Vậy C = c + v Ví dụ như nhà tư bản đã ứng trước 16 đồng,

Trang 11

trong đó c = 12 đồng, v = 4 đồng Đến đây ta có thể viết lại công thức tính giá trị của mộtsản phẩm như sau: C’ = c + v + m Ví dụ như giá trị của sản phẩm đó là C’ = 20 đồng, vậygiá trị thặng dư m = 4 đồng.

Như đã làm rõ ở phần trên, thì c là bộ phận giá trị được chuyển hoá toàn bộ vào tronggiá trị của sản phẩm, còn v là bộ phận giá trị trực tiếp sinh ra m

Chúng ta đã thấy rằng, trong một ngày lao động, người công nhân không chỉ sản xuất

ra giá trị của sức lao động của mình, tức là chỉ sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạthàng ngày cần thiết cho anh ta mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản Vì anh ta sảnxuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội, cho nên anh ta không trực tiếp sảnxuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, mà chỉ sản xuất ra giá trị bằng giá trị những tưliệu sinh hoạt của anh ta Phần ngày lao động mà anh ta dùng để sản xuất ra giá trị những

tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết đó, ta gọi là thời gian lao động cần thiết, lao độngtrong thời gian ấy gọi là lao động cần thiết, và lao động này của người công nhân được nhà

tư bản trả bằng phần tư bản v Hay lao động cần thiết được biểu hiện bằng số tư bản v.Phần thứ hai trong ngày lao động, hay là phần thời gian người công nhân làm quá thời gianlao động cần thiết, mà lao động trong phần thời gian này, cũng làm cho người công nhânphải hao phí sức lao động của mình, nhưng lại không tạo ra giá trị nào cho mình cả, mà giátrị tạo ra khi đó là giá trị thặng dư cho nhà tư bản Ta gọi phần thời gian này là thời gianlao động thặng dư, lao động trong thời gian này là lao động thặng dư, lao động thặng dưnày được biểu hiện bằng giá trị thặng dư m

Tỷ suất giá trị thặng dư theo khái niệm trên là: m’ = m = 4 = 100%

II Khối lượng giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư bảnkhả biến được sử dụng Ký hiệu là M

Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể được biểu hiện bằng công thức:

M = m’.V

(Trong đó, V là tổng số tư bản khả biến được sử dụng.)

Nhìn vào công thức trên ta thấy,ở cùng một trình độ bóc lột (m’) nhất định, nếu nhà tư bản

sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá trị thặng dư thu được sẽ càng lớn.Như vậy,có thể kết luận là, khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột,hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng

Trang 12

III Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư

Chúng ta giả định rằng: hàng hoá được bán theo giá trị của nó, và giá cả sức laođộng có thể cao hơn giá trị của nó, nhưng không bao giờ thấp hơn giá trị của nó Khi đã giảđịnh như thế thì sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư sẽ được quyết định bởi 3 nhân

tố sau: một là độ dài của ngày lao động; hai là cường độ bình thường của lao động; ba làsức sản xuất của lao động Mà 3 nhân tố này có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự thay đổicủa đại lượng giá trị thặng dư

1 Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi

Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao động đókhông đổi, hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là không đổi Giá trị mới tạo ranày bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư Vì thế, trong điều kiện sản xuất nhấtđịnh, thì không thể có sự cùng tăng lên hay cùng giảm xuống của giá trị sức lao động vàgiá trị thặng dư Do giá trị của sức lao động không giảm xuống, thì giá trị thặng dư khôngtăng lên, nên để có sự thay đổi của hai đai lượng đó, thì sức sản xuất của lao động phải có

sự thay đổi Giả định: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, nếu sức sản xuất của lao độngtăng lên, thì chỉ cần một thời gian ít hơn 4 giờ để sản xuất ra khối lượng tư liệu sinh hoạthàng ngày cần thiết mà trước đây phải cần 4 giờ để sản xuất, do đó, giá trị của sức laođộng sẽ giảm xuống Ngược lại, nếu sức sản xuất của lao động giảm xuống, thì giá trị củasức lao động tăng lên Như vậy, việc tăng năng suất lao động sẽ làm giảm giá trị của sứclao động, và đồng thời làm tăng giá trị thặng dư, trong khi đó, việc năng suất lao độnggiảm sẽ làm tăng giá trị của sức lao động và làm giảm giá trị thặng dư Cần phải chú ý làviệc tăng hay giảm của giá trị thặng dư bao giờ cũng là kết quả (chứ không phaỉ là nguyênnhân) của việc tăng hay giảm tương ứng của giá trị sức lao động

2 Ngày lao động không đổi, sức sản xuất của lao động không đổi, cường độ lao động thay đổi

Khi cường độ lao động tăng lên, tức là chi phí lao động tăng lên trong một khoảngthời gian, thì một ngày lao động có cường độ cao hơn sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn

so với một ngày lao động có cường độ thấp hơn mà có số giờ lao động ngang nhau.Trường hợp này cũng gần giống như việc tăng sức sản xuất của lao động đều đem lại sốsản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động, nhưng giá trị của mỗi một đơn vị sảnphẩm trong trường hợp này không đổi vì trước cũng như sau, để làm ra một sản phẩm đềuhao phí một lượng lao động như nhau; còn trong trường hợp tăng sức sản xuất của laođộng, giá trị của mỗi một đơn vị sản phẩm giảm đi vì nó tốn ít lao động hơn trước Việctăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi đó tăng lên, giá trị lạikhông giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó giá trị của sức lao động không đổi, do đó,làm giá trị thặng dư tăng lên Việc đó khác với việc tăng sức sản xuất của lao động, làmcho giá trị của sức lao động giảm đi, mà tổng số giá trị không tăng lên (vì tuy khối lượng

Trang 13

sản phẩm tăng, nhưng giá trị của mỗi sản phẩm lại giảm đi tương ứng), do đó giá trị thặng

dư tăng lên

3 Sức sản xuất của lao động và cường độ lao động không thay đổi, ngày lao động thay đổi

Ngày lao động có thể thay đổi theo hai chiều, nó có thể được rút ngắn lại hay kéodài ra

Việc rút ngắn ngày lao động, trong điều kiện năng suất lao động và cường độ laođộng không thay đổi, không làm thay đổi giá trị của sức lao động, hay không làm thay đổi

số thời gian lao động cần thiết, vì thế nó làm thời gian lao động thặng dư bị rút ngắn, haylàm giá trị thặng dư giảm Đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư giảm làm đại lượngtương đối của nó so với đại lượng không đổi của giá trị sức lao động cũng giảm xuống.Nên chỉ có bằng cách giảm giá cả của sức lao động xuống thì nhà tư bản mới không bị tổnthất Nếu không thì việc rút ngắn thời gian lao động bao giờ cũng gắn liền với sự thay đổicủa năng suất lao động và cường độ lao động

Kéo dài thời gian lao động: Giả sử thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, hay giá trịcủa sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ và giá trị thặng dư là 4đồng Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sản phẩm là 8 đồng Nếu ngàylao động được kéo dài thêm 2 giờ, và giá cả sức lao động không thay đổi, thì đại lượngtương đối của giá trị thặng dư tăng lên cùng với đại lượng tuyệt đối của nó Mà vì giá trịcủa sức lao động không đổi, giá trị thặng dư lại tăng lên, do đó, đại lượng tương đối củagiá trị sức lao động so với giá trị thặng dư sẽ giảm xuống Như vậy, giá trị thặng dư tănglên là nguyên nhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm Khi kéo dàingày lao động cho đến một điểm nhất định, thì sự hao mòn sức lao động tăng lên, ngườilao động cần nhiều tư liệu sinh hoạt hơn để bù đắp hao mòn đó, do đó, giá cả của sức laođộng phải tăng lên, nhưng ngay cả khi giá cả của sức lao động có tăng lên thì giá trị củasức lao động cũng giảm đi tương đối so với giá trị thặng dư

4 Sự thay đổi cùng lúc của ngày lao động, sức sản xuất và cường độ của lao động

Có hai trường hợp quan trọng sau cần phải nghiên cứu:

(a) Sức sản xuất của lao động giảm xuống, đồng thời ngày lao động bị kéo dài

Chúng ta nói đến sức sản xuất của lao động giảm xuống là nói đến những ngành laođộng mà sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động, như ngành nông nghiệp, sức sảnxuất của lao động đã giảm xuống do độ màu mỡ của đất kém đi, và giá cả sản phẩm đó đắtlên một cách tương ứng

Khi sức sản xuất của lao động giảm đi, thì như phân tích ở trên, giá trị của sức laođộng sẽ tăng lên, thời gian lao động cần thiết tăng lên, làm thời gian lao động thặng dưgiảm đi, giá trị thặng dư cũng vì thế mà giảm xuống Nếu như ngày lao động được kéo dài

để giá trị thặng dư được sinh ra khi đó đúng bằng lượng giá trị thặng dư trước đó, thì đạilượng của nó vẫn giảm xuống tương đối so với giá trị sức lao động Và nếu tiếp tục kéo dàithời gian lao động thì có thể cả hai đại lượng tuyệt đối và tương đối của giá trị thặng dư cóthể tăng lên

Ngày đăng: 03/08/2013, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w