Khi bạn tiến hành công việc nghiên cứu, cân nhắc xem bạn có cần thay đổi tên đề tài mà bạn đã lựa chọn khi chuẩn bị nghiên cứu để đảm bảo rằng tên đề tài phản ánh đúng trọng tâm, nó phải
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Dành cho sinh viên hệ cao đẳng, đại học chuyên ngành tài chính và ngân hàng)
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2013
Trang 2PHẦN 1: HƯỚNG VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP
2.1 Hướng dẫn chọn đề tài
2.1.1.Tên đề tài
Đây là báo cáo thực tập, bạn đã được trang bị toàn bộ kiến thức theo chương trình đào tạo, vì vậy đề tài bạn thực hiện đòi hỏi phải cao hơn so với thực hành nghề nghiệp 1 và 2 Khi bạn tiến hành công việc nghiên cứu, cân nhắc xem bạn có cần thay đổi tên đề tài mà bạn đã lựa chọn khi chuẩn bị nghiên cứu để đảm bảo rằng tên đề tài phản ánh đúng trọng tâm, nó phải phản ánh chính xác nội dung của báo cáo
Tên đề tài phải ngắn gọn Tên đề tài nên có độ dài không quá 14 từ và một tên đề tài
chuẩn mực phải mô tả đầy đủ nội dung nghiên cứu của bạn
Tên đề tài gồm 2 phần: tên nội dung nghiên cứu, tên đơn vị kiến tập
Ví dụ:
- Giải pháp nhằm nâng cao cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Bình Dương
- Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Chợ Lớn – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Ghi nhớ là tên đề tài phải phản ánh chính xác các phần chính mà bạn đang bàn luận/ tranh luận trong báo cáo Đây là thực hành nghề nghiệp nên đề tài chỉ yêu cầu mô tả, phân tích, chưa đòi hỏi về giải pháp
2.1.2.Một số đề tài gợi ý
a)Đối vơi ngành tài chính
1 Phân tích báo cáo tài chính
2 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính
3 Phân tích các rủi ro trong doanh nghiệp
4 Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Trang 35 Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
6 Thẩm định dự án đầu tư tín dụng
7 Thẩm định dự án đầu tư bất động sản
b)Đối với ngành ngân hàng
1 Phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng
2 Quản trị tài sản nợ tại ngân hàng
3 Phân tích nghiệp vụ tín dụng khách hàng tại ngân hàng
4 Tái cấu trúc vốn tại ngân hàng
5 Hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng
6 Xây dựng và quản trị danh mục đầu tư
7 Thanh toán qua ngân hàng
8 Nghiệp vụ phát hành thẻ
9 Hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
10 Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
11 Rủi ro lãi suất trong kinh doanh tiền tệ
12 Phân tích danh mục chứng từ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung Ương
13 Hoạt động thanh tra của Ngân hàng trung Ương
14 Đánh giá việc tuân thủ qui định về đảm bảo tiền vay ở các tổ chức tín dụng
15 Tín dụng thương mại
16 Mô hình ngân hàng đa năng
17 Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất
Trang 4Ngoài ra , giảng viên hướng dẫn có thể lựa chọn những đề tài khác trong phạm vi chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng phù hợp với nội dung nghiên cứu và năng lực của sinh viên
2.2.Hình thức báo cáo
Chuyên đề tốt nghiệp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị
- Số trang: 50 trang Khổ giấy A4 (không kể phụ lục), đóng bìa cứng (Theo
mẫu bìa ngoài và bìa trong quy định của nhà trường)
- Font chữ: Times New Roman mã Unicode cỡ chữ 13, cách dòng 1,5 lines
- Canh lề: Lề trên và lề dưới: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trái 3, 5 cm
Khóa luận sử dụng font chữ Vni - Times hoặc Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo MS Word; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines, lề trên 3 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy Được tính là trang 1 từ trang MỞ ĐẦU Các phần trước đó đánh số thứ tự trang theo i, ii… Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế cách trình bày theo cách này
2.3.Cấu trúc một báo cáo thực tập
Một Báo cáo thực tập gồm các phần sau đây:
1 TRANG BÌA CHÍNH
2 TRANG BÌA LÓT
3 ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
4 ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
5 LỜI CẢM ƠN
6 LỜI CAM ĐOAN
7 MỤC LỤC
8 DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 59 DANH MỤC CÁC HÌNH
10 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
11 PHẦN MỞ ĐẦU
12 CHƯƠNG 1
13 CHƯƠNG 2
14 CHƯƠNG 3
15 KẾT LUẬN
16 PHẦN PHỤ LỤC (nếu có)
17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỶ TRỌNG CÁC PHẦN CỦA BÁO CÁO
Nội dung Số trang
1 Trang bìa chính
2 Trang bìa phụ
3 Đánh giá của giảng viên
4 Đánh giá của cơ quan thực tập
5 Lời cảm ơn
6 Lời cam đoan
7 Mục lục
8 Danh mục các bảng,
9 Danh mục các hình,
10 Danh mục các từ viết tắt
11 Phần mở đầu
12 Chương 1
13 Chương 2
14 Chương 3
15 Kết luận
16 Phụ lục
17 Tài liệu tham khảo
1
1
1
1
1
1
2
1
1
1
2 25% số trang quy định 50% số trang quy định 25% số trang quy định
1
1 1-2
Trang 61.4.Hướng dẫn viết nội dung các phần của báo cáo
TRANG BÌA
Trang tên đề tài phải bao gồm các phần sau:
- Tên trường, khoa
- Logo
- Tên của báo cáo
- Tên đề tài
- Tên học viên, lớp
- Tháng/ năm nộp báo cáo
LỜI CẢM ƠN
Trong phần này, sự giúp đỡ của bất kỳ ai đều được ghi nhận và cảm ơn Trang này mang tính tự chọn cao
MỤC LỤC
Trang này liệt kê các phần chính của tiểu luận cùng với số trang tương ứng
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
• Phần giới thiệu cung cấp cho người đọc một cái nhìn sơ lược về nghiên cứu
Nó xây dựng một bối cảnh mà nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu rộng hơn Thông tin nên được trình bày theo thứ tự từ thông tin khái quát chung đến thông tin cụ thể Ví dụ:
• Khái quát chung về lĩnh vực nghiên cứu, ví dụ: đặt nghiên cứu vào bối cảnh nghiên cứu
• Trình bày cụ thể về các khía cạnh của vấn đề đã được các tác giả khác nghiên cứu (phần này có thể dưới hình thức tổng quan lý thuyết);
• Tại sao cần cần có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này;
• Mục đích và các mục tiêu của báo cáo
• Cơ sở lý luận và đóng góp về mặt lý thuyết
Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
• Nghiên cứu và phần viết báo cáo của bạn phải mở đầu bằng một vấn đề, một câu hỏi hay một giả thuyết và kết thúc bằng giải pháp đối với vấn đề
đó, câu trả lời hoặc sự tán thành/ bác bỏ giả thuyết
Trang 7• Bởi toàn bộ báo cáo tập trung vào câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết nghiên cứu, vì vậy câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu nên được lựa chọn một cách hiệu quả
• Khi đã xác định được câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết nghiên cứu theo thuật ngữ/ nghĩa rộng, tiếp đó bạn phải hình thành các mục tiêu hay hành động cụ thể theo trình tự để thu thập thông tin, sự kiện và số liệu cần thiết
để đưa ra câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
• Mô tả các phương pháp, phương thức và tài liệu nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận nghiên cứu, ví dụ: quần thể và mẫu được chọn, kỹ thuật chọn mẫu, địa điểm, tài liệu được sử dụng
• Bảng câu hỏi/ phỏng vấn; phương thức được lựa chọn cho nghiên cứu
• Số liệu được phân tích như thế nào? ví dụ: kỹ thuật phân tích nào đã được
sử dụng?
• Những khó khăn/ hạn chế nào gặp phải trong quá trình nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
• Nêu tóm tắt các nội dung nghiên cứu
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu
• Ý nghĩa của nội dung mà bạn nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ …
Mục tiêu của phần tổng quan lý thuyết trong nghiên cứu của bạn là để cung cấp cơ
sở lý luận cho báo cáo mà bạn đang thực hiện
Do vậy, phần tổng quan lý thuyết nên:
– Phân tích phạm vi lý thuyết đã được xuất bản về vấn đề nghiên cứu,
– Thống nhất/ hợp nhất các kết quả từ các nghiên cứu,
– Nhận thức rõ phương hướng và các gợi ý từ nghiên cứu của bạn và
– Bày tỏ nghiên cứu của bạn sẽ đóng góp thế nào trong chủ đề/ vấn đề bạn đang nghiên cứu
Một nghiên cứu có giá trị phải có các đặc điểm:
– Có độ dài hợp lý
– Có trọng tâm là vấn đề đang được nghiên cứu
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG …
• Tên chương: Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập
Trang 8• Giới thiệu đơn vị thực tập
- Tổng công ty
- Chi nhánh/ đơn vị thực tập
• Nêu thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị
• Một số đánh giá, và nhận xét
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
Tên chương: Những giải pháp và kiến nghị nhằm …
• Những giải pháp
- Giải pháp 1
- Giải pháp 1
• Những kiến nghị
- Đối với chính phủ
- Đối với các ban ngành liên quan
- Đối với đơn vị
KẾT LUẬN
Phần kết luận gồm có phần khái quát ngắn gọn về kết quả nghiên cứu, ví dụ: liên quan đến chủ đề nghiên cứu/ giả thuyết ban đầu, tóm tắt các kết quả nghiên cứu, giải thích/ bình luận về kết quả nghiên cứu, các hàm ý, ứng dụng của nghiên cứu; các hạn chế, thiếu sót của tiểu luận, các khía cạnh có thể phát triển thêm
Phần kết luận không chỉ đơn thuần là phần tóm tắt những thông tin trước đó mà cùng với các phần có liên quan khác của tiểu luận được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu để tạo ra một luận điểm chặt chẽ/ mạch lạc
PHỤ LỤC
Bản copy của bảng câu hỏi, phụ lục phỏng vấn, biểu đồ, số liệu, đồ thị quá chi tiết đối với phần nội dung được đặt ở phần này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu xuất bản tham khảo trong nghiên cứu được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo, trong đó tên tác giả xếp theo thứ tự bảng chữ cái và sử dụng mẫu tài liệu tham khảo của Harvard
Thứ tự:
Tài liệu tiếng Việt
Trang 9 Tài liệu tiếng Anh
Trang web
Cách viết: STT.Tác giả, Tên sách, Nhà xuất bản, Năm xuất bản
Ví dụ:
9 Phạm Thị Thu Phương,Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, 2007
2 Thompson, A.A and Strickland, A.J., Strategic Management, McGraw-Hill Irwin,
Boston
2.5.Đánh giá – cho điểm báo cáo
- Chuyên đề tốt nghiệp được xem là 01 học phần có khối lượng tương đương 5 ĐVHT
- Khóa luận tốt nghiệp được xem là 01 học phần có khối lượng tương đương 10 ĐVHT
- Kết quả thực tập cuối khóa của sinh viên được đánh giá qua toàn bộ quá trình và kết quả các bước công việc được thực hiện như: Viết đề cương, đọc tài liệu, thu thập số liệu, chỉnh sửa bản thảo theo đúng tiến độ và hoàn tất, nộp chuyên đề (Khóa luận) đúng thời hạn phù hợp với yêu cầu của nhà trường về hình thức và nội dung
- Điểm của chuyên đề được đánh giá theo thang điểm 10 (Điểm tròn).Chuyên đề đạt yêu cầu phải từ 5 điểm trở lên Nếu dưới 5 điểm, sinh viên bị nợ học phần này và phải đăng ký trả nợ học phần theo quy chế đào tạo
- Khoa sẽ lập Hội đồng đánh giá chuyên đề thực tập cuối khóa trước khi công bố điểm chính thức cho sinh viên để xem xét các trường hợp sau:
+ Những chuyên đề bị điểm dưới 5 hoặc đạt điểm giỏi
+ Những chuyên đề có nội dung giống nhau (Từng phần hoặc toàn bộ)
+ Những chuyên đề sao chép (Từng phần hoặc toàn bộ) của sinh viên các khóa khác
- Khoa sẽ lập Hội đồng bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp để đánh giá các Khóa luận tốt nghiệp
Trang 10PHẦN 2: NHỮNG CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VIẾT BÁO CÁO
LẬP KẾ HOẠCH VIẾT BÁO CÁO
Dựa theo kế hoạch của Khoa và của giảng viên sinh viên nên lập kế hoạch viết báo cáo cho riêng mình và tuân thủ thời gian biểu đó Điều này sẽ giúp học viên hoàn thành nghiên cứu đúng thời hạn
– Lưu lại nghiên cứu của mình vào đĩa để đảm bảo nghiên cứu của bạn không
bị mất do lỗi máy tính
– Luôn lưu lại thông tin chi tiết về các tài liệu tham khảo và câu hỏi Do thiếu phương pháp hệ thống trong việc ghi lại chi tiết, ngày tháng, tài liệu tham khảo một số lượng lớn tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
có thể bị mất hoặc không được nhớ chính xác
Đề cương Tuần 1, 2, 3 (Từ ngày
… đến ngày ….) Chương 1 Tuần 4, 5, 6 Chương 2 Tuần 7, 8, 9, 10 Chương 3, kết luận, phần mở đầu Tuần 11, 12 Hoàn chỉnh Tuần 13, 14
In ấn và nộp Tuần 15
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Lựa chọn đề tài vừa sức, Không nên lựa đề tài quá khó
Đề tài phù hợp ngành học
Đề tài phù hợp đơn vị thực tập
Chọn đề tài thuộc sở trường của mình
Trang 11TẠI CƠ QUAN THỰC TẬP
Ăn mặc lịch sự, đúng quy định cơ quan
Giờ giấc đúng quy định
Giao tiếp niềm nở, hòa đồng
Thực hiện theo quy định của cơ quan
LƯU GIỮ FILE
Lưu theo file riêng các nội dung sau
o Phần đầu, ví dụ: 0.Phandau
o Chương 1, ví dụ: 1.Chuong 1 Ly luan
o Chương 2 ví dụ: 2.Chuong 2 Thuc trang
o Chương 3 và kết luận, ví dụ: 3.Chuong 3 - ket luan
o Phụ lục và tài liệu tham khảo, 4 Phu luc – TLTK
o File full: Khi hoàn chỉnh toàn bộ
Làm xong nên sao lưu nhiều bản, gửi lên mail cá nhân hoặc lưu ở ổ đĩa khác, tránh trường hợp sự cố bất trắc xảy ra, ảnh hưởng tiến độ
XỬ LÝ VĂN BẢN
Copy văn bản phải cùng bảng mã
Chuyển bảng mã dùng Unikey: Ctrl + Shift + f6
Dùng thống nhất 1 font chữ trong toàn bộ báo cáo
Nên định dạng chuẩn theo quy định trước khi tiến hành soạn thảo
HÌNH THỨC BÁO CÁO
- Trang bìa đúng quy định
- Đánh số trang: Các trang phụ (trước chương 1) đánh số trang theo số la mã I, ii, iii, iv…; Các chương và phụ lục đánh số trang: 1, 2, 3, …
Chương 1 …
1.1
1.1.1
1.1.2
Trang 121.2
Chương 2 …
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
- Không nên dùng header và footer rườm rà
- Format đúng quy định
TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phần này liên quan đến việc trình bày những kết quả nghiên cứu quan trọng nhất cùng với sự giải thích và bình luận chúng Lưu ý rằng việc bất kỳ số liệu, bảng biểu, đồ thị nào cũng luôn phải có giải thích kèm theo là rất quan trọng
5.IN ẤN
- Xuất ra file PDF khi in ấn
- Khi in bản thảo nộp cho giảng viên bạn nên in tất cả các phần từ trang bìa trở đi, in
những phần bạn đã làm xong để giảng viên sửa một lần, tiết kiệm thời gian sữa chữa
SAU ĐÂY LÀ BÌA MẪU
Trang 13BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THIÊN PHÚC
Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực tập : Lớp :
Tp Hồ Chí Minh, tháng12 năm 2012