Yêu cầu của quá trình thực tập tốt nghiệp Sinh viên tham gia tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị thực tập cần đáp ứng các yêu cầu của đơn vị thực tập về thời gian thực tập, và các yêu
Trang 1HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1 Mục đích của việc thực tập tốt nghiệp
Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để nghiên cứu, phân tích một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngành / chuyên ngành được đào tạo
Sinh viên tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc trong lĩnh vực thực tập để làm quen
và chủ động thích nghi sau khi tốt nghiệp
Sản phẩm của quá trình thực tập là những kinh nghiệm, kỹ năng thực tế sinh viên học hỏi được, cách nhìn nhận và phân tích vấn đề, cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế
Báo cáo thực tập phải thể hiện được những điều này
2 Yêu cầu của quá trình thực tập tốt nghiệp
Sinh viên tham gia tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị thực tập cần đáp ứng các yêu cầu của đơn vị thực tập về thời gian thực tập, và các yêu cầu, đòi hỏi khác của đơn vị thực tập
Sinh viên cần biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách nhận diện và phân tích vấn đề
Sinh viên cần nắm bắt được các kỹ năng nghề nghiệp, học hỏi từ kinh nghiệm của các nhân viên tại đơn vị thực tập
Sinh viên liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để đảm bảo định hướng tìm hiểu thực tế và việc làm Báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu
3 Báo cáo thực tập
Hình thức: trình bày theo đúng hướng dẫn
Nội dung: nội dung chính của Báo cáo thực tập thể cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập
Nội dung cơ bản của Báo cáo thực tập bao gồm:
o Giới thiệu về đơn vị thực tập
o Phân tích hiện trạng
o Phân tích nguyên nhân, định hướng giải quyết (nếu có)
Xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập
o Sinh viên thực tập tại đơn vị thực tập, sau khi hoàn thành Báo cáo thực tập phải lấy nhận xét của đơn vị thực tập về số liệu sử dụng trong báo cáo, cũng như thái độ trong thời gian thực tập ở đơn vị
o Trong khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo… theo qui định về mặt học thuật
Trang 24 Đề cương chi tiết gợi ý:
4.1 Đơn vị thực tập là Doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY….
1.1 Giới thiệu chung
1.2 Mục tiêu và tầm nhìn hoạt động của công ty
1.3 Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh
1.4 Quá trình hình thành và phát triển
1.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.5.1 Cơ cấu tổ chức
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh
1.7 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
1.7.1 Thuận lợi
1.7.2 Khó khăn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY….
2.1 Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp….
2.2 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp…
2.3 Phân tích các hệ số tài chính doanh nghiệp
2.3.1 Hệ số phản ánh khả năng thanh toán
2.3.2 Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động
2.3.3 Hệ số phản ánh đòn bẩy tài chính
2.3.4 Hệ số phản ánh khả năng sinh lời
2.3.5 Phân tích tình hình tài chính bằng phương trình Dupont
2.4 Dự báo khó khăn tài chính của doanh nghiệp trong tương lai bằng hệ
số Z-score.
2.5 Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp…
2.5.1 Ưu điểm
2.5.2 Nhược điểm
Trang 32.5.3 Nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY….
3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới của công ty…
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính tại công ty….
3.3 Kiến nghị
KẾT LUẬN
4.2 Đơn vị thực tập là Ngân hàng thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI… 1.1 Giới thiệu chung
1.2 Mục tiêu và tầm nhìn hoạt động của Ngân hàng
1.3 Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh
1.4 Quá trình hình thành và phát triển
1.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.5.1 Cơ cấu tổ chức
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh
1.7 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng
1.7.1 Thuận lợi
1.7.2 Khó khăn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI … 2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn
2.1.1 Huy động vốn theo kỳ hạn hạn
2.1.2 Huy động vốn theo đối tượng khách hàng
2.1.3 Huy động vốn theo loại tiền tệ
2.2 Hoạt động tín dụng
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng theo kỳ hạn
Trang 42.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng
2.2.3 Tình hình hoạt động tín dụng theo phương thức cấp tín dụng 2.3 Hoạt động thanh toán
2.3.1 Thanh toán trong nước
2.3.2 Thanh toán quốc tế
2.4 Hoạt động kinh doanh khác
2.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
2.4.2 Hoạt động tư vấn, đầu tư, ủy thác
2.4.3 Hoạt động bảo lãnh, cho thuê tài chính, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán
2.4.4 Hoạt động đầu tư
…
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại…
2.6 Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp…
2.6.1 Ưu điểm
2.6.2 Nhược điểm
2.6.3 Nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI….
3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng thương mại…
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính tại Ngân hàng thương mại ….
3.3 Kiến nghị
KẾT LUẬN
Trang 5MỘT SỐ CHÚ Ý KHI VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1 Yêu cầu nội dung: BCTTTN cần đảm bảo tối thiểu các nội dung các nội gợi ý trên, số
liệu sử dụng trong báo cáo là của 3 năm gần nhất Các bảng số liệu trong báo cáo sử dụng phần mềm Excel để tính toán Số trang của báo cáo không quá 50 trang.
2 Phần Phụ lục của BCTTTN cần đính kèm Báo cáo tài chính của đơn vị thực tập 3 năm gần nhất
3 Quá trình viết BCTTTN qua các bước sau:
B1 GVHD hướng dẫn ban đầu
B2 Nhận giấy giới thiệu, đến thực tập tại đơn vị thực tập
B3 Xây dựng đề cương chi tiết Nộp đề cương cho GVHD sửa, nhận đề cương
đã được duyệt Viết nộp dung báo cáo
B4 Nộp BC cho GVHD chỉnh sửa, và sửa lại theo góp ý của GVHD, viết hoàn chỉnh BC
B5 In và nộp bản cứng BCTTTN về khoa
4 Quy định về trình bày BCTTTN
- Mục lục của báo cáo cần được làm tự động Xem hướng dẫn cách làm theo link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=5Mm9l5wb1eU
- Font chữ: Times New Roman - Cỡ chữ: 13 - Dãn dòng: 1.3
- Lề trái, lề dưới: 3cm - Lề trên, lề phải: 2cm
- Đánh số trang: Góc dưới bên phải (từ Lời nói đầu Kết luận)
- Tất cả các đề mục cỡ chữ 14: Cụ thể:
Tên chương: Viết hoa, đậm, cỡ 14
Tiểu mục cấp 1 (ví dụ 1.1): Viết thường, đậm, 14
Tiểu mục cấp 2 (ví dụ: 2.1.1): Viết thường, đậm, nghiêng, 14
Tiểu mục cấp 3 (ví dụ: 2.3.1.1): Viết thường, nghiêng, 14
5 Kết cấu của báo cáo thực tập
1 BÌA CHÍNH, BÌA PHỤ
2 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
3 MỤC LỤC
4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
6 LỜI NÓI ĐẦU
7 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1…
CHƯƠNG 2…
CHƯƠNG 3…
8 KẾT LUẬN
9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
10 PHỤ LỤC