1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn SINH HỌC CƠ BẢN ; lớp 11

4 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 175 KB

Nội dung

Trang 1/4 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: SINH HỌC - Lớp 11 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi: 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Đề kiểm tra gồm 40 câu trong 4 trang Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sinh sản vô tính ở động vật? A. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường. B. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn. C. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể. D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường sống. Câu 2: Điều nào đúng khi nói về hình thức thụ tinh ngoài ở động vật? A. Thụ tinh ngoài làm tăng tỉ lệ sống sót của con non, vì con sinh ra được cả bố và mẹ bảo vệ. B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, diễn ra bên trong cơ thể con cái. Do đó ít bị hao hụt trứng. C. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, diễn ra bên ngoài cơ thể con cái. Do đó tỉ lệ hao hụt trứng không thụ tinh rất lớn. D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh, vì đẻ rất nhiều trứng. Câu 3: Biện pháp nào trong các biện pháp sau đây, làm tăng hiệu quả thụ tinh nhất? A. Nuôi cấy phôi. B. Thay đổi các yếu tố môi trường. C. Thụ tinh nhân tạo. D. Sử dụng hoocmôn. Câu 4: Sinh sản hữu tính ở động vật là gì? A. Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của hai giao tử lưỡng bội, để tạo ra cá thể mới giống nhau và giống mẹ. B. Là kiểu sinh sản có sự tổ hợp hai bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ nên con sinh ra rất giống bố mẹ. C. Là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất giao tử đực với giao tử cái, các cá thể mới giống nhau hoàn toàn các đặc điểm và thích nghi với môi trường sống. D. Là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất giữa giao tử đơn bội đực với giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. Câu 5: Thụ phấn là quá trình A. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến bầu nhụy. B. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến noãn. C. vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến nướm nhị. D. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến nướm nhụy. Câu 6: Ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài ở động vật là gì? A. Hiệu quả thụ tinh cao, do tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái, sự thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể cái. B. Hiệu quả thụ tinh thấp, vì khi con đực và cái gặp nhau mới giao phối được. C. Hiệu quả thụ tinh thấp, do tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái, mới xảy ra thụ tinh và hình thành hợp tử. D. Hiệu quả thụ tinh cao, do số lượng trứng đẻ ra rất nhiều. Câu 7: Sinh sản bằng cách phân đôi ở trùng biến hình khác với các hình thức sinh sản khác (nẩy chồi, phân mảnh, trinh sinh) ở đặc điểm chủ yếu nào? A. Có sự phân chia đơn giản của nhân và tế bào chất. B. Có sự nguyên phân để tạo ra thế hệ mới. C. Con sinh ra giống nhau và giống với bố mẹ về đặc điểm di truyền. D. Trong thời gian ngắn tạo được nhiều cá thể con mang các đặc điểm tốt. Câu 8: Nội dung nào sau đây là đúng trong quá trình sinh sản và hình thành cây rêu? A. Bào tử (n) nguyên phân và phát triển thành cây rêu (n). B. Bào tử (2n) giảm phân và phát triển thành cây rêu (n). C. Bào tử (2n) nguyên phân và phát triển thành cây rêu (2n). D. Bào tử (2n) giảm phân và thụ tinh thành cây rêu (n). Câu 9: Sinh sản vô tính ở động vật được con người ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây? A. Nhân bản vô tính, để tạo sinh vật có đặc điểm mong muốn. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 B. Nhân bản vô tính sẽ tạo ra cá thể mới mang nhiều biến dị thích nghi tốt khi điều kiện sống thay đổi. C. Nuôi mô sống, cấy ghép da cho bệnh nhân bị bỏng. D. Nuôi mô sống, nhân bản vô tính. Câu 10: Thụ phấn chéo là quá trình thụ phấn giữa A. hai hoa thuộc hai cây khác nhau nhưng cùng loài. B. hai hoa cùng một cây. C. hạt phấn và đầu nhụy cùng hoa. D. hạt phấn và đầu nhụy thuộc hai hoa khác nhau. Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng, khi giun đất tham gia quá trình sinh sản? A. Giun đất là loài lưỡng tính, nhưng khi sinh sản cần có sự kết hợp để trao đổi tinh trùng và trứng cỦa hai cá thể cho nhau, cả hai đều sinh sản được. B. Giun đất là loài lưỡng tính, nên không cần có sự kết hợp giữa hai cá thể trong quá trình sinh sản, mà vẫn tạo ra rất nhiều cá thể con. C. Giun đất là loài lưỡng tính, tự thụ tinh, nên mỗi cá thể đều có khả năng sinh sản độc lập. D. Giun đất là loài đơn tính, nên cần có sự giao phối giữa con đực và con cái khi đến thời kì sinh sản. Câu 12: Quả đơn tính là quả A. không có hạt hoặc hạt bị tiêu biến. B. được hình thành không qua thụ tinh noãn. C. được hình thành từ hoa đơn tính. D. được hình thành từ cây đơn tính. Câu 13: Quá trình hình thành hạt phấn trải qua các giai đoạn nào? A. Tế bào trong bao phấn (2n) nguyên phân → Tiểu bào tử (2n) giảm phân → Hạt phấn (n). B. Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân → Tiểu bào tử (n) nguyên phân → Hạt phấn: 2 tế bào (n). C. Tế bào trong túi phôi (2n) giảm phân → Tiểu bào tử (n) nguyên phân → Hạt phấn: 2 tế bào (n). D. Tế bào trong bao phấn (n) nguyên phân → Tiểu bào tử (n) nguyên phân → Hạt phấn: 2 tế bào (n). Câu 14: Cho các loài thực vật sau: 1. Xoài 2. Nhãn 3. Thông 4. Dâu tây 5. Tảo. Loài nào có hiện tượng thụ tinh kép? A. 1, 2. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 15: Nhược điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt là: A. rút ngắn thời gian thu hoạch. B. chống chịu kém, thời gian sống ngắn hơn. C. dễ bị sâu bệnh, phẩm chất kém. D. chậm thu hoạch, năng suất giảm. Câu 16: Điều nào không đúng khi nói về sự thụ tinh ở động vật? A. Một số loài động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo. B. Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính. C. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh. D. Giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau. Câu 17: Dựa vào các giai đoạn đã cho sau đây, hãy sắp xếp theo trình tự đúng qua các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở hầu hết các động vật. 1. Giai đoạn phát triển phôi hình thành cá thể mới. 2. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng. 3. Giai đoạn cá thể mới lớn lên thành cơ thể trưởng thành. 4. Giai đoạn thụ tinh. A. 2 → 4 → 1. B. 2 → 4 → 3. C. 3 → 4 → 1. D. 1 → 2 → 3. Câu 18: Cho cột A là tên thực vật, cột B là cơ quan sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Hãy nối cột A và B cho phù hợp với tên thực vật và cơ quan sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. A B I. Rau má 1. Thân củ II. Khoai tây 2. Rễ củ III. Khoai lang 3. Lá IV. Tre 4. Thân bò V. Sống đời 5. Thân rễ A. I-4, II-2, III-1, IV-5, V-3 B. I-5, II-1, III-4, IV-2, V-3 C. I-5, II-1, III-2, IV-4, V-3 D. I-4, II-1, III-2, IV-5, V-3 Câu 19: Hãy cho biết hạn chế của sinh sản vô tính? A. Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền, nên thích nghi tốt khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Tạo ra các thế hệ con cháu không giống nhau về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi. Trang 3/4 - Mã đề thi 132 C. Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền, nên khi điều kiện sống thay đổi sẽ dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, quần thể có thể bị tiêu diệt. D. Tạo ra các thế hệ con cháu không giống nhau về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi và dễ dẫn đến quần thể bị diệt vong. Câu 20: Trong quy trình nhân bản vô tính ở cừu Đôly, cừu Đôly có đặc điểm giống với con cừu nào chủ yếu? A. Giống con cừu mang thai, vì thai lấy dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. B. Giống con cừu cho trứng, vì trứng sẽ phát triển thành phôi. C. Giống con cừu cho nhân, vì nhân mang yếu tố di truyền. D. Giống cả ba con cừu (cừu cho trứng, cừu cho nhân, và cừu mang thai). Câu 21: Ếch và cá chép đều có hình thức thụ tinh ngoài, nhưng sự thụ tinh của loài nào ít bị hao hụt hơn? Tại sao? A. Trứng ếch đẻ ra được dính nhau bởi lớp chất nhầy, nên không tản mạn trong nước và được ếch đực phóng tinh ngay sau khi trứng vừa đẻ ra, nên ít bị hao hụt. B. Trứng cá chép đẻ ra thường rất nhiều, nên không bị hao hụt và tăng hiệu suất thụ tinh. C. Trứng ếch đẻ ra thường ít và tản mạn trong nước, nên bị hao hụt rất lớn và hiệu suất thụ tinh thấp. D. Trứng cá chép được đẻ ra rất ít và tản mạn trong nước, nên tỉ lệ hao hụt cao, hiệu suất thụ tinh thấp. Câu 22: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính thông qua quá trình nào? A. Quá trình lớn lên của tế bào. B. Quá trình hình thành giao tử. C. Quá trình nguyên phân. D. Quá trình giảm phân. Câu 23: Thụ tinh kép là quá trình: A. giao tử đực (n) + tế bào trứng (n) → hợp tử (2n), giao tử đực (n) + tế bào cực (2n) → nội nhũ (3n). B. giao tử đực (n) + tế bào trứng (n) → hợp tử (2n), giao tử đực (2n) + tế bào cực (n) → nội nhũ (3n). C. giao tử đực (n) + tế bào cực (n) → hợp tử (2n), giao tử đực (n) + tế bào trứng (2n) → nội nhũ (3n). D. giao tử đực (n) + tế bào trứng (n) → hợp tử (2n), giao tử đực (2n) + tế bào cực (n) → nội nhũ (2n). Câu 24: Khi thực hiện ghép cành, cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép nhằm mục đích gì? A. Tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. B. Tập trung nước nuôi các cành ghép. C. Tránh gió, mưa làm lay cành ghép. D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. Câu 25: Cho các nội dung sau: 1. Nhân nhanh số lượng lớn cây giống. 2. Làm đa dạng sinh học. 3. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. 4. Tạo nhiều biến dị di truyền. 5. Cây con sạch bệnh. 6. Phục chế những giống cây quý. Nội dung nào là ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật? A. 1, 3, 5. B. 1, 3, 5, 6. C. 1, 2, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 5. Câu 26: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá. B. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi. C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. D. Đa dạng về đặc điểm di truyền. Câu 27: Nhóm loài sinh vật nào sau đây có hình thức thụ tinh trong? A. Ếch, thằn lằn, tôm, ve sầu. B. Thỏ, nhái xanh, cá rô phi, chim sâu. C. Cá heo, rắn, trâu, vịt. D. Cá chép, chim sẻ, lợn, châu chấu. Câu 28: Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản: A. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và khác cây mẹ. C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái khác nhau và giống cây mẹ. D. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. Câu 29: Cho các nội dung sau đây: 1. Từ cơ quan sinh sản chưa phân hóa đến phân hóa. 2. Từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài. 3. Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong. 4. Từ thụ tinh chéo đến tự thụ tinh. 5. Từ đẻ trứng đến đẻ con. 6. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo. 7. Từ lưỡng tính đến đơn tính. Hãy chọn câu trả lời đúng về chiều hướng tiến hóa của sự sinh sản ở động vật? A. 1, 3, 5, 6, 7. B. 1, 2, 4, 5, 7. C. 1, 3, 4, 6. D. 1, 3, 4, 5. Trang 4/4 - Mã đề thi 132 Câu 30: Bản chất cơ bản của quá trình thụ tinh bình thường (không xảy ra đột biến) ở động vật là gì? A. Thông qua thụ tinh, giao tử đực và cái kết hợp với nhau để hình thành hợp tử. B. Có sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái. C. Có sự kết hợp một nhân của giao tử đực với nhiều nhân của giao tử cái. D. Sự kết hợp bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của giao tử đực và (n) của giao tử cái tạo thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử. Câu 31: Cho các loài thực vật sau: 1. Lúa 2. Rêu 3. Bèo hoa dâu 4. Thông 5. Dương xỉ Sinh sản bằng bào tử có ở những loài thực vật nào? A. 2, 3, 5. B. 2, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 4, 5. Câu 32: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây? A. Ong, Hải quỳ, giun dẹp. B. Thủy tức, châu chấu, kiến. C. Trùng roi xanh, bọt biển, rệp. D. Ong, kiến, rệp. Câu 33: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là A. môi trường nuôi cấy thích hợp. B. quá trình nguyên phân của tế bào. C. các hoocmôn thực vật. D. tính toàn năng của tế bào. Câu 34: Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác là gì? A. Thai chỉ được cơ thể mẹ cung cấp cung cấp dinh dưỡng, còn khả năng kháng bệnh là do thai yếu hay mạnh khi nằm trong bụng mẹ. B. Thai được cơ thể mẹ cung cấp cung cấp dinh dưỡng, được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật, nhiệt độ, C. Thai không được cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng, thai lớn lên được là do quá trình nguyên phân xảy ra của hợp tử. D. Thai không được cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng, nhưng thai được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật, nhiệt độ, Câu 35: Quả nào không do bầu nhụy phát triển thành trong các loại quả sau? 1. Dưa hấu 2. Mít 3. Lúa 4. Dâu tây 5. Điều lộn hột. A. 2, 3, 4, 5. B. 2, 4, 5. C. 2, 4. D. 2, 3, 5. Câu 36: Khi tham gia vào quá trình sinh sản, bào tử được phát tán bằng con đường nào trong các con đường phát tán sau đây? 1. Gió 2. Côn trùng 3. Nước 4. Con người 5. Động vật. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 37: Tại sao sinh sản hữu tính ở động vật tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền? A. Do cá thể con ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn bố mẹ, nên tăng trọng nhanh và hình thái thay đổi nhiều, tạo ra nhiều cá thể có đặc điểm khác nhau. B. Nhờ sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép tương đồng, sự phân li tự do của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử trong thụ tinh. C. Do chúng sống trong môi trường khác nhau, nên phát sinh nhiều đặc điểm khác nhau để thích nghi với môi trường sống. D. Nhờ các cá thể con sinh ra hoặc giống bố hoặc giống mẹ về tất cả các đặc tính, nên xuất hiện những biến dị khác bố mẹ. Câu 38: Hạt được phát triển từ A. đầu nhụy đã thụ phấn. B. noãn đã thụ tinh. C. tế bào trứng được thụ tinh. D. nội nhũ. Câu 39: Chiết cành thường được áp dụng với những loại cây nào? A. Cây làm cảnh. B. Cây ăn trái ngắn ngày. C. Cây lấy gỗ lâu năm. D. Cây ăn trái lâu năm. Câu 40: Nội dung nào đúng về nội nhũ? A. Chỉ có ở cây một lá mầm. B. Có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. C. Có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. D. Giữ vai trò duy trì nòi giống. HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. . Trang 1/4 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: SINH HỌC - Lớp 11 CƠ BẢN Thời gian làm. vật và cơ quan sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. A B I. Rau má 1. Thân củ II. Khoai tây 2. Rễ củ III. Khoai lang 3. Lá IV. Tre 4. Thân bò V. Sống đời 5. Thân rễ A. I-4, II- 2, III-1, IV-5,. I-4, II- 2, III-1, IV-5, V-3 B. I-5, II- 1, III-4, IV-2, V-3 C. I-5, II- 1, III-2, IV-4, V-3 D. I-4, II- 1, III-2, IV-5, V-3 Câu 19: Hãy cho biết hạn chế của sinh sản vô tính? A. Tạo ra các thế

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w