1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn SINH 12 CƠ BẢN

5 581 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 Tuần 34 Môn: SINH HỌC – Lớp 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 134 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Đề kiểm tra gồm 40 câu trong 05 trang Câu 1: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. tổng số lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. tổng năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. Câu 2: Dựa trên cơ sở nào có thể xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong quần xã. B. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các cá thể trong loài. C. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. D. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể. Câu 3: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi A. của quần thể qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. của quần thể tương ứng với sự thay đổi của môi trường. D. tuần tự của quần thể qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 4: Trong quần xã, mối quan hệ hỗ trợ khác mối quan hệ đối kháng ở chỗ: A. các loài đều bị hại. B. có ít nhất một loài bị hại. C. các loài đều có lợi. D. có ít nhất một loài có lợi. Câu 5: Nội dung nào sau đây là đúng khi giải thích về mối quan hệ giữa mật độ cá thể của quần thể với sức sinh sản của chúng? 1. Ở mật độ cho phép, sức sinh sản tương đối ổn định. 2. Sức sinh sản đạt tối đa khi mật độ ở mức trung bình. 3. Sức sinh sản càng cao khi mật độ cá thể càng tăng. 4. Mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tử vong trong quần thể, thể hiện tính thống nhất thông qua cơ chế điều hòa mật độ. A. 2, 3, 4. B. 1, 3. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 4. Câu 6: Trong lưới thức ăn bên dưới, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 là: A. sâu ăn quả, rắn. B. chim sâu, sâu ăn quả. C. chim sâu, rắn. D. sâu đục thân, chim sâu. Câu 7: Trên một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Khi một trận bão đi qua, một cây gỗ lớn bị ngã đổ tạo nên khoảng trống lớn. Dự đoán nào dưới đây là hợp lý về quá trình diễn thế xảy ra ở khoảng trống đó? A. Giai đoạn cuối hình thành nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống (tầng cây gỗ lớn ưa sáng trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở giữa, cây cỏ ưa bóng ở dưới). B. Giai đoạn cuối hình thành quần xã tiên phong gồm toàn cây gỗ lớn ưa sáng. C. Giai đoạn giữa hình thành nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống (tầng cây gỗ lớn ưa sáng trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở giữa, cây cỏ ưa bóng ở dưới). D. Giai đoạn đầu hình thành nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống (tầng cây gỗ lớn ưa sáng trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở giữa, cây cỏ ưa bóng ở dưới). Trang 1/5 - Mã đề thi 134 Cây Sâu đục thân Sâu ăn quả Động vật ăn rễ cây Chim sâu Chim ăn thịt cỡ lớn Rắn Câu 8: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được xem là quần thể sinh vật? 1. Các cây tre trong một lũy tre. 2. Các con chó nhà. 3. Các con cá sống trong một cái ao. 4. Các con gà Đông Cảo trong một đàn gà. 5. Các cây Thông đỏ trên đồi thông. A. 1, 4, 5. B. 2, 3, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4. Câu 9: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quần xã sinh vật? 1. Sự đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. 2. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. 3. Mối quan hệ vật chủ – vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt. 4. Các loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong một sinh cảnh. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 10: Kiểu phân bố cá thể của quần thể giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường là A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố đồng đều. C. phân bố theo nhóm. D. phân bố ổn định. Câu 11: Để nuôi được nhiều loài cá trong một ao và đạt năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá có: A. cùng ổ sinh thái về tầng nước nơi cá sống và nguồn thức ăn. B. ổ sinh thái riêng về tầng nước nơi cá sống và nguồn thức ăn. C. kích thước gần nhau và cùng nguồn thức ăn. D. nơi ở khác nhau và cùng nguồn thức ăn. Câu 12: Quần thể có kích thước dưới mức tối thiểu thì dễ rơi vào trạng thái suy giảm, có thể dẫn tới diệt vong. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân của hiện tượng trên? A. Số cá thể ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, không có khả năng chống chịu với điều kiện sống luôn thay đổi. B. Số cá thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực, cái ít, làm khả năng sinh sản suy giảm rõ rệt. C. Số cá thể ít, sự giao phối gần thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. D. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và giá trị này đặc trưng cho mỗi loài. Câu 13: Ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể là: A. giúp xác định được kích thước của quần thể trong tương lai. B. giúp xác định được chính xác tuổi của quần thể. C. giúp con người bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. D. cơ sở để lên kế hoạch bảo vệ các nhóm tuổi trong quần thể. Câu 14: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì gồm những kiểu nào? 1. Theo chu kì ngày – đêm. 2. Theo chu kì trăng – thủy triều. 3. Theo chu kì mùa. 4. Theo chu kì một hoặc nhiều năm. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 15: Dựa vào các kiểu phân bố cá thể của quần thể, ta có thể lý giải được những ý nghĩa sinh thái nào trong các ý nghĩa sau đây? 1. Sự phân bố nguồn sống trong không gian của quần thể. 2. Mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 3. Mức độ hấp dẫn giữa các cá thể trong quần thể. 4. Khả năng tận dụng nguồn sống của các cá thể trong quần thể. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 16: Diễn thế nguyên sinh khác diễn thế thứ sinh ở chỗ: A. không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. B. khởi đầu từ môi trường trống trơn. C. không dẫn đến hình thành quần xã ổn định. D. xảy ra ở môi trường mà trước đó có quần xã sinh vật nhất định. Trang 2/5 - Mã đề thi 134 Câu 17: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái? A. Nguyên nhân bên ngoài đóng vai trò chủ yếu vì khi điều kiện môi trường thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ lên sinh vật. B. Nguyên nhân bên trong đóng vai trò chủ yếu vì khi điều kiện môi trường thay đổi không xảy ra diễn thế. C. Nguyên nhân bên ngoài đóng vai trò chủ yếu vì khi điều kiện môi trường thay đổi mới xảy ra diễn thế. D. Nguyên nhân bên trong đóng vai trò chủ yếu vì khi điều kiện môi trường ổn định vẫn xảy ra diễn thế. Câu 18: Mối quan hệ có vai trò làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể là A. quan hệ hỗ trợ. B. quan hệ hợp tác. C. quan hệ đối địch. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 19: Mối quan hệ nào sau đây thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật trong quần xã? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Hội sinh. Câu 20: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Sự phân bố của các loài trong không gian. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ cá thể của quần thể. D. Kích thước của quần thể. Câu 21: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã? A. Dẫn đến sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. B. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. C. Dẫn đến sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần thể. D. Làm tăng sự đa dạng loài của quần xã. Câu 22: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu phân bố thẳng đứng của các loài sinh vật trong quần xã? A. Sự phân bố các loài cá từ vùng ven bờ biển đến vùng khơi. B. Sự phân bố các loài cây theo những vành đai ở bờ biển. C. Sự phân bố các loài động vật sống trong các tầng đất. D. Sự phân bố các loài thực vật từ chân núi đến đỉnh núi. Câu 23: Điều nào sau đây không xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể cá lóc nuôi trong ao tăng quá cao? A. Quần thể cá lóc sẽ bị diệt vong vì chất thải của chúng ở trong ao quá nhiều. B. Quần thể sẽ có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể trở về mức độ phù hợp. C. Các cá thể cạnh tranh nguồn sống, sẽ có một số cá thể chậm lớn và có thể bị chết. D. Các con non mới nở ra rất dễ bị ăn thịt, có cả trường hợp cá bố mẹ ăn chính con mình. Câu 24: Cây bạch đàn thuộc nhóm thực vật ưa sáng. Đặc điểm nào sau đây có ở loài thực vật này? 1. Thân cao, thẳng; 2. Lá nhỏ, xếp xiên, tán lá thưa; 3. Phiến lá mỏng, màu đậm; 4. Mặt trên của lá có lớp cutin dày và bóng; 5. Lá có phiến dày, màu nhạt; 6. Lá có mô giậu kém phát triển. A. 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 4, 5, 6. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4. Câu 25: Theo qui luật giới hạn sinh thái, trong khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái thì sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển A. ngày càng khó khăn khi nhân tố sinh thái tiến về khoảng chống chịu. B. ngày càng thuận lợi. C. ngày càng thuận lợi khi nhân tố sinh thái tiến về khoảng chống chịu. D. ngày càng khó khăn. Câu 26: Tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật được gọi là A. môi trường sống. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái. D. nhân tố sinh thái vô sinh. Trang 3/5 - Mã đề thi 134 Câu 27: Khi sử dụng biện pháp khống chế sinh học trong nông nghiệp chúng ta cần thận trọng vì: A. làm giảm đa dạng sinh học, gây mất ổn định quần xã. B. gây xáo trộn các mối quan hệ có sẵn dẫn đến sự ổn định quần xã. C. làm tăng đa dạng sinh học, gây mất ổn định quần xã. D. dễ gây xáo trộn các mối quan hệ có sẵn dẫn đến gây mất ổn định quần xã. Câu 28: Chim ăn sâu và chim ăn hạt cây có cùng nơi ở nhưng lại thuộc hai ổ sinh thái khác nhau. Giải thích nào sau đây là hợp lý hơn? A. Vì chúng ăn hai thức ăn khác nhau. B. Vì chúng cùng thuộc lớp chim. C. Vì chúng là hai loài sống gần nhau. D. Vì giữa chúng có cách sinh sống khác nhau. Câu 29: Mối quan hệ bao trùm nhất tồn tại trong các quần xã sinh vật là: A. hợp tác. B. vật ăn thịt – con mồi. C. cộng sinh. D. hội sinh. Câu 30: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do: A. sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. B. giảm khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. C. tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. D. tăng sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích. Câu 31: Giữa các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ nhau thông qua mối quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch. Câu 32: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người được coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” vì: A. gây ra hậu quả lớn (giảm đa dạng sinh học, thiên tai, bệnh tật, ) làm cuộc sống con người bị ảnh hưởng nặng. B. làm tăng đa dạng sinh học dẫn đến cuộc sống của các sinh vật và con người bị ảnh hưởng nhiều. C. làm môi trường mất ổn định, cuộc sống của các sinh vật và con người ít bị ảnh hưởng. D. làm môi trường ổn định hơn, cuộc sống của các sinh vật và con người bị ảnh hưởng nhiều. Câu 33: Kiểu phân bố cá thể của quần thể giúp sinh vật tận dụng tối ưu nguồn sống tiềm tàng của môi trường là A. phân bố ổn định. B. phân bố đồng đều. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố theo nhóm Câu 34: Hệ sinh thái tự nhiên: A. là một hệ kín, còn hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở. B. có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo. C. có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái nhân tạo. D. có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo. Câu 35: Nội dung nào sau đây giải thích về “Trạng thái cân bằng” của quần thể sinh vật? 1. Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 2. Làm cho quần thể có số lượng cá thể tương đối ổn định. 3. Số lượng cá thể của quần thể luôn tăng cao. 4. Làm cho số lượng cá thể của quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. A. 2, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 3. D. 2, 3, 4. Câu 36: Sắp xếp các nội dung sau đây đúng trật tự về diễn biến của quá trình hình thành một quần thể sinh vật: 1. Trong điều kiện sống mới, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đi nơi khác; các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. 2. Các cá thể gắn bó chặt chẽ nhau và dần dần tạo thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện sống. 3. Một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. A. 1 → 3 → 2. B. 3 → 2 → 1. C. 1 → 2 → 3. D. 3 → 1 → 2. Trang 4/5 - Mã đề thi 134 Câu 37: Sắp xếp các giai đoạn sau tương ứng với quá trình diễn thế nguyên sinh ở quần xã rừng ngập mặn Tiên Yên (Quảng Ninh): (1) Hình thành rừng hỗn hợp gồm nhiều loài sú, đước, vẹt, trang, (2) Hình thành quần xã gồm đa số các cây mắm biển (cây ưa sáng). (3) Hình thành quần xã ổn định gồm các cây vẹt (cây có kích thước lớn, thân vươn cao, tán rộng) chiếm ưu thế. A. (1) → (2) → (3) B. (3) → (1) → (2) C. (2) → (1) → (3) D. (2) → (3) → (1) Câu 38: Nhân tố sinh thái nào gây biến động số lượng cá thể của quần thể, mà không phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể? A. Các nhân tố hóa học. B. Các nhân tố vật lý. C. Nhân tố vô sinh. D. Nhân tố hữu sinh. Câu 39: Nội dung nào sau đây là sai khi mô tả về tháp tuổi? A. Quần thể đang suy vong, tháp tuổi có đáy hẹp hơn bậc kế tiếp. B. Tháp tuổi của quần thể luôn có đáy rộng hơn bậc kế tiếp. C. Tháp tuổi của quần thể ổn định có đáy tương đương với bậc kế tiếp. D. Tháp tuổi của quần thể đang phát triển có đáy rộng hơn bậc kế tiếp. Câu 40: Thông thường, mức độ sinh sản của quần thể bị giảm trong điều kiện như thế nào? A. Khi điều kiện sống của môi trường không thuận lợi. B. Khi thức ăn bị thiếu hụt. C. Khi nơi ở bị thu hẹp. D. Khi kẻ thù cạnh tranh nhiều. HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 134 . THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 Tuần 34 Môn: SINH HỌC – Lớp 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 134 Họ, tên thí sinh: . những hoạt động khác của sinh vật được gọi là A. môi trường sống. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái. D. nhân tố sinh thái vô sinh. Trang 3/5 - Mã đề thi 134 Câu 27: Khi sử. danh: Đề kiểm tra gồm 40 câu trong 05 trang Câu 1: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. tổng số lượng sinh

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w