Đề kiểm tra gồm 40 câu trong 05 trang Câu 1: Bản chất của mối quan hệ giữa các sinh vật trong chuỗi thức ăn là quan hệ về mặt Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp sinh
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015 Tuần 34
Môn: SINH HỌC - Lớp 12, NÂNG CAO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề
Họ, tên thí sinh: Số báo danh:
Đề kiểm tra gồm 40 câu trong 05 trang
Câu 1: Bản chất của mối quan hệ giữa các sinh vật trong chuỗi thức ăn là quan hệ về mặt
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
C Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 3: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, năng suất sinh học của quần xã đạt cực đại vào thời điểm
nào sau đây?
A Ở giai đoạn giữa của diễn thế B Bắt đầu quá trình diễn thế.
C Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế D Ở giai đoạn đầu hoặc giữa của diễn thế.
Câu 4: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về độ đa dạng của quần xã sinh vật?
(1) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh
(2) Trong diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần
(3) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
(4) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi
Câu 5: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có vai trò
A giúp các cá thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
B tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
C đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định.
D làm phân li ổ sinh thái là cơ sở hình thành quần thể mới thích nghi.
Câu 6: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn không đúng?
A Cỏ → châu chấu → cá rô → vi sinh vật phân giải.
B Thân mềm→ tảo → giáp xác→ cá nhỏ → cá lớn → vi sinh vật phân giải.
C Lúa → chuột → rắn → cú mèo → vi sinh vật phân giải.
D Mùn bã → ấu trùng ăn mùn → sâu bọ ăn thịt → cá bé → cá lớn → vi sinh vật phân giải.
Câu 7: Để đánh giá ảnh hưởng của cỏ đuôi phụng trên quần xã sinh vật đồng ruộng, người ta tiến hành
khảo sát ở 35 điểm thì thấy cỏ đuôi phụng có mặt ở 15 điểm Vậy độ thường gặp của loài là:
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái?
A Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức năng khác nhau của cơ thể sinh vật.
B Các loài khác nhau có phản ứng giống nhau dưới tác động giống nhau của một nhân tố sinh thái.
C Các nhân tố sinh thái tác động riêng rẽ lên sinh vật và không phụ thuộc vào sự tác động của các
nhân tố sinh thái khác
D Sinh vật có giới hạn sinh thái như nhau đối với nhiều nhân tố sinh thái.
Câu 9: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất
(2) Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn
(3) Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi
(4) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài
(5) Lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp xuống vĩ độ cao
Phương án đúng là:
A 1, 2, 4, 5 B 1, 3, 4, 5 C 2, 3, 4, 5 D 1, 2, 3, 4.
Trang 2Câu 10: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về sự tăng trưởng của
quần thể sinh vật?
(1) Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có thể xuất hiện khi nguồn sống và mọi điều kiện khác đều thuận lợi cho quần thể
(2) Trong thực tế, có nhiều loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì môi trường ít khi thay đổi (3) Những loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, mức sinh sản cao có thể tăng trưởng gần với kiểu hàm mũ
(4) Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J (5) Đa số quần thể chỉ có thể đạt kích thước tối đa cân bằng với sức chịu đựng của môi trường
Câu 11: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(2) Cây tơ hồng sống bám trên tán các cây nhãn trong vườn
(3) Cây phong lan sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
(4) Tảo giáp và một số loài tảo hiển vi khác phát triển mạnh gây hiện tượng “nước nở hoa” và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường
Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?
A (2) và (3) B (1) và (2) C (3) và (4) D (1) và (3).
Câu 12: Cua đỏ (Gecarcoidea natalis) là loài cua đặc hữu của đảo Christmas và quần đảo Cocos
tại Ấn Độ Dương Các khảo sát trước đây cho thấy, có khoảng 43,7 triệu con trên đảo, trung bình có 0,09–0,57 cua đỏ trưởng thành/ m2 Số lượng cua đỏ tăng cao là do chuột cống Maclear (loài hạn chế
số lượng cua đỏ) đã tuyệt chủng Tuy nhiên, do sự xâm nhập của loài kiến Anoplolepis gracilipes vào
khu vực này, chừng 10-15 triệu con cua đỏ đã bị tiêu diệt trong những năm gần đây (nguồn: www.wikipedia.org) Sự biến động số lượng cua đỏ ở đảo Christmas là biến động
Câu 13: Ghép hiện tượng xảy ra ở thực vật với nội dung sao cho đúng.
(I) Hiệu suất nhóm (1) Cây phía dưới thiếu ánh sáng nên bị chết dần làm mật độ cây trong
quần thể giảm xuống
(II) Tự tỉa thưa (2) Cành phía dưới thiếu ánh sáng nên cường độ quang hợp giảm, cành
thiếu nước và sớm rụng
(III) Tự tỉa cành (3) Các cây sống cùng nhóm chống lại được tác động của gió, bão, hạn
chế mất hơi nước so với cây sống riêng rẽ
A (I) - (3) ; (II) – (2) ; (III) - (1) B (I) - (1) ; (II) – (2) ; (III) - (3).
C (I) - (3) ; (II) – (1) ; (III) - (2) D (I) - (2) ; (II) – (3) ; (III) - (1).
Câu 14: Ghép kiểu phân bố cá thể trong quần thể với đặc điểm sao cho đúng.
(I) Phân bố đồng đều (1) Điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự
cạnh tranh gay gắt
(II) Phân bố ngẫu nhiên (2) Điều kiện sống phân bố đồng đều, hỗ trợ giữa các cá thể yếu (III) Phân bố theo nhóm (3) Điều kiện sống phân bố không đều, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau
chống lại điều kiện bất lợi
A (I) - (1) ; (II) – (2) ; (III) - (3) B (I) - (2) ; (II) – (3) ; (III) - (1).
C (I) - (3) ; (II) – (2) ; (III) - (1) D (I) - (2) ; (II) – (1) ; (III) - (3).
Câu 15: Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sẽ giảm đi?
A Mức xuất cư ngày càng tăng.
B Mất cân bằng giới tính ngày càng tăng.
C Số lượng cá thể quần thể ngày càng tăng.
D Nguồn sống của môi trường ngày càng khan hiếm.
Câu 16: Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả 2 loài?
A Ức chế-cảm nhiễm B Kí sinh - vật chủ C Hội sinh D Vật ăn thịt - con mồi Câu 17: Cho các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Kền kền sử dụng thức ăn thừa của các loài thú ăn thịt như hổ, báo
Trang 3(2) Trùng roi sống trong ruột mối có khả năng tiết enzyme cellulase giúp mối phân giải cellulose thành đường glucose, mối cung cấp đường cho trùng roi
(3) Cò và nhạn bể làm chung tổ để ở
(4) Sáo thường đậu trên lưng của một số động vật có móng guốc, bắt các loài kí sinh trên đó để ăn (5) Ong mắt đỏ đẻ trứng kí sinh trên sâu đục thân hại lúa
(6) Tảo vàng đơn bào có khả năng quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ cung cấp cho bản thân và san hô còn san hô thải CO2 và H2O cung cấp lại cho tảo để thực hiện quá trình quang hợp
Có bao nhiêu ví dụ minh họa cho mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã?
Câu 18: Mía và thanh long là 2 loại cây bị tác động bởi quang chu kì khác nhau:
- Mía là cây ngày ngắn (chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn của cây)
- Thanh long là cây ngày dài (chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày dài hơn thời gian chiếu sáng tới hạn của cây)
Vào mùa đông, người ta thực hiện biện pháp nào sau đây để mang lại năng suất cao?
A Tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm để kích thích ra hoa ở cây mía và cây thanh long.
B Tăng thời gian chiếu sáng để kích thích thanh long ra hoa; đối với mía không cần tăng thời gian
chiếu sáng để cây ra hoa
C Không cần thực hiện biện pháp gì, vì vào mùa đông, thời gian chiếu sáng của ngày dài hơn đêm
nên các cây đều ra hoa
D Tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm nhằm hạn chế sự ra hoa của mía, kích thích sự ra hoa của
thanh long
Câu 19: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào
sau đây?
A Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
B Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
C Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
Câu 20: Khi mất loài nào sau đây thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng
mất cân bằng?
A Loài ưu thế B Loài ngẫu nhiên C Loài chủ chốt D Loài đặc trưng Câu 21: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó 2 loài đều có lợi nhưng không bắt buộc Quan hệ
đó thuộc dạng quan hệ nào?
Câu 22: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là của quần xã sinh vật?
(1) Mật độ (2) Đa dạng loài (3) Cấu trúc tuổi (4) Số lượng các nhóm loài (5) Sự phân bố cá thể trong không gian (6) Hoạt động chức năng của các nhóm loài
Câu 23: Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là
A tỉ lệ các nhóm tuổi B sự phân bố các cá thể C kích thước tối thiểu D mật độ cá thể Câu 24: Ở động vật, nhiệt độ sẽ không có ảnh hưởng đến đặc điểm hoặc hoạt động nào sau đây?
(1) Hình thái (2) Sự hình thành vách tế bào (3) Sự phát triển (4) Sinh sản
(5) Tỉ lệ giới tính (6) Tập tính sinh hoạt (7) Quang hợp (8) Tuổi thọ
Câu 25: Những loài cây thích nghi với lửa cháy tự nhiên ở những vùng khô hạn nhiều giông gió
thường có đặc điểm là
A thân lá đều dày; vỏ quả mỏng, nứt và khô; thân ngầm dưới đất, cành, cây thường khô.
B thân và quả có có vỏ dày, cứng; có thân ngầm dưới đất hoặc trong nước.
C lá mỏng, dài và dày; vỏ quả mềm và mọng nước; thân xốp chứa nhiều khí.
D thân có vỏ dày, xốp, có nhiều khoảng trống để chứa khí, lá dày và mọng nước.
Câu 26: Cây chịu hạn có những đặc điểm nào sau đây?
(1) Sống trên đất có độ ẩm cao như sông, suối, rừng ẩm,
(2) Thường có thân mọng nước, lá cứng hoặc biến thành gai
(3) Lá có lớp lông trắng bạc có tác dụng cách nhiệt
Trang 4(4) Lá thường có nhiều khí khổng để thoát hơi nước, giảm nhiệt khi trời nóng.
Câu 27: Cho các đặc điểm sau:
(1) Đều là quá trình định hướng, có thể dự báo được
(2) Đều khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định
(3) Luôn dẫn đến kết quả cuối cùng là hình thành quần xã đỉnh cực
(4) Đều trải qua các giai đoạn biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật
Đặc điểm thể hiện sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A (3) và (4) B (1) và (4) C (2) và (3) D (1) và (2).
Câu 28: Những điểm phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng nào sau đây đúng?
(1) Thường mọc nơi trống trải, tán lá phân
bố ở tầng trên của tán rừng
Thường mọc dưới tán của cây khác, tán lá nằm ở tầng dưới của tán rừng
(3) Phiến lá mỏng, màu xanh đậm, lục lạp
kích thước lớn
Phiến lá dày, màu xanh nhạt, lục lạp kích thước nhỏ
(4) Thân cao, vỏ dày, màu nhạt Thân thấp, vỏ mỏng, màu thẫm
A (2), (3) B (1), (2), (4) C (2), (3), (4) D (1), (4)
Câu 29: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng
nào sau đây không đúng?
A Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn B Tính đa dạng về loài tăng.
C Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên D Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng.
Câu 30: Tại sao sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã?
A Vì nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.
B Vì nó làm phân hóa ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.
C Vì nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.
D Vì nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật.
Câu 31: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về giới hạn sinh thái?
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, trong giới hạn đó sinh vật
có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
(2) Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
(3) Khoảng chống chịu là khoảng của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật chết
(4) Các cá thể, các loài khác nhau có giới hạn sinh thái và khoảng thuận lợi khác nhau
(5) Giới hạn sinh thái của loài không phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lí của cá thể
Câu 32: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây không đúng?
A Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
B Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.
C Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
D Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Câu 33: Vòng đời phát triển của tôm he (Penaeus merguiensis) như sau: Trứng ấu trùng sau ấu
trùng tôm trưởng thành Ở giai đoạn trưởng thành, chúng sống và đẻ ở biển (độ mặn 32-35 ‰) Lúc đầu, ấu trùng tôm sống ngoài biển, sau đó di cư dần vào vùng cửa sông Ở giai đoạn sau ấu trùng, chúng sống ở vùng nước lợ (độ mặn 10-15 ‰), khi trưởng thành lại di cư ra biển Ví dụ trên cho thấy
áp suất thẩm thấu môi trường nước ảnh hưởng đến tôm theo quy luật
Câu 34: Một khu rừng bị một cơn bão lớn tàn phá hoang tàn Sau khoảng 30 năm, khu rừng đó được
phục hồi gần giống như trước khi bão chưa tàn phá Quá trình phục hồi đó được gọi là
Câu 35: Một quần thể động vật có 500 cá thể, tỉ lệ sinh là 0,5%/tháng, tỉ lệ tử vong là 0,7% /tháng, tỉ
lệ nhập cư là 0,2% / tháng, tỉ lệ di cư là 0,8% / tháng Sau 2 năm, số lượng cá thể của quần thể trên là
Trang 5A 404 B 524 C 496 D 492
Câu 36: Khi nói về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Khi thời gian chiếu sáng và độ ẩm không phù hợp, nhiều loài sâu bọ có thể tạm ngừng hoạt động
trong mùa sinh sản
B Trong điều kiện độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí cao, cây thoát hơi nước nhiều.
C Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ cao có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích cơ thể
nhỏ hơn động vật hằng nhiệt tương tự sống ở vùng ôn đới
D Động vật hằng nhiệt sống ở vùng càng lạnh, kích thước các phần ngoài thân chính (như tai, chi,
đuôi, mỏ, ) càng nhỏ hơn ở vùng nóng
Câu 37: Cho chuỗi thức ăn chưa hoàn chỉnh sau: Cây mãng cầu → Rệp sáp → X → Nhện → Chim ăn
côn trùng → Y → Vi sinh vật phân giải Hãy thay thế theo thứ tự các mẫu tự X, Y bằng loài hợp lý để hoàn chỉnh chuỗi thức ăn trên?
A sâu ăn thịt, cú mèo B bọ rùa, cú mèo C bọ rùa, kiến hôi D sâu ăn thịt, rắn Câu 38: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về quần thể sinh vật?
(1) Các con voi sống trong thảo cầm viên Đại Nam – Bình Dương
(2) Tập hợp các cây gỗ trong rừng già Tây Nguyên
(3) Đàn khỉ đuôi dài ở đảo khỉ Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh
(4) Tập hợp các cây thông hai lá dẹt ở rừng cấm Cổng Trời – Lâm Đồng
(5) Tập hợp các con ngựa ở thảo nguyên Tây Tạng – Trung Quốc
Câu 39: Một loại sâu ăn quả có ngưỡng nhiệt phát triển (k = 10oC) Trong điều kiện môi trường ẩm, nóng sâu phải mất 80 ngày để hoàn thành chu kì sống Trong điều kiện nhiệt độ trung bình thấp hơn điều kiện nêu trên là 3,4oC thì sâu cần tới 100 ngày để hoàn thành chu kì sống Nhiệt độ môi trường để sâu hoàn thành chu kì sống trong vòng 80 ngày và tổng nhiệt hữu hiệu ngày của sâu lần lượt là
A 30oC ; 1088 độ ngày B 27oC ; 1632 độ ngày
C 30oC ; 1660 độ ngày D 27oC ; 1360 độ ngày
Câu 40: Nhân tố sinh thái nào sau đây tác động lên quần thể phụ thuộc vào mật độ cá thể của quần
thể?
- HẾT
-Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.