SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 BAN NÂNG CAO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 633 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH 4 ) 2 SO 4 , FeCl 3 , Cr(NO 3 ) 3 , K 2 CO 3 , Al(NO 3 ) 3 . Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả năm dung dịch với một lần thử? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch BaCl 2 . C. Bột Cu và dung dịch HCl. D. Dung dịch NH 3 . Câu 2: Có sáu lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Mg 2+ , Fe 2+ , Ni 2+ , Ag + , Zn 2+ , Fe 3+ . Chỉ dùng một thuốc thử là dung dịch NaOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch? A. 4 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 6 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 3: Nhỏ dung dịch K 2 Cr 2 O 7 vào ống nghiệm chứa dung dịch BaCl 2 không màu. Hiện tượng quan sát được là A. xuất hiện kết tủa màu vàng tươi. B. xuất hiện kết tủa màu trắng. C. xuất hiện kết tủa màu da cam. D. dung dịch chuyển sang màu vàng. Câu 4: Cho một hỗn hợp rắn gồm các chất AgCl, AgBr, AgI. Để loại bỏ AgCl ra khỏi hỗn hợp, người ta làm cách nào sau đây? A. Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NaOH. B. Cho hỗn hợp tác dụng với nước clo. C. Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HNO 3 . D. Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NH 3 . Câu 5: Dung dịch Fe(NO 3 ) 2 không tác dụng được với chất nào sau đây? A. Amoniac. B. Cu. C. NaHSO 4 . . D. Axit clohiđric. Câu 6: Dẫn khí NH 3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ không có hiện tượng hóa học xảy ra? A. Dung dịch quỳ tím. B. Dung dịch phenolphtalein C. Dung dịch CuCl 2 . D. Dung dịch NaOH Câu 7: Cho quỳ tím ẩm vào các lọ khí CO 2 , NH 3 , Cl 2 , N 2 đựng riêng biệt, ta sẽ nhận ra được tối đa mấy khí? A. 1 khí. B. 2 khí. C. 3 khí. D. 4 khí. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Crôm là một kim loại chuyển tiếp. (2) Cr 2 O 3 có màu vàng nhạt. (3) CrO 3 là chất lỏng, màu đỏ thẫm ở nhiệt độ thường. (4) Phèn crom-kali được dùng làm chất cầm màu trong nhuộm vải. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Cho các chất rắn màu trắng sau: BaCO 3 , BaSO 3 , Ba 3 (PO 4 ) 2 , BaHPO 4 , BaSO 4 . Số chất không tan trong dung dịch HNO 3 loãng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 10: Dùng CO để khử hoàn toàn m gam Fe x O y , dẫn toàn bộ khí sinh ra qua 1 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,1M thu được 0,05 mol kết tủa trắng và dung dịch X. Nếu cho dung dịch NaOH vào X thì kết tủa trắng lại xuất hiện. Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam Fe x O y bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc, Trang 1/4 - Mã đề thi 633 nóng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 20,0 gam muối khan. Giá trị của m là (cho Fe =56, S =32, O =16) A. 16,0. B. 15,1. C. 8,0. D. 11,6. Câu 11: Thuốc thử dùng để phân biệt khí H 2 S và SO 2 là A. dung dịch Pb(NO 3 ) 2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch BaCl 2. D. dung dịch FeCl 2. Câu 12: Dung dịch X chứa 0,1 mol M 2+ ; 0,2 mol Al 3+ ; 0,3 mol SO 4 2– và còn lại là Cl – . Khi cô cạn dung dịch X thu được 47,7 gam rắn khan. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về dung dịch X? (cho Cu = 64, Fe = 56, Al = 27, Zn = 65) A. Cho dung dịch NaOH dư vào X thấy có kết tủa xanh. B. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào X chỉ thấy có kết tủa trắng. C. Nhỏ dung dịch NH 3 vào X có kết tủa xanh lẫn trắng xuất hiện, kết tủa vẫn giữ nguyên khối lượng khi dư NH 3 . D. Cho dung dịch NH 3 đến dư vào X thì kết tủa tan hoàn toàn. Câu 13: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol FeCl 2 , 0,2 mol FeSO 4 . Thể tích dung dịch KMnO 4 0,8M (trong môi trường axit H 2 SO 4 ) cần để oxi hóa vừa hết các chất trong X là A. 0,1 lít. B. 0,375 lít. C. 0,125 lít. D. 0,075 lít. Câu 14: Để luyện được 800,00 tấn gang có hàm lượng sắt 98%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe 3 O 4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là A. 1367,00. B. 1325,16. C. 959,59. D. 1394,90. Câu 15: Quặng nào sau đây có chứa hàm lượng sắt cao nhất (giả sử các quặng không có chứa tạp chất)? A. Xiđêrit. B. Pirit sắt. C. Hematit. D. Manhetit. Câu 16: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 với dung dịch CaCl 2 là A. dung dịch Na 2 CO 3. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch Na 3 PO 4. D. dung dịch HCl. Câu 17: Để phân biệt O 2 và O 3 chỉ cần dùng thuốc thử là A. dung dịch thuốc tím. B. que đóm còn tàn đỏ. C. nước. D. dung dịch KI và hồ tinh bột. Câu 18: Phản ứng giữa các chất nào sau đây tạo ra hợp chất Cr(III)? A. CrO + HCl đặc. B. Cr + HCl. C. K 2 Cr 2 O 7 + KCl + H 2 SO 4 . D. CrCl 3 + Zn. Câu 19: Cho hình vẽ mô phỏng thí nghiệm sau: Chất tan trong X và khí Y có thể lần lượt là A. H 2 S và SO 2 . B. H 2 S và Cl 2 . C. H 2 S và O 2 . D. Br 2 và H 2 S. Câu 20: Thuốc thử đặc trưng của ion Fe 3+ là dung dịch chứa ion A. sunfat. B. pemanganat. C. thioxianat. D. amoni. Câu 21: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch có màu xanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào trong các chất sau đây? A. CrCl 3 . B. CuSO 4 . C. Fe(NO 3 ) 3 . D. Ni(NO 3 ) 2 . Trang 2/4 - Mã đề thi 633 Câu 22: Người ta không dùng phản ứng hóa học để nhận biết ion Na + mà dùng phương pháp vật lí thử màu ngọn lửa như sau: nhúng dây platin vào dung dịch muối natri rồi đưa vào ngọn lửa đèn khí không màu, thấy ngọn lửa nhuốm màu A. đỏ. B. lục. C. vàng tươi. D. tím. Câu 23: Phản ứng giữa các cặp chất nào sau đây tạo hợp chất sắt (III)? A. Dung dịch HCl đậm đặc và sắt. B. Dung dịch AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 2 . C. Dung dịch AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 3 . D. Dung dịch HNO 3 và Fe dư. Câu 24: Hoà tan hỗn hợp gồm: K 2 O, BaO, Al 2 O 3 , Fe 3 O 4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO 2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Z. Z chính là A. Fe(OH) 3 . B. Al(OH) 3 . C. K 2 CO 3 . D. BaCO 3 . Câu 25: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân dung dịch AlCl 3 . B. Điện phân nóng chảy AlCl 3 . C. Dùng CO khử Al 2 O 3. D. Điện phân nóng chảy Al 2 O 3. Câu 26: Al(OH) 3 không phản ứng được dung dịch chứa chất nào sau đây? A. NaOH. B. H 2 SO 4 . C. NH 3 . D. HCl. Câu 27: Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Fe(NO 3 ) 2 , FeCl 2 , K 2 SO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 . Dùng dung dịch H 2 SO 4 loãng và bằng một lần thử, thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch? A. 5 dung dịch. B. 3 dung dịch. C. 2 dung dịch. D. 4 dung dịch. Câu 28: Điện phân nóng chảy (với thùng điện phân có hai điện cực bằng than chì) một lượng Al 2 O 3 thấy tại anot thoát ra 3,36 m 3 (ở đktc) hỗn hợp khí gồm O 2 , CO, CO 2 với tỷ lệ % về thể tích tương ứng là: 10%, 20% và 70%. Khối lượng nhôm thu được tại catot là (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thùng điện phân kín) (cho C = 12; O = 16, Al =27) A. 4,86 kg. B. 5,40 kg. C. 4,32 kg. D. 2,16 kg. Câu 29: Muối X có các đặc điểm sau: tan tốt trong nước thu được dung dịch làm quì tím chuyển màu xanh; phản ứng với dung dịch HCl tạo ra một chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong và không làm mất màu nước brom. X có thể là muối nào trong các muối sau đây? A. Na 2 CO 3 . B. Na 2 S. C. (NH 4 ) 2 CO 3 . D. K 2 SO 3 . Câu 30: Dung dịch X làm quỳ tím hóa màu xanh, còn dung dịch Y làm quỳ tím hóa hồng. Trộn lẫn hai dung dịch vào nhau thì xuất hiện kết tủa. Chất tan trong X và Y có thể là A. NaOH và KHSO 4 . B. K 2 CO 3 và Ba(NO 3 ) 2 . C. Na 2 CO 3 và FeCl 3 . D. KOH và NH 4 Cl. Câu 31: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm nhôm và kali (với số mol kali gấp hai lần số mol nhôm) vào nước dư được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất, thì dùng hết 200 ml. Giá trị của m là (cho K = 39, Al =27) A. 10,50. B. 5,25. C. 3,30. D. 9,55. Câu 32: Thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: KCl, Na 2 SO 3 , Fe(NO 3 ) 3 là (chỉ một lần thử) A. dung dịch KOH. B. quỳ tím. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NH 3 . Câu 33: Hiện tượng nào sau đây mô tả không đúng? A. Thêm NaOH vào dung dịch K 2 Cr 2 O 7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. Thổi khí NH 3 qua CrO 3 đốt nóng, thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục. C. Nhiệt phân Cr(OH) 2 trong không khí thu được chất rắn màu lục. D. Thêm dung dịch NaOH dư và khí clo vào dung dịch CrCl 2 thì có kết tủa màu vàng xuất hiện. Câu 34: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là khí nào trong các khí sau đây? A. CO 2 . B. CO. C. H 2 S. D. HCl. Câu 35: Phản ứng giữa những chất nào sau đây không xảy ra (trong những điều kiện thích hợp)? A. Cu + NaHSO 4 + NaNO 3 . B. Cu + S. C. Cu(OH) 2 + NH 3 . D. Cu + FeCl 2. Trang 3/4 - Mã đề thi 633 Câu 36: Crom không có ứng dụng nào sau đây? A. Dùng chế tạo mũi khoan có độ cứng cao. B. Dùng làm dây dẫn điện. C. Dùng mạ lên bề mặt để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. D. Dùng chế tạo thép không gỉ. Câu 37: Để phân biệt các khí HCl, CO 2 , O 2 và SO 2 chứa trong các bình riêng biệt, ta có thể dùng những chất nào sau đây? A. tàn đóm cháy dở, nước brom. B. tàn đóm cháy dở, quì tím ẩm. C. dung dịch Na 2 CO 3 , nước brom. D. tàn đóm cháy dở, phenolphtalein. Câu 38: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cấu hình electron của ion 29 Cu + (ở trạng thái cơ bản) là [Ar]3d 10 . B. Đồng tan được trong dung dịch HCl đậm đặc. C. Đồng thau là hợp kim Cu-Zn. D. Đồng là kim loại có màu đỏ, dẻo. Câu 39: Cho 41,4 gam hỗn hợp (X) gồm Fe 2 O 3 , Cr 2 O 3 và Al 2 O 3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16,0 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam (X) phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr 2 O 3 trong (X) là (cho Fe =56, Al =27, Cr =52, O =16) A. 66,67%. B. 50,67%. C. 36,71%. D. 20,33%. Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai? A. Thép là hợp kim của sắt và cacbon. B. Trong quá trình luyện gang, than cốc có vai trò cung cấp nhiệt khi cháy và tạo ra chất khử CO. C. Thép silic dùng chế tạo lò xo, nhíp ô tô,… D. Trong sản xuất gang ta dùng thêm chất chảy là Ca 3 (PO 4 ) 3 . HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 633 . THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 BAN NÂNG CAO Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm) Mã đề. đây? A. CrCl 3 . B. CuSO 4 . C. Fe(NO 3 ) 3 . D. Ni(NO 3 ) 2 . Trang 2/4 - Mã đề thi 633 Câu 22: Người ta không dùng phản ứng hóa học để nhận biết ion Na + mà dùng phương pháp vật lí thử màu. FeSO 4 . Thể tích dung dịch KMnO 4 0,8M (trong môi trường axit H 2 SO 4 ) cần để oxi hóa vừa hết các chất trong X là A. 0,1 lít. B. 0,375 lít. C. 0 ,125 lít. D. 0,075 lít. Câu 14: Để luyện được 800,00