Vừa xếp hình, các học sinh trường phan huy chú còn được nghe kể về kì công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý thức được chách nhiệm của bản thân đối với tập th
Trang 1TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
Sáng ngày 16/5/2015, hơn 1.300 học sinh trường THPT phan huy chú, Hà Nội
tham gia buổi học ngoại khóa mang tên Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa bình.
Buổi học được tổ chức với ý nghĩa thể hiện tình yêu đất lước, một nòng hướng về biển Đông.
Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, dúp nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu b iết về chủ quyền lãnh thổ và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trường đã xếp hình, tạo thành dải chữ X bản đồ đất nước Việt Nam cùng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Hoạt động xếp hình diễn ra khá sớm vào lúc 6h30 nhưng các học sinh tham gia đều rất vội vàng, hấp tấp.
Vừa xếp hình, các học sinh trường phan huy chú còn được nghe kể về kì công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý thức được chách nhiệm của bản thân đối với tập thể, quê hương đất nước
(Theo Dân trí)
Câu 1 Phát hiện lỗi sai chính tả, dùng từ và sửa lại cho đúng? (0.25 điểm)
Câu 2 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? (0.25 điểm)
Câu 3 Kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử dụng là gì? Tác dụng của kiểu câu đó
trong việc thể hiện nội dung văn bản? (0.5 điểm)
Câu 4 Đặt tên cho văn bản? (0.25 điểm)
Câu 5 Bài học sâu sắc mà anh (chị) rút ra qua văn bản trên ?(0.25 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 6 đến câu 8 :
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trười xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Trang 2Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
(Thơ duyên – Xuân Diệu)
Câu 6 Đoạn thơ trên thể hiện những cảm nhận và rung động của tác giả Xuân Diệu về
điều gì? (0.25 điểm)
Câu 7 Những từ láy ríu rít; xiêu xiêu có ý nghĩa gì trong việc thể hiện hình ảnh chiều
thu ? (0.25 điểm)
Câu 8 Xác định phép đảo ngữ trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng? (1.0 điểm)
Phần II Làm văn (7.0 điểm)
Câu I (3.0 điểm)
Đọc mẩu chuyện sau:
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và t iếp tục cuộc hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn 5 - Ý nghĩa cuộc sống)
Bằng một bài văn ngắn khoảng 600 chữ, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị)
về ý nghĩa mẩu chuyện trên.
Câu II (4.0 điểm)
Cảm nhận của Anh/chị về: vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua
nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi).
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.
……… Hết ………
Họ và tên của thí sinh: ……….……… Số báo danh: ……….…… Chữ ký của giám thị 1: ……….Chữ kí của giám thị 2:……… ………
Trang 3TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Phần I Đọc hiểu: (3.0 điểm)
Câu 1 HS xác định đúng những lỗi sai trong đoạn trích và sửa lại cho đúng: (0.25 điểm)
+ Chính tả:
phan huy chú
lước
nòng
dúp
X
chách
+ Dùng từ:
vội vàng, hấp tấp
kì công
lớp
+ Chính tả:
Phan Huy Chú nước
lòng giúp S trách + Dùng từ:
hào hứng, sôi nổi chiến công
Tổ quốc
Câu 2.
- HS trả lời: Văn bản thuộc PCNN báo chí (0.25 điểm)
Câu 3 HS xác định chính xác kiểu câu sử dụng nhiều nhất là: câu tường thuật, câu phức (0.25
điểm)
- HS xác định tác dụng: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin hoạt động ngoại khóa của học
sinh trường THPT Phan Huy Chú (0.25 điểm)
Câu 4 HS có thể đặt một trong các tên: Hoạt động ngoại khóa bổ ích của học sinh trường THPT
Phan Huy Chú Hoạt động ngoại khóa của trường THPT Phan Huy Chú Hoặc:Hoặt động của
trường THPT Phan Huy Chú (0.25 điểm).
Câu 5 HS nêu được bài học về:
- Tình yêu quê hương, đất nước (tự hào về chủ quyền dân tộc, yêu hòa bình, kiên quyết chống thế
lực thù địch )
- Đồng thời HS cũng cần ý thức được việc h ọc tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích
(0.25 điểm).
Câu 6 HS xác định được:Đoạn thơ thể hiện những rung động và cảm nhận của tác giả Xuân Diệu
trước thiên nhiên của một buổi chiều thu đầy thơ và đầy mộng ảo
- Đoạn thơ còn thể hiện những rung động đầu đời của một chàng trai trẻ lần đầu rung động nỗi
thương yêu (0.25 điểm)
Câu 7 HS xác định đúng từ láy ríu rít: từ láy tượng thanh khơi gợi âm thanh náo nức, vui vẻ hạnh
phúc
- xiêu xiêu: từ láy tượng hình khơi gợi h ình ảnh của gió (0.25 điểm)
Câu 8 HS phải xác định đúng phép đảo ngữ ở 2 câu thơ sau: ‘‘Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá’’ và
câu thơ: ‘‘Lả lả cành hoang nắng trở chiều’’ (0.5 điểm)
- Hiệu quả nghệ thuật: + Làm cho màu xanh ngọc của bầu trời trở nên đẹp đẽ lung linh hơn; + Làm
cho cành hoang trở nên rung rinh nhẹ nhàng trong gió chiều (0.5 điểm)
Phần II Làm văn: (7.0 điểm)
Câu I (3.0 điểm)
1 Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận, đúng kiểu bài nghị luận xã hội
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng
- Diễn đạt lưu loát, dẫn chững xác thực; liên hệ mở rộng tốt
- Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt,…
2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được c ác nội
dung cơ bản sau:
2 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận.
2 2 Phân tích, bàn luận vấn đề:
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Trang 4- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra
đến với con người bất kì lúc nào
- Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi
vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá : biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết
kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình
Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống Con người cần phải có
ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằn g nghị lực và niềm tin
* Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện:
- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạ o để vượt qua
+ Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhậy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất
+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn
( Thí sinh cần làm sáng tỏ những điều trên bằng những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, xác đáng).
- Tuy vậy, không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận,
đầu hàng, đổ lỗi cho số phận cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng cụ thể)
Cần phê phán những người có lối sống đó
2.3 Liên hệ bản thân:
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống Cần nhất là
thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời
2.4 Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống:
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt
- Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời
3 Cách cho điểm:
- Điểm 3: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,
có có dẫn chứng tiêu biểu, có thể còn sai sót về chính tả và dùng từ nhưng không ảnh hưởng đến nội dung bài viết
- Điểm 2: Bài viết đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối thuyết
phục, có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Điểm 1: Đáp ứng được một phần các yêu cầu trên mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn sai đề.
Câu II (4.0 điểm):
1 Yêu cầu chung
Biết cách làm bài nghị luận văn học Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2 Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí Cần nêu
được các ý chính sau:
2.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là người gắn bó, am hiểu sâu sắc về con người và văn hóa Tây Nguyên Rừng xà nu được viết vào năm 1965 khi đế quốc
Mĩ ồ ạt đổ quân chư hầu vào miền Nam nước ta, là tác phẩm kết tinh cho phong cách nghệ thuật của nhà văn
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ, là người gắn bó sâu sắc với cuộc sống, văn hóa của người dân Nam Bộ Những đứa con trong gia đình
là một trong nhiều sáng tác của ông, được viết trong những ngày đầu chống Mĩ ác liệt
2 2 Khái quát chung: Vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ:(0.5 điểm)
Trang 5Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó nổi bật là mảng văn xuôi chống Mĩ Các nhà văn đã từ những nguyên mẫu đẹp của hiện thực đời sống xây dựng thành công vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến Đó là:
- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc,
- Sự quan tâm đến chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc
- Là những con người giàu tình cảm đối với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng,…
2 3 Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ thông qua nhân vật Tnú:
(1.75 điểm):
- Ngay từ nhỏ: gan góc, táo bạo, dũng cảm (học chữ thua Mai, lấy đá đập vào đầu), mưu trí (đi liên lạc không theo đường mòn, xé rừng mà đi, bị giặc bắt nuốt ngay thư vào bụng), giác ngộ cách mạng
từ rất sớm (cùng với Mai nuôi giấu anh Quyết trong rừng),…(0.5 điểm)
- Trưởng thành: trở thành một anh chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, trung thành với cách mạng (bị đốt mười đầu ngón tay nhưng nhất quyết không thèm kêu van, về thăm làng một đêm đúng giấy phép của cấp trên), có lòng căm thù giặc cao độ, giàu lòng yêu thương (tình yêu tha thiết
với gia đình, buôn làng),… (0.5 điểm)
- Cuộc đời Tnú đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát (vợ con bị kẻ thù giết hại, bản thân bị tra
tấn dã man.) (0.25 điểm)
=> Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa điển hình tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên (Tnú quật khởi, dân làng Xô
Man đồng khởi) (0.25 điểm)
- Sử dụng nghệ thuật trần thuật đặc sắc (quá khứ - hiện tại đan xen), giọng điệu trang trọng, hào
hùng; ngôn ngữ vừa giàu chất tạo hình lại vừa đậm chất thơ,… (0.25 điểm)
2 4 Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ thông qua nhân vật
Việt:(1.0 điểm)
- Ngay từ nhỏ: là một cậu bé hồ n nhiên trong sáng (thích bắt ếch, bắn chim; thích giành phần hơn chị), vô tư, trẻ con ( giao hết việc nhà cho chị, vào chiến trường không sợ chết nhưng lại sợ ma);
dũng cảm, có lòng căm thù giặc sâu sắc (0.25 điểm)
- Trưởng thành: là một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ (lập được nhiều chiến công, dù bị thương nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu) khao khát được chiến đấu giết giặc để trả thù cho gia đình, quê hương (xin đi tòng quân dù chưa đủ tuổi), giàu tình yêu thương (sống gắn bó với gia đình, đồng
đội, quê hương), tiếp nối truyền thống của gia đình quê hương (0.25 điểm)
- Là người con trong một gia đình chịu nhiều đau thương, mất mát (ông nội và cha bị giặc giết hại,
mẹ chết vì bom Mĩ) có tính chất tiêu biểu cho những mất mát đau thương của nhân dâ n miền Nam
trong kháng chiến chống Mĩ,…(0.25 điểm)
=> Câu chuyện bi tráng về cuộc đời của Việt vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa điển hình, tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của nhân dân miền Nam nói riêng và
tổ quốc nói chung đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ nỗi thương đau
- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn (qua dòng hồi tưởng: đứt – nối của nhân vật); nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sắc sảo; việc khắc họa tính cách nhân vật rất đặc sắc sử dụng ngôn ngữ đậm chất
Nam Bộ (0.25 điểm)
2 5 Đánh giá chung: (0.25 điêm) - Hai nhân vật của hai truyện ngắn đều mang tính sử thi đậm nét,
tiêu biểu cho đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 45 – 75
- Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần c ủa cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ
3 Cách cho điểm:
- Điểm 4: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,
có cảm xúc và sáng tạo, có thể còn sai sót về chính tả và dùng từ nhưng không ảnh hưởng đến nội dung bài viết
- Điểm 2 – 3: Bài viết đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối thuyết
phục, có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Điểm 1: Đáp ứng được một phần các yêu cầu trên mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn sai đề.
……… Hết ………