Tại Hội nghị Geneve năm 1954, họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc của nhân dân Việt Nam, không những để bảo đảm cho nước họ một vành đai an ninh ở phía nam, mà còn chuẩn bị địa bàn cho việc thự
Trang 1TRƯỜNG LÀNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
(Đề có 2 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
…Tóm lại, trong 30 năm qua, những người cầm quyền Trung Hoa đã ba lần phản bội nhân dân Việt Nam:
1 Tại Hội nghị Geneve năm 1954, họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc của nhân dân Việt Nam, không những để bảo đảm cho nước họ một vành đai an ninh ở phía nam, mà còn chuẩn bị địa bàn cho việc thực hiện mưu đồ bành trướng ở Đông Dương và Đông nam châu Á Họ muốn duy trì tình trạng Việt Nam bị chia cắt lâu dài, hòng làm cho Việt Nam suy yếu và phải phụ thuộc vào Trung Hoa.
2 Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ thì họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với
Mỹ để phối hợp ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản Khi nhân dân Việt Nam đang trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để đưa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lên địa vị “siêu cường thứ ba” và đổi chác lấy việc giải quyết vấn đề Đài Loan.
3 Sau khi nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ và thống nhất nước nhà, họ đã dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao để làm suy yếu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, tiến đến dùng lực lượng quân sự của bè lũ tay sai Pôn Pốt – Lêng xa ry xâm lược Việt Nam ở phía tây nam và lực lượng quân sự của Trung Hoa trực tiếp xâm lược Việt Nam
ở phía bắc, giết hại nhân dân Việt Nam, phá hoại nghiêm trọng các cơ sở kinh tế, văn hóa của Việt Nam ở các vùng có chiến sự…
Ba lần họ phản bội Việt Nam, lần sau độc ác, bẩn thỉu hơn lần trước!
(Trích Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, Nhà xuất
bản Sự Thật, xuất bản vào tháng 10 năm 1979)
Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là gì ? (0,5 điểm)
Câu 3 Anh/Chị hãy đặt tên cho đoạn trích (0,25 điểm)
Câu 4 Từ “bẩn thỉu” thể hiện tình cảm gì của tác giả ? (0,25 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến câu 7.
Em có buồn không khi nhìn lên
Toà nhà cao ngất ở tầng trên
Dưới kia áo rách người cúi xuống
Xin chút tình thương giữa bụi đường ?
Trang 1/2
Trang 2Em có chờ mong một ngày mai Người người ai cũng giống như ai
Dù cho sai biệt về muôn vẻ
Nhưng lại chung nhau ước mộng dài ?
Đã trót sinh ra kiếp con người Tiếng khóc thường chen với tiếng cười Chút tình nhân ái xin vun đắp
Để gió xuân về trong nắng mai.
Việt Quang
Câu 5 Bài thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ nào? (1,0 điểm).
Câu 6 Anh/Chị hãy đặt tên cho bài thơ (0,25 điểm).
Câu 7 Theo anh/chị, “ước mộng dài” là ước mộng về điều gì? (0,25 điểm).
Các em chọn một trong hai câu II.a hoặc II.b để làm.
Câu II.a (3,0 điểm)
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sĩ) tháng 2-1990, ông Võ Văn Kiệt và ông Lý Quang Diệu đã gặp nhau và đề nghị hai bên cùng hướng đến tương lai, gác lại những vết hằn từ
quá khứ Khi bàn về chính sách cán bộ, “Ông Lý Quang Diệu đã chia sẻ rằng tối ưu là cán bộ vừa có năng lực vừa có đạo đức nhưng nếu chỉ có thể có một trong hai, thì đó phải là đạo đức”.
Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)
để bày tỏ chủ kiến của mình
(nội dung phần in nghiêng trích từ Võ Văn Kiệt trong lòng trí thức, trang 247 – 276)
Câu II.b (3,0 điểm)
Lúc sinh thời, cố chủ tịch của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông có câu
nói nổi tiếng: “Chân lý ở nơi đầu họng súng” Nhưng nhà thơ Chính Hữu của Việt Nam lại cho rằng: “Đầu súng trăng treo” với hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của hoà bình.
Anh chị hãy giải thích hai quan điểm trên và theo anh/chị, quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai? Hay cả hai cùng đúng, cùng sai? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) để bày tỏ chủ kiến của mình
Câu III (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Chí Phèo, bà cô Thị Nở nói: “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại
đâm đầu đi lấy một thằng không cha Ai lại đi lấy thằng chỉ có mỗi nghề là rạch mặt ăn vạ”
Trong tác phẩm Vợ nhặt, bà cụ Tứ nói: “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u
cũng mừng lòng” Hãy chia sẻ cảm nhận của anh/chị về hai câu nói của hai nhân vật này
- Hết Các em khoá cửa phòng Tắt nguồn điện thoại, máy tính Tập trung làm bài nha. –
Đáp án, bài văn mẫu: www.facebook.com/phanhungduy2407 và www.facebook.com/truonglangeducom vào ngày 10.6.2015
Trang 2/2