1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học chọn lọc số 123

5 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015 Môn: HOÁ HỌC –LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 135 Họ, tên thí sinh: SBD: Cho NTK: H=1; N =14; O=16, C=12; Mg =24; Na =23; Al =27; P = 31; S= 32;Cl = 35,5 ;K = 39; Ca =40; Fe =56; Cu =64; Zn =65; Br =80; Ba =137; Ag =108; Sn= 119. Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho ure vào dung dịch Ca(OH) 2 (2) Cho P vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng. (3) Cho hơi nước đi qua than nung đỏ. (4) Cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch Na 3 PO 4 . (5) Sục khí Flo vào nước nóng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 10 H 8 O 4 trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức.1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH tạo thành dung dịch Y gồm 2 muối (trong đó có 1 muối có M<100), 1 anđehit no (thuộc dãy đồng đẳng của metanal) và nước. Cho dung dịch Y phản ứng với lượng dư AgNO 3 /NH 3 thì khối lượng kết tủa thu được là A. 432 gam B. 160 gam C. 162 gam D. 108 gam Câu 3: Dung dịch A (loãng) chứa 0,04 mol Fe(NO 3 ) 3 và 0,6 mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là A. 11,52 g. B. 12,8 g. C. 6,4 g. D. 12,16 g. Câu 4: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây? A. Ozon trơ về mặt hóa học . B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. C. Ozon không tác dụng được với nước . D. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. Câu 5: Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là A. Cu + dung dịch FeCl 3 . B. Fe + dung dịch FeCl 3 . C. Cu + dung dịch FeCl 2 . D. Fe + dung dịch HCl. Câu 6: Axit cacboxylic X mạch hở (phân tử có 2 liên kết π ) X tác dụng với NaHCO 3 (dư) thấy thoát ra số mol CO 2 bằng số mol X phản ứng. X thuộc dãy đồng đẳng của axit A. không no, hai chức. B. không no, đơn chức. C. no, hai chức. D. no, đơn chức. Câu 7: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO 4 với dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 là A. 34 B. 36 C. 35. D. 33. Câu 8: Thuỷ phân hoàn toàn m gam mantozơ, sau một thời gian thu được dung dịch X. Khi cho dung dịch X tác dụng gần hết với với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì thu được tối đa 194,4 gam Ag. Biết hiệu suất quá trình thuỷ phân là 80%. Giá trị gần nhất của m là A. 170,80. B. 145,35. C. 180,25. D. 192,68. Câu 9: Chất nào sau đây mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 1 mol NaOH ? A. p-C 6 H 4 (OH) 2 B. p- CH3COOC6H5 C. H 2 NCH 2 COONH 4 D. ClH 3 NCH 2 COONH 4 Câu 10: Cho các chất sau : axetilen, axit fomic, fomanđehit, propin, glucozơ, anđehit axetic, but-2-in, mantozơ, vinylaxetilen, axeton. Số hidrocacbon có phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 là A. 6. B. 5. C. 3. D. 8. Câu 11: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH? A. Ancol benzylic B. Ancol etylic C. Propan-1,2-điol D. Glixerol Câu 12: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H 2 . Chất X là A. 2 HCOO CH CHO− B. 3 2 CH COO CH CH− = C. 2 HCOO CH CH− = D. 3 HCOO CH CHCH− = Câu 13: Cho dãy các chất sau: metan, xiclopropan, etilen, axetilen, benzen, stiren. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên ? A. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac. B. Có 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat. C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. D. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng. Câu 14: Chất nào sau làm quỳ tím ẩm hoá xanh? A. Alanin. B. Anilin. C. Phenol. D. Metylamin. Câu 15: Cấu hình electron của ion Cu 2+ là A. [Ar]3d 10 B. [Ar]3d 8 C. [Ar]3d 9 D. [Ar]3d 8 4s 1 Câu 16: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , đều tác dụng với dung dịch NaOH là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 17: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH? A. alanin. B. glyxin. C. axit axetic. D. metylamin. Câu 18: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na 2 O và Al 2 O 3 vào H 2 O thu được 300 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO 2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 12,3 và 11,7. B. 12,45 và 10,8. C. 16,95 và 11,7. D. 13,3 và 3,9. Câu 19: Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H 2 SO 4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là A. 0,275. B. 0,150. C. 0,175. D. 0,125. Câu 20: Cho các phản ứng sau (1) AgNO 3 + HF → AgF + HNO 3 (2) 3Cl 2 + 6KOH 0 t → 5KCl + KClO 3 + 3H 2 O (3) Zn + 2CrCl 3 → ZnCl 2 + 2CrCl 2 (4) 2Cr + 6HCl → 2CrCl 3 + 3H 2 Số phương trình hoá học viết đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O 2, thu được 23,52 lít khí CO 2 và 18,9 gam H 2 O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (M y < M z ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là A. 3 : 5. B. 4 : 3. C. 3 : 2. D. 2 : 3. Câu 22: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol Cu(NO 3 ) 2 và 0,12 mol HCl trong thời gian t giờ với cường độ dòng điện không đổi 2,68A thì ở anot thoát ra 0,672 lít khí (đktc) và thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam bột sắt (sản phẩm khử của NO 3 − là khí NO duy nhất). Giá trị của t và m lần lượt là A. 0,6 và 9,24. B. 0,6 và 8,96. C. 0,6 và 10,08. D. 0,5 và 8,96. Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe → X FeCl 3 → Y Fe(OH) 3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. NaCl, Cu(OH) 2 . B. HCl, NaOH. C. HCl, Al(OH) 3 . D. Cl 2 , NaOH. Câu 24: Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO 3 ) 2 1M và AgNO 3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 gam chất rắn. Khối lượng m gam bột Fe là A. 11,2 B. 16,8 C. 5,6 D. 22,4 Câu 25: Có các phát biểu sau (1) Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt. (2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. (3) Để khử mùi tanh của cá người ta thường dùng dung dịch dấm ăn. (4) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải. (5) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. (6) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 26: Hợp chất X có tính chất: - Là chất khí ở điều kiện thường - Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím - Bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH) 2 dư tạo kết tủa trắng. X là chất nào trong các chất sau: A. CO 2 B. NO 2 C. SO 2 D. H 2 S Câu 27: Tên gọi không đúng của C 6 H 5 NH 2 là A. phenylamin. B. benzenamin. C. alanin. D. anilin. Câu 28: Cho 240 ml dung dịch KOH 1,5M vào V lít dung dịch AlCl 3 aM thu được 7,8 gam kết tủa. Nếu cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào V lít dung dịch AlCl 3 aM thì số gam kết tủa thu được là A. 5,85 gam B. 3,9 gam C. 2,6 gam D. 7,8 gam Câu 29: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIA? A. Flo B. Oxi C. Magie D. Nitơ Câu 30: Hấp thụ hết 6,72 lít CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K 2 CO 3 thu được 300 ml dung dịch X. Lấy 150 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,75M thu được 4,032 lít khí (đktc). Mặt khác, 150ml X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 59,1 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,1 B. 0,075 C. 0,3 D. 0,15 Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 10,36 gam hỗn hợp gồm CH 3 COOCH 3 và HCOOC 2 H 5 cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là A. 200. B. 280. C. 250. D. 300. Câu 32: Thủy phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là A. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 B. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 C. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 D. (C 15 H 29 COO) 3 C 3 H 5 Câu 33: Cho các phản ứng: (1) X + NaOH → 0 t Y + Z (2) Y + NaOH (rắn)  → 0 ,tCaO CH 4 + Y 1 (3) CH 4 → 0 t Q + H 2 (4) Q + H 2 O  → 0 , txt Z Các chất X và Z có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây? A. CH 3 COOCH=CH 2 và CH 3 CHO. B. CH 3 COOCH=CH 2 và HCHO. C. HCOOCH=CH 2 và HCHO. D. CH 3 COOC 2 H 5 và CH 3 CHO. Câu 34: X, Y là 2 axit đơn chức cùng dãy đồng đẳng (M X < M Y ), T là este 2 chức tạo bởi X, Y với ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy 8,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T thì thu được 7,168 lít CO 2 và 5,22 gam H 2 O. Mặt khác, đun nóng 8,58 gam E với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thì thu được 17,28 gam Ag. Khi cho 8,58 gam E phản ứng hết với 150 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 9,06. B. 11,04. C. 12,08. D. 12,80. Câu 35: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo tương ứng của X là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 a M và Cu(NO 3 ) 2 2a M, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO 2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,25. B. 0,30. C. 0,15. D. 0,20. Câu 37: Cho 11,36 gam P 2 O 5 vào 220 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa chất tan là A. Na 2 HPO 4 và NaH 2 PO 4 . B. Na 2 HPO 4 và Na 3 PO 4 . C. Na 3 PO 4 và NaOH. D. NaH 2 PO 4 và Na 3 PO 4 . Câu 38: Đem đun nóng 18,8 gam Cu(NO 3 ) 2 sau một thời gian dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng chất rắn thu được nặng 13,4 gam. Khối lượng muối Cu(NO 3 ) 2 đã bị nhiệt phân là A. 9,4 gam B. 5,4 gam C. 1,88 gam D. 4,7 gam. Câu 39: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. phản ứng với axit. D. tính lưỡng tính. Câu 40: Các nhận xét sau: (1) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua. (2) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho. (3) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H 2PO4)2.CaSO4 . (4) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây. (5) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K 2CO3 . (6) Amophot là một loại phân bón phức hợp. Số nhận xét đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 41: Chất nào sau đây không lưỡng tính A. Cr(OH) 2 B. Al 2 O 3 C. Cr(OH) 3 D. Cr 2 O 3 Câu 42: Hỗn hợp M gồm ankin X, anken Y (Y nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) và H 2 . Cho 0,25 mol hỗn hợp M vào bình kín có chứa một ít bột Ni đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp N. Đốt cháy hoàn toàn N thu được 0,35 mol CO 2 và 0,35 mol H 2 O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là A. C 4 H 6 và C 5 H 10 . B. C 3 H 4 và C 2 H 4 . C. C 3 H 4 và C 4 H 8 . D. C 2 H 2 và C 3 H 6 . Câu 43: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện. B. NaHCO 3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày. C. Một trong những ứng dụng của CaCO 3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su. D. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống. Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H 2 (đktc). Thể tích khí O 2 (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là A. 4,48 lít. B. 2,80 lít. C. 3,92 lít. D. 1,68 lít. Câu 45: Cho m gam Mg vào dung dịch HNO 3 dư, sau phản ứng kết thúc thu được 0,1792 lít N 2 (đktc) và dung dịch X chứa 6,67m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 3,6. B. 1,2. C. 2,4. D. 4,8. Câu 46: Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương và tráng ruột phích ? A. CH 3 CHO B. HCOOCH 3 . C. Glucozơ. D. HCHO. Câu 47: Hoà tan hết 8,4 gam Fe trong dung dich chứa 0,4 mol H 2 SO 4 đặc, nóng thu được dung dịch X và V lít khí SO 2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là A. 5.40 và 30,0. B. 4,48 và 27,6. C. 5,60 và 27,6. D. 4,48 và 22,8. Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. B. Tơ nilon-6,6 dùng để bện thành sợi ‘‘len’’ đan áo rét. C. Nhựa novolac là sản phẩm trùng hợp giữa phenol và fomanđehit (xúc tác axit). D. Cao su buna-S được điều chế từ buta-1,3- đien và stiren. Câu 49: Dung dịch X có chứa 0,5 mol Na + ; 0,2 mol Cl - ; 0,1 mol NO 3 - ; 0,1 mol Ca 2+ ; 0,1 mol Mg 2+ và HCO 3 - . Đun sôi dung dịch đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Dung dịch Y là A. nước có tính cứng vĩnh cửu B. Nước mềm C. nước có tính cứng toàn phần D. nước có tính cứng tạm thời Câu 50: Hoà tan hoàn toàn lần lượt m 1 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe rồi m 1 gam một oxit sắt trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, rất dư thu được dung dịch Y và 1,12 lít H 2 ( đktc). Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KMnO 4 0,15M thu được dung dịch Z chứa 36,37 gam hỗn hợp muối trung hoà. Giá trị của m 1 và m 2 lần lượt là A. 1,68 và 6,4 B. 2,32 và 9,28 C. 4,56 và 2,88 D. 3,26 và 4,64 HẾT PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Mã đề: 135 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 A B C D . TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015 Môn: HOÁ HỌC –LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 135 Họ, tên thí sinh:. trơ về mặt hóa học . B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. C. Ozon không tác dụng được với nước . D. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. Câu 5: Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là A. Cu. thấy thoát ra số mol CO 2 bằng số mol X phản ứng. X thuộc dãy đồng đẳng của axit A. không no, hai chức. B. không no, đơn chức. C. no, hai chức. D. no, đơn chức. Câu 7: Tổng hệ số (các số nguyên,

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w