Sở GD&ĐT Hà Nội Trường THPT Trí Đức (Đề thi gồm 4 trang) Đề thi THPT Quốc gia 2015 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút GV ra đề: Th.S Lương Văn Tâm Mã đề thi: 124 Họ và tên thí sinh:……………………………………… Phòng thi: …… Số báo danh:…………… Câu 1: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol ZnSO 4 và y mol HCl. Quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên . n Zn(OH) 2 n OH - 0,25 0,45 2,45 Tỉ lệ x : y gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2,0. B. 2,5. C. 3,0. D. 3,5. Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 , CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe 3 O 4 , Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 3: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là A. HCOOCH=CH 2 . B. CH 3 COOCH=CH 2 . C. HCOOCH 3 . D. CH 3 COOCH=CH-CH 3 . Câu 4: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na 2 CO 3 và HCl. B. Na 2 CO 3 và Na 3 PO 4 . C. Na 2 CO 3 và Ca(OH) 2 . D. NaCl và Ca(OH) 2 . Câu 5: Đốt cháy hỗn hợp X gồm etylen glycol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol etylen glycol bằng số mol metan) cần vừa đủ 0,7625 mol O 2 thu được 0,775 mol CO 2 . Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 32. B. 35. C. 38. D. 40. Câu 6: Cho dãy các chất: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaCl, MgCl 2 , FeCl 2 , AlCl 3 . Số chất trong dãy tácdụng với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 tạo thành kết tủa là A. 5. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 7: Cho các cân bằng hoá học: N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) (1) H 2 (k) + I 2 (k) 2HI (k) (2) 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) (3) 2NO 2 (k) N 2 O 4 (k) (4) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là: A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 8: Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm Khí Y có thể là khí nào dưới đây A. CH 4 . B. N 2 . C. NH 3 . D. H 2 . Câu 9: Hòa tan hoàn toàn Fe 3 O 4 trong dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư) được dung dịch X. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa chất tan là A. Fe 2 (SO 4 ) 3 và H 2 SO 4 . B. FeSO 4 . C. Fe 2 (SO 4 ) 3 . D. FeSO 4 và H 2 SO 4 . Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là: A. C 2 H 5 OH, CH 3 COOH. B. CH 3 COOH, CH 3 OH. C. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH. D. C 2 H 4 , CH 3 COOH. Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. kim loại và kim loại. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại. Câu 12: Hòa tan hết hỗn hợp X chứa 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe 3 O 4 trong dung dịch HCl được 0,12 mol H 2 và dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 176. B. 135. C. 199. D. 173. Câu 13: Cho các chất HCl (X); C 2 H 5 OH (Y); CH 3 COOH (Z); C 6 H 5 OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là: A. (T), (Y), (X), (Z). B. (X), (Z), (T), (Y). C. (Y), (T), (Z), (X). D. (Y), (T), (X), (Z). Câu 14: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl 3 , (2) FeCl 2 , (3) H 2 SO 4 , (4) HNO 3 , (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO 3 . Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (4), (5). Câu 15: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. Phenylamoni clorua. B. Anilin. C. Glyxin. D. Etylamin. Câu 16: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H 2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H + trong dung dịch axit loãng thành H 2 . Kim loại M là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 17: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO 4 , HCl là A. NH 4 Cl. B. (NH 4 ) 2 CO 3 . C. BaCO 3 . D. BaCl 2 . Câu 18: Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (M X < M Y < 82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO 3 sinh ra khí CO 2 . Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,5. B. 1,9. C. 1,6. D. 1,7. Câu 19: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 20: Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó M X < M Y < 1,6M X . Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là A. 6. B. 9. C. 10. D. 7. Câu 21: Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng? A. CH 3 NH 3 Cl và CH 3 NH 2 . B. CH 3 NH 3 Cl và H 2 NCH 2 COONa. C. CH 3 NH 2 và H 2 NCH 2 COOH. D. ClH 3 NCH 2 COOC 2 H 5 và H 2 NCH 2 COOC 2 H 5 . Câu 22: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm: A. Fe 2 O 3 , CuO. B. Fe 2 O 3 , CuO, Ag. C. Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 . D. Fe 2 O 3 , CuO, Ag 2 O. Câu 23: Cho dãy các chất: N 2 , H 2 , NH 3 , NaCl, HCl, H 2 O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 24: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C 6 H 5 OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng: Este X (C 4 H n O 2 ) Y Z C 2 H 3 O 2 Na. Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là A. CH 2 =CHCOOCH 3 . B. CH 3 COOCH 2 CH 3 . C. HCOOCH 2 CH 2 CH 3 . D. CH 3 COOCH=CH 2 . Câu 26:Chomgamkalitácdụngvới500mldungdịchHNO 3 thu đượcdungdịchXvà thoátra 0,336líthỗn hợpY(đktc)gồm2khí và dung dịch Z chứa 17,97 gam hỗn hợp muối.Biết rằngquátrìnhkhửHNO 3 chỉtạomộtsảnphẩmduynhất. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 6,8. B. 5,8. C. 6,1. D. 7,8. Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO 4 và H 2 SO 4 loãng; (b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O 2 ; (c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO 3 ) 3 và HNO 3 ; (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 28: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br 2 ? A. CH 3 CH 2 CH 2 OH B. CH 3 COOCH 3 C. CH 3 CH 2 COOH. D. CH 2 =CHCOOH. Câu 29: Dung dịch phenol (C 6 H 5 OH) không phản ứng được với chất nào sau đây? A. NaOH. B. NaCl. C. Br 2 . D. Na . Câu 30: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng? A. Ca(HCO 3 ) 2 . B. FeCl 3 . C. AlCl 3 . D. H 2 SO 4 . Câu 31: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương? A. nước vôi. B. nước muối. C. cồn. D. giấm. Câu 32: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 3 và NaHSO 4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N 2 O và H 2 . Khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 11,5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 240. B. 255. C. 132. D. 252. Câu 33: Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO 3 ) 2 và H 2 SO 4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H 2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 24,0 gam. B. 39,0 gam. C. 19,5 gam. D. 21,5 gam. Câu 34: Hỗn hợp X gồm ba este đơn chức, tạo thành từ một ancol Y với ba axit hữu cơ trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no chứa một liên kết đôi (mạch phân nhánh). Xà phòng hóa m gam hỗn hợp X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và p gam ancol Y. Cho p gam ancol Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 2,24 lít khí (đktc) thoát ra và khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 13,44 lít CO 2 (đktc) và 9,9 gam H 2 O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng mol nhỏ nhất trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 20,5. B. 50,5. C. 41,5. D. 38,5. Câu 35:Đunnóng0,4molhỗnhợpEgồmđipeptitX, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thuđượcdungdịchchứa0,5molmuốicủaglyxinvà0,4molmuốicủaalanin và 0,2 mol muối của valin.MặtkhácđốtcháymgamEtrongO 2 vừađủthuđượchỗnhợpCO 2 ,H 2 OvàN 2 ,trongđótổngkhốilượngcủaCO 2 vànướclà78,2 8gam.Giátrịmgầnnhấtvới giá trị nào sau đây? A. 50. B. 40. C. 45. D. 35. Câu 36: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa C, H, O (biết 50 < M X < M Y < M Z ). Cho hỗn hợp M gồm X, Y, Z, trong đó số mol chất X gấp 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt hoàn toàn a gam M được 13,2 gam CO 2 . Mặt khác, a gam M tác dụng với KHCO 3 dư được 0,04 mol khí. Nếu cho a gam M tác dụng với AgNO 3 /NH 3 dư được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22,5. B. 67,5. C. 74,5. D. 16,0. Câu 37: Chất nào sau đây không tham gia tráng bạc? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Axit fomic. Câu 38: Alanin và anilin đều tác dụng với chất nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịchNaOH. C. Dung dịch nước brom. D. Dung dịchNaHCO 3 . Câu 39: Hợp chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím ẩm? A. H 2 NCH 2 COOH. B. CH 3 COOH. C. CH 3 NH 2 . D. CH 3 NH 3 Cl. Câu 40: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch nước brom vào A. Benzen. B. Anilin. C. Etanol. D. Axit axetic. Câu 41: Để loại bỏ Al 2 O 3 ra khỏi hỗn hợp với Fe 2 O 3 có thể cho hỗn hợp tác dụng với lượng dư dung dịch A. HCl. B. NaOH. C. HNO 3 . D. NaCl. Câu 42: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit? A. CO 2 . B. NH 3 . C. SO 2 . D. CH 4 . Câu 43: Al và Cu đều phản ứng với dung dịch A. NaOH loãng. B. HCl loãng. C. HNO 3 loãng. D. H 2 SO 4 đặc nguội. Câu 44: Chất X dùng để sản xuất HNO 3 , sản xuất phân đạm, thuốc nổ … Chất X còn được sử dụng để khử độc khi có một lượng nhỏ khí Clo làm ô nhiễm phòng thí nghiệm. Chất X là A. NH 3 . B. N 2 . C. NO 2 . D. Ca(OH) 2 . Câu 45: Hoa Cẩm Tú Cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành. Vẻ kì diệu của Cẩm Tú Cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng pH đất trồng < 7 = 7 > 7 Hoa sẽ có màu Lam Trắng sữa Hồng Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH 4 NO 3 )và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là A. Hồng – Lam. B. Lam - Hồng. C. Trắng sữa - Hồng. D. Hồng - Trắng sữa. Câu 46: Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, isobutilen có tổng số mol là 0,57 mol và tổng khối lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,45 mol O 2 . Mặt khác, nếu cho m gam X qua dung dịch brom dư thì thấy có 0,35 mol Br 2 phản ứng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22,3. B. 22,5. C. 24,3. D. 24,5. Câu 47: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, mạch hở X, Y (M X < M Y ) trong 700 ml dung dịch KOH 1M được dung dịch Z và hỗn hợp T gồm 2 ancol đồng đẳng liên tiếp. Đun toàn bộ T với H 2 SO 4 đặc ở 140 0 C (hiệu suất ete hóa của các ancol đều là 60%) thu được 8,04 gam các ete. Cô cạn dung dịch Z được 54,4 gam rắn khan F. Nung F với CaO đến hoàn toàn được 0,3 mol hỗn hợp khí. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 67%. B. 49%. C. 50%. D. 69%. Câu 48: Trùng hợp chất nào sau đây để được polime dùng làm tơ sợi? A. Metylmetacrylat. B. Etilen. C. Acrilonitrin. D. Isopren. Câu 49: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. NaHCO 3 . B. Al(OH) 3 . C. CrO 3 . D. ZnO. Câu 50: Hàm lượng sắt có nhiều nhất trong A. Quặng hematit. B. Quặng manhetit. C. Thép. D. Gang. Ghi chú: - Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh tự lực làm bài. - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm qui chế thi. . Nội Trường THPT Trí Đức (Đề thi gồm 4 trang) Đề thi THPT Quốc gia 2015 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút GV ra đề: Th.S Lương Văn Tâm Mã đề thi: 124 Họ và tên thí sinh:……………………………………… Phòng thi: . Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (M X < M Y < 82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO 3 sinh ra khí CO 2 . Tỉ khối hơi của. 35. Câu 36: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa C, H, O (biết 50 < M X < M Y < M Z ). Cho hỗn hợp M gồm X, Y, Z, trong đó số mol chất X gấp 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt hoàn toàn a