Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học chọn lọc số 116

5 343 0
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học chọn lọc số 116

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 1 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137, Li=7. Câu 1 : Cho m gam FeS 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được V lít SO 2 (đktc). Hập thụ V lít SO 2 nầy vào 400ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Na 2 SO 3 0,25M thu đựơc dung dịch Y chứa 2 muối có tỉ lệ số mol NaHSO 3 :Na 2 SO 3 =2:1. Giá trị của m là A. 4,8 B. 5,6 C. 21,0 D. 8,4 Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng ? A. Nhôm có thể tác dụng với H 2 SO 4 đặc nguội vì nhôm có tính khử mạnh. B. Các kim loại K, Ba, Be, Ca đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm. C. Glyxin, nhôm oxit, natri hiđrocacbonat đều là hợp chất lưỡng tính. D. axit acrylic, vinylaxetilen, toluen đều làm mất màu dung dịch KMnO 4 ở nhiệt độ thường. Câu 3: Cho phương trình hoá học : aFeO+bH 2 SO 4 → cFe 2 (SO 4 ) 3 +dSO 2 ↑ +eH 2 O (với a,b,c,d,e là những hệ số tối giản) Khẳng định nào sau đây là sai về phản ứng trên ? A. FeO là chất khử. B. H 2 SO 4 dùng trong phản ứng trên phải là axit đậm đặc. C. c+d+e=6 D. a+b+c+d+e=14 Câu 4: Cho các chất : glucozơ, axit fomic, saccarozơ, caosu buna–S, stiren, cumen, xiclopropan, axit axetic. Có bao nhiêu chất tác dụng được với nước brom? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5: Có các nhận xét sau : (a) Thành phần chính của supe photphat kép là Ca(H 2 PO 4 ) 2 . (b) Để làm mềm nước cứng tạm thời ta có thể đun nóng hay cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ Ca(OH) 2 (c) Có 4 đồng phân cấu tạo amin no mạch hở bậc 1 có công thức phân tử là C 4 H 11 N. (d) Hiện nay trong công nghiệp ngưới ta dùng cumen là nguyên liệu chính để điều chế phenol và axeton. (e) CO 2 là tác nhân chính chất gây mưa axit và cũng là chất dùng phổ biến trong chữa cháy. (f) Trong lá cây xanh chất hấp thụ năng lượng mặt trời dùng trong quang hợp là clorophil. Số nhận xét đúng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6 : Hỗn hợp X gồm Ala–Val–Ala, Val–Val, Ala–Ala, Ala–Val, Val–Ala. Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X thu được Alanin và Valin có tỉ lệ về khối lượng là Alanin:Valin=445:468. Đốt 0,4 mol hỗn hợp X thu được tổng khối lượng CO 2 và H 2 O là 216,1 gam. Phần trăm khối lượng Ala–Val–Ala trong hỗn hợp X là A.31,47% B. 33,12% C. 32,64% D. 34,08% Câu 7: Hỗn hợp X gồm a gam Al và a gam các oxit của sắt. Đun nóng hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Z; 37,184 lít H 2 (đktc) và dung dịch T . Cho chất rắn Z tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được 16,128 lít SO 2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat . Cô cạn dung dịch muối nầy thu được 2,326a gam muối khan. Giá trị của a gần với A. 45,9 B. 40,5 C. 37,8 D. 43,2 Câu 8: Dung dịch X chứa a mol AlCl 3 và 2a mol HCl. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X ta có đồ thị sau : Đề luyện thi Giá trị của x là A. 0,624 B. 0,748 C. 0,756 D. 0,684 Câu 9 : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Hoà tan m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được V lít H 2 (đktc) và còn a gam chất rắn không tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2V lít H 2 (đktc). Cho chất rắn không tan ở trên tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 6,272 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 3,4m gam muối khan. Giá trị của V gần với A. 12,7 B. 11,9 C. 14,2 D. 15,4 Câu 10: X có công thức phân tử là C 4 H 8 O 2 và tham gia phản ứng tráng gương. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m-5,6 gam muối và a mol ancolY. Đốt a mol ancol Y cần V lít O 2 (đktc). Giá trị của V là A. 28,224 B. 28,448 C. 28,672 D. 28,896 Câu 11: Công thức của tơ olon, tơ capron lần lượt là A. (–CH 2 –CHCl–) n , (–HN–(CH 2 ) 5 –CO–) n B. (–CH 2 –CH(CN)–) n , (–HN–(CH 2 ) 6 –CO–) n C. (–CH 2 –CHCl–) n , (–HN–(CH 2 ) 6 –CO–) n D. (–CH 2 –CH(CN)–) n , (–HN–(CH 2 ) 5 –CO–) n Câu 12: Khi cho anken X tác dụng với HCl thu được chất Y. Khi cho anken X tác dụng với H 2 O (xúc tác axit) thu được ancol Z. Khối lượng phân tử của Y bằng 1,21 khối lượng phân tử Z. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 1 B. 3 C. 5 D. 8 Câu 13: Trong các phản ứng dưới đây : (1) NaNO 3 0 t → (2) Cu(NO 3 ) 2 0 t → (3) Al(OH) 3 0 t → (4) Na 2 CO 3 +HCl → (5) Na+H 2 O → (6) FeCl 2 +Na 2 S → (7) NH 4 NO 2 0 t → (8) NH 4 NO 3 0 t → (9) NH 3 +O 2 0 ,xt t → Có bao nhiêu phản ứng có đơn chất sinh ra? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 14: Điện phân dung dịch X chứa m gam chất tan gồm FeCl 3 và CuCl 2 với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ 5,36A trong 14763 giây thu được dung dịch Y và ở catot có 19,84 gam hỗn hợp kim loại bám vào. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 39,5 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 64,35 B. 61,65 C. 58,95 D. 57,60 Câu 15: Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau: Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất? A. Cốc 2 B. Cốc 1 C. Cốc 3 D. Tốc độ ăn mòn như nhau Câu 16: Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử? A. 3C + 4Al 0 t → Al 4 C 3 . B. C + 2H 2 0 t → CH 4 . C. C + CO 2 0 t → 2CO. D. 3C + CaO 0 t → CaC 2 + CO Câu 17: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic , trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO 2 (đktc) và 11,88 gam H 2 O. Hấp thụ V lít CO 2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là A. 1,6 B. 2,4 C. 1,8 D. 2,0 Câu 18: Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO 3 , tỉ lệ x : y = 8 : 25. Kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch chỉ chứa các ion M 2+ , N 3+ , NO 3 - , trong đó số mol ion NO 3 - gấp 2,5 lần tổng số mol 2 ion kim loại. Khí Z là A. NO 2 B. NO. C. N 2 . D. N 2 O. Câu 19: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O 2 , thu được 75,24 gam CO 2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br 2 1M. Giá trị của V là A. 150. B. 200. C. 180. D. 120. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS 2 và Fe 3 O 4 bằng 100 gam dung dịch HNO 3 a% (vừa đủ) thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 (đktc) có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối ( không có muối amoni). Giá trị của a gần nhất với ? A. 57 B. 43 C. 46 D. 63 Câu 21: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ Y và Z (đều là chất khí ở điều kiện thường , M Y <M Z ) có tỉ khối so với H 2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chỉ thu được CO 2 và H 2 O. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) tác dụng vừa đủ 600 ml dung dịch AgNO 3 1M trong NH 3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa. Phần trăm thể tích của Y trong hỗn hợp X là A. 40%. B. 20%. C. 60%. D. 50%. Câu 22: Nhận xét nào dưới đây không đúng : A. Al(OH) 3 , NaHCO 3 , Pb(OH) 2 , CH 3 COONH 4 đều là chất lưỡng tính. B. Dung dịch NaOH có giá trị pH lớn hơn dung dịch Ba(OH) 2 có cùng C M . C. Dung dịch Na 2 CO 3 có pH>7, dung dịch NH 4 Cl có pH<7. D. Dung dịch FeCl 3 tác dụng với Na 2 S dư, tạo thành 2 kết tủa Câu 23: Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để khử cặn, ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ? A. Nước vôi trong B. Giấm C. Ancol etylic D. Nước Javen . Câu 24: Một ion M 3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của ion M 3+ là A. [Ar]3d 4 4s 2 . B. [Ar]3d 5 . C. [Ar]3d 3 4s 2 . D. [Ar]3d 5 4s 1 . Câu 25: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH 2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là A. 490,6 B. 560,1 C. 470,1 D. 520,2 Câu 26: Hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 và Cu. Cho m gam hỗn hơp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 122,76 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỉ lệ số mol 1 : 2 : 3. Dung dịch Y làm mất màu tối đa bao nhiêu gam KMnO 4 trong môi trường axit sunfuric? A. 6,162 B. 5,846 C. 5,688 D. 6,004 Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO 2 nhiều hơn số mol H 2 O. Hai gluxit đó là A. Saccarozơ và fructozơ. B. Xenlulozơ và glucozơ. C. Tinh bột và glucozơ. D. Tinh bột và mantozơ. Câu 28: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH? A. Axit axetic. B. Anilin. C. Alanin. D. Phenol. Câu 29: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit A. H 2 N-CH 2 CO-NH-CH(CH 3 )-COOH B. H 2 N-CH 2 -NH-CH 2 COOH C. H 2 N-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -COOH D. H 2 N-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH 2 -COOH Câu 30: Cho 3,36 gam bột Fe vào 300 ml dung dịch chứa hai muối AgNO 3 0,15M và Cu(NO 3 ) 2 0,1M, sau một thời gian thu được 5,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 1,8 gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là: A. 1,45. B. 2,80. C. 4,92. D. 2,24. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (b) Phenol không tham gia phản ứng thế (c) Nitro benzen phản ứng với HNO 3 đặc (xúc tác H 2 SO 4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen. (d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH) 2 cho dung dịch phức có màu xanh tím (e) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 3. C. 5. D. 4 . Câu 32: Tripanmitin có công thức là A. (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . B. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 33: Hoà tan hết 17,92 gam hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 , FeO, Fe, CuO, Cu, Al và Al 2 O 3 (trong đó Oxi chiếm 25,446% về khối lượng) vào dung dịch HNO 3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,736 lít (đkc) hỗn hợp khí Z gồm N 2 và N 2 O, tỉ khối của Z so với H 2 là 15,29. Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Số mol HNO 3 đã phản ứng với X là A. 0,75. B. 1,392. C. 1,215. D. 1,475. Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng sau: NaOH → X 1 → X 2 → X 3 → NaOH. Vậy X 1 , X 2 , X 3 lần lượt là A. Na 2 CO 3 , NaHCO 3 và NaCl. B. NaCl, Na 2 CO 3 và Na 2 SO 4 . C. Na 2 SO 4 , NaCl và NaNO 3 . D. Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 và NaCl Câu 35: Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO 4 , FeCl 2 , FeCl 3 . Số cặp chất có phản ứng với nhau là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 36: Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng Fe(NO 3 ) 2 +KHSO 4 → Fe(NO 3 ) 3 +Fe 2 (SO 4 ) 3 +NO 2 +K 2 SO 4 +H 2 O là A. 18 B. 19 C. 20 D. 24 Câu 37: Cho các phản ứng : (1) FeCO 3 +HNO 3 → Khí X+Khí Y+ (2) KClO 3 +HCl → Khí Z+ (3) KMnO 4 0 t → Khí T+ (4) Khí Y+Khí T → Khí R Khẳng định nào sau đây là đúng ? A. X là NO ;Y là CO 2 ; R có màu nâu đỏ. B. X có thể tác dụng với T; R nặng hơn không khí; khi điện phân dung dịch CuSO 4 với điện cực trơ ở anot ta cũng thu được T. C. X,R, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH, Z có màu vàng lục và rất độc. D. X là khí gây hiệu ứng nhà kính, Z tác dụng với hiđro tạo thành chất khí mà khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu; R tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch có pH=7. Câu 38 : Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và axit acrylic là dung dịch nào sau đây ? A. Quỳ tím. B. Na 2 CO 3 . C. NaOH. D. Br 2 . Câu 39 : Một nhà máy nhiệt điện dùng than đá có chứa 1,6% lưu huỳnh (S) về khối lượng để đốt nồi supde tạo hơi nước. Nếu nhà máy nhiệt điện này đã tiêu thụ 100 tấn loại than đá này mỗi ngày thì lượng SO 2 đã thải ra môi trường trong một năm (365 ngày) là bao nhiêu tấn? A. 1168 B.1460 C. 1171 D. 2336 Câu 40 : Cho biết có phản ứng: 2Cu + (dd) → Cu + Cu 2+ (dd). Điều này chứng tỏ: A. Cu 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ và Cu có tính khử mạnh hơn Cu + B. Cu + có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ và có tính khử mạnh hơn Cu C. Cu 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu + và Cu + có tính khử mạnh hơn Cu D. Hợp chất của Cu + có tính chất hóa học khác thường Câu 41: Cho a gam Photphotriclorua (PCl 3 ) vào nước được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3 M. Tính a? A. 3,4375 g B. 5,156 g C. 2,375 g D. 4,125 g Câu 42: Cho Fe 3 O 4 vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag, AgNO 3 , Na 2 CO 3 , NaNO 3 , NaOH, NH 3 , KI, H 2 S có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X. A. 7 B. 9 C. 8 D. 6 Câu 43 : Cho các cân bằng hóa học sau : (1) H 2 (k) + Cl 2 (k) 2HCl (k) . (2) 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) . (3) N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) . (4) 2NO 2 (k) N 2 O 4 (k) . Khi tăng áp suất, các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. (1), (2), (3), (4). B . (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). Câu 44 : Cho m gam hỗn hợp X gồm anđehit axetic, anđehit acrylic và anđehit oxalic tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 69,12 gam Ag. Mặt khác đốt cháy hết m gam hỗn hợp X thu được 37,86 gam hỗn hợp CO 2 và hơi nước có tỉ khối so với H 2 là 16,46. Giá trị của m là : A. 17,22 gam B. 14,02 gam C. 19,42 gam D. 13,62 gam Câu 45: Trường hợp nào sau đây không sinh ra H 2 SO 4 ? A. HCl + BaSO 4 . B. H 2 S + C l2 + H 2 O. C. SO 3 + H 2 O. D. SO 2 + Br 2 + H 2 O. Câu 46: Cho 1,792 lít khí CO 2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,2 M và Ba(OH) 2 0,12 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,728. B. 3,940. C. 1,576. D. 2,364. Câu 47: Khi sản xuất C 2 H 4 từ C 2 H 5 OH và H 2 SO 4 đặc, nóng trong sản phẩm khí tạo ra có lẫn 2 tạp chất là CO 2 và SO 2 . Hóa chất được chọn để loại bỏ hai tạp chất khí đó là A. nước vôi trong dư. B. dung dịch KMnO 4 dư. C. dung dịch NaHCO 3 dư. D. nước brom dư. Câu 48: Cho các dung dịch sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: đường mía, đường mạch nha, lòng trắng trứng, giấm ăn, fomalin, ancol etylic. Thuốc thử dùng để nhận biết tất cả các dung dịch trên là A. dung dịch nước brom. B. Cu(OH) 2 /OH − . C. dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . D. xô đa. Câu 49: Một loại phân amophot chỉ chứa hai muối có số mol bằng nhau. Từ 1,96 tấn axit photphoric sản xuất được tối đa bao nhiêu tấn phân bón loại này ? A. 2,81 tấn. B. 2,64 tấn. C. 2,30 tấn. D. 2,47 tấn. Câu 50: Trong các tơ sau: tơ xenlulozơ triaxetat, tơ capron, tơ vinylic, tơ tằm, tơ visco, tơ lapsan, tơ nitron, tơ enang, bông, tơ nilon - 6,6. Có bao nhiêu tơ là tơ hóa học ? A. 7. B. 6. C. 8. D. 2. ––––––––––––HẾT–––––––––––––– . TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 1 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. dùng hóa chất nào sau đây ? A. Nước vôi trong B. Giấm C. Ancol etylic D. Nước Javen . Câu 24: Một ion M 3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số. Cu + có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ và có tính khử mạnh hơn Cu C. Cu 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu + và Cu + có tính khử mạnh hơn Cu D. Hợp chất của Cu + có tính chất hóa học khác thường Câu

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan