1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên

51 809 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 381 KB

Nội dung

Là một bộ phận của đầu tư phát triển,đó là các hoạt động tiêu hao nguồn lực hiện tại để nhằm đem lại lợi ích tương lai

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương I Những lý luận chung 7

I vốn đầu tư xây dựng cơ bản và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho cấp huyện ở Việt Nam 7

1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 7

1.1 đầu tư xây dựng cơ bản 7

1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 7

1.3 ý nghĩa của vốn đầu tư 9

1.4 Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước 10

1.5 Những hạn chế và thách thức hiện nay trong công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10

2 Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 12

3 Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 13

3.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 14

3.2 Ý nghĩa của việc phân cấp quản lý vốn ngân sách nhà nước 15

3.3 Thực trạng phân cấp quản lý tại Việt Nam qua một số giai đoạn 16

II.Chức năng quyền hạn của các phòng ban cấp huyện trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 18

1.Quy trình phân bổ và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 18

2.Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở cấp huyện 19

Trang 2

2.1 Phòng tài chính kế hoạch 19

2.2Ban quản lý các dự án 20

2.3 Chủ đầu tư 21

Chương II: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở huyện Đồng Hỷ 24

I.Tình hình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở huyện Đồng Hỷ 24

1.Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ 24

2.Quy mô và thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đồng Hỷ 27

2.1 Quy mô nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ 27

2.2Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 27

2.2.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương 27

II Thực trạng phối kết hợp giữa các phòng ban trong phân bổ và quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước.35 1.Quy trình phân bổ và quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 35

1.1 Quy trình phân bổ nguồn vốn tại địa phương 35

1.2 Quản lý sử dụng vốn 35

2 Thực trạng phối hợp giữa các phòng ban liên quan 37

Chương III.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các phòng ban của huyện Đồng Hỷ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 38

I Quan điểm và phương hướng phát triển của địa phương 38

1.1 Quan điểm và phương hướng phát triển 38

1.2Các mục tiêu trong giai đoạn 2010-2015 của huyện Đồng Hỷ 38

Trang 3

II.Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước và yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý vốn

đầu tư 41

III.Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban 44

1.1Đối với công tác quản lý nguồn vốn xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 44

2Công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước 45

3 Tăng cường phân cấp và phối hợp giữa các ban ngành liên quan tới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 46

4 Kiến nghị của huyện 46

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

XDCB : xây dựng cơ bản

NSNN : ngân sách nhà nước

NSTU : ngân sách trung ương

NSDP : ngân sách địa phương

UBND : ủy ban nhân dân

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước,địa phương.Các công trình xây dựng cơ bản được xây dựng đã giúpcho cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao.Trong giai đoạn hiệnnay,cùng với sự phát triển đi lên của đất nước,vai trò của đầu tư xây dựng cơ bảnngày càng được đề cao.Các công trình xây dựng cơ bản ngày càng đáp ứng đượccác yêu cầu của người dân

Tuy nhiên để có thể thực hiện được các công trình đó,cần phải sử dụng một khốilượng lớn vốn.Trong các nguồn vốn được dùng thì nguồn vốn ngân sách đóng vaitrò rất quan trọng.Với tình hình hiện nay,mặc dù đã có những hiệu quả trong côngtác sử dụng vốn nhưng việc sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằngngân sách nhà nước là hết sức khó khăn với nhiều hạn chế như dàn trải,thấtthoát,tham ô lãng phí…Đối mặt với những điều kiện như vậy chúng ta đã có nhữnggiải pháp kiến nghị để nhằm giảm bớt sự không hiệu quả của quá trình sử dụng vốnquan trọng này

Đồng Hỷ trong những năm qua được sự quan tâm của nhà nước,công tác đầu tưxây dựng cơ bản có những bước tiến đáng kể đã mang lại những lợi ích to lớn trongcông cuộc xây dựng và phát triển kinh tế địa phương,nguồn vốn không ngừng tănglên,đi đôi với đó là cơ sở vật chất ngày càng hiện đại hơn phục vụ ngày càng tốt hơncho nhu cầu người dân.Song địa phương vẫn có nhiều hạn chế trong công tác quản

lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.một trong những hạn chế đó là cơ chế phốihợp giữa các ngành còn chưa caoĐiều đó làm cho hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ

bản còn chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra.Vì lý do đó tôi chọn đề tài “Nâng cao

hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên”.Đề tài này gồm 3 phần

Chương 1 Những lý luận chung

Chương II: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở huyện Đồng Hỷ

Chương III.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các phòng ban của huyện Đồng Hỷ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Trang 6

Đề tài được nghiên cứu tại phòng tài chính kế hoạch huyện Đồng Hỷ nhằm mụcđích đưa ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả công tác phối hợp quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản(vốn ngân sách nhà nước) hiệu quả hơn

Trang 7

Chương I Những lý luận chung

I vốn đầu tư xây dựng cơ bản và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho cấp huyện ở Việt Nam

1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

1.1 đầu tư xây dựng cơ bản

Là một bộ phận của đầu tư phát triển,đó là các hoạt động tiêu hao nguồn lựchiện tại để nhằm đem lại lợi ích tương lai

Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản:

Đòi hỏi nguồn lực lớn về tiền bạc và sức người

Thời gian thi công kéo dài

Phân loại vốn đầu tư

Tài sản sản xuất được chia thành tài sản cố định và tài sản lưu động Tương ứngnhư vậy, vốn đầu tư sản xuất cũng được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định

và vốn đầu tư vào tài sản lưu động

Vốn đầu tư vào tài sản cố định: Đáp ứng nhu cầu bù đắp hao mòn trong quá trìnhhoạt động của tài sản cố định và đảm bảo các yêu cầu mở rộng quy mô, dung lượng của nền kinh tế và yêu cầu cải tiến, hiện đại hóa phù hợp với yêu cầu của sự phát triển

Trang 8

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động: Đảm bảo các yêu cầu dự trữ thường xuyên, ổn định các yếu tố thiết yếu của các ngành kinh tế: dự trữ nguyên, nhiên liệu… Đồng thời giúp cho các nhà đầu tư tăng, giảm mức dự trũ hàng hóa tồn kho theo sự biến động của giá cả.

Nếu đứng trên góc độ tính chất của hoạt động đầu tư thì vốn đầu tư được chia làm hai bộ phận là:

Vốn đầu tư thuần túy: là phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng quy mô, khối lượng vốn sản xuất (ký hiệu là N)

Vốn đầu tư khôi phục: là bộ phận vốn có tác dụng bù đắp các giá trị hao mòn củavốn sản xuất, đây chính là quỹ khấu hao (Dp)

Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau :

Nguồn trong nước :

Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước ,nguồn này chiếm tỷ trọng lớn, nó bao gồm từ các nguồn sau :

Vốn ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách TU và ngân sách địa phương , đượchình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế , vốn khấu hao cơ bản và một số nguồnkhác

dành cho đầu tư Xây dựng cơ bản

Vốn tín dụng đầu tư gồm : Vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từcác đơn vị kinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn củacác tổ chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài

1.2.2 Kế hoạch vốn đầu tư

Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư xã hội là một bộ phận trong hệ thống kế hoạchhóa phát triển kinh tế xã hội nhằm xác định quy mô,cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu

tư xã hội cần có để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch,cânđối các nguồn đảm bảo vốn đầu tư,đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khai thác

Trang 9

huy động và sử dụng vốn cón hiệu quả nhất

Xác định chính sách khai thác huy động định hướng sử dụng vốn đầu tư

1.3 ý nghĩa của vốn đầu tư

Nhìn một cách tổng quát : đầu tư Xây dựng cơ bản trước hết là hoạt động đầu

tư nên cung có những vai trò chung của hoạt động đầu tư như : tác động đến tổngcung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế , tăngcường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước

Ngoài ra với tính chất đặc thù của mình, đầu tư Xây dựng cơ bản là điều kiệntrước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế , có những ảnh hưởng vai trò riêngđối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất Đó là :

Vốn đầu tư giúp giải quyết các vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng: Việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng là một yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, một tỉnh, thành phố Tuy nhiên để phát triển được hệ thống cơ sở

hạ tầng hiện đại và đáp ứng yêu cầu thì cần phải có một lượng vốn rất lớn Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội

Vốn đầu tư giúp giải quyết các vấn phát triển xã hội, các vấn đề xã hội Để đảm bảophát triển kinh tế một cách bền vững chúng ta luôn phải đảm bảo sự phát triển, tiến

bộ của xã hội: Phát triển hệ thống giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng…Đồng thờigiảm bớt mặt trái của sự phát triển đối với xã hội: tệ nạn, ô nhiễm môi trường…Những vấn đề này muốn giải quyết được chúng ta cần có một lượng vốn đầu tư khálớn

Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm , yếu tố nhân lực, vốn và điềukiện về địa điểm,… lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc thiết bị ;nhà xưởng Đầu

tư Xây dựng cơ bản đã giải quyết vấn đề này

-Đầu tư Xây dựng cơ bản là điều kiện phát triển các ngành kinh tế

Trang 10

1.4 Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước

Hiệu quả kinh tế - xã hội

Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế

xã hội thu được so với đóng góp mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiệnđầu tư

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thựchiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế Những sự đóng góp này có thểđược xét mang tính chất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng.Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiênnhiên, của cải vật chất , sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng cáccông việc khác trong tương lai

Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải tính đầy đủ các khoàn thu chi , xemxét và điều chỉnh các khoản thu chi mang tính chất chuyển khoản , những tác độngday chuyền nhằm phản ánh đúng những tác động của dự án

1.5 Những hạn chế và thách thức hiện nay trong công tác quản lý sử dụng vốn đầu

tư xây dựng cơ bản

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại nước ta tuy đã có nhiều thành tựunhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế vẫn chưa khắc phục được như

Quy hoạch kém

Quy hoạch phát triển nhiều ngành chất lượng chưa cao hoặc chậm được phêduyệt, chưa gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển ngành với vùng và địa phương;Quy hoạch chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọngthoả đáng đến yếu tố môi trường và xã hội.Không ít dự án quy hoạch tuy đã đượcxác định nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, nhất là phân tích và dựbáo về thị trường và năng lực cạnh tranh, nên phải thay đổi nhiều lần như quyhoạch ngành điện, xi măng Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống giaothông, hệ thống cảng, đô thị còn mang tính tình thế, nhu cầu đến đâu phát triểnđến đó; hệ thống cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kếttrong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn, nhằm nângcao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư

Đầu tư dàn trải

Trang 11

Tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách củacác Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để Tình trạngnày được tích tụ từ nhiều năm, gây lãnh phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp,chậm được khắc phục.

Việc bố trí vốn đầu tư thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiềunăm qua Số dự án dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng chậm, trong khi

đó số dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng cao hơn, bình quânvốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hướng giảm dần Một số Bộ, ngành vàđịa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, bốtrí vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư

Thất thoát, lãng phí

Tình trạng thất thoát, lãnh phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra trong nhiều

dự án đâu tư, thuộc các nguồn vốn, ở các ngành, các địa phương và trong tất cả cácgiai đoạn của quá trình đầu tư

Đánh giá chung cho thấy, những tồn tại trên đã làm cho hiệu quả đầu tư xây

dựng cơ bản đạt thấp Hiệu quả đâu tư thấp thể hiện cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế

và ở tầm vi mô của từng dự án, công trình, hạng mục công trình thuộc các Bộ,ngành, địa phương Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản mới chủ yếugóp phần phát triển kinh tế - xã hội theo chiều rộng, chưa tạo được bước chuyểnbiến tích cực về chất lượng tăng trưởng, chi phí sản xuất cao, giá trị tăng thêm củasản phẩm còn ít, chưa có tác động mạnh đến phát triển bền vững, bảo vệ môitrường, kiến trúc và cảnh quan đô thị Đầu tư xây dựng cơ bản trong các chươngtrình mục tiêu cũng chưa đạt kết quả cao

Trang 12

2 Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước là nguồn vốn lớn,thu từdân do đó công tác quản lý vốn này phải hết sức chú ý đến tính hiệu quả của việc

sử dụng chúng,giảm thiểu tối đa sự thất thoát lãng phí vốn

Để chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và để đầu tư vốn có hiệu quả, điều đầutiên phải quan tâm là việc xác định chủ trương đầu tư Nhớ lại thời kỳ kế hoạch hóatập trung, do quan liêu, chạy theo cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, chạy theo mục tiêuphải hoàn thành, tất cả đều phải dựa vào vốn đầu tư của nhà nước, chúng ta đã phảitrả giá cho những công trình đầu tư nhưng kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, giáthành cao, nhiều thiết bị đắt tiền được nhập về rồi đắp chiếu, dần trở thành đống sắt

vụn và còn rất nhiều điều bất hợp lý nhưng chưa có ai tổng kết để xem hậu quả Nhà

nước đã bị thiệt hại là bao nhiêu, nhưng tin chắc rằng con số đó không nhỏ

Trong thời gian gần đây, việc đổi mới kinh tế, cơ cấu đầu tư đã được các cấp, cácngành chú ý hơn, song tình trạng đầu tư không đúng định hướng gây lãng phí chưađược giảm bớt Quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch các ngành, các địa phương còn

sơ sài, thiếu cơ sở khoa học, có quy hoạch không xuất phát từ thực tiễn khách quan

mà lại xuất phát từ nguyện vọng chủ quan, chạy theo phong trào; điều mấu chốt lànghiên cứu quy hoạch phải được áp dụng vào cuộc sống Những câu hỏi tại sao? đãđược đặt ra không ít trong các cuộc hội thảo, các diễn đàn, hay trong chính các đềtài nghiên cứu, nhưng câu trả lời vẫn chưa thỏa đáng Nguyên nhân thì có nhiều,song nguyên nhân cơ bản mà các nhà nghiên cứu vẫn loay hoay đi tìm đó là ‘‘mộtphương pháp nghiên cứu mang tính khoa học và phù hợp vời thực tiễn’‘ Do thiếu

cơ sở khoa học, nôn nóng cho nên những năm trước đây đã có phong trào xây dựng

xi măng lò đứng với công nghệ lạc hậu, hay phong trào xây dựng nhà máy đường ởhầu hết các tỉnh cũng vậy

Vấn đề cần được làm rõ là nguồn vốn của Nhà nước đã được đầu tư đúng hướng,đúng chỗ chưa? Cần làm rõ, phân định trách nhiệm từ người quyết định đầu tư,người trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác, chấm dứt tình trạng người đầu tưkhông có trách nhiệm gì, người xây dựng không gắn với người sử dụng, dồn tất cả

các khoản chi phí tiêu cực cho người quản lý công trình Để nâng cao hiệu, quả đầu

tư vốn, chống thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, cần có những giải pháp sau:

Trang 13

Quá trình đầu tư cần được quản lý chặt chẽ:

Để triển khai một dự án, công tác chuẩn bị đầu tư thường được tiến hành trước từ

1 - 2 năm Trong thực tế đây vẫn là khâu chủ yếu làm chậm việc thực hiện đầu tư,hiện tượng ‘‘vốn chờ dự án’‘ vẫn còn phổ biến Có một số bộ và địa phương tranhthủ được ghi kế hoạch đầu tư, mặc dù chưa đủ thủ tục, cốt là để giữ chỗ sau đó mớichạy các thủ tục

Việc giao kế hoạch đầu tư hàng năm thưởng chậm, có khi giữa năm mới giaoxong, gây ra tình trạng đầu năm sau vẫn thực hiên vốn của năm trước Do đó, việcđẩy mạnh thực hiện các thủ tục về chuẩn bị đầu tư và phân cấp giữa trung ương vàđịa phương cần được cải tiến

Phải khắc phục ngay cơ chế ‘‘xin cho’‘, đây là nguyên nhân gây ra những tiêu cựctrong việc nhận dự án và công trình xây dựng Tệ nạn ‘‘chạy vốn - lại quả’‘ đangkhá phổ biến và công khai Thực hiện quy chế đấu thầu chưa được nghiêm túc, tỷ lệchỉ định thầu chiếm tỷ trọng cao, việc phá giá đấu thầu, bỏ giá quá thấp để được

trúng thầu đang là mối nguy cơ lớn ảnh hưởng đến chất lượng công trình cần khắc

phục tình trạng đấu thầu giả, xét thầu thiếu trong sáng, sự can thiệp bằng thư tay

Để tháo gỡ chuyện này, tháng 8/2003 vừa qua Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 890/QĐ-TTg quy định: Từ 2004 không chấp nhận việc bố trí kế hoạch và cấpvốn đầu tư cho các dự án không thực hiện đúng quy định theo Quy chế quản lý đầu

tư và xây dựng hiện hành

Công khai hóa vốn đầu tư bằng vốn NSNN

Muốn chống thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cần phải tiếnhành hàng loạt các biện pháp từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xâydựng Nhưng biện pháp quan trọng nhất là việc công khai hóa toàn bộ hoạt độngđầu tư bằng vốn Nhà nước Có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau,nhưng điều cơ bản là phải đảm bảo sự giám sát của nhân dân

3 Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một phần của ngân sách nhà nước nên mọinguyên tắc quản lý và sử dụng loại vốn này đều được triển khai trong các văn bản

có liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước

Trang 14

3.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Hai là: NSTƯ giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảothực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước Cơ sở của nguyên tắc nàyxuất phát từ vị trí quan trọng của nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hộicủa cả nước mà hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tàichính quốc gia

Nguyên tắc này được thể hiện:

Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất và dựa chủyếu trên cơ sở quản lý NSTƯ

Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh

tế và trong xã hội Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn phảiđược tập trung vào NSTƯ, các khoản chi có tác động đến quá trình phát triển kinh

tế, xã hội của cả nước phải do ngân sách trung ương đảm nhiệm NSTƯ chi phốihoạt động của NSĐP, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương

Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm(%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấpdưới được cố định từ 3 đến 5 năm Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sungmột phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Chế độphân cấp xác định rõ khoản ngân sách nào do địa phương thu, khoản ngân sách nào

Trang 15

phải do địa phương chi Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởngtrông chờ, ỷ lại hoặc lạm thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bốtrí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội Đồng thời là điều kiện để xác định rõ tráchnhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý NSNN, tránh co kéo trong xâydựng kế hoạch như trước đây

Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách Phân cấp ngân sách phảicăn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênhlệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ

3.2 Ý nghĩa của việc phân cấp quản lý vốn ngân sách nhà nước

Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới nay đãqua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất địnhnhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương

và chính quyền các cấp trong quản lý NSNN

NSNN được phân cấp quản lý giữa chính phủ và các cấp chính quyền địaphương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều cấp Điều đókhông chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hànhchính Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tàichính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quảhơn là có sự áp đặt từ trên xuống Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiệnnay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ …vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phươngphát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trongquá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Có một số khoản thu như: tiền chothuê mặt đất, mặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc

sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế môn bài,…giao cho địa phương quản lý sẽhiệu quả hơn

Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN vớicác hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy đủ vàkịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sửdụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn

Trang 16

và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triểnhoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến điah phương màcòn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địaphương trong cả nước Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN được tốt hơn,điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấpngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của NSNN.Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lýkinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối quan

hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phươngtrong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành NSNN đúng đắn và hợp lý sẽ làmột giải pháp quan trọng trong quản lý NSNN

3.3 Thực trạng phân cấp quản lý tại Việt Nam qua một số giai đoạn

Phân cấp ngân sách là phân định trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và lợi íchgiữa các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp trong hệ thống NSNN Tại Việtnam, kể từ sau khi có luật NSNN, cơ chế phân cấp đã có sự thay đổi một cách cănbản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong việc chủ độngkhai thác nguồn thu và bố trí chi tiêu

Với sự thống nhất từ trên xuống về các khái niệm, nội dung, nguyên tắc quản

lý, hệ thống NSNN đã đồng nhất cách hiểu, tư duy trong quá trình vận hành trongthực tế Nét mới là ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyềntheo luật (chỉ thay đổi khi quốc hội sửa luật), khắc phục được tính không ổn địnhtrong phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi Trước đây, về thu, hầu như năm nàochính phủ cũng điều chỉnh nguồn thu, tỷ lệ điều tiết một số khoản thu giữa trungương và địa phương Việc điều chỉnh này chủ yếu bằng quyết định, chỉ thị (các vănbản dưới luật) của thủ tướng chính phủ nên hiệu lực pháp lý không cao Có nhữngnguồn thu, năm thì để lại cho địa phương, năm thì thu về trung ương (thuế xuất,nhập khẩu tiểu ngạch, thu cấp quyền sử dụng đất…) Về chi, cũng thường xuyênsửa đổi các nhiệm vụ chi (như chi trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất chocán bộ trung ương; chi cho bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân; quản lý công tácđịnh canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới, đo đạc và quản lý ruộng đất…cónăm được xác định là nhiệm vụ của trung ương, có năm lại là của địa phương)

Trang 17

Luật ngân sách Nhà nước đã khẳng định nguyên tắc: ngân sách cấp trên nắmgiữ các nguồn thu chủ yếu và đảm nhận các nhiệm vụ chi quan trọng hơn cấp dưới,các nguồn thu của ngân sách cấp dưới không đủ đáp ứng nhu cầu chi thì được cấp

bổ sung và không được sử dụng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngânsách cấp khác Từ khi đưa luật NSNN vào thực tiễn, nhiều địa phương đã ý thứcđược trách nhiệm phải đảm bảo nguồn thu gắn với tăng trưởng và phát triển kinh tế

ở địa phương thì mới có thể đảm nhận tốt nhiều nhiệm vị chi Đồng thời, nhận thứcđược, khi đời sống của đại đa số nhân dân ở địa phương khá lên thì NSĐP mớiđảm bảo được hầu hết các nhiệm vụ chi về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội…Do đó,các khoản thu của NSĐP nhìn chung được tập trung thu đúng, thu đủ, kịp thời,giảm bớt sự phân tán nguồn thu nên số thu ngày càng ổn định và nguồn thu ngàycàng được mở rộng

Từ khi đưa luật NSNN vào thực tiễn, nhiều địa phương đã ý thức được tráchnhiệm phải đảm bảo nguồn thu gắn với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở địaphương thì mới có thể đảm nhận tốt nhiều nhiệm vị chi Đồng thời, nhận thứcđược, khi đời sống của đại đa số nhân dân ở địa phương khá lên thì NSĐP mớiđảm bảo được hầu hết các nhiệm vụ chi về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội…Do đó,các khoản thu của NSĐP nhìn chung được tập trung thu đúng, thu đủ, kịp thời,giảm bớt sự phân tán nguồn thu nên số thu ngày càng ổn định và nguồn thu ngàycàng được mở rộng

Luật NSNN một mặt đề cao vai trò của NSTƯ, mặt khác để đảm bảo khả năngcân đối của ngân sách các cấp địa phương, luật đã thu hẹp dần các khoản thu củangân sách Trung ương, một mặt thay đổi thuế doanh thu bằng thuế GTGT, thuế lợitức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt khác điều chỉnh nguồn thu, nhiệm vụ chigiữa các cấp ngân sách, trong đó hai khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp vàthuế tài nguyên (trừ dầu khí) được để lại 100% cho ngân sách địa phương(theo luật

cũ là phân chia giữa NSTƯ và NSĐP) Đồng thời, tăng thêm các khoản thu chongân sách địa phương, đặc biệt là cấp huyện và đô thị về thuế tiêu thụ đặc biệt(trước đây trung ương thu 100%), thu đối với hàng sản xuất trong nước thu vào cácmặt hàng bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường…đã tạo điều kiện làm phong phúnguồn thu của ngân sách địa phương

Trước thực trạng phân cấp, quản lý ngân sách đó, tình hình thu, chi NSNN đãđạt được nhiều kết quả trong năm 2009

Trang 18

Về thu NSNN không những đảm bảo đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyêncủa nhà nước mà còn dành ra một phần tích luỹ cho đầu tư phát triển, tăng cường

dự trữ, củng cố tiềm lực tài chính Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009ước đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch năm, vượt 750 tỷ đồng so với kếhoạch đề ra.Trong đó, số thu từ thuế, phí và lệ phí ngày càng lớn và chiếm tỷ trọngquyết định trong tổng thu NSNN, bình quân đạt khoảng 95% đến 98% tổngthu.Thu ngân sách địa phương năm 2009 vượt dự toán khoảng 7.480 tỷđồng.Thành tựu này không chỉ do luật NSNN đem lại mà còn đánh dấu sự tiến bộcủa ngành thuế, đồng thời khẳng định chiều hướng phát triển đúng đắn của côngcuộc chuyển đổi kinh tế, cải cách thuế

II.Chức năng quyền hạn của các phòng ban cấp huyện trong quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

1.Quy trình phân bổ và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước

Quy trình phân bổ quản lý vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo luậtngân sách nhà nước

Luật Ngân Sách ===> Nghị định hướng dẫn Luật ===> các Thông tư hướngdẫn Nghị định ===> các văn bản khác hướng dẫn thực hiện hoặ điều chỉnh 1 sốđiều thi hành của Thông tư

một số nghị định và thông tư có liên quan đến việc phân bổ quản lý ngân sáchtại địa phương

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính Phủ ban hành quychế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương;

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

- Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định vềquản lý Ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/08/2003 của Bộ Tài chính về việc

Trang 19

ban hành chế độ kế toán ngân sách

2.Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở cấp huyện

2.1 Phòng tài chính kế hoạch

chức năng và nhiệm vụ của phòng tài chính kế hoạch được quy định bởi cácvăn bản do ủy ban nhân dân cùng cấp.Nhìn chung chức năng và nhiệm vụ của cơquan này ở mỗi địa phương có nhiều điểm chung lớn:

Tham mưu giúp UBND huyện điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dựtoán ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách về tài chính, giá cả, các chính sáchkinh tế- xã hội do nhà nước ban hành; tham mưu trình UBND huyện các văn bảnhướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh,

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác tài chính, Kế hoạch và đầu tưtrên địa bàn

Chủ trì xây dựng và tổng hợp và trình chủ tịch UBND huyện các quy hoạch, kếhoạch dài hạn, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, mục tiêu,các danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; hàng năm xây dựng kế hoạchphân bổ dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị, phường, xã; Hướng dẫn, kiểmtra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt

Chủ trì tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các nghành liên quan, thẩm định các dự

án đầu tư trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền phân cấp; thamgia thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền của huyện; phối hợpthẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình sử dụng vốn ngânsách huyện;thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyếtđịnh của Chủ tịch UBND huyện

Chỉ đạo công tác Kế toán ngân sách trong phạm vi quản lý, lập quyết toán thu,chi ngân sách huyện; tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địabàn, chi ngân sách huyện, quyết toán chi kinh phí ủy quyền của cấp trên

Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc UBND huyện, UBND các thị trấn, xã xâydựng kế hoạch kinh tế - xã hội và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm viquản lý; thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ kiểm tra việcthực hiện công tác kế hoạch đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và UBND cácthị trấn, xã

Trang 20

2.2Ban quản lý các dự án

Ban Quản lý Dự án Xây dựng chịu sự chỉ đạo của UBND huyện đồng thời chịu

sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và kiểm tra hoạt động, hướngdẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng trong các lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước

Ban Quản lý Dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theonhiệm vụ và quyền hạn được giao.Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự ánthì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý Dự án, Ban Quản lý Dự án chịu tráchnhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng

- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặtbằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình

- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu

tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định

-Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu

-Đàm phán ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư -Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiệnnăng lực

-Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết

-Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinhmôi trường của công trình xây dựng

-Nghiệm thu, bàn giao công trình

-Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự ánhoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng

Trang 21

-Ban Quản lý Dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiệnnăng lực và được chủ đầu tư cho phép Ban Quản lý Dự án không được phép thànhlập các Ban Quản lý Dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu

để thực hiện việc quản lý dự án

-Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn phức tạp hoặc theotuyến thì Ban Quản lý Dự án được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự

án thành phần

-Ban Quản lý Dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân tổ chức tư vấn nước ngoài

có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý các công việc ứng dụngcông nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ điều kiện năng lực thựchiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác

-Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhànứơc phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép

-Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thựchiện các nhiệm vụ theo quy định trên đây Ban Quản lý Dự án còn phải thực hiệncác công việc sau:

-Thỏa thuận với tổng thầu về hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu mua sắmthiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá trị của hợpđồng

-Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ định tổng thầu

về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường

Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau

Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựngcông trình sau khi dự án được phê duyệt

Phê duyệt kế hoạch đấy thầu hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quảđấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước

Trang 22

Ký kết hợp đồng với các nhà thầu

Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng

Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, Chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban Quản

lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ trong công tác quản lý sử dụng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản

2:Ban quản lý các dự án thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình( được nêutrong mục trước)

3:Chủ đầu tư:là đơn vị tiếp nhận nguồn vốn thực hiện quá trình đầu tư Từ giaiđoạn đầu đến giai đoạn cuối

Các mục 4,5,6 thể hiện mối quan hệ giữa 3 đơn vị có liên quan với nhau

Mục 4 và mục 5 nội dung gần giống nhau đó là khi có các vấn đề phát sinh vềvốn,chủ đầu tư và ban quản lý dự án đến phòng tài chính kế hoạch để báo cáo và

Chủ đầu tư

Trang 23

xin điều chỉnh vốn,nhờ phòng xem xét thẩm định lại công trình.Phòng tài chính kếhoạch khi đó thực hiện nhiệm vụ của mình là xác định và điều chỉnh lại nguồn vốnphát cho chủ đầu tư,thực hiện công tác kiểm tra công trình về tính khả thi.Nếucông trình không đạt được hiệu quả thì một là sẽ dừng thi công,hai là thay chủ đầu

tư bằng đơn vị khác

Mục 6 thể hiện mối quan hệ giữa chủ đầu tư và ban quản lý các dự án

Dựa vào chức năng nhiệm vụ của mình,ban quản lý dự án xem xét năng lực củachủ đầu tư,đơn vị thi công.Tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư tốt nhất

Đối với chủ đầu tư,là đơn vị thi công hoặc quản lý nguồn vốn cuối cùng,phải cónăng lực về trình độ cũng như có năng lực về tài chính thì mới đáp ứng được yêucầu.Thực tế hiện nay,chủ đầu tư không có chuyên môn về đầu tư chiếm tương đốilớn,điều này diễn ra phổ biến đối với các công trình xây dựng có nguồn vốn nhànước,xây dựng cho đơn vị của chính mình,do vậy chủ đầu tư phải đi thuê đơn vị thicông,khi đi thuê đơn vị thi công như vậy thì chưa đảm bảo được năng lực của bênthi công

Mối quan hệ giữa các phòng ban liên quan trên sơ đồ là như vậy,và phải tuântheo các văn bản hướng dẫn nhưng trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thì lạirất hay vi phạm nguyên tắc trên,thứ nhất,trong quá trình thực hiện quản lý và sửdụng,có phát sinh vấn đề về nguồn vốn đó là dư thừa vốn nhưng chủ đầu tư khôngbiết phải quản lý thế nào mà chi vào các khoản ngoài danh mục cho đủ cân đối thu-chi gây lãng phí vốn,cho dù các khoản chi đó là nhỏ mà không báo cáo cho cấptrên

Trang 24

Chương II: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

bằng ngân sách nhà nước ở huyện Đồng Hỷ

I.Tình hình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở huyện Đồng Hỷ

1.Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong những năm trở lại đây có nhiềuchuyển biến tích cực,tốc độ tăng trưởng nhanh ở các ngành công nghiệp và dịchvụ,các ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt được một tốc độ khá

Bảng 2.1:tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành những năm qua

GĐ 2001-2005 GĐ 2006-2008 2009

Một số thành tự đạt được trong năm 2009

Công nghiệp và xây dựng cơ bản: Hoạt động sản xuất công nghiệp xây dựng cơbản trên địa bàn có hướng phát triển.Giá trị sản xuất công nghiệp,xây dựng cơ bảntrên địa bàn ước đạt 714 tỷ.Trong đó công nghiệp ước đạt 473 tỷ,xây dựng 241tỷ.Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp tiếp tục được tiến hành,tạođiều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.Đến nay toàn huyện

đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng 4 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp NamHòa,cụm công nghiệp Quang Trung-chí Son xã Nam Hòa,cụm công nghiệp QuangSơn.Cụm công nghiệp Đại Kha xã Minh Lập

Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh chocây trồng vụ đông xuân,thu hoạch lúa và hoa màu Đến tháng12/2009, đã giaocấy135 ha lúa đông xuân, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, các cây hoa màuđược trồng xen vào các vụ lúa với năng suất đạt hơn 7 tấn/1ha Mặc dù lúa hiệnđang phát triển tốt nhưng sâu bệnh đang xuất hiện cục bộ trên các trà lúa Các địa

Trang 25

phương đã chủ động phun thuốc và đang tích cực phòng trừ, ngăn chặn sâu bệnh lâylan trên diện rộng.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2009 phát triển ổn định Đàn trâu bò ước tính tănghơn 300 con so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn tăng hơn 1000 con đàn gia cầm tăng

3000 con Công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương được đặc biệt quantâm và triển khai kịp thời nên đã thu được kết quả tốt Dịch lở mồm long móng ởtrâu, bò, dịch lợn tai xanh và dịch cúm gia cầm đã được khống chế trên địa bàn.Riêng dịch tiêu chảy và tụ huyết trùng trên trâu, bò, lợn vẫn xảy ra rải rác tại một sốxãnhư Nam Hòa,Trại Cau Tân Long Cơ quan chức năng các địa phương đã triểnkhai kịp thời công tác tiêm phòng vacxin nên không xảy ra hiện tượng tái phát dịch

Thuỷ sản

Tổng sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 450 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm2008.Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 75 tấn, giảm 0,4% so vớicùng kỳ năm trước do người nuôi thiếu vốn đầu tư hoặc chưa ký được hợp đồng tiêuthụ ổn định lâu dài với các doanh nghiệp nên diện tích thả nuôi tăng chậm Sản lượngthuỷ sản khai thác đạt 287 tấn, tăng 8,8%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lạiđây

Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sảnxuất và tiêu dùng xã hội,các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi vùngcao đảm bảo chất lượng và cung cấp kịp thời.Công tác kiểm tra kiểm soát thị trườngđược duy trì thường xuyên đúng quy định góp phần cơ bản làm ổn định thị trườnghàng hóa.Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn đáp ứng yêu cầu vận chuyểnhàng hóa và đi lại của nhân dân.Hệ thống bưu chính viễn thông,thông tin truyềnthông được đầu tư nâng cấp,mở rộng,từng bước đáp ứng nhu cầu nhân dân.Tổngmức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 279 tỷđồng,bằng 103,7% so với kế hoạch.Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,329 triệuUSD,tăng 15,5% so với cùng kỳ,chủ yếu là sản phẩm chè

Ngày đăng: 14/04/2013, 11:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ trong công tác quản lý sử dụng vốn - Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ trong công tác quản lý sử dụng vốn (Trang 22)
Chương II: Thực trạng cụng tỏc quản lý vốn đầu tư xõy dựng cơ bản bằng ngõn sỏch nhà nước ở huyện Đồng Hỷ - Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên
h ương II: Thực trạng cụng tỏc quản lý vốn đầu tư xõy dựng cơ bản bằng ngõn sỏch nhà nước ở huyện Đồng Hỷ (Trang 24)
Sơ đồ 1 : Mối quan hệ giữa các phòng ban - Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên
Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa các phòng ban (Trang 35)
Bảng 3.1 một số chỉ tiờu đề ra giai đoạn 2010-2015 - Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên
Bảng 3.1 một số chỉ tiờu đề ra giai đoạn 2010-2015 (Trang 39)
Bảng 3.1 một số chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2010-2015 - Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên
Bảng 3.1 một số chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2010-2015 (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w