ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Ví dụ: Việt Nam đi theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thể chế kinh tế thị
Trang 1ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ví dụ: Việt Nam đi theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là loại hình thể chế kinh tế trong đó có sự thống nhất biện chứng giữa cái chung là kinh tế thị trường với các đặc thù là định hướng xã hội chủ nghĩa Thuộc về cái chung có các yếu tố như: đa dạng chủ thể kinh tế và các chủ thể tự do sản xuất kinh doanh, cạnh tranh theo pháp luật; thừa nhận các phạm trù hàng hoá, tiền tệ, thị trường, cạnh tranh, cung cầu, giá cả thị trường, lợi nhuận; sự hoạt động của quy luật kinh tế thị trường; nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Thuộc về cái đặc thù có các yếu tố: tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản; các mục tiêu,
nguyên tắc và nhiệm vụ cơ bản trong phát triển nền kinh tế gắn với mục tiêu và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Trong sự kết hợp giữa các chung và cái đặc thù này chúng tạo thành sự giao thoa, cái chung không nằm ngoài ngoài mà nằm trong cái đặc thù, nhưng không bao quát hết cái đặc thù, trong đó kinh tế thị trường là động lực và phương tiện để phát triển kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển nền kinh tế
Các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường
Trang 2ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Các yếu tố Nội dung
¨ Các quy tắc tạo thành “luật
chơi” kinh tế thị trường
o Khung luật pháp về kinh tế;
o Các quy tắc, chuẩn mực xã hội về/ hoặc liên quan đến kinh tế, kể các các quy tắc hay chuẩn mực phi chính thức;
¨ Các chủ thể tham gia “trò
chơi” kinh tế thị trường
o Các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế;
o Doanh nghiệp;
o Các tổ chức thuộc “xã hội dân sự”, cộng đồng dân cư và người dân;
¨ Các cơ chế thực thi các “luật
chơi kinh tế” trên thị trường
o Cơ chế bổ sung giữa Thị trường và Nhà nước;
o Cơ chế phân cấp quản lí kinh tế;
o Cơ chế phối hợp;
o Cơ chế tham gia; v.v
¨ Các “sân chơi kinh tế” hay hệ
Trang 3ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
nhà nước, sự thay đổi trong địa vị của những người ban hành và cả những người thực thi thể chế
- Chế độ sở hữu và cơ cấu quyền tài sản là những yếu tố rất quan trọng tác động tới thể chế kinh tế
- Hệ tư tưởng là nền tảng tinh thần làm thay đổi nhận thức của con người về thế giới quan, nhân sinh quan Hệ tư tưởng có tác động lớn tới việc giải thích thế giới xung quanh và các hoạt động kinh tế Chính vì vậy, hệ tư tưởng có tác động rất lớn tới thể chế quản lý kinh tế
- Mô hình kinh tế cũng có tác động mạnh tới thể chế kinh tế Sự khác biệt giữa các
mô hình kinh tế, chẳng hạn như giữa mô hình kinh tế thị trường với mô hình kinh
tế kế hoạch hoá tập trung cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong thể chế kinh tế Ngoài
ra, sự khác nhau giữa các mô hình kinh tế thị trường (kinh tế thị trường tự do, kinh
tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ) cũng tạo ra
sự khác biệt lớn trong thể chế kinh tế
- Cơ cấu quyền lực chính trị, sự tập trung quyền lực hay phân quyền sẽ tạo ra sự khác nhau cơ bản dẫn tới khác nhau đáng kể trong cả tổ chức nhà nước lẫn thể chế kinh tế
- Trình độ của chủ thể quản lý vĩ mô thể hiện trình độ nhận thức các quy luật khách quan, nhận thức về kinh tế - xã hội, con người, nhận thức về đối tượng điều chỉnh Điều này có tác động lớn đến chất lượng của thể chế kinh tế, vì các thể chế do con người tạo lập ra
- Các tập tục thông lệ cũng có tác động mạnh tới các thể chế chính thức của quốc gia, trong đó có thể chế kinh tế
2 Cải cách thể chế kinh tế là gì?
- “Cải cách thể chế kinh tế” tức là thay đổi cách quản lý, thay đổi cơ chế quản trị ,
cơ chế sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc
Trang 4ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
sống.Cải cách thể chế kinh tế là chuyển đổi về đường lối, phương hướng để phù hợp với nền kinh tế thị trường
Ví dụ: Ở Việt Nam
- Đã 3 năm nay, đổi mới thể chế được xác định là một trong 3 khâu đột phá chiến lược Chúng ta cứ nói cải cách – cải cách, đột phá – đột phá và cách nói cho thấy đồng thuận lắm, nhưng 3 năm nhìn lại - chưa chuyển! Quan trọng là nội dung, nội hàm của cải cách thể chế là gì thì chưa thống nhất, từ đó không làm được Có thể nhận ra một số vấn đề của tình trạng này:
+ Thứ nhất, chúng ta đã chuyển đổi từ quản lý kinh tế bằng biện pháp kế hoạch hóa tập trung sang sử dụng cơ chế thị trường, lấy kinh tế thị trường hiện đại làm mục tiêu – đó là mục tiêu cải cách kinh tế Cải cách thể chế là cơ sở, là bệ đỡ, là động lực của cải cách kinh tế Cần xác định rõ là chúng ta bàn về thể chế kinh tế, thể chế này tạo nên những luật lệ cho quá trình cải cách kinh tế “chạy”, để quá trình
chuyển đổi nói trên được thực hiện
+ Thứ hai, quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường là việc Nhà nước chủ động thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình, từ việc nhấn mạnh đến chức năng quản lý, điều hành trực tiếp sang chức năng kiến tạo môi trường để mọi nguồn lực trong xã hội được sử dụng bằng cơ chế tối ưu, phát huy được mọi nguồn lực một cách có hiệu quả Theo đó, Nhà nước thay đổi theo hướng thiết lập và hoàn thiện khung khổ pháp lý, làm cho các loại thị trường hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc và quy luật của chúng, đồng thời bổ sung, sửa chữa khiếm khuyết của thị trường Như vậy, cải cách thể chế nhanh hay chậm, ở quy mô lớn hay quy mô nhỏ phụ thuộc vào việc liệu Nhà nước thực sự muốn thay đổi vai trò,
vị trí và chức năng của mình hay không!
+ Thứ ba, không chỉ 3 năm nay mà vấn đề cải cách thể chế đã được thực hiện từ hơn 10 năm nay, trong đó nhiều luật lệ được ban hành, sửa đổi, nhưng vẫn còn tình trạng luật này chồng chéo luật kia, luật này “đá” luật kia… khiến môi trường kinh
Trang 5ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
doanh, môi trường luật pháp vẫn phức tạp, không thông thoáng, lắm phiền hà… Như vậy thì đúng là có nhiều thay đổi, có cải cách nhưng hóa ra chả thay đổi được
gì, chả cải cách được gì vì nó không đủ đồng bộ tạo ra một môi trường mới về chất
+ Cả nền kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa được những người bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và nỗ lực của Chủ nghĩa Mao trong một cuộc Đại nhảy vọt
từ xã hội chủ nghĩa sang cộng sản chủ nghĩa trong nông nghiệp (với chế độ công xã) đều không tạo đủ giá trị thặng dư để phục vụ cho những mục đích này Thách thức ban đầu của cải cách kinh tế là giải quyết vấn đề thúc đẩy công nhân và nông dân sản xuất một giá trị thặng dư lớn và xóa bỏ những vấn đề thiếu cân bằng kinh
tế thường có ở các nền kinh tế chỉ huy Công cuộc cải tổ kinh tế đã bắt đầu kể từ năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001
+ Cải cách kinh tế Trung Quốc đã được tiến hành thông qua một lọat các cải cách theo giai đọan Nói chung, các cuộc cải cách không phải là hệ quả của một chiến lược lớn mà là các phản ứng tức thì đối với các vấn đề cấp bách Trong một số trường hợp, như đóng cửa các doanh nghiệp quốc doanh, chính phủ đã đã bị miễn cưỡng bởi những sự kiện và hoàn cảnh kinh tế để thực hiện những hành động mà mình không mong muốn Đến năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc thuộc lĩnh vực tư nhân Lĩnh vực quốc doanh khá nhỏ do khoảng 200 doanh nghiệp nhà nước
Trang 6ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
lớn chi phối tập trung chủ yếu vào dịch vụ tiện ích, công nghiệp nặng và các nguồn năng lượng
+ Mặc dù cải cách kinh tế Trung Quốc đã được nhiều người phương Tây mô tả là
sự quay trở lại tư bản chủ nghĩa, các quan chức Trung Quốc đã khẳng định rằng cuộc cải cách này là một dạng của chủ nghĩa xã hội, tương tự như Lenin đã từng thực hiện Chính sách kinh tế mới tại Liên Xô thập niên 1920 Tuy nhiên, họ đã không lập luận tiền đề mà nhiều cuộc cải tổ liên quan đến việc áp dụng các chính sách kinh tế đang được áp dụng ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa, và một trong những tiền đề của công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc là Trung Quốc không nên né tránh áp dụng "bất kể tác phẩm nào" vì lý do hệ tư tưởng Ngoài ra, nhiều
cơ cấu kinh tế được tạo ra trong quá trình cải tổ kinh tế Trung Quốc có vẻ bên ngoài giống với các cải cách ở các quốc gia khác nhưng trên thực tế là hoàn toàn duy nhất
II Vai trò của thể chế kinh tế
- Một là, định hướng, hướng dẫn, tạo khung khổ cho việc tổ chức, hoạt động của nền kinh tế.Thể chế kinh tế là những luật lệ, qui tắc nên vai trò hàng đầu của
nó là định hướng, hướng dẫn hành vi và tạo khung khổ pháp lý cho việc tổ chức hoạt động của nền kinh tế, tác động lớn đến sự lựa chọn và việc quyết định sản xuất cái gì, đầu tư như thế nào vào lĩnh vực nào, ở đâu của các chủ thể kinh tế Ngoài ra thể chế có tác dụng hướng dẫn trong mối quan hệ qua lại của con người
để khi làm bất cứ việc gì, mỗi người sẽ biết được cách thức thực hiện những việc
đó như thế nào
- Hai là, thể chế kinh tế tạo ra nền tảng kinh tế xã hội của một nền kinh tế như: chế độ sỡ hữu, các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế
- Ba là, thể chế kinh tế đóng vai trò chủ thể quản lý kinh tế, và các công cụ quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nhà nước với tư cách là một thể chế kinh tế, trong quá trình tổ chức quản lý vĩ mô
Trang 7ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
nền kinh tế, đóng vai trò chủ thể quản lý kinh tế trong nền KTTT định hướng
XHCN
Hệ thống pháp luật, các công cụ kế hoạch hoá, tài chính, tiền tệ trong nền KTTT luôn có vai trò hết sức quan trọng việc tạo ra khung khổ pháp lý, tác động đến điều tiết, định hướng nền kinh tế
- Bốn là, thể chế kinh tế hình thành góp phần đồng bộ hoá hệ thống thị trường, từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thị trường của nền KTTT nước ta Theo quan niệm hiện nay hệ thống thị trường đồng bộ bao gồm hai vấn đề:
Thứ nhất, phải có đẩy đủ các loại thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố hay thị trường đầu vào hay thị trường đầu ra
Thứ hai, bảo đảm cho các loại thị trường này phát triển cân đối cả về qui mô, trình độ Tính đồng hộ của hệ thống thị trường có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình phát triển hệ thống thị trường và nền kinh tế Nếu thiếu một trong các loại thị trường thì một mặt, các chủ thể sản xuất kinh doanh khó có được những cơ hội và điều kiện thuận lợi, bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cho sự phát triển; mặt khác, tính đồng hộ, tính ràng buộc và tính cân đối giữa chúng bị vi phạm sẽ cản trở, thậm chí làm phá vỡ các chiến lược kinh doanh đã định
Trong nền KTTT, giữa các thị trường có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, dựa vào nhau và tác động lẫn nhau Thị trường đầu ra của ngành này, doanh nghiệp này có khi lại là thị trường đầu vào của ngành khác, doanh nghiệp khác Do đó, nếu một thị trường nào đó không phát triển đầy đủ hoặc trì trệ sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển và phát huy vai trò, chức năng của các thị trường khác, ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của hệ thống thị trường
Năm là, thể chế kinh tế góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực là tạo ra cơ chế năng động, sáng tạo và hiệu quả thì cũng thường xuyên xảy ra tiêu cực cần hạn như cạnh tranh và chính phủ, chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu
xã hội, phân hoá giàu nghèo thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách mà tác động điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực trên đây
Trang 8ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
III Phân loại thể chế
1 Thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp
a, Khái niệm: là hệ thống các quy phạm pháp luật trong đó Nhà nước quản lí nền kinh tế chủ yêu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống áp đặt chỉ tiêu mệnh lệnh từ trên xuống dưới
b, Đặc điểm:
- Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh
- Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ công nghệ - khoa học triệt tiêu động lực kinh tế với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh,
- Quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu, Nhà nước quản lí nền kinh tế thông qua chế độ “cấp phát-giao nộp” nên nhiều hàng hóa như
Trang 9ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lí
2 Thể chế kinh tế thị trường
a, Khái niệm: Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục… Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế
Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế
Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường
Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:
Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường – các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường
Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn
Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ, bất động sản…)
b, Đặc điểm:
Trang 10ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao Mỗi chủ thể kinh tế là một thành phần của nền kinh tế có quan hệ độc lập với nhau, mỗi chủ thể tự quyết định lấy hoạt động của mình
- Tính phong phú của hàng hóa Do các chủ thể kinh tế tự quyết định lấy hoạt động của mình Bất cứ hàng hóa nào có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất Mà nhu cầu của con người thì vô cùng phong phú, điều này tạo nên sự phong phú của hàng hóa trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường Nhu cầu về hàng hóa lớn tì sẽ
có nhiều người sản xuất Khi có quá nhiều người cùng một mặt hàng thì cạnh tranh
là điều tất yếu
- Giá cả được hình thành ngay trong thị trường Không có một chủ thể kinh tế nào quyết đinh được giá cả Giá cả của một mặt hàng được quyết định bởi cung và cầu trong thị trường
*So sánh thể chế kinh tế thị trường TBCN và thể chế kinh tế định hướng
XHCN
- Giống nhau
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển tạo ra sự cạnh trạnh gắt gao giữa các nhà sản xuất Người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như được đáp ứng đầy đủ cái chủng loại dịch vụ
+ Phân công lao động ngày càng xã hội hóa cao Mở rộng quan hệ nhiều loại thị trường từ thị trường địa phương, thị trường khu vực và dân tộc, thị trường quốc tế + Tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc chuyển giao công nghệ sản xuất, chuyển giao công nghệ quản lí từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà
+ Kinh tế thị trường góp phần thúc đẩy giao lưu giữa các nước dưới sự thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ mang bản sắc của từng dân tộc, từng địa phương, từng quốc gia
Trang 11
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Khác nhau
Thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa Thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN
Trong hệ thống quy phạm pháp luật vai
trò kinh tế của nhà nước bị giảm sút
chịu sức ép mạnh mẽ từ các thành phần
kinh tế khác
Trong hệ thống quy phạm pháp luật trong đó NN quản lí nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, xử lí và kiểm soát các vi phạm trong hoạt động kinh tế, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội
IV Nội dung cải cách thể chế kinh tế
1 Nội dung cốt lõi và thực chất của thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là:
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá dựa trên sự đa dạng các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế, trong đó sở hữu công hữu xã hội chủ nghĩa giữ vai trò nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế Các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, cạnh tranh và hợp tác với nhau
- Hình thành đồng bộ và vận hành thông suốt, có hiệu quả hệ thống các thị trường trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
- Phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là chính, đồng thời áp dụng các hình thức phân phối khác; coi trọng hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trong phân phối và phân phối lại
- Có một hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội theo hướng từng bước thực hiện chế
độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân, quan tâm hỗ trợ
những người nghèo và yếu thế, những đối tượng được hưởng chính sách xã hội
Trang 12ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô trên cơ sở tôn trọng sự tác động khách quan của thị trường và cơ chế thị trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động
- Có hệ thống pháp luật thích ứng và thúc đẩy sự vận hành có hiệu quả thể chế kinh
tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên khai mạc hội thảo “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững” diễn ra ngày
24/3/2014 tại Hà Nội cũng nói rõ hai nội dung cải cách cốt lõi của Việt Nam hiện nay là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường và chuyển từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở và chủ động hội nhập quốc tế Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu Đồng thời phát huy tối đa nhân tố con người, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường là việc Nhà nước chủ động thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình, từ việc nhấn mạnh đến chức năng quản lý, điều hành trực tiếp sang chức năng kiến tạo môi trường để mọi nguồn lực trong xã hội được sử dụng bằng cơ chế tối ưu, phát huy được mọi nguồn lực một cách có hiệu quả Theo đó, Nhà nước thay đổi theo hướng thiết lập
và hoàn thiện khung khổ pháp lý, làm cho các loại thị trường hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc và quy luật của chúng, đồng thời bổ sung, sửa chữa khiếm khuyết của thị trường
Trang 13ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
nói chung của một thuốc gia, do sự khác biệt cơ bản về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, sự thay đổi các quan hệ về sở hữu, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, sự khác biệt về cơ cấu bộ máy nhà nước, sự thay đổi trong địa vị của những người ban hành và cả những người thực thi thể chế
- Chế độ sở hữu và cơ cấu quyền tài sản là những yếu tố rất quan trọng tác động tới thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế
- Hệ tư tưởng là nền tảng tinh thần làm thay đổi nhận thức của con người về thế giới quan, nhân sinh quan Hệ tư tưởng có tác động lớn tới việc giải thích thế giới xung quanh và các hoạt động kinh tế Chính vì vậy, hệ tư tưởng có tác động rất lớn tới hệ thống thể chế nói chung, thể chế quản lý kinh tế nói riêng
- Mô hình kinh tế cũng có tác động mạnh tới thể chế Sự khác biệt giữa các mô hình kinh tế, chẳng hạn như giữa mô hình kinh tế thị trường với mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong thể chế kinh tế Ngoài ra, sự khác nhau giữa các mô hình kinh tế thị trường (kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ) cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong thể chế kinh tế
- Cơ cấu quyền lực chính trị, sự tập trung quyền lực hay phân quyền sẽ tạo ra sự khác nhau cơ bản dẫn tới khác nhau đáng kể trong cả tổ chức nhà nước lẫn thể chế kinh tế
- Trình độ của chủ thể quản lý vĩ mô thể hiện trình độ nhận thức các quy luật khách quan, nhận thức về kinh tế - xã hội, con người, nhận thức về đối tượng điều chỉnh Điều này có tác động lớn đến chất lượng của thể chế kinh tế, vì các thể chế do con người tạo lập ra
Các tập tục thông lệ cũng có tác động mạnh tới các thể chế chính thức của quốc gia, trong đó có thể chế kinh tế
V Những định hướng để hoàn thiện cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1 Khái quát
Trang 14ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trước khi đi vào việc đề ra các giải pháp để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam , nhóm muốn đưa tới các bạn cái nhìn khái quát nhất về mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và chính thức khẳng định từ đại hội VI cuả Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 , đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Hay hiểu đơn giản, kinh tế thị trường trước tiên là phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là có công cụ điều tiết
và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội Đây hoàn toàn
là một thể chế tích cực có tác dụng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, trong
đó không những các pháp nhân kinh tế được tôn trọng mà các cá nhân kinh tế được tạo điều kiện để phát triển hết năng lực của mình, không một ai bị bỏ lại đằng sau trên con đường phát triển
Điều này đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo thực hiện công bằng
xã hội ngày càng tốt hơn.( So sánh sự đảm bảo công bằng này tốt hơn so vs hình thức kinh tế thị trường định hướng tư bản )
Thực chất Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng
chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh Đến hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương
Trang 15ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa[1] Tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW
Việc Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN xuất phát
từ thực tế là mô hình kinh tế CNXH cổ điển, đặc trưng bởi hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sau nhiều thập kỷ tồn tại, đã tỏ ra không còn sức sống và khả năng tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế Trong khi đó, kinh tế thị trường với tư cách là một phương thức sản xuất, đã được chứng minh là có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của các quốc gia, dân tộc, chứ không phải chỉ là tài sản riêng của CNTB Tuy nhiên, thực tế phát triển của các nền kinh tế thị trường (nhất là các nước theo mô hình kinh tế thị trường “thuần chủng”) ngày càng cho thấy rõ chính trong quá trình phát triển của mình, kinh tế thị trường luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ thất bại, bởi nó tỏ ra mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị truyền thống, 1àm tăng tính bất ổn của xã hội và khoét sâu hố ngăn cách giầu – nghèo Vì vậy, vai trò Nhà nước như một chủ thể xã hội sáng tạo và hùng mạnh để quản lý các quá trình kinh tế vĩ mô, nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, cần phải được khai thác có hiệu quả Vì vậy, các thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được xây dựng
và thực thi chính là nhằm mục đích làm cho “thị trường” và “Nhà nước” trở thành hai yếu tố bổ sung cho nhau, chứ không phải thay thế, loại trừ nhau
2 Thực tiễn quá trình cải cách,đổi mới thể chế kinh tế ở nước ta
2.1 Thành tựu
a Về phát triển kinh tế
Trang 16ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp luật kinh tế
Ngay từ khi công cuộc cải cách kinh tế mới bắt đầu, Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng Bộ luật, Luật và Pháp lệnh liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế thị trường và khuyến khích kinh doanh khung luật pháp của nền kinh tế thị trường đã dần được định hình và ngày càng hoàn thiện hơn : + Tạo dựng khung pháp lý cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội
+ Khung pháp lý về thị trường hàng hoá, dịch vụ đã và đang tạo điều kiện cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả
+Hình thành khung luật pháp cho việc xây dựng và vận hành thị trường các yếu tố sản xuất quan trọng nhất
+ Tạo dựng và làm hài hòa hệ thống luật pháp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh :
Cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu rộng tiềm ẩn từ cuối những năm
1970, bùng phát trong những năm 1980, kéo dài đến đầu những năm 1990 của thế kỷ trước đã khiến tăng trưởng kinh tế chậm, có năm bị suy thoái GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, nếu năm
1985 còn đạt 233,3 USD, thì năm 1988 chỉ còn 86 USD/người, thuộc loại thấp nhất thế giới Lạm phát và nhập siêu rất cao; tỷ lệ thất nghiệp năm
Trang 17ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, gắn sản xuất với thị trường
Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu Tỷ trọng công nghiệp và xây
dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại
Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp
và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với
Trang 18ĐỀ TÀI: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý; có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả
Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
Kinh tế và doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới
về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước
và tạo việc làm cho nhiều người dân
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành