“Xác định mật độ trồng ngô bằng bầu cải tiến trong điều kiện vụ Đông năm 2014 tại vùng Gia Lâm – Hà Nội”.

94 497 1
“Xác định mật độ trồng ngô bằng bầu cải tiến trong điều kiện vụ Đông năm 2014 tại vùng Gia Lâm – Hà Nội”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khoá luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thế Hùng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện khoá luận. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy, cô và các cán bộ nhân viên trong khoa Nông học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, trong bộ môn đã tận tình truyền đạt những kiến thức rất hữu ích cho tôi trong thời gian học tập tại trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã chăm lo cho tôi mọi điều kiện vật chất lẫn tình thần trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã cộng tác, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, cán bộ công nhân viên chức trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả bài khoá luận Đỗ Thị Thanh Loan i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 PHẦN V 59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM 65 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1961 - 2013 3 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013. .4 Bảng 2.3. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961 – 2013 5 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết vụ Thu Đông năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 26 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới sinh trưởng và phát triển của 2 giống ngô thí nghiệm 28 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới động thái tăng trưởng số lá của 2 giống ngô thí nghiệm 34 Đơn vị: lá/cây 34 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của 2 giống ngô thí nghiệm 36 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới diện tích lá và chỉ số diện tích lá của 2 giống ngô thí nghiệm 39 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới chỉ số màu xanh (SPAD) của 2 giống ngô thí nghiệm 42 ii Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới cường độ ánh sáng của 2 giống ngô thí nghiệm 45 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng bầu đến khả năng chống chịu của 2 giống thí nghiệm 47 Đơn vị: % 47 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng bầu đến đặc điểm hình thái bắp của 2 giống ngô thí nghiệm 51 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của mật độ trồng bầu đến các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống thí nghiệm 53 iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao của hai giống ngô thí nghiệm 32 Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng mật độ đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của hai giống ngô thí nghiệm 36 Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng mật độ đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của hai giống ngô thí nghiệm 40 Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng mật độ đến chỉ số màu xanh (SPAD) của hai giống ngô thí nghiệm 43 Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái bắp của 51 2 giống thí nghiệm 51 Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm 56 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức thương mại thế giới FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc BNN & PTNT : Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TB : Trung Bình BCT : Bầu cải tiến CT : Công thức ĐC : Đối chứng LAI : Chỉ số diện tích lá SPAD : Chỉ số màu xanh CCCC : Chiều cao cuối cùng CCĐB : Chiều cao đóng bắp TLCCĐB : Tỷ lệ chiều cao đóng bắp NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu v PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước về diện tích, đứng đầu về năng suất và sản lượng (FAO, 1995). Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải quyết nạn đói thường xuyên bị đe doạ (Nguyễn Hữu Lộc, 1969). Ngô được coi là nguồn cung cấp lương thực quan trọng, dùng làm thức ăn gia súc, và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, …Ngô là cây lương thực chính của người dân Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và thức ăn cho gia súc, gia cầm trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Diện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng ngô cũng tăng mạnh, từ hơn 200 ngàn ha với năng suất 1 tấn/ha (năm 1960), đến năm 2009 đã vượt ngưỡng 1 triệu ha với năng suất 43 tạ/ha. So với các nước thì năng suất ngô ở ta vẫn thuộc loại khá thấp. Đặc biệt tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng một số đồng bào dân tộc ít người sử dụng ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính, sử dụng các giống ngô địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt trên 1 tấn/ha. Sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta. Ở nước ta hiện nay, dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất giành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vấn đề giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm đang trở thành một trong những thách thức trong việc phát triển kinh tế xã hội. Để giải quyết vấn đề này có 2 hướng cơ bản. Một là nâng cao năng suất chất lượng cây trồng bằng các giống mới ưu thế lai; hai là nâng cao hiệu quả sản xuất của cây trồng trên đơn vị diện tích. 1 Một hướng đi mới hiện nay là tăng mật độ gieo trồng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các hàng và khoảng cách giữa các cá thể. Đồng thời, để khắc phục một số khó khăn về thời vụ, thời tiết bất thuận,… người nông dân đã áp dụng kỹ thuật làm bầu cho cây ngô thời kỳ cây con ở giai đoạn đầu trong vườn ươm sau đó chuyển ra ruộng trồng. Hiện nay, sản xuất bầu được làm theo các cách: sử dụng túi nilong hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Cả hai cách làm bầu trên trên có các nhược điểm như: bầu bằng túi nilong chỉ sử dụng 1 lần gây lãng phí, tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường; làm bầu gieo trên khay có thể tích nhỏ, khi ra bầu dễ bị vỡ, thời gian sống trong bầu ngắn, chất lượng cây giống kém làm năng suất bị giảm (Cao Kỳ Sơn, 2008). Một hướng nghiên cứu mới là tạo các vỏ bầu từ thân lá, phụ phẩm nông nghiệp thay thế vỏ bầu làm từ túi ni lông để tận dụng nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm phụ nông nghiệp dồi dào như rơm rạ và thân lá cây trồng sau thu hoạch, giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, và sản xuất ra bầu công nghiệp giá thành thấp. Sử dụng vỏ bầu hữu cơ công nghiệp cho phép tích hợp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như: sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan, các loại chất giữ nước, giữ ẩm, có thể trồng dày nhằm tăng mật độ cho năng suất ngô cao… Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định mật độ trồng ngô bằng bầu cải tiến trong điều kiện vụ Đông năm 2014 tại vùng Gia Lâm – Hà Nội”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống trên vật liệu bầu. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây ở các mật độ trồng bầu khác nhau, lựa chọn mật độ trồng thích hợp nhất cho 2 giống ngô thí nghiệm. 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc nghiên cứu, khai thác tiềm năng của cây ngô. Chính vì vậy cây ngô không ngừng tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất. Theo thống kê năm 2014 ta có bảng 2.1 thể hiện diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới giai đoạn 1961-2013. Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1961 - 2013 Chỉ tiêu Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1961 105,55 1,92 205,03 2008 161,10 5,13 826,22 2009 159,53 5,12 817,11 2010 162,3 5,06 820,6 2011 171,78 5,15 885,28 2012 176,99 4,94 875,09 2013 184,24 5,52 1016,43 (Nguồn FAOSTAT, 2014) Qua bảng 2.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng cả về diện tích và năng suất. Năm 1961 năng suất ngô trung bình thế giới mới chỉ đạt 1,92 tấn/ha, diện tích 105,55 triệu ha. Nhưng đến năm 2013 năng suất ngô đạt 5,52 tấn/ha, gấp 2,9 lần và sản lượng đạt 1016,43 triệu tấn, gấp 5 lần so với năm 1961, trong khi diện tích ngô tăng không nhiều 1,7 lần. Có được kết quả như vậy trước hết là nhờ việc ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống cây trồng, tiếp đó là không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác như: tăng mật độ, làm đất tối thiểu, bón phân hợp lý, đã góp phần làm năng suất ngô tăng lên đáng kể. Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai là một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt 3 tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới đã tăng 5 lần trong vòng 53 năm (1961- 2013), nhất là các nước có điều kiện thâm canh như Mỹ, Trung Quốc, Brazil. Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013 Nước Diện tích (triêu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Mỹ 35.35 77.44 273.83 Trung Quốc 34.96 59.55 208.25 Brazil 14.22 50.11 71.29 Ấn Độ 8.40 25.07 21.06 Mêxicô 6.92 31.87 22.06 Indonesia 3.95 48.93 19.37 Argentina 3.50 73.42 25.70 Pháp 1.71 90.85 15.61 Hungari 1.19 39.84 4.74 Thái Lan 1.08 44.56 4.81 Chilê 0.13 107.22 1.49 (Nguồn FAOSTAT, 2014) Số liệu bảng 2.2 cho thấy: Mỹ là nước có diện tích trồng ngô nhiều nhất trên thế giới, năm 2013 diện tích ngô của Mỹ là 35.35 triệu ha chiếm 31.72% diện tích trồng ngô trên toàn thế giới, tiếp Mỹ là Trung Quốc với 34.96 triệu ha chiếm 31.37% diện tích trồng ngô trên thế giới, đứng thứ ba là Brazil (14.22 triệu ha). Về năng suất thì Chi lê là nước đạt năng suất ngô cao nhất, năm 2013 năng suất ngô của Chilê đạt 107.22 tạ/ha, cao gấp 1.8 lần năng suất trung bình của thế giới, tiếp đến là Pháp (90.85 tạ/ha), Mỹ (77.44 tạ/ha)…. Nhưng những nước này có diện tích trồng ngô thấp, do vậy Mỹ, Trung Quốc và Brazil vẫn là 3 nước có sản lượng ngô lớn so với các nước khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng ngô trên thế giới trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, do diện tích trồng ngô có phần bị thu hẹp nhưng sản lượng chỉ giảm ở những nước phát triển, còn đối với nhưng nước đang phát triển thì sản lượng ngô lại tăng. 4 Như vậy, trên thế giới trong những năm qua về năng suất ngô đã tăng nhanh ở một số nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay thị trường ngô trên thế giới được đánh gia là một thị trường tương đối khả quan. Chính vì vậy mà sản xuất ngô trên toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô tại Việt Nam Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 1997). Ngô là một trong những cây màu chính, thích ứng rộng, chịu thâm canh, năng suất cao, vì vậy cây ngô được trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tình hình sản xuất ngô lai trong nước giai đoạn từ năm 1961 đến 2013 được trình bày qua bảng 2.3. Bảng 2.3. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961 – 2013 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1961 229,2 1,14 260,1 1975 229,2 1,05 280,6 1990 432,0 1,55 671,0 1994 534,6 2,14 1.143,9 2000 730,2 2,51 2.005,9 2009 1.086,8 4,03 4.381,8 2010 1.126,9 4,09 4.606,8 2011 1121,2 43,1 4835,7 2012 1118,2 42,9 4803,1 2013 1172,6 44,3 5193,5 (Nguồn: FAOSTAT 2014 và Niên giám thống kê, 2014) Sản xuất ngô ở Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, được chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Trước năm 1975 do điều kiện còn khó khăn nên cây ngô chưa được chú trọng, vì vậy diện tích ngô chỉ đạt 209 ngìn ha, năng suất 1,07 tấn/ha, với sản lượng bình quân 224 nghìn tấn/năm. Giai đoạn 2: Từ năm 1975-1994 diện tích trồng ngô tăng chậm từ 229,2 nghìn ha (năm 1975) lên 534,6 nghìn ha (năm 1992). Đầu những năm 1990 5 [...]... con Đến giai đoạn mẫn cảm nhất của cây ngô (trỗ cờ, tung phấn, phun râu) diễn ra vào cuối tháng 10 gặp mưa nhỏ, có gió, nhiệt độ giảm điều này làm giảm năng suất ngô 4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 và NK4300 trong vụ Đông năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 26 4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng bầu đến sinh trưởng và phát triển của 2 giống ngô thí... nghiệm Xác định mật độ gieo trồng thích hợp cho 2 giống ngô (LVN4, NK4300) trồng bằng bầu công nghiệp trong vụ Đông ở Gia Lâm – Hà Nội - Thí nghiệm 2 gồm 2 nhân tố: + Nhân tố chính: mật độ (M): M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 19 + Nhân tố phụ: Giống ngô (G): G1: NK4300, G2: LVN4 M1: 4 cây/m dài luống, trồng thông thường (Đ/C), mật độ = 6,5 vạn cậy /ha; M2: 4 cây/m dài luống, trồng bầu, xoay lá, mật độ = 6,5... 2.4 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới và Việt Nam Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà tạo giống ngô Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô Rất nhiều thí... Cây lương thực – Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội - Thí nghiệm được tiến hành trên đất phù sa thuộc Đồng Bằng Sông Hồng không được bồi đắp hàng năm Đất thịt nhẹ và tơi xốp - Đất được đảm bảo làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống và chia ô đúng thiết kế của thí nghiệm 3.2.3 Thời gian tiến hành thí nghiệm Thời gian nghiên cứu: tiến hành trong vụ Đông năm 2014 3.3 Phương... thời gian sinh trưởng của 2 giống ngô từ khi gieo đến khi trỗ cờ tại các mật độ trồng là rất khác nhau Thời gian từ gieo đến trỗ của giống LVN4 trong khoảng 45 – 48 ngày, ngắn nhất ở mật độ M4, M5, M6, M7 là 45 ngày, dài nhất ở mật độ M2 là 48 ngày và mật độ M1 và M3 là 46 ngày Giống NK4300 có thời gian từ gieo đến trỗ trong khoảng 45 – 48 ngày, dài nhất ở mật độ M1 là 48 ngày, ngắn nhất ở mật độ M3,... phát triển sau Trong vụ Thu Đông năm 2014, đầu vụ điều kiện thời tiết khá thuận lợi, nắng ấm, có độ ẩm thích hợp và do tỉ lệ chất hữu cơ trong bầu cao, thoáng khí cung cấp tốt oxy cho hạt trong quá trình nảy mầm, bầu giữ nước tốt nên thời gian từ gieo đến mọc của các giống ngô nhanh và đồng đều biến động trong khoảng 3 – 5 ngày 28 • Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ Cây ngô từ khi mọc đến 3 – 4 lá thật, cây... ruộng 2 vụ, sau khi gặt lúa mùa, tháo cạn nước và cày luống rộng 1,1m, rãnh luống 0,3 m, cuốc thành hốc theo 2 hàng, bón lót phân rồi tiến hành đặt bầu Ở những nơi có điều kiện nên áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu hoặc không làm đất khi trồng ngô để giảm công lao động và tranh thủ thời vụ Đặt bầu ra ruộng - Thời vụ + Cây ngô là cây trồng ưa ấm, do đó cây ngô vụ Đông trồng càng sớm càng tốt, đặt bầu. .. cho trâu bò ăn khi ngô đang vào hạt, thu hoạch ngô sớm khi lá và bẹ vẫn còn xanh đã làm giảm năng suất và chất lượng ngô Vì vậy, để trồng ngô đạt năng suất, hiệu quả cao và hạn chế được những nhược điểm của làm bầu truyền thống cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật cải tiến 2.6 Kỹ thuật trồng ngô vụ Đông mật độ cao theo phương pháp đặt bầu chỉnh tán lá bằng bầu cải tiến * Cách làm bầu + Sử dụng các... trong vụ đông cần chọn giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình - Phương pháp trồng là gieo hạt ngô vào bầu khi đạt số lá qui định (3 – 4 lá) đưa ra ruộng đặt - Lượng giống 28 – 30 kg/ha (1kg/sào) - Mật độ trồng: 8 – 9 cây/m2 (2.900 – 3000 cây/sào) Cần làm bầu ngô dự phòng 10% để bù cho bầu có hạt không nẩy mầm hoặc cây không đạt yêu cầu - Khoảng cách trồng: Luống rộng 1m được chia thành... mật độ = 6,5 vạn cây /ha; M3: 5 cây/m dài luống, trồng bầu, xoay lá, mật độ = 7, 5vạn cây /ha; M4: 6 cây/m dài luống, trồng bầu, xoay lá , mật độ = 8,6 vạn cây /ha; M5: 7 cây/m dài luống, trồng bầu, xoay lá, mật độ = 10,0 vạn cây /ha; M6: 8 cây/m dài luống, trồng bầu, xoay lá, mật độ = 11,5 vạn cây /ha; M7: 9 cây/m dài luống, trồng bầu, xoay lá, mật độ = 12,8 vạn cây /ha; - Thí nghiệm gồm 14 công thức:

Ngày đăng: 30/07/2015, 15:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • PHẦN V

  • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

  • HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan