Đề kiểm tra HKII năm học 2009-2010 môn Địa GDTrHPT TỈNH BẾN TRE

3 231 0
Đề kiểm tra HKII năm học 2009-2010 môn Địa GDTrHPT TỈNH BẾN TRE

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề) A. PHẦN CHUNG (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành (%) Nhóm ngành Năm 2000 Năm 2007 Công nghiệp khai thác 15,7 9,6 Công nghiệp chế biến 78,7 85,4 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước 5,6 5,0 Tổng cộng 100,0 100,0 a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo bảng số liệu trên. b) Tính giá trị sản xuất của mỗi nhóm ngành công nghiệp nước ta năm 2007, biết rằng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước năm đó là 1.469.272,3 tỷ đồng (theo giá thực tế). Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Trình bày sự phân bố của các tuyến giao thông vận tải đường bộ của nước ta. b) Phân tích sự phân bố các trung tâm du lịch quốc gia. Câu 3 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. b) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. B. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh được chọn và làm 1 trong 2 câu dưới đây: Câu 4.a (theo chương trình chuẩn) Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 – 2007 (%) Năm Khu vực kinh tế 2000 2003 2005 2007 Nông, lâm, ngư nghiệp 65,1 60,3 57,3 53,9 Công nghiệp, xây dựng 13,1 16,5 18,2 19,9 Dịch vụ 21,8 23,2 24,5 26,2 Hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2007. Câu 4.b (theo chương trình nâng cao) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam: a) Phân tích các thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long đối với việc sản xuất thực phẩm. b) Nêu các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất của vùng. – Hết – Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,0 đ) a) Vẽ biểu đồ: -Yêu cầu: +Vẽ 2 biểu đồ hình tròn, mỗi năm 1 biểu đồ. Bán kinh biểu đồ 2 năm bằng nhau hoặc năm 2007 lớn hơn năm 2000. +Có đủ và đúng các nhóm ngành về: độ lớn (tỉ lệ); ký hiệu rõ và phù hợp với chú thích; có chú thích; có tên biểu đồ. -Trường hợp có chi tiết sai, hoặc thiếu, hoặc không phù hợp: – 0,5 điểm/ mỗi chi tiết. 0,5 1,0 b) Tính giá trị sản xuất của mỗi nhóm ngành CN năm 2007 (Tỷ đồng): CN khai thác: 141.635,8 – CN chế biến: 1.254.536,2 – CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 73.100,3 (Kết quả sai: - 0,25đ/mỗi nhóm ngành; nhưng không trừ quá 0,5đ) 0,5 Câu 2 (3,0 đ) a) Trình bày sự phân bố của các tuyến GTVT đường bộ: -Hai trục đường bộ xuyên quốc gia: quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (phải nêu được các vùng, các địa bàn mà mỗi trục đường đi qua) -Các tuyến đường theo hướng đông – tây: tối thiểu phải kể được các tuyến đường nối Duyên hải miền Trung với Tây Nguyên và nối với Lào. 1,0 0,5 b) Phân tích sự phân bố các trung tâm du lịch quốc gia: -Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng. -Thế mạnh của các trung tâm này chủ yếu là các loại tài nguyên du lịch nhân văn (kể theo các ký hiệu nêu trong bản đồ - mỗi trung tâm: 0,5đ) 0,5 1,0 Câu 3 (3,0 đ) a) Kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính ở TD-MNBB: *Yêu cầu: -Các nội dung được nêu phải có thể hiện trong atlat. -Kể được ít nhất 3 loại khoáng sản và ít nhất tên 3 mỏ của 3 loại khoáng sản tương ứng. *Tính điểm: -Kể 1 loại khoáng sản và 1 mỏ chính của loại khoáng sản đó: 0,5đ -Kể các nội dung không có thể hiện trong atlat: không tính điểm. 1,5 b) Phân tích những thuận lợi và khó khăn: -Thuận lợi: . Các loại khoáng sản đa dạng (năng lượng, kim loại, phi kim loại) . Nhiều loại có chất lượng tốt, trữ lượng lớn (than,…) -Khó khăn: khai thác phải cần các phương tiện hiện đại, chi phí cao,… 1,0 0,5 Câu 4.a (2,0 đ) So sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế: -Sự thay đổi cơ cấu lao động do ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHKT và quá trình đổi mới ở nước ta. -Cơ cấu lao động có sự thay đổi: có xu hướng giảm ở khu vực N,L,NN; có hướng tăng ở kv CN,XD và DV, nhất là ở kv CN,XD (có dẫn chứng số liệu) -Sự thay đổi cơ cấu lao động diễn ra chậm so với yêu cầu phát triển KTXH của đất nước và so với thế giới. 0,5 1,0 0,5 Câu 4.b (2,0 đ) a) Phân tích các thế mạnh của ĐBSCL đối với việc sản xuất thực phẩm: -Vùng biển có trữ lượng lớn về cá biển; bãi triều rộng, sông rạch có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, ngọt. -Vùng lương thực sản lượng lớn tạo thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo và gia cầm. 0,5 0,5 b) Các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất của vùng: nêu ít nhất từ 3 tỉnh trở lên. *Yêu cầu: -Phải dựa vào atlat (các biểu đồ cột) để nêu các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn. -Mỗi tỉnh phải nêu được sản lượng thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng. -Số liệu (sản lượng) không yêu cầu chính xác cao. 1,0 Ghi chú: -Trên đây là khung thang điểm chung, giáo viên phải dựa theo để đánh giá điểm bài làm của học sinh. -Giáo viên căn cứ vào trình độ chung của học sinh, đề xuất và thống nhất với tổ chuyên môn phần điểm chi tiết cho từng ý. . SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề) A. PHẦN CHUNG (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Cho. nghiệp nước ta năm 2007, biết rằng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước năm đó là 1.469.272,3 tỷ đồng (theo giá thực tế). Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Trình. cầm. 0,5 0,5 b) Các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất của vùng: nêu ít nhất từ 3 tỉnh trở lên. *Yêu cầu: -Phải dựa vào atlat (các biểu đồ cột) để nêu các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn. -Mỗi tỉnh phải

Ngày đăng: 30/07/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan